Header Ads

  • Breaking News

    Tập Cận Bình thừa nhận: “chống tham nhũng thì tham nhũng càng nhiều.”

    https://vietquoc.org/

    12/01/2025


    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczNEHh2FzMPQlIgcsCZfMnR1GuMRXmkcy93GTl1-vrx036nwlkF6A88OsMV3bpj2gZFAO-E2LA9Hc9TbHBfbMlcFWRzLXuu8VYXpZVK9cT8erPE7Of070At63BVjcVBPJeIwdj31yKGzkKNanf9jd52-6A=w488-h332-s-no?authuser=0

    Tranh minh hoa: Tập thừa nhận “chống tham nhũng thì tham nhũng càng nhiều”

    Tại Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản rập khuôn theo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), họ đang hô hào chiến dịch đốt lò nhưng họ cần bao  bao nhiêu lò để đốt hết tham nhũng? Hay vẫn trong tình trạng như quan thầy của họ là Tập Cận Bỉnh đã thú nhận: “càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều”
    Đảng CSVN nổi lên việc đốt lò để dựng “niềm tin” trong lòng quần chúng vốn đã chán nản chế độ do tham nhũng. Nhưng thật tế thì nhiều người đã thấy chiến dịch đốt lò chẳng qua là tranh dành quyền lực trong nội bộ CSVN. Dễ thấy nhất là phe Hưng Yên do Tô Lâm cầm đầu quyết đập tan phe Nghệ Tỉnh [hai phe mạnh nhất trong trung ương đảng CSVN hiện nay].
    Tham nhũng trong chế độ CSVN là  hệ thống cộng đảng, chứ không phải cá nhân hay một nhóm. Một điển hình hệ thống cai trị đảng CSVN có một cán bộ CSVN “A” là cấp trên của cán bộ “B”, thì cán bộ “B” phải cung cấp cho “A” bao nhiêu tiền hằng tháng, nếu không có thì “B” sẽ bị loại ra khỏi vị trí để thay thế bằng một người khác thích hợp hơn và cứ thế tạo nên móc xích từ trung ương đến cơ sở thắt chặt với nhau như một chuỗi.
    Sau khi có chiến dịch đốt lò ra đời, thì lúc đầu ai cũng sợ vạ lây, nên không ai làm việc cứ “sáng vác ô đi chiều vác về” lấy lệ giữ ghế chứ không giải quyết công việc hành chánh vì làm thi sỡ làm con thiêu thân. Bởi thế guồng máy hành chánh bị đình đốn. Tê hơn nữa là họ chỉ ngồi suy tính phương cách tham nhũng mới mà khỏi bị lộ.  Do những sáng kiến tham nhũng mới dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa mà Tập Cận Bình phải thốt lên: “càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều”… 

    Bài viết của ông Lý Tịnh Dao trên Vision Times ghi lại:

    Phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), Tập Cận Bình đã nói: “Những tồn đọng tham nhũng vẫn chưa được loại bỏ được mà nó đang tiếp tục gia tăng”, và rằng “tình hình đấu tranh chống tham nhũng rất phức tạp và nghiêm trọng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất”.
    Đây là lần đầu tiên Tập công khai thừa nhận “càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều”. Ông Ngô Văn Hân – Đại diện Hội Nhân Quyền Quốc Tế, chuyên gia về các vấn đề Trung Cộng – nói với phóng viên của Vision Times rằng phát biểu của Tập Cận Bình cho thấy đối thủ chính trị của ông không những không bị đánh bại mà còn ngày càng đông hơn.

    Đối thủ chính trị của Tập chưa bị đánh bại mà ngày càng đông hơn?

    Ông Ngô nhận định về việc Tập lại nhắc đến vấn đề chống tham nhũng tại đại hội lần này: “Kỳ thực cái mà Tập gọi là tham nhũng, chính là để chỉ các đối thủ chính trị. Nếu Tập kêu gọi tăng cường chống tham nhũng, có nghĩa là ông ấy đang tăng cường lật đổ các đối thủ chính trị. Tham nhũng chỉ là cái cớ, loại kẻ thù chính trị mới là thật”. Trên bề mặt, Tập nói đã bắt ai, đã lấy lại được bao nhiêu tiền cho nhân dân, điều này có thể là sự thật nhưng không phải nguyên nhân chính, mà chỉ là cái cớ. Ông Tập không thể nói người nào đó là kẻ thù chính trị, cùng lắm chỉ có thể nói người đó không trung thành với Đảng.
    Ông Ngô phân tích câu nói “những tồn đọng tham nhũng vẫn chưa được loại bỏ mà đang tiếp tục gia tăng” của Tập có nghĩa là “kẻ thù chính trị vẫn đang làm loạn, hơn nữa càng ngày càng đông”. 

