Việt Bào Phạm Văn Bản
22/3/2025
Thứ năm: chú trọng “Trí - Thân”
Việc Làng Phát Triển trong phần An Tiêm
Con dân bày tỏ nỗi niềm
[480] Về nền dân chủ trang nghiêm nước nhà
Lời đồn sự nghiệp dèm pha
Người vua Hùng phạt chính là con nuôi
An Tiêm vừa chớm đôi mươi
Phải đày ra đảo vắng người hoang vu
[485] Dầu chàng gắng sức công phu
Khai hoang khẩn đất đền bù ơn vua
Nhưng rồi cuộc sống vẫn thua
Càng thêm đói rách – ruộng chua nước phèn
Lang thang chốn lạ chưa quen
[490] Mỏi mong hạnh phúc bao phen đi tìm
Sáng nay gặp gỡ cánh chim
Làm rơi hạt giống im lìm mọc lên
Thành giây dưa hấu mang tên
Vỏ xanh ruột đỏ dòn mềm thơm ngon
[495] Chàng Tiêm ghi dấu dưa tròn
Thả trôi xuống biển – mỏi mòn trông tin
Lượm dưa – dân kéo đến xin
Dựng thành làng xã – giữ gìn quê hương
Miền hoang phát triển phi thường
[500] Toàn dân trù phú kỷ cương thuận hòa
An Tiêm thay mặt làng ta
Chọn dăm trái hấu làm qùa dâng vua
Từ đây lễ tết đầu mùa
Trái dưa Cúng Tổ – tiến đưa lên bàn
[505] Truyền tích Sống Thực chứa chan
Việc Làng Dân Chủ – tương quan Tiên Rồng
Sống trong thể chế hiệp đồng
Nước làng minh định việc công rõ ràng
Thân thương bình đẳng trong làng
[510] Thuận trên hòa dưới nhịp nhàng kỷ cương
Nói lên chủ nghĩa tỏ tường
Căn cơ gia tộc là đường dựng xây
Họ hàng lối xóm xum vầy
Sẻ san đùm bọc sống đầy tình thương
[515] Ðồng bào ra sức tự cường
Ðắp nền dân chủ địa phương vững bền
Lễ nghi trống rộn chiêng rền
Tay cày tay súng tạo nên thanh bình
Lúa vàng nặng hạt ân tình
[520] Tre xanh che chở có mình có ta
Ðó đây vang vọng ê, a…
Trầm hương đình miếu chan hòa khí thiêng
Rồng An Tiêm – vốn tính siêng
Trổ tài vùng vẫy láng giềng – đảo hoang
[525] Cố công khai phá dựng làng
Ðào kinh dẫn thủy mở mang gieo trồng
Cũng như hình ảnh Chữ Ðồng
Bờ sông bến nước giúp Rồng gặp Tiên
Thoát cơn hoạn nạn triền miên
[530] Trút bao thống khổ ưu phiền bơ vơ
Cơ trời nào mấy ai ngờ
An Tiêm – Chim Lạc tình cờ gặp nhau
Dầu như gío thoảng qua mau
Tiên Rồng Song Hiệp – đổi màu xanh tươi
[535] Ðể mang hạnh phúc cho người
Lợi dân ích nước tiếng cười hân hoan
Phân minh cấp độ lo toan
Nước – Làng hai việc chu toàn khác nhau
Dấn thân – Việc Nước truyền rao
[540] Nặng phần Tâm – Tuệ quy vào Tiết Liêu
Nêu cao truyền thống là điều
Sức Dân Hồn Nước – theo chiều lòng dân
Quốc gia vững mạnh phải cần
Tài năng sáng tạo góp phần canh tân
[545] Việc Làng – cấp độ dấn thân
Nặng về Thân – Trí như phần An Tiêm
Thể theo đại chúng ngưỡng chiêm
Của – Tài thực tế là niềm ước mong
Thông điệp nêu rõ chữ Song
[550] Tiên nào Rồng nấy – thong dong bao thời
Nói lên Hoàn Chỉnh tuyệt vời
Khác nền xã hội ngược đời hiện nay
Chủ trương cai trị phơi bày
Ðấu thầu dân chủ – hằng ngày rêu rao
[555] Mỵ dân – chính sách đề cao
Phổ thông đầu phiếu – nhưng nào vì dân?
