Friday, April 25.

Header Ads

  • Breaking News

    Kết quả đàm phán thương mại giữa Việt-Mỹ ngày 11/04

    https://vietquoc.org/

    13/4/2025


    Những chiếc xe tải lớn để “tuồng hàng” qua biên giới Việt Nam để bán qua Mỹ.

    Vào ngày 11 tháng 4 năm 2025, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại song phương với mục đích giảm thuế quan đối ứng của Mỹ đánh vào hàng Việt Nam là 46%:

    I) Kết quả đàm phán:

    1) Tạm hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày
    Ban đầu, Hoa Kỳ dự kiến áp mức thuế đối ứng 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, bắt đầu từ ngày 9 tháng 4 năm 2025. Tuy nhiên, sau các cuộc trao đổi cấp cao, Tổng thống Donald Trump đã quyết định tạm hoãn áp dụng mức thuế này trong vòng 90 ngày và áp dụng mức thuế tạm thời 10% trong thời gian này. Quyết định này được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump vào ngày 4 tháng 4, trong đó Việt Nam cam kết không áp dụng biện pháp trả đũa và mong muốn đàm phán để giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hợp tác .

    2) Khởi động đàm phán thương mại song phương Việt-Mỹ:

    Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã gặp gỡ nhiều quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, bao gồm Đại diện Thương mại Jamieson Greer, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick. Hai bên đã thống nhất khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại song phương nhằm thiết lập khuôn khổ hợp tác lâu dài, ổn định và cùng có lợi. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đồng ý đàm phán một hiệp định thương mại song phương với Việt Nam sau nhiều năm kiến nghị từ phía Việt Nam không được hồi đáp.

    3) Tác động đối với một số doanh nghiệp Việt Nam

    Mặc dù mức thuế tạm thời 10% thấp hơn so với mức 46% ban đầu, nhưng vẫn gây áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong ngành dệt may. Hiện tại, hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đang chịu thuế khoảng 18%, cộng thêm 10% thuế bổ sung, nâng tổng mức thuế lên 28%. Điều này có thể dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

    4) Cơ hội trong 90 ngày trì hoãn 46% để đàm phán

    Khoảng thời gian 90 ngày tạm hoãn áp thuế là cơ hội để Việt Nam và Hoa Kỳ tiến hành đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận thương mại song phương, đồng thời để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây cũng là thời điểm để Việt Nam thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế, giảm phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu truyền thống và tăng cường nội lực kinh tế. 

    II) Diễn biến chính cho đàm phán tương lai:

    Thành lập Đoàn đàm phán Việt Nam: Ngày 12/4, Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Minh Chính ký Quyết định số 753/QĐ thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn (1).

    III) Mục tiêu của đàm phán:

    Hai bên hướng tới một thỏa thuận thương mại cân bằng, bền vững và cùng có lợi, trong đó có thể bao gồm việc đưa mức thuế nhập khẩu hai bên 0% đối với hàng hóa của hai bên. Việt Nam cũng đề xuất Hoa Kỳ miễn trừ thuế đối với một số hàng nông sản không cạnh tranh trực tiếp, từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

    Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đồng ý đàm phán một hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, sau nhiều năm có kiến nghị từ Việt Nam mà đã không được hồi đáp từ Hoa kỳ. Mở cửa giai đoạn hợp tác sâu sắc và thực chất hơn  Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Việt-Mỹ. 

    Tiến trình đàm phán thỏa thuận thương mại song phương Việt-Mỹ sẽ được theo dõi sát sao trong thời gian tới, đặc biệt khi hai nước đang hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025.

    IV) Nhận định:

    Việc Hoa Kỳ đồng ý đàm phán một hiệp định thương mại song phương với Việt Nam được xem là bước quan trọng, mở ra giai đoạn hợp tác thực tế hơn sau khi thiết lập ngoại giao Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Mỹ-Việt vào tháng 9 năm 2024. 

    Tin đàm phán thương mại Mỹ-Việt ngày 11/04

    (Tin Reuters)

    Với hy vọng tránh bị trừng phạt thuế quan của Hoa Kỳ 46%, theo một người trong cuộc nói rằng với vấn đề này và một tài liệu của chính phủ mà Reuters xem được. Lời đề nghị, chỉ có Reuters đưa tin đầu tiên, được đưa ra khi các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, bao gồm cố vấn thương mại của Tòa Bạch Ốc Giáo Sư Tiến Sĩ  Peter Navarro, nêu lên mối lo ngại về việc hàng hóa Trung Cộng được gửi đến Hoa Kỳ với nhãn “Made in Vietnam” để được thuế thấp hơn.

    Trong nhiều tuần qua, Việt Nam đã đưa ra những lời đề nghị ngọt ngào để thuyết phục chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có cái nhìn thiện cảm về thặng dư thương mại khổng lồ của mình với Hoa Kỳ mà họ đã bị đánh thuế 46% như trong ngày “Liberation Day” của Trump (2/4).

    Mặc dù mức thuế đã được đình chỉ trong 90 ngày, hai nước đã đồng ý bắt đầu đàm phán sau khi một phó thủ tướng tên Phớc của Cộng Sản Việt Nam đến gặp Đại Diện Thương mại Hoa Kỳ vào thứ Năm (10/04).

    Theo ba nguồn tin cho biết về vấn đề này, Việt Nam, một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu, hy vọng sẽ giảm thuế xuống mức từ 22% đến 28%, nếu không muốn nói là thấp hơn! Bộ thương mại Việt Nam và văn phòng USTR (United States Trade Representative) không trả lời yêu cầu bình luận.