    Các thế lực chống Tập đã gây sức ép và giành được một số quyền lực

    Ông Ngô tin rằng Tập Cận Bình đang bị gây sức ép và đã mất đi một phần sức mạnh quân sự, nhưng vẫn giữ được một số quyền lực: “Tôi đoán là Tập Cận Bình vẫn chưa hạ đài, ông ấy vẫn nắm quyền lực, nhưng đối thủ chính trị của ông gồm các lão làng chính trị trong quân đội với đại diện là Trương Hữu Hiệp, Ôn Gia Bảo, cho đến phe chống Tập thế hệ đỏ thứ hai do Lưu Nguyên đại diện. Họ đang từng bước gây sức ép lên Tập Cận Bình. Bước đi thành công đầu tiên là một phần quyền lực quân sự đã không còn nằm trong tay ông ấy nữa”.

    Nếu Tập Cận Bình bị hạ đài, liệu ĐCST sẽ sụp đổ theo không?

    Về vấn đề này, ông Ngô tin rằng dù Tập có bị hạ đài hay không thì ĐCST vẫn sẽ tiến đến diệt vong, thậm chí có thể diệt vong ngay cả khi Tập còn tại vị. Bởi vì ông ấy là tác nhân chính đẩy nhanh sự sụp đổ của ĐCST.

    Lần đầu tiên Tập công khai thừa nhận “càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều”

    Ông Trần Phá Không, một nhà bình luận chính trị tại Hoa Kỳ, đã phân tích trên kênh truyền thông cá nhân rằng lời phát biểu “những tồn đọng tham nhũng vẫn chưa được loại bỏ mà đang tiếp tục gia tăng” của Tập tại phiên họp Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương ĐCST đánh dấu lần đầu tiên ông công khai thừa nhận “càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều”.

    Ông Trần cho rằng trong 12 năm chống tham nhũng của Tập Cận Bình, tham nhũng không những không được giảm, mà càng ngày càng tăng. Đây được xem là thất bại của Tập ấy trong thời gian nắm chính quyền.

    Thể chế ĐCST là căn nguyên của nạn tham nhũng

    Ông Tập Cận Bình tuyên bố: “Nhiệm vụ xóa bỏ điều kiện và môi trường nuôi dưỡng nạn tham nhũng vẫn còn nặng nề và gian khổ”.

    Theo ông Trần Phá Không, môi trường sinh ra tham nhũng kỳ thực chính là chế độ độc đảng của ĐCST, như Đảng CSVN nói trên. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là chế độ độc tài Cộng Sản mà Tập Cận Bình da94 công khai thừ nhận một lần nữa: “Bởi vì loại chế độ này [ĐCST] không bị giám sát, không được kiểm tra và cân bằng, không có hệ thống tư pháp độc lập, không có tự do báo chí và không có tự do ngôn luận”.

    Ông Trần nhận định chỉ cần làm được 3 việc thì tham nhũng sẽ bị loại bỏ. Thứ nhất, cần công bố tài sản của quan chức. Thứ hai, cần có tự do báo chí. Hiện này không chỉ không thực hiện việc này mà còn kiểm duyệt nghiêm ngặt thông tin. Thứ ba, cần độc lập tư pháp. Trước pháp luật ai ai cũng đều bình đẳng, không chỉ đối với người dân bình thường mà cả giới chức các cấp đến lãnh đạo cao nhất.

    “Nếu không thực hiện 3 điều này thì chống tham nhũng là giả tạo. Do đó 3 câu nói của Tập đã phản ánh 3 lần thất bại. Câu thứ nhất, tham nhũng chưa bị chặn, vẫn còn tồn đọng, chống tham nhũng không thành công. Câu thứ hai, [tham nhũng] vẫn tiếp tục gia tăng, chính là tham nhũng càng ngày càng nhiều. Câu thứ ba, môi trường và điều kiện [sản sinh tham nhũng] chưa bị loại bỏ, tức là chưa chạm đến chế độ, chưa chạm đến căn bản, trị ngọn mà không trị gốc.”

    Ngoài ra, nhà bình luận Vương Hữu Quần cho rằng việc Tập không động đến cơ chế khiến tham nhũng ngày càng gia tăng và lan rộng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến “càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều”.

    Ông Vương đã đăng một bài báo ở nước ngoài, trong đó phân tích 5 lý do khiến Tập “càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều”. Một trong số đó là sự tham nhũng có hệ thống của ĐCST.

    Lý Tịnh Dao, Vision Times

    Nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Tập Cận Bình, tự coi mình là vị cứu tinh, được xức dầu để đưa Đảng Cộng sản và Trung Quốc thoát khỏi tham nhũng và ảnh hưởng của nước ngoài, tiến vào một ‘kỷ nguyên mới’ của sự thịnh vượng, quyền lực và lòng tận tụy chính trị. Liệu tầm nhìn của ông có phù hợp với thực tế hay không lại là một câu hỏi khác.

    https://vietquoc.org/tap-can-binh-thua-nhan-chong-tham-nhung-thi-tham-nhung-cang-nhieu/#more-37832


    Không có nhận xét nào