Trọng tâm tham chính chỉ cần
Cậy tài ỷ của bắt dân phục tòng
Vẽ rào pháp chế làm vòng
[560] Quản cai trực chỉ từng lòng nhân dân
Tiên Rồng thể chế tuyệt trần
Nước Làng quyền bính định phân rõ ràng
Tạo thành hệ thống dọc – ngang
Chính quyền căn cứ theo làng mà thôi
[565] Thuế sưu, lính tráng, tài bồi
Phân chia, cắt bổ… trong nôi bảo bình
Quan niệm Phúc Đức chứng minh
Tận tâm vì nước – tỏ tình cháu con
An Tiêm có trái cây ngon
[570] Dâng vua biếu nước làm tròn việc chung
Chàng Rồng đại diện dân vùng
Nói lên liên hệ nước cùng làng đây
Thực hành bài học xum vầy
Quê hương dân tộc tràn đầy tự do
[575] Cái làng là chốn ấm no
Do dân tự lập – tự lo việc làng
Mở ra nếp sống huy hoàng
Toàn dân cùng hưởng thiên đàng Việt Nam
5. Truyền Tích An Tiêm
Chuyện qủa dưa đỏ đã hình thành bài học Lập Làng. Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn là An Tiêm trốn theo tầu buôn mà về đất liền làm giặc. Nhưng khi có được thành qủa lao động với những trái dưa hấu là loại của ngon vật lạ ở nơi hải đảo xa xôi, An Tiêm đã gởi về dâng vua biếu nước.
Từ đó dân ta, đặc biệt vùng miền khô cát nóng có được món ăn tươi mát, bổ dưỡng, thơm ngon. Chàng rồng này chẳng đáng mặt thịnh nước an dân sao?
Đền thờ Mai An Tiêm ở xã Nga Phú, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)
I. Nguyên Lý Lập Làng
Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa thì An Tiêm phát triển vùng biển, ngoại thương.
Việc phát triển Nước của Chử Đồng thì người chủ động là thành phần Tiên (Tiên Dung). Nhưng trong việc phát triển Làng, tuy cũng là Tiên Rồng nhưng phần chủ động và đặc trách công tác lại khác biệt nhau, đó là thành phần Rồng.
Tiên chủ động trong việc Phát Triển Nước, là yếu tố Trường Cửu, truyền thống dân tộc, lòng dân song hiệp với nước là chính yếu, là động lực nhằm vận động mọi người xây dựng kiến thiết quốc gia.
Cũng vậy, việc Phát Triển Làng và đời sống người dân, tuy cần có sức sống và tinh thần chung của dân tộc, nhưng thành phần Rồng chủ động. Và An Tiêm nhấn mạnh tới cuộc sống thực tế, tài năng của cải trước mắt, là yếu tố Biến Hóa.
Theo truyền tích: “An Tiêm con nuôi của Vua Hùng bị đày ra đảo hoang,” Tổ Tiên giới thiệu quan niệm đặc biệt về vị trí của người dân lập làng, bị đày ra đảo hoang xa cách triều đình. An Tiêm tự lực cánh sinh, tự túc tự cường, tự chủ tự quyết, tự do cá nhân (Personal Freedom – khác biệt với vị kỷ cá nhân: personal ego) thì lúc đó dân tộc mới có độc lập, tự do, dân chủ, và nhân quyền.
Với truyền thuyết An Tiêm, Tổ Tiên giới thiệu nếp sống đặc biệt của làng thôn Việt Nam. Khác biệt với tổ chức chính trị của các văn hóa khác, quyền hạn vua quan ta chẳng những không can thiệp trực tiếp vào đời sống từng người, mà cũng không xâm phạm vào nếp sinh hoạt của làng thôn.
