Không kể đến những tin đồn về tình trạng sức khỏe, câu hỏi lớn vẫn là ai sẽ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng?
Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng hay ông Phạm Minh Chính? Vì không có
ứng cử viên nào có triển vọng chiến thắng rõ ràng, cho nên sự tương quan
quyền lực giữa ba ứng cử viên trội nhất này – không kể đến những ứng cử
viên khác – có thể dẫn đến một cuộc đấu đá khốc liệt trước năm 2021.
Ai sẽ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng? |
Hôm
qua ngày 19/04/2019 tạp chí The Diplomat đăng bài báo với hàng tít
“Việt Nam đang sa vào một cuộc khủng hoảng kế nhiệm?” Ngay phía dưới tựa
đề là hàng tít “Không kể đến những tin đồn về tình trạng sức khỏe, câu
hỏi lớn vẫn là ai sẽ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng”. Sau đây là bản dịch bài
báo trên:
Tin
đồn về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, đã
gây bão khắp đất nước trên các phương tiện truyền thông xã hội sôi động
trong những ngày gần đây.
Ông
Trọng, 75 tuổi, được cho là đã bị đột quỵ trong chuyến thăm tỉnh Kiên
Giang ở miền Nam vào ngày sinh nhật của ông ta. Sự im lặng vụng về của
truyền thông nhà nước chỉ đổ thêm dầu vào lửa, làm phát sinh các thuyết
âm mưu về một vụ ám sát của Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ trước đây của ông
Trọng (tỉnh Kiên Giang được coi là thành trì của ông Dũng và con trai
ông hiện đang tiếp tục nhiệm kỳ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang).
Chúng
ta đã chứng kiến vụ việc tương tự xảy ra trước đây. Năm ngoái, cư dân
mạng Việt Nam đã chia sẻ những tin đồn liên quan đến sức khỏe của Chủ
tịch nước lúc đó là Trần Đại Quang, trong khi chính quyền cũng một mực
im lặng. Cuối cùng truyền thông nhà nước đưa ra thông báo chính thức,
khi ông Quang qua đời vào tháng Chín.
Tất
nhiên, điều đó không có nghĩa là con đường của ông Trọng sẽ đi theo con
đường của ông Quang. Rốt cuộc, hầu như không thể xác minh thông tin đó
trong một chế độ độc đoán được kiểm soát chặt chẽ như Việt Nam, nơi sự
nhận biết của một chuyên gia có thể không đáng tin hơn những tin đồn
được nghe trong vô số quán cà phê ở Việt Nam.
Bất
kể những tin đồn đó là đúng hay sai, mối quan tâm của công chúng về
tình trạng sức khỏe của ông Trọng có tác động đáng kể đến chính trị Việt
Nam, khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ 13 vào năm 2021. Ông Trọng – khi đó 77 tuổi – sẽ quá già để
lãnh đạo, đó là chưa kể đến quy định không chính thức: giới hạn không
được làm quá 2 nhiệm kỳ.
Vấn
đề sức khỏe – nếu thật sự có – sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực để ông có thể ở
lại lâu hơn. Đầu năm 2018, Bộ Chính trị theo hướng dẫn của ông đã ban
hành Quy định số 90, đặt “sức khỏe” thành một điều kiện để được giữ các
chức vụ chủ chốt. Động thái này được coi là một nỗ lực nhằm loại bỏ ông
Quang, nhưng trớ trêu giờ đây quy định này quay lại “cắn” ông Trọng sớm
như vậy.
Câu
hỏi lớn đặt ra là, ai sẽ kế nhiệm ông Trọng nắm giữ chức vụ kép: Tổng
bí thư Đảng và Chủ tịch nước, nếu sự “nhất thể hóa” này vẫn còn được
tiếp tục duy trì. Hiện tại, thực tế không có ứng cử viên nào phù hợp với
các quy định và chuẩn mực của Đảng. Những dự đoán của các chuyên gia
phân biệt sự khác nhau giữa ông Trần Quốc Vượng – Sa Hoàng chống tham
nhũng – ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Minh
Chính, một cựu Thứ trưởng Bộ Công an đã trở thành người đứng đầu Ban Tổ
chức Trung ương Đảng đầy quyền lực.
Nhưng
cả 3 ứng cử viên này đều không hoàn hảo. Để đủ điều kiện cho chức vụ
này, một ứng cử viên phải có ít nhất một nhiệm kỳ Ủy viên Bộ Chính trị
(lý tưởng là hai nhiệm kỳ), dưới 65 tuổi, có kinh nghiệm làm việc trong
chính phủ và thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin (thuật ngữ này được định
nghĩa mơ hồ, mặc dù nó có thể liên hệ với vùng miền: tất cả các Tổng bí
thư đều là người miền Bắc bảo thủ).
Trần
Quốc Vượng chưa bao giờ giữ một chức vụ lãnh đạo, chẳng hạn Bí thư Tỉnh
ủy hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Ứng cử viên duy nhất được giữ chức vụ
đứng đầu mà không có kinh nghiệm như vậy là Lê Khả Phiêu vào năm 1997.
Tuy nhiên, ông Phiêu lúc đó đã nằm trong số năm Ủy viên Ban Thường vụ Bộ
Chính trị (hiện đã giải tán), và giữ một vị trí chủ chốt trong quân
đội. Ông Vượng không có nền tảng đó, và tuổi của ông ta – vào năm 2021
sẽ vượt quá giới hạn của Đảng là 65 tuổi – sẽ càng làm suy yếu vị thế
của ông ta.
