Phần 8
FB Anh Quoc
22/3/2025
“Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
TÍNH HAI MẶT CỦA NGƯỜI ĐỨC VÀ NGƯỜI PHÁP.
- NỖI Ô NHỤC CỦA NƯỚC PHÁP.
Pháp đánh bại Đức trong Chiến tranh thế giới 1 khiến nước này phải đặt bút ký vào hiệp ước Versailles và phải bồi thường chiến tranh.
Chỉ hơn 20 năm sau tình thế đảo ngược.
Tháng 5/1940, lực lượng Wehrmacht của Đức quốc xã phát động cuộc tấn công xâm lược nước Pháp. Chỉ sau vài tuần, quân đội của trùm phát xít Hitler với chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng nhanh chóng đánh bại quân đội Pháp và chiếm đóng nước này.
Đây là một nỗi ô nhục với nước Pháp, hậu quả của sự tự tin thái quá về chiến thắng khiến các chính trị gia Pháp trở nên kém khiêm tốn và hời hợt khi không nhận thấy nước Đức đang có những tiến triển như vũ bão về kinh tế và đặc biệt trong công nghiệp quốc phòng, thay đổi hoàn toàn học thuyết quân sự từ chiến lũy sang tấn công linh hoạt, phối hợp tác chiến hiện đại giữa các binh chủng không quân, thiết giáp và bộ binh cơ giới… Họ chẳng khác gì các chính trị gia Pháp và Đức sau khi sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu rất mơ hồ về Putin, và sự âm thầm trỗi dậy của Trung Quốc- họ luôn kiêu ngạo, toan tính thực dụng trong một tầm nhìn ngắn hạn thiếu chiều sâu tư tưởng và nhận thức hời hợt sự nguy hiểm của các chế độ độc tài…
Người Pháp tin tưởng vào phòng tuyến Maginot có thể ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công xâm lược từ phía Tây và nhanh chóng giành được thắng lợi, thậm chí vài ngày trước cuộc tấn công của Đức đến (ngày 9/5/1940), tướng Huntziger vẫn tin rằng phát xít Đức sẽ không thể vượt qua tuyến phòng thủ do ông phụ trách. Tướng sĩ Pháp cũng tin rằng, địa hình rừng núi trong dãy Ardennes và tuyến phòng thủ Maginot sẽ ngăn chặn cuộc hành quân của Đức quốc xã.
Học thuyết “Chiến lũy” trong thế chiến thứ nhất vẫn được người Pháp áp dụng đã trở nên lỗi thời và thất bại trước cuộc tấn công mang tính hiện đại, tổng lực của người Đức là điều không tránh khỏi.
Người Đức tiến vào Paris hoa lệ như một sự trả hận ngọt ngào về nỗi nhục đầu hàng người Pháp trong thế chiến thứ nhất.
Hitler đã chọn rừng Compiègne làm địa điểm đàm phán (Compiègne chính là nơi ký kết hiệp định đình chiến năm 1918, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất với thất bại nhục nhã của nước Đức, Hitler thấy lựa chọn này là sự rửa nhục tốt nhất của Đức đối với Pháp) và trên cùng toa xe lửa nơi người Đức ký hiệp định đầu hàng.
Hitler ngồi đúng tại chiếc ghế mà thống chế Ferdinand Foch từng ngồi trước các đại diện của nước Đức chiến bại năm xưa. Sau khi nghe đọc nghi thức, Hitler đã rời toa xe trong một cử chỉ tỏ ý khinh miệt có tính toán đối với các đại biểu của Pháp, để cuộc đàm phán lại cho tham mưu trưởng của OKW là tướng Wilhelm Keitel cùng cụm Tập đoàn quân số 2 của Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Pretelat đã đầu hàng cùng ngày hôm đó.
Sau đó toa tàu lửa này được Hittler đưa về bảo tàng Berlin như một bằng chứng lịch sử về sự thất bại ô nhục của người Pháp trước người Đức.
Việc Pháp đầu hàng Đức đối với các chính trị gia Pháp là một sự tính toán bất chấp sự ô nhục và hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
Nhà nước Pháp bị chia rẽ giữa bên chủ chiến về bên chấp nhận thỏa hiệp với Đức.
Trong hoàn cảnh các lực lượng Pháp đang bị đè bẹp và rằng sự sụp đổ quân sự là không thể tránh khỏi, Phó thủ tướng Philippe Pétain và Tổng tư lệnh, Tướng Maxime Weygand, nhấn mạnh rằng trách nhiệm của chính phủ là phải ở lại Pháp và chia sẻ sự khó khăn với nhân dân.
Những người có quan điểm này kêu gọi một sự ngừng bắn ngay lập tức để cứu nước Pháp khỏi bị tàn phá đặc biệt là Paris, mặc dù Pháp vẫn có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh cầm chân người Đức, đợi chờ sự tiếp viện của đồng minh, nhưng họ đã không chấp nhận sự mất mát bằng lòng ích kỷ vốn có của người Pháp.
Thủ tướng Paul Reynaud ủng hộ tiếp tục cuộc chiến, từ Bắc Phi nếu cần thiết; tuy nhiên, ông nhanh chóng bị những người ủng hộ đầu hàng loại bỏ. Đối diện với tình thế không thể thay đổi, Reynaud từ chức, và theo đề cử của ông, Tổng thống Albert Lebrun chỉ định Pétain, khi ấy đã 84 tuổi, lên thay thế ngày 16 tháng 6.
Ngay lập tức Philippe Pétain lập ra chính phủ ký hòa ước với Đức quốc xã theo đó Đức quốc xã kiểm soát 3/5 nước Pháp. Từ năm 1940 đến năm 1942, Pétain đứng đầu chính phủ Pháp bù nhìn đóng tại Vichy.
Sự hợp tác nhà nước được thể hiện bởi cuộc gặp Montoire (Loir-et-Cher) trên con tàu của Hitler ngày 24 tháng 10 năm 1940, trong đó Pétain và Hitler đã bắt tay và đồng ý với sự cộng tác này giữa hai nhà nước.
Được Laval, một người ủng hộ mạnh mẽ cho sự cộng tác, tổ chức, cuộc gặp gỡ và bắt tay được chụp ảnh lại, và bộ máy tuyên truyền của Phát xít Đức đã sử dụng rộng rãi bức ảnh này để lôi kéo sự ủng hộ của người dân.
Ngày 30 tháng 10 năm 1940, Pétain chính thức phê chuẩn sự hợp tác cấp nhà nước, tuyên bố trên đài: "Ngày hôm nay tôi đã đi trên con đường hợp tác...." Ngày 22 tháng 6 năm 1942 Laval tuyên bố rằng ông ta "hy vọng thắng lợi của người Đức.
-NƯỚC MỸ CỨU NƯỚC PHÁP RA KHỎI NỖI Ô NHỤC.
Tháng 6 năm 1940, Quốc trưởng Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã coi sự sụp đổ của nước Pháp là "chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử".
Hơn 338.000 binh sĩ Đồng Minh (phần lớn thuộc Lực lược Viễn chinh Anh – BEF) đã được di tản khỏi khu vực Dunkirk ở miền bắc nước Pháp về Anh từ ngày 27 tháng 5 tới ngày 4 tháng 6. Các nhà hoạch định chiến lược của Anh đã báo cáo với Thủ tướng Winston Churchill vào ngày 4 tháng 10 rằng, ngay cả khi có sự giúp đỡ của Khối Thịnh vượng chung và Hoa Kỳ, họ vẫn không đủ sức để lấy lại chỗ đứng tại Châu Âu trong tương lai gần.
Sau khi quân đội Phát xít mở cuộc xâm lược vào Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin bắt đầu yêu cầu các nước Đồng Minh phương Tây mở một mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
Churchill nhanh chóng từ chối vì Churchill cảm thấy rằng ngay cả khi có sự giúp đỡ của người Mỹ, người Anh vẫn không có đủ lực lượng để thực hiện một chiến dịch lớn như vậy, và ông không muốn lặp lại những cuộc tấn công gây nhiều thương vong và tốn kém như Trận Somme và Passchendaele trong Thế chiến thứ nhất.