Đối với triều đình, mỗi làng được xem là một hải đảo ở tận ngoài biển khơi, người dân phải tự quyết tự lập cho chính mình. Đây chính là chế độ tự do dân chủ thực sự của làng xã Việt, bởi “Phép vua thua lệ làng.”
Nếu chỉ để thu tích của cải lợi lộc vật chất, dù dưới bất cứ hình thức nào như chủ trương của xâm lăng đế quốc, tư bản... thì cũng không giúp ích gì cho con người, mà còn tạo ra cho chúng ta thêm khốn khổ, biến chúng ta thành nô lệ, thú tiến bộ hay sinh vật kinh tế.
Làng Nước Việt Nam là một hệ thống cấu trúc sinh hoạt độc lập tự do dân chủ và nhân quyền. Nếp sống thân thương bình đẳng, làng thôn tự thành nơi bảo toàn lực lượng dân quân, bảo vệ, nung đúc tinh thần yêu nước của toàn dân, và cũng là nơi bảo tồn đời sống dân chủ thuần túy trong thời bình cũng như thời loạn.
Đặc tính của định chế Làng Nước, là người dân tự ý tới ở và quy tụ thành làng. Tuy cách khởi lập có khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết trong việc dựng làng là lợi ích tự quyết của những người quy tụ, chớ không dùng quyền hành mà bắt buộc ai.
Làng được thành lập không chỉ vì lợi ích vật chất, biến nơi khô cằn hoang vu thành miền phì nhiêu trù phú, mà còn vì lợi ích tinh thần. Làng giúp cho người dân thoát nạn sống cảnh bơ vơ, thiếu nơi nương tựa, giúp cho mọi người có cuộc sống ấm no, xum hợp trong một xã hội anh em, xã hội Đồng Bào.
Tụ họp thành làng, mọi người chia sẻ cảnh sống vui buồn sướng khổ có nhau, giúp nhau vượt thắng những khó khăn, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, cùng nhau xây đắp cho đời, cho làng cho nước ngày một thêm giầu đẹp.
Và cũng không một thường dân nào bị bó buộc phải cư trú tại một nơi nhất định; dân chúng có thể tùy thích tới ở hay tự ý bỏ đi, miễn là tự quyết và chấp nhận Lệ Làng là nơi mình muốn gia nhập cư ngụ.
Khác với tổ chức chính trị của nhiều quốc gia, quyền hạn vua quan Việt chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng Việt là một quốc gia thu hẹp có chủ quyền và độc lập; việc làng thì dân chúng tự lập và tự quyết.
Làng tự lập, có một ban quản trị riêng do chính dân bầu ra, điều lệ riêng cho hệ thống hành chính của làng. Làng có một ngôi đình để thờ Thành Hoàng riêng, với nghi thức tế lễ do truyền thống riêng.
Làng có tổ chức trị an riêng với tiêu chuẩn thưởng phạt do làng quy định. Làng cũng có tài sản riêng và toàn quyền xử dụng ngân sách theo nhu cầu.
Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Theo truyền thống chính trị Tiên Rồng, người dân không trực tiếp với vua quan mà qua làng trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng. Nước chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của làng mà định phần đóng góp.
Làng thôn Việt Nam không phải là nếp sống ngẫu nhiên, mà được Tổ Tiên tạo thành một thể chế chính trị độc đáo, nhân bản tuyệt vời và được gọi là Định Chế Làng Nước.
Tổ Tiên phân biệt rõ ràng hai loại công tác chính trị, việc làng việc nước là hai việc khác nhau, khác biệt từ phần chủ động tới cấp độ dấn thân, khả năng tài trí, và các vấn đề nhu yếu khác. Bởi thế chúng ta có hai loại công tác làng và công tác nước.