Là
một nhà kỹ trị giàu kinh nghiệm và là Ủy viên Bộ chính trị 2 nhiệm kỳ,
ông Nguyễn Xuân Phúc là một ứng cử viên dẫn đầu rõ ràng, nhưng không
phải không có sự gièm pha. Ông ta sẽ 66 tuổi vào năm 2021, và quan trọng
hơn, ông ta đến từ miền Nam (bên dưới vĩ tuyến 17, làn ranh chia cắt
đất nước trong Chiến tranh Việt Nam). Cho đến nay chưa có một Tổng bí
thư nào là người miền Nam. Những tin đồn kéo dài về cáo buộc tham nhũng
của ông kể từ Đại hội vừa qua cũng có thể làm suy giảm khả năng ứng cử
của ông.
Ông
Phạm Minh Chính là một ứng cử viên trẻ tuổi với thành tích mạnh mẽ
trong lãnh vực cải cách kinh tế và hành chính, ông đạt được thành tích
này khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, một trong những tỉnh giàu nhất
đất nước. Mặc dù thế, ông sẽ chỉ hoàn thành một nhiệm kỳ Ủy viên Bộ
Chính trị vào năm 2021.
Chức
vụ hiện tại của ông cũng có thể là một điểm yếu: Chưa bao giờ có một
Tổng bí thư mà trước đây từng làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Có
một lôgíc rõ ràng cho điều đó, vì một người như vậy sẽ được coi là có
quá nhiều quyền lực khi giữ chức vụ cao nhất và đồng thời nắm giữ tất cả
các hồ sơ nhân sự cấp cao của Đảng. Đó là trường hợp gần giống như một
nhân vật Liên Xô khét tiếng Lavrentiy Beria. Bên cạnh đó, việc ông Chính
không thể thuyết phục và đưa ra Dự luật Đặc khu Kinh tế đã gây ra cuộc
biểu tình bạo lực ở Việt Nam hồi năm ngoái, sẽ làm giảm uy tín của ông.
Như
vậy, việc đề bạt bất kỳ ai trong số ba ứng cử viên đó sẽ dẫn đến việc
Đảng vi phạm các quy định chính thức và không chính thức trong việc lựa
chọn người lãnh đạo. Hơn nữa, vì không có ứng cử viên nào có triển vọng
chiến thắng rõ ràng, cho nên sự tương quan quyền lực giữa ba ứng cử viên
trội nhất này – không kể đến những ứng cử viên khác – có thể dẫn đến
một cuộc đấu đá khốc liệt trước năm 2021.
Nếu
điều đó xảy ra, thì một trong bốn trụ cột của “khả năng hồi phục của
chế độ chuyên chế“ (Authoritarian Resilience) được đề xuất bởi Andrew
Nathan là “chính sách kế nhiệm dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực” sẽ sụp
đổ. Trong quá trình chuyển giao quyền lực, Việt Nam giống như các chế
độ chuyên chế khác, sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng kế nhiệm.
Để
tránh một kịch bản hỗn loạn như vậy, đòi hỏi lãnh đạo đảng CSVN phải
thể chế hóa hơn nữa quá trình kế nhiệm. Đầu tiên, họ phải tránh mọi cám
dỗ để củng cố quyền lực như Trung Quốc đã thực hiện dưới sự cai trị của
Tập Cận Bình, và có lẽ Việt Nam đã cố gắng làm điều đó trong nhiệm kỳ
thứ hai của ông Trọng. Lãnh đạo tập thể và dân chủ trong nội bộ là những
đặc điểm đặc biệt góp phần vào sự bền vững của đảng CSVN, và ở một mức
độ nào đó, làm cho Hà Nội trở thành một chế độ nhân từ hơn Bắc Kinh.
Frank
Brandenburg giải thích, như thế nào đảng PRI của Mexico “tránh được chế
độ độc tài cá nhân bằng cách cho các nhà độc tài của họ nghỉ hưu cứ sau
sáu năm”. Đảng CSVN chắc chắn có thể đi theo con đường đó. Một số cơ
chế kiểm tra và cân bằng – như bỏ phiếu tín nhiệm cho lãnh đạo đảng,
được đưa ra hồi năm ngoái – cần được thúc đẩy và mở rộng.
Thứ
hai, đã đến lúc đảng CSVN xem xét phương thức các Đại biểu tham gia Đại
hội Đảng bỏ phiếu trực tiếp bầu Tổng bí thư. Một bước như vậy đã được
áp dụng ở cấp cơ sở Đảng từ năm 2009, nhưng chưa được thực hiện ở cấp
cao hơn (huyện, tỉnh và quốc hội). Cách thực hành dân chủ khiêm tốn này,
mặc dù hiển nhiên có những hạn chế, nhưng nó có thể giúp thiết lập một
quy tắc kế nhiệm rõ ràng cho các ứng cử viên, và tạo ra xác suất cao hơn
để lựa chọn những người lãnh đạo giỏi trong thành phần tinh hoa của
Đảng.
Bất
kể cuối cùng quá trình kế vị diễn tiến như thế nào, chính trị Việt Nam
sau thời ông Trọng sẽ không giống như trước đó. Sự không xác định rõ về
thế hệ lãnh đạo tiếp theo sẽ đặt ra sự hoài nghi về một loạt các vấn
đề, từ chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra đến chiến lược phát
triển kinh tế của đất nước, cũng như chính sách đối ngoại của nó trong
kỷ nguyên giằng co giữa các siêu cường ngày càng tăng ở châu Á. Quá
trình kế nhiệm kéo dài càng lâu, thì đảng CSVN càng có nhiều khả năng sẽ
rơi vào tình trạng bất ổn, tại một thời điểm mà nó cần ổn định và tập
trung nhiều hơn.
Nguyễn Khắc Giang
Hiếu Bá Linh, biên dịch
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào