Nguyễn Ngọc Chính
04/01/2025
"Hương bay ngược gió" (Nhà xuất bản Đà Nẵng & Công ty Khai Tâm)
Nội dung cuốn sách “Hương bay ngược gió” được trình bày qua hai phần chính: (1) Dẫn nhập và (2) Những chuyện về Hành giả Minh Tuệ.
Phần I: Dẫn nhập gồm 4 Chương, bàn về:
1. “Tam y nhất bát”, “Y phấn tảo” và lõi nồi cơm điện của Hành giả Minh Tuệ.
- Y bát đã có từ thời Đức Phật, biểu trưng cho sự giải thoát, xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Bình bát của Hành giả Minh Tuệ là lõi của một nồi cơm điện!
- “Y Phấn Tảo”: những tấm vải người ta vứt ở ngoài đường, trong đống rác, hay ở nghĩa trang, lấm lem bụi đất và bất tịnh, người xuất gia nhặt lấy đem về giặt sạch, rồi cắt rọc may thành y áo để mặc.
2. Pháp tu của Hành giả Minh Tuệ: “13 Hạnh đầu đà”
- (1) Hạnh phấn tảo y, (2) Hạnh ba y, (3) Hạnh khất thực, (4) Hạnh khất thực từng nhà, (5) Hạnh nhất toạ thực, (6) Hạnh ăn một bát, (7) Hạnh không ăn đồ tàn thực, ( Hạnh ở rừng, (9) Hạnh ở gốc cây, (10) Hạnh ở ngoài trời, (11) Hạnh ở nghĩa địa, (12) Hạnh nghỉ ở đâu cũng được, (13) Hạnh ngủ ngồi.
3. Từ Bùi Giáng đến Minh Tuệ:
“Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương
Xin mãi mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn
Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
Còn một đêm còn thở dưới trăng sao.”
(Bùi Giàng - Phụng hiến)
4. Từ Đệ nhất Đầu Đà Ma Ha Ca Diếp đến Hành giả Minh Tuệ.
Ma Ha Ca Diếp là một trong 10 đại đệ tử cùa Tất Đạt Đa Cổ Đàm (Phật Thích Ca) và cũng là người tổ chức, chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giào lần thứ nhất, nhờ vậy mà Tam Tạng pháp bào của đạo Phật còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Bìa sau Hương bay ngược gió
Phần II: Chuyện về Hành giả Minh Tuệ
1. “Con là một người Việt Nam đi tập học theo lời Phật dạy!”.
Chuyện của Tiến Vlog đưa lên YouTube ngày 1/5/2024, với thời lượng 35 phút dành cho 29 câu vấn đáp.
2. “Con luôn vững tin vào lời Phật dạy!”.
Hành giả Minh Tuệ khẳng định ý nguyện quyết đi theo Phật để đạt được mục đích cuối cùng là Giải thoát. Video được thực hiện ngày 8/11/2023.
3. “Cứu được Con, chỉ duy nhất một con đường: làm theo lời Phật dạy!”.
Video xuất hiện ngày 4/8/2023.
4. “Con bộ hành từ giờ cho đến khi chết!”.
YouTuber Nhân Gà Vlogs thực hiện video dài 50 phút ở chân núi Sạn (Nha Trang), ngày 18/12/2022.
5. “Còn thì giờ thì Con còn bộ hành khất thực!”.
Câu chuyện dài 25 phút trong một ngày mưa bão tại Đèo Cả do Youtuber Tuấn Container thực hiện ngày 9/12/2022.
6. “Mục tiêu của Con là học kham nhẫn, rèn luyện kham nhẫn!”.
Câu chuyện dài 40 phút trên YouTube của Nhân Gà Vlogs, tại núi Sạn (Nha Trang).
7. “Có chuớng ngại đến bao nhiêu đi nữa, Con cũng không bỏ cuộc tập học!”.
Video xuất hiện ngày 17/10/2023.
8. “Đi chân đất khất thực, mang ý nghĩa chánh niệm”.
18 lời tâm sự của Hành giả Minh Tuệ trên bước đường tập học, được thực hiện ngày 11/7/2024.
9. “Con bộ hành là để thực hành chánh niệm”.
Câu chuyện lần thứ ba ra Bắc, video thực hiện ngày 24/8/2022.
10. “Đức Thế Tôn dạy: ăn đồ ăn khất thực như nuốt hòn sắt!”.
YouTuber Nhân Gà Vlogs thực hiện ngày 25/8/2023 với độ dài 38 phút.
11. “Phát nguyện Bồ Đề Tâm rồi, đừng bận lòng nữa. Thành gì sẽ khắc thành, cứ thế mà sống cho vui vẻ”.
Video xuất hiện ngày 20/4/2024 trên đường đi Hà Giang.
12. “Khen cũng thế mà không khen cũng như thế!”
Nhân Gà Vlogs kể lại cái duyên tìm được Thầy ở núi Sạn (Nha Trang) lần thứ 2, ngày 3/1/2023.
13. “Những điều tốt tới, Con cũng bình thường, những điều không tốt tới, Con cũng vẫn bình thường!”