Người dân ai cũng có thể làm việc làng, và ai cũng có quyền can dự vào việc tổ chức, điều hành, bầu cử, hay quyết định của làng.
Nhưng để đủ tầm vóc để làm việc nước thì người đó phải học hành ở trường sở, phải thông thạo những khoa chính trị thịnh nước an dân, và thi cử như thi hương, thi hội, thi đình để xác định khả năng tài trí của người làm quan.
Với chủ trương chính đáng về bổn phận của người lãnh đạo, vua quan trong thể chế làng nước, việc chung được quan niệm và thực sự là việc giúp ích cho mọi người.
Khi vua quan đem hết tâm hồn và tài trí chăm lo cho tòan dân hạnh phúc, và khi người dân được thực sự sống trong tự do dân chủ đúng nghĩa, thì đóng góp vào việc chung là một đồng tâm hiệp lực, một tương trợ cần thiết để bảo đảm cho hạnh phúc chung của nhau.
Đi làm việc chung chính là lúc chúng ta đem tài trí giúp ích cho đời.
Tuy nhiên, nhiều khi việc chung cũng vượt quá nếp sống thường ngày và ít mang lại kết quả lợi lộc trước mắt. Vào thời loạn, gánh vác việc chung còn kèm theo cả nguy hiểm đến tánh mạng, do đó việc chung thường đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, và cũng thường làm nhiều người băn khoăn ái ngại.
Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy rằng vua quan cũng xây thành, nhưng thành thị không phải là nơi tập trung sức nước. Thủ đô hay thủ phủ cũng chỉ là cái làng lớn với số cơ sở thích ứng, cần thiết cho nhu cầu hành chánh, nghi lễ ngoại giao.
Khi nguy cấp, vua quan sẵn sàng bỏ thủ đô mà về chiến đấu trong địa bàn làng xã mà chống giặc cứu nước, và không ảnh hưởng tới dữ kiện mất nước. Do đó làng là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của mọi người dân, mà cũng là sức mạnh của toàn thể đất nước.
Dưới khía cạnh quân sự làng là nơi đào tạo huấn luyện toàn dân trở thành nghĩa sĩ/ dũng sĩ, có hệ thống canh gác nghiêm nhặt, có lớp người túc trực, có những lò võ thuật tạo ra nhiều cấp lãnh đạo chỉ huy tài ba. Làng cũng là nơi phát xuất sức mạnh dân tộc về mọi phương diện.
II. Nước Làng Việt Nam
“Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh,
có sông sâu lơ lững vần quanh
êm xuôi về nao...
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau,
bóng tre rung bên mấy hàng cau,
đồng quê mơ màng...
Nhưng than ơi, có một chiều thu lá thu rơi,
có một chiều thu lá thu rơi,
ôm mối tình quê gọi thầm mơ bóng ngày về.
Mơ trông bóng ngày về...
Quê tôi chìm chân trời mờ sương.
Quê tôi là bao nguồn yêu thương.
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn,
là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương…”
Tâm tư của thày giáo làng năm xưa Chung Quân Nguyễn Đức Tiến đã rộn ràng vang vọng trong tôi từ thuở thiếu thời. Bài ca mô tả về thể chế dân chủ của Làng Nước Việt Nam mà tôi từng lắng nghe ông bà cha mẹ tôi thuật lại và khiến tôi bàng xúc động mỗi khi suy nghĩ về kiệt tác chính trị Nước Làng của Tổ Tiên Việt Nam.
Theo lời linh huấn của Tổ Tiên, nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh trong Chính Thuyết Tiên Rồng, đặc biệt rút tỉa nguyên lý và chú trọng hình thành những nguyên tắc áp dụng với công tác xây dựng và phát triển một hệ thống tổ chức làng thôn, lưu truyền trong lịch sử những ngôn ngữ chan chứa tình người: làng tôi, quê tôi, nước tôi, nhà tôi…
Với cấu trúc sinh hoạt tự do tự chủ, tự túc tự cường của Làng Xã đã mang lại nếp sống thân thương bình đẳng cho toàn dân trong làng, mà Làng Nước Việt Nam còn là nơi bảo toàn lực lượng dân quân, bảo vệ và nung đúc tinh thần chiến đấu, yêu nước thương dân của mọi người, đồng thời đã bảo tồn nếp sống thuần túy dân tộc ở thời bình cũng như thời chiến.
