Anh Quoc
07/4/2025
Ngày trước nói đến quan hệ quốc tế chỉ có Liên Xô (Nga bây giờ) và Trung Quốc thực sự mới là đối tác Chiến lược toàn diện của Việt Nam, gần đây có thêm một số nước đặc biệt là Mỹ, kẻ thù trong quá khứ.
Truyền thông Việt Nam luôn đề cập quan hệ Mỹ và Việt Nam “nâng lên tầng cao mới”.
Thật lạ với ông Biden. Quan hệ chiến lược toàn diện mà không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đàm phán giữa hai nước mãi không xong. Mỹ là anh cả thế giới chơi như thế không đẹp.
Việt Nam càng lạ hơn quan hệ Mỹ- Việt chưa có gì thực chất lúc nào cũng tự hào “Quan hệ hai nước thúc đẩy ổn định, hòa bình, phát triển trong khu vực và toàn thế giới” hoang tưởng và ảo đến thế là cùng.
Trump đánh thuế nhập khẩu đối ứng với Việt Nam 46% dẫn đến việc TBT Tô Lâm đích thân phải đề nghị phía Mỹ cho cái “đét lai” để đàm phán, chưa biết kết quả đến đâu báo chí đã ca ngợi theo thói quen không thể bỏ được.
Trong binh pháp có câu “đánh cờ không lộ mặt tướng”, cho thấy Việt Nam đã hết con bài chính diện, còn các con bài giấu mặt thế nào xin chịu không dám phán bậy
Lãnh đạo lúc khiêm nhường trong từng câu chữ, lời nói với phía Mỹ, nhưng chẳng biết chỉ đạo, quản lý thống nhất thế nào truyền thông chính thống vẫn cho đưa tin, bình luận theo kiểu “Trẫm chết chúa cũng băng hà” “Không có Mỹ thì ta chơi với nước khác, đàm phán gì cũng phải giữ độc lập chủ quyền, không ảnh hưởng đến các nước khác”, tệ hại hơn cho thả sức bình luận, thóa mạ Trump là con buôn đang phá hoại “Toàn cầu hóa”… bằng những lời lẽ rất xàm xí.
CHÌA KHÓA: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Đàm phán thông thường phải dựa trên các nguyên tắc luật lệ sẵn có mà hai bên đã thiết lập trước đây, trong quan hệ thương mại Hiệp định thương mại tự do (FTA) là nền tảng, chìa khóa mở cánh cửa.
Hiện nay Mỹ và Việt Nam mới có Hiệp định thương mại song phương (BTA-Bilateral Trade Agreement được ký kết vào năm 2000).
Vậy giữa BTA và FTA khác nhau như thế nào?
BTA chỉ là Hiệp định thương mại song phương không theo chuẩn mực của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hai bên thống nhất với nhau thế nào thực hiện như thế, không có sự ràng buộc, bên nào cũng có thể đơn phương chấm dứt và rất khó đưa nhau ra kiện tại WTO hay trọng tài quốc tế.
Các Hiệp định thương mại ưu đãi (BTA) là những cam kết thương mại đơn phương mà một nước phát triển dành ưu đãi về thuế quan cho hàng nhập khẩu đến từ các nước đang phát triển, không dựa trên cơ sở có đi có lại. Chính vì vậy mà một số hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ với thuế suất rất thấp theo quy chế tối huệ quốc mà Mỹ có thể thay đổi, và hủy bỏ bất cứ lúc nào.
FTA là Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) được ký giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản với phần lớn hoạt động thương mại đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo những chuẩn mực, quy định của WTO.
Các rào cản thương mại có thể dưới dạng thuế quan, quota nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan khác như tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ, … Có lộ trình, có cam kết, và có pháp lý công bằng, vì FTA theo nguyên tắc mọi thỏa thuận không ảnh hưởng đến các đối tác bên trong và bên ngoài thỏa thỏa thuận… Nó không những công bằng giữa các bên trong thỏa thuận mà cả ngoài thỏa thuận… mọi tranh chấp đều có thể khởi kiện lên WTO, hay trọng tài quốc tế…
Như vậy để quan hệ thương mại Mỹ - Việt Nam muốn mang tính bền vững lâu dài, công bằng nhất thiết Mỹ và Việt Nam phải đi đến ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng rào cản lớn nhất này không thể vượt qua vì Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Hoa Kỳ đã bác bỏ nỗ lực của Việt Nam để được công nhận là "nền kinh tế thị trường", cản trở nỗ lực ngoại giao của Hà Nội nhằm tăng cường quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nước này khi Việt Nam ngày càng trở thành lựa chọn thay thế cho Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất.
Việc nâng cấp Việt Nam từ danh sách “nền kinh tế phi thị trường” hiện tại sẽ thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa và giảm thuế trừng phạt đối với các sản phẩm như tôm....
Hoa Kỳ đã dán nhãn Việt Nam là "nền kinh tế phi thị trường" kể từ năm 2002 do sự can thiệp của nhà nước vào thương mại, giá cả và tiền tệ, một tình trạng xếp hạng quốc gia này ngang hàng với Trung Quốc và Nga.
EU cũng chỉ định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Nhưng khi Việt Nam nổi lên như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu cho các công ty phương Tây muốn đa dạng hóa hoạt động khỏi Trung Quốc, nước này đã tăng cường nỗ lực để nâng cấp.
Trong yêu cầu gửi lên Bộ thương mại Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2023, Việt Nam đã yêu cầu Washington xem xét lại tình trạng của mình, với lý do "những cải cách kinh tế đã thực hiện trong những năm gần đây".
Tuy nhiên, nỗ lực của Việt Nam đã vấp phải sự phản đối của một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, các nhà sản xuất thép và các nhà sản xuất khác, cũng như các nhà sản xuất tôm và mật ong vì những gì họ gọi là hoạt động thương mại không công bằng và sự can thiệp quá mức của chính phủ.
Bộ thương mại Hoa Kỳ cho biết rằng quyết định giữ nguyên tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam đã được đưa ra sau khi đánh giá kỹ lưỡng các bình luận từ các ngành công nghiệp trong nước của Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam.
https://www.facebook.com/share/1YdPtZyWAJ/
Không có nhận xét nào