Header Ads

  • Breaking News

    Nền độc tài cạnh tranh

    Hòa OC

    13/01/2025

    Nếu có ai mời tôi tư vấn về mô hình chính trị nào Việt Nam nên theo đuổi, tôi sẽ trả lời rằng:

    - Không phải mô hình dân chủ kiểu Mỹ

    - Không phải mô hình độc tài kiểu Nga 

    - Không phải mô hình độc tài kiểu Trung Quốc 

    mà là mô hình độc tài cạnh tranh (Competitive Authoritarian) của Singapore.

    Tôi đã đặt chân tới Singapore hơn 10 lần, lần sớm nhất là năm 2004, gần đây nhất là tháng 5/2024. Điều này cũng có nghĩa là tôi chứng kiến được sự thay đổi của Singapore trong suốt 20 năm qua.

    Chính phủ Singapore do độc đảng nắm quyền, là đảng Nhân Dân Hành Động (People's Action Party-PAP), nhưng Singapore có bầu cử tự do. Hai đảng có số ghế thứ 2 và thứ 3 đều là đảng nhỏ và không có cơ hội lấy được đa số ghế quốc hội. Vì lý do này mà Singapore không được giới ngoại giao và chính trị thế giới công nhận là một nền dân chủ (democracy), nhưng thế giới cũng không có cơ sở nào chỉ trích chính phủ Singapore, vì chính phủ Singapore đem lại cho người dân của họ những tiêu chuẩn sống và giá trị cao hàng đầu thế giới, hơn cả các nền dân chủ lâu đời ở Châu Âu.

    Và đây là lý do tôi loại mô hình chính trị của Mỹ, Nga và Trung Quốc ra khỏi kế hoạch tư vấn của tôi.

    1- Mỹ. Việt Nam sẽ không bao giờ có được mô hình lưỡng đảng như Mỹ. Và nếu có được thì sẽ gây ra một cuộc nội chiến kiểu Trịnh Nguyễn phân tranh hay nội chiến giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa.

    2- Nga. Việt Nam chưa có một strongman như Putin để thâu gom quyền lực tuyệt đối như vậy. Và cựu đại tá tình báo KGB, Putin có đầu óc tổ chức và lãnh đạo hơn người. Putin có tham vọng là Peter Đại Đế 2.0 để mở rộng bờ cõi cho đế quốc Nga. Việt Nam không có được nhân vật tầm này.

    3- Trung Quốc. Nền độc tài của Trung Quốc sở dĩ còn tồn tại được là nhờ nền kinh tế phát triển. Dân Trung Quốc đề cao ăn no, mặc ấm, ăn ngon mặc đẹp hơn những thứ tự do khác nên hễ có cuộc sống no đủ thì thể chế chính trị nào cũng không quan trọng đối với họ. Nhưng nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ thì Trung Quốc sẽ giống thời loạn lạc hậu thời nhà Thanh, dẫn đến sự thảm bại trước Anh Quốc trong 2 cuộc chiến tranh nha phiến.

    Vì sao mô hình độc tài cạnh tranh của Singapore thích hợp với Việt Nam ?

    Trả lời: Nếu đảng cộng sản cải cách hành chính, chống tham liêu, tham nhũng, để cử người có khả năng quản trị tốt như nội các của Singapore thì sau khi mở cửa chính trị, các đảng đối lập sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ vững mạnh để chiếm được niềm tin của công chúng, tương tự 2 đảng số 2 và số 3 ở Singapore.

    Đây là sự chuyển đổi trong hòa bình, đem lại sự phát triển tổng lực cho quốc gia nhờ có cạnh tranh chính trị và cạnh tranh trong quyền lực. Cũng như trong kinh tế và kinh doanh, không có cạnh tranh công bằng thì sẽ dẫn tới độc quyền và không phát triển được.

    Còn chuyện hậu quả của độc quyền thì cứ nhìn EVN là biết. Họ gây cản trở cho phát triển, gây phiền cho dân chúng và khiến dân chúng nghèo hơn.

    Dân có giàu thì nước mới mạnh và xã hội mới văn minh được.

    Fb:  https://www.facebook.com/vietwarrior

    Singapore vs Việt Nam

    Singapore có nền kinh tế phát triển vượt bậc so với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào lực lượng lao động trẻ, dồi dào và chi phí lao động thấp.

    Tiêu chí

    Singapore

    Việt Nam

    Quy mô nền KT

    Nhỏ hơn, tập trung vào dịch vụ và công nghiệp kỹ thuật cao

    Lớn hơn, đa dạng hơn với nông nghiệp, sản xuất

    GDP bình quân đầu người (2021)

    69,959 USD (cao hơn rất nhiều)

    3,743 USD (thấp hơn rất nhiều)

    Tăng trưởng GDP (2021)

    7.6%

    2.6%

    Lạm phát (2021)

    2.3%

    1.8%

    Tỷ lệ thất nghiệp (2021)

    2.4% (thấp hơn)

    2.9% (cao hơn)


    Không có nhận xét nào