Xa xưa cũng như hiện nay, giặc nước đã không chỉ bao gồm các loại giặc quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội luôn muốn xâm chiếm, hoành hành, thống trị làng xã, vì rằng cố gắng nỗ lực chinh phục của giặc luôn gặp lũy tre xanh của làng ngăn cản. Bởi thế làng thôn Việt Nam trở thành tiền đồn chống các loại giặc nước, và cũng khai tử chế độ độc tôn, độc tài nội xâm hay ngoại xâm.
Tổng quan, chỉ với nền tảng thể chế Làng Nước như trong truyền thống của Văn Hóa Việt, thì Dân Tộc ta mới có cơ may thoát khỏi gọng kềm của giặc xâm lăng cướp nước, nhằm mang lại ơn ích cho toàn dân và bảo đảm tương lai đất nước một cách trường tồn, hữu hiệu. Vì vậy, Chính sách dựng Làng Xã của ta sẽ là một đòn chí tử và triệt tiêu tận gốc rễ của mọi chính thể phổ quát, đấu thầu dân chủ, cưỡng bức tự do dân chủ theo sử quan của các tà thuyết.
1. Làng Xã Tự Chủ
Đặc tính nền tảng của Làng Xã Việt là người dân tự ý tới ở, quy tụ thành làng. Tuy cách khởi lập có khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết trong việc Dựng Làng vẫn là lợi ích và sự tự quyết của những người quy tụ, không ai bắt buộc ai, hoàn toàn tự do dân chủ.
Làng được thành lập không chỉ vì lợi ích vật chất, biến nơi khô cằn hoang vu thành miền phì nhiêu trù phú, mà còn vì lợi ích tinh thần. Làng giúp cho người dân thoát nạn sống cảnh bơ vơ thiếu nơi nương tựa, và khi con người trở thành đơn độc thì dễ trở thành sinh vật kinh tế để phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo chủ nhân.
Trái lại hệ thống làng xã đã giúp cho toàn dân có cuộc sống xum vầy đầm ấm, hạnh phúc trong một Xã Hội Đồng Bào, không còn cảnh người bóc lột người.
Nếu chỉ để thu tích của cải lợi lộc, dầu dưới bất cứ hình thức nào, như chủ trương của xâm lăng, của đế quốc, của phong kiến, của duy vật, của duy lợi… thì chẳng những không giúp ích gì cho dân tộc ta, mà còn làm cho toàn dân thêm khốn khổ, biến toàn dân thành nô lệ, thành thú vật lao động hay sinh vật kinh tế để phục vụ cho lớp người cai trị.
Tụ họp thành làng, mọi người chia sẻ cảnh sống vui buồn sướng khổ có nhau, giúp nhau vượt thắng những khó khăn, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, cùng nhau xây đắp cho đời, cho làng cho nước ngày thêm giầu đẹp. Và cũng không một thường dân nào bị bó buộc phải cư trú tại một nơi nhất định; dân chúng có thể tùy thích tới ở hay tự ý bỏ đi, miễn là tự quyết và chấp nhận Lệ Làng là nơi mình muốn gia nhập cư ngụ.
Khác với tổ chức chính trị của nhiều quốc gia, quyền hạn vua quan Việt Nam chẳng những không can thiệp vào đời sống của từng người dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng Việt là một quốc gia thu hẹp có chủ quyền và độc lập; việc làng thì dân chúng tự lập và tự quyết.