Trong Hội nghị Trident, được tổ chức tại Washington vào tháng 5 năm 1943, Churchill lên tiếng ủng hộ việc tập trung nguồn lực để tấn công vào Đức từ khu vực Địa Trung Hải, nhưng bị Tổng thống Roosevelt từ chối vì ông lo ngại rằng việc đó sẽ làm chậm tiến độ tái chiếm nước Pháp.
Sau cùng, các bên đã đồng ý sẽ vượt Eo biển Manche để tiến hành một chiến dịch đổ bộ lớn ở Pháp trong năm tiếp theo, tức năm 1944. Các kế hoạch ban đầu được đưa ra trong hội nghị bị từ chối do số lượng tàu đổ bộ hiện giờ có hạn, và phần lớn lại đang tập trung cho các chiến dịch ở Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
Sau nhiều suy tính Normandie đã được chọn làm địa điểm đổ bộ chính thức của quân đồng minh trong chiến dịch có tên Overlord hay còn gọi là chiến dịch giải phóng nước Pháp do Mỹ cầm đầu.
Nước Pháp được giải phóng với cái giá phải trả từ đồng minh và lớn nhất là nước Mỹ trong cuộc đổ bộ Normandie
Từ ngày 6 tháng 6 tới ngày 21 tháng 8 năm 1944, quân đội Đồng Minh đã đưa tổng cộng 2.052.299 binh sĩ vào miền bắc nước Pháp. Thương vong của Mỹ là 124.394 người, trong đó có 20.668 binh sĩ tử trận và hơn 10.000 binh sĩ vẫn còn mất tích.
Các nhà sử học ước tính rằng, quân Đồng Minh đã chịu mức thương vong ít nhất là 225.606 người và cao nhất là 226.386 người.
LẤY OÁN BÁO ƠN.
Nước Pháp và cả châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã được sự giúp đỡ và bảo vệ của người Mỹ thông qua kế hoạch Marshall như đã đề cập phần trên, và hàng trăm nghìn lính Mỹ đã đóng quân tại châu Âu cùng với vũ khí hiện đại nhất để ngăn chặn nguy cơ tấn công của Liên Xô.
Liên Xô sụp đổ, những quốc gia châu Âu đặc biệt là Pháp và Đức quên đi những hy sinh mất mát của người Mỹ vội vàng làm ăn với nước Nga của Putin trong sự nhắc nhở, can ngăn của Mỹ nhưng họ phớt lờ, đến khi Putin trở mặt tấn công Ukraine họ đã không đủ sức mạnh ngăn chặn lại kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ.
Rõ ràng với những gì đang diễn ra ở Châu Âu và một EU lá mặt lá trái nước Mỹ không thể bằng mọi giá chìa tay ra.
Ngay lập tức châu Âu trở mặt, mới đây bình luận của ông Glucksmann "Hãy trả lại tượng Nữ thần Tự do cho chúng tôi” có thể liên quan quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm dừng viện trợ cho Ukraine. Ông Glucksmann có quan điểm ủng hộ Ukraine và từng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Trump khi Mỹ gần đây thay đổi chính sách liên quan xung đột Nga - Ukraine.
Tuy rằng Glucksmann không phải là quan chức EU có trách nhiệm, đại diện cho EU nhưng tổng thống Pháp Macron và các chính trị gia hàng đầu nước Pháp vẫn câm lặng cho thấy người Pháp quả là những kẻ đã quên lịch sử.
Và người phát ngôn Nhà Trắng có lý khi tuyên bố “Tôi muốn nhắc nhở nước Pháp rằng nhờ có Mỹ mà bây giờ người Pháp không phải nói tiếng Đức. Vì vậy, họ nên rất biết ơn đất nước tuyệt vời của chúng ta."
FB Anh Quoc
Không có nhận xét nào