    Khi công bố việc bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ vào thứ Năm (10/4), Việt Nam cho biết trên thông tin chính thức của báo nhà nước CSVN rằng họ sẽ kiểm soát “gian lận thương mại” mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết nào!

    Kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của TT Trump, nhiều công ty đa quốc gia đã thành lập chính sách “Trung Cộng cộng một” là thành lập các nhà máy tại Việt Nam để giảm thiểu thuế đánh vào Trung Cộng từ Hoa Kỳ.

    Việt Nam đang trong tình thế khó khăn khi cố gắng duy trì thương mại với Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất và là tương tác an ninh của họ. Đồng thời, Hà Nội không muốn gây hấn với Trung Cộng, vốn là nguồn đầu tư hàng đầu cũng như là nước láng giềng xem Việt Nam như chư hầu.

    Sau ngày 2/4 “Liberation Day”

    Chỉ vài giờ sau khi Trump công bố mức thuế quan 46%, nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã tổ chức một cuộc họp khẩn với các chuyên gia thương mại của nhà nước vào ngày 3/4 (ngày VN), Theo một người cho biết cuộc họp với mục đích là để giải quyết những lo ngại của Washington về cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ và Việt Nam bán hàng lách thuế của Trung Cộng. Tại cuộc họp, các giới chức của Bộ Thương Mại và Hải Quan CSVN đã được yêu cầu thắt chặt kiểm soát. Nhưng sự thắt chặt này được gia hạn hai tuần. Có người cho biết thời hạn có thể được gia hạn đến cuối tháng 4 (cũng gần hai tuần), đồng thời nói thêm rằng Hà Nội muốn cẩn thận để không tỏ ra khiêu khích với Trung Cộng.

    Nhiều hàng hóa do Việt Nam xuất khẩu sang phương Tây xuất xứ từ Trung Cộng. Bằng cách các công ty sản xuất ở Trung Cộng cũng đã thành lập các nhà máy tại quốc gia thứ ba để bán hàng đến Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp, công nhân Việt Nam chỉ làm công việc đơn giản là gắn nhãn “Made in Vietnam” để bán sang thị trường Hoa Kỳ.

    Dữ liệu thương mại chính thức của Hoa Kỳ cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm gần đây được xem như hàng nhập khẩu từ Trung Cộng. Số lượng hàng Việt Nam mua từ Trung Cộng gần bằng lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ (hình dưới)

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczPlgKUflSNrB9V1HoaubKe5U3Chf8Z9rIA4x9cTISGAB_Gv_A7DbsNHy1BqBxiKZirYoXNnQb01Wj-ZlogQI5CMKyrCliiu67qTKW2ArBvN-4iAC7gBjMHfiCxAiWR8QA_THQDDitPL-FIk2B8LXuYhsg=w761-h553-s-no?authuser=0

    Màu xanh là lượng hàng bán từ Việt Nam qua Mỹ (tính bằng tỉ USD), màu đỏ là lượng hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Cộng. Hai lượng hàng gần bằng nhau tính từ năm 2017. Năm Mỹ bắt đầu đánh thuế cao các mặt hàng từ Trung Cộng. Theo thống kê này thì hàng của Việt Nam lấy từ Trung Cộng bán qua Mỹ để lách thuế.

    Các quan chức Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng Trung Cộng xử dụng Việt Nam như mảnh đất màu mỡ trung chuyển để có được mức thuế thấp hơn cho các mặt hàng như ông Navarro trả lời trên Fox News vào ngày 6 tháng 4 rằng: “Trung Cộng xử dụng Việt Nam để trung chuyển nhằm tránh thuế quan“, 
    Một người quen thuộc về vấn đề này cho biết trong một số trường hợp các tàu chở hàng hóa do Trung Cộng sản xuất đã ghé các hải cảng của Việt Nam với thời gian đủ để có được các giấy tờ chứng nhận rằng các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam trước khi rời bến Việt Nam.
    Hãng Reuters không thể cho biết lời đề nghị của Việt Nam có đủ để giải quyết mối lo ngại của Hoa Kỳ về việc lạm dụng trung chuyển hàng của Trung Công hay không? Như vậy chấp nhận mà chưa có lòng tin!
    Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng trả lời câu hỏi của Reuters rằng thương mại giữa Trung Cộng và Việt Nam “về cơ bản là tình huống đôi bên thấy cùng có lợi. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp với lợi ích lâu dài của chính mình và tình hình chung về hợp tác cùng có lợi giữa Trung Cộng và Việt Nam”.

    Việt Nam là nước có lịch sử ngoại giao lâu đời trong việc cân bằng đi hai hàng nên đón tiếp nhà lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình vào thứ Hai tuần tới để xem Tập có chỉ thị hoặc hăm dọa gì không?

    Chuyến đi của Tập đến Việt Nam có thể trùng với thời điểm cơ quan không lưu Việt Nam chấp thuận máy bay COMAC của Trung Cộng, theo hai người quen thuộc với vấn đề này. Điều đó có thể mở đường cho các hãng hàng không Việt Nam thuê và mua máy bay của Trung Cộng, vốn cho đến nay vẫn đang phải vật lộn để tìm người mua nước ngoài. Chuyện này ra sao khi Mỹ chấp thuận sẽ diễn ra sau thông báo trong tuần này của các hãng hàng không Việt Nam về các thỏa thuận về các khoản vay của Hoa Kỳ để mua Boeing.

    Admin https://vietquoc.org

    https://vietquoc.org/ket-qua-dam-phan-thuong-mai-giua-viet-my-ngay-11-04/#more-38038


    Không có nhận xét nào