Làng tự lập đến nỗi chẳng những có một ban quản trị riêng, do chính dân bầu ra, mà còn có cả những điều lệ riêng cho hệ thống hành chính của làng. Làng có một ngôi đình để thờ vị Thành Hoàng riêng, với những nghi thức do truyền thống riêng. Làng có cả tổ chức trị an riêng, với những tiêu chuẩn thưởng phạt do làng quy định. Dĩ nhiên làng cũng có tài sản riêng, và toàn quyền xử dụng ngân sách tài chánh theo nhu cầu.
Trong phạm vi làng, cả quyền phép của vua quan cũng kiêng nể những điều lệ riêng này. Phép vua thua lệ làng… Bởi thế không còn có chế độ nào trực tiếp do dân, của dân, vì dân… hơn thể chế dân chủ làng nước Việt.
Đang khi chế độ duy lợi coi thường thể chế chính trị dân chủ của làng xã, xem toàn dân là nô lệ, tự do bị tước đoạt, nhân quyền bị chà đạp, truyền thống dân chủ làng thôn bị thủ tiêu. Người dân chỉ còn có quyền đi bầu cử theo hình thức dân chủ lòe bịp trong hệ thống đảng phái chính trị cưỡng ép.
Tất cả mọi quyền hành, kể cả tuyển chọn người đại diện cho dân, đều nằm trong tay nhóm đặc quyền. Và nhóm đặc quyền đặc lợi này tự đặt ra luật pháp, sửa đổi luật pháp, và áp dụng luật pháp để bảo vệ và giúp cho nhóm lợi ích của họ hưởng lợi thêm.
Xin hỏi Dân Tộc Việt Nam thực sự được gì? Quốc Gia Việt Nam thực sự là gì? Tất cả, phải chăng đã chỉ là vết hằn vết thù của một thể chế bất công, khiếm khuyết, và suy thoái về mọi phương diện tư duy của con người?
2. Định Chế Làng Nước
Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Trong truyền thống chính trị Việt, người dân không trực tiếp với vua quan mà qua làng. Trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng… của nước chỉ cần căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của toàn làng mà định phần đóng góp.
Do đó, làng là đơn vị nền tảng của cơ cấu chính trị, của chính quyền, của nước. Đang khi gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội, của cộng đoàn, của dân tộc.
Khác biệt với nhiều thể chế chính trị như hiện nay, người dân không phải đơn độc đương đầu trực diện với cơ quan quyền lực, mà còn được bà con thân thuộc của làng nước xóm giềng chia sẻ, trợ giúp, bù đắp, bảo bọc… Miễn là sao mà làng chu toàn được công tác chung, việc nước.
Đối với người dân, làng trở thành một bức tường che, một mái ấm, một bảo đảm vừa vật chất lại vừa tinh thần, vừa thực tế lại vừa pháp lý.
Nhìn chung, làng thôn Việt không phải là nếp sống tự phát, mà được Tổ Tiên tạo thành một thể chế chính trị rất độc đáo, nhân bản và tuyệt vời: Định chế làng nước.
Ông Bà ta cũng phân biệt rõ ràng hai loại công tác chính trị: Việc làng, Việc nước. Và việc làng việc nước khác biệt nhau, từ phần chủ động tới mức độ dấn thân, khả năng tài trí và các vấn đề nhu yếu khác. Bởi thế chúng ta có hai loại công tác làng và công tác nước.
Người dân ai cũng có thể làm việc làng, và ai cũng có quyền can dự vào việc tổ chức, điều hành, bầu cử, hay quyết định của làng. Nhưng để đủ tầm vóc để làm việc nước thì người đó phải học hành ở trường sở, phải thông thạo khoa chính trị An Dân, và phải thi cử (thi hương, thi hội, thi đình) để xác định khả năng tài trí.
Vẫn biết bất cứ nơi nào, bất cứ thời nào cũng có những kẻ sẵn có ưu thế và muốn củng cố thêm quyền lực hay địa vị. Nhưng Chính Thuyết Tiên Rồng luôn quyết tâm sống thực, bảo vệ và kiện toàn định chế tuyệt hảo này qua mấy ngàn năm lịch sử.
Thể chế làng nước, phép vua thua lệ làng, đã giúp người dân nước ta được hưởng nếp sống tự chủ, đang khi vẫn tích cực đóng góp đầy đủ và hòa điệu với đời sống Quốc Gia. Thể chế làng nước là đặc điểm căn cội, làm cho nền Quân Chủ Việt khác biệt với những nền quân chủ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhìn lại trong đời sống và văn hóa Việt, với chủ trương chính đáng về bổn phận của vua quan (người lãnh đạo) và với thể chế làng nước, việc chung được quan niệm và thực sự là việc giúp ích cho mọi người.
Khi vua quan ta cư xử với dân chúng như phụ mẫu (phụ mẫu chi dân), đem hết tâm hồn và tài trí chăm lo cho người dân được hạnh phúc ấm no, và khi người dân được thực sự sống trong tự do dân chủ đúng nghĩa, thì những đóng góp của họ vào việc chung, việc nước chính là một đồng tâm hiệp lực, một tương trợ cần thiết để bảo đảm cho hạnh phúc chung của nhau. Đi làm việc chung chính là ta đem tài trí ra giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Tuy nhiên, nhiều khi việc chung cũng vượt quá nếp sống thường ngày và ít mang lại kết quả lợi lộc trước mắt. Vào thời loạn, gánh vác việc chung còn kèm theo cả nguy hiểm tới tính mạng. Do đó việc chung thường đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, và cũng thường làm cho nhiều người ái ngại; điển hình công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền của Dân Tộc và đòi hỏi xây dựng xã hội dân sự ngày nay.
Thể chế làng nước của Tổ Tiên mà người viết muốn trình bày nơi đây, là một đặc điểm chẳng những đã giúp cho Dân Tộc Việt Nam thoát nạn quân chủ chuyên chế ở thời quá khứ, mà còn là phương thức sẽ giúp cho toàn thể dân ta thoát khỏi ách nô lệ thời đại.
Từ xưa, các nền văn hóa phương Tây đã luôn bắt từng con người đơn độc phải gánh chịu mọi tai ách do giới quyền thế áp đặt. Từ những thuế khóa, sưu dịch, quân vụ… đều ảnh hưởng trực tiếp tới từng người. Và việc chung, việc làng, việc nước được coi như công tác phục vụ cho giai cấp thống trị mà văn hóa của tà thuyết hằng tuyên truyền rêu rao.
Hiện nay, chế độ cai trị chẳng những đã biến đổi tổ hợp của người dân thành phương tiện phục vụ giới đặc quyền, mà còn làm mọi cách để phá hủy tổ ấm gia đình, và những cơ chế bảo bọc toàn dân của xã hội đồng bào.
Khi con người trở thành cô độc lạc lõng, thì những thế lực tiền bạc, quyền chức, luật lệ, chuyên môn, nghiệp đoàn, đảng phái… mặc tình thao túng. Và người dân càng ngày càng trở nên đơn độc, nhỏ bé, bất lực trước một bộ máy quyền thế ngày một thêm to lớn, đàn áp bóc lột một cách tinh xảo, vơ vét toàn bộ tài sản một cách bất nhân phi nghĩa.
3. Hệ Thống Làng Nước
Sống đúng nguyên tắc Giữ Nước Là Việc Của Toàn Dân, Tổ Tiên đã lập hệ thống phòng thủ nơi toàn dân. Làng thôn của dân trở thành một mạng lưới thành lũy và thành một lực lượng trải rộng khắp đất nước.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng vua quan Việt cũng xây thành, nhưng thành thị không phải là nơi tập trung sức nước. Thủ đô và thủ phủ của Việt Nam đã chỉ là những cái làng lớn, có những cơ sở thích ứng cho nhu cầu hành chánh tài chánh, nghi lễ ngoại giao… Khi nguy cấp, vua quan ta đã sẵn sàng bỏ thủ đô mà chạy về làng để chống giặc cứu nước. Từ đó, mất thủ đô đã không có nghĩa là bị mất nước.
Với thể chế làng nước, làng Việt chính là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của người dân, mà cũng là sức mạnh của dân tộc.
Trước mọi cuộc xâm lăng thuộc mọi lãnh vực, trước mọi mưu đồ làm tổn hại cuộc sống hạnh phúc của người dân, hệ thống làng thôn đã luôn luôn là cơ cấu chính yếu giúp dân tộc ta bảo toàn lực lượng, phục hồi sức mạnh, và vùng lên phá tan giặc.
Giặc không những chỉ quân xâm lăng cướp nước hay kẻ nổi loạn phá rối, mà còn là những ai, những gì, ở bất cứ phương diện hay mức độ nào, mà làm thiệt hại cuộc sống hạnh phúc của con người, phá hoại nếp sống thanh bình của dân tộc.
Dưới khía cạnh quân sự làng là nơi huấn luyện mọi người, toàn dân trở thành nghĩa sĩ, chống giặc. Chẳng những có hệ thống canh gác nghiêm nhặt, luôn bảo đảm có lớp người túc trực, mà còn có những lò võ thuật đào tạo ra nhiều bậc anh hùng đánh giặc, nhiều cấp lãnh đạo chỉ huy tài ba.
Làng cũng là nơi phát xuất sức mạnh dân tộc về mọi phương diện. Vì vậy trong công cuộc giữ nước, mở nước, cứu nước thì làng đóng vai trò then chốt và quyết định sự thành công của cả dân tộc.
Ngay nay muốn chiến thắng thì sức dân sức nước phải được phục hồi và phục hoạt bằng thể chế chính trị dân chủ của Làng Nước Việt Nam. Toàn dân toàn diện là Toàn dân vi binh – Toàn địa vi phòng – Toàn tài vi dụng – Toàn quốc vi chính.
4. Kết Luận
"Quê tôi chìm chân trời mờ sương.
Quê tôi là bao nguồn yêu thương.
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn,
là bao vấn vương tâm hồn
người bốn phương…”
Quả thật, chỉ có bình đẳng và thân thương là hai nguyên lý nền tảng của đời sống con người, và được Tổ Tiên ta cơ chế hóa vào trong một hệ thống tổ chức Làng Nước Việt Nam.
Theo thể chế làng nước, giá trị cuộc sống của Người Dân Việt đã không quy định bằng quyền, bằng chức, bằng giàu sang, uy thế, cũng không bằng tài năng, nghề nghiệp, dòng họ, giai cấp, đảng phái… hay trên bất cứ gì ngoài con người, mà trên việc Người Dân Việt thể hiện chính mình một cách trọn vẹn.
Bởi thế trong làng, chúng ta thường kính trọng thiên tước (người có tuổi) hơn nhân tước (người có quyền chức). Vì thiên tước thể hiện việc tạo Hạnh Phúc Làm Người vừa cho chính mình, lại vừa cho những người khác, trong cuộc sống cá nhân cũng như xã hội.
Vì vậy, giá trị cuộc sống của người dân Việt chính là ảnh hưởng hạnh phúc của con người đó đối với những người xung quanh. Trong cuộc sống, ai càng làm cho nhiều người cùng hưởng hạnh phúc Làm Người với chính mình, qua chính mình, thì người đó càng được quý trọng hơn; như thày Chung Quân Nguyễn Đức Tiến, tác gỉa bài Làng Tôi đang sống mãi trong tôi – Quả thật, định chế Nước – Làng của Tổ Tiên là phương cách đoàn kết và thống nhất toàn dân và dựng lại một nước Việt Nam tự do dân chủ, thịnh vượng và hạnh phúc phú cường vậy.
Việt Bào Phạm Văn Bản
Không có nhận xét nào