Trên quốc lộ 1A, địa phận tỉnh Ninh Thuận, Nhân Gà Vlogs gặp lại Thầy ngày 22/8/2023.
14. “Tội lỗi hay không tội lỗi, tuỳ theo cách nhìn!”
“Đang ngồi mà có người chạy tới nạt nộ, đánh đập chửi mắng: tu như thế này thì không đúng, tu phải ở chùa… thì con cũng thấy bình thường, không dao động…”. Clip này xuất hiện ngày 7/8/2023.
15. “Ngay cả nghe Phật pháp cũng cần phải đủ nhân duyên”.
"Con đi bằng tâm, đi bằng niềm tin, đi bằng tư duy, đi bằng niềm vui của mình, niệm lời Phật dạy…” (Chuyện ngày 21/4/2024)
16. “Chỉ là người tốt thì không thể thành Phật được”.
"Mình sống tốt nhưng mình phải giữ giới thì mới thành Phật được. Tu hành phải có trí tuệ mới thành Phật…”. (Chuyện ngày 2/5/2024)
17. “Chết không là hết!”
“Ai rồi cũng phải chết thôi. Như Lai đạt thành Kim Cương, rồi cũng phải vô thường, chết. Chỉ khi đạt đến Niết Bàn thì cũng không phải là đã hết, đã chấm dứt”. (Câu chuyện ngày 9/11/2023)
18. Hành giả Minh Tuệ và tinh thần Bi-Trí-Dũng.
Chuyện có độ dài 35 phút của YouTuber Nhật Nam TV, phát hành ngày 4/5/2024, mang tên: “Trực tiếp: Sư Minh Tuệ gặp đại gia Hải Phòng trao đổi Phật pháp”.
19. Vô sở hữu – Phần 1
Ngày 28/6/2024, clip dài 60 phút nhưng tác giả Pham Hiền Mây đã phải dùng đến 6 giờ mới ghi lại hết: “Nói là vô thường nhưng cũng không vô thường, chớ không phải cái gì cũng vô thường hết”.
20. Vô sở hữu – Phần 2
Chuyện trên đường đi Cao Bằng, ngày 7/7/2024: “Đức Phật khẳng định có tám cái khổ: sanh, già, bệnh, chết, cầu bất đắc khổ, oán tằng hội khổ, ái biệt ly khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ”.
21. Vô sở hữu – Phần 3
“Khi nào con tu thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi con mới thuyết pháp, chớ bây giờ thì chưa, đang tập học đã, chưa thuyết pháp được”. (Ngày 14/7/2024)
22. Vô sở hữu – Phần 4
Ghi lại lúc 18:00 ở gầm cầu Yên, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình, ngày 28/7/2024: “Xả bỏ, tức là biết cho đi, không tham nữa. Xả bỏ sẽ sinh ra từ, sẽ sinh ra bi. Xả, rồi từ, rồi bi, mình sẽ có hỷ, hoan hỉ, vui vẻ”.
23. Vô sở hữu – Phần 5
Tại lối vài cao tốc Cầu Giẽ, Ninh Bình – Hà Nội, lúc 11:00, ngày 4/8/2024, hành giả kể về chuyện bị đánh: “Việc con bị đánh, đó cũng là những thử thách cho nỗi sân hận của Con… May mà họ chưa lấy cây, lấy gậy, lấy dao, lấy kiếm họ đập con”.
24. Vô sở hữu – Phần 6
Chuyện ngày 11/8/2024: “Ngày xưa con cũng phạm nhiều tội lỗi… sau khi hiểu được lời Phật dạy, Con phát tâm tu hành để trả ơn sinh thành dưỡng dục cho cha mẹ. Gặp ai mình cũng rải tâm từ bi, giống như đối đãi với cha mẹ minh”.
25. Vô sở hữu – Phần 7
“Con ngồi kiết già suốt đêm rồi Con mới ngủ ngồi. Ngủ ngồi trong tư thế kiết già, rất dễ bi đau lưng, trẹo cổ. Bốn năm nay, Con ngủ ngồi, Con không bị gì cà”. (Câu chuyện ngày 18/8/2024).
26. Vô sở hữu – Phần 8
“Đọc kinh sách là phải có niềm tin, có tín lực, có đường lối tu tập, tu hành. Có thiền định, có trí tuệ rồi thì mới xả bỏ được. Mà xả bỏ, thì cũng xả bỏ dần dần”. (Câu chuyện ngày 25/8/2024)
27. “Hạnh phúc chính là Không Có Gì Cả!”
“Với một số người, hạnh phúc chính là có tiền, có xe. Còn như Con, hạnh phúc là được giải thoát. Tuỳ theo mong muốn của họ mà Con ước nguyện cho hạnh phúc của họ thành”. (Ngày 6/8/2023, trên đường lên đèo Bảo Lộc)
Hành giả Minh Tuệ khi chưa đi tu
Trong “Lời mở đầu” của cuốn sách “Hương bay ngược gió” với chủ đề về bước chân tập học của Hành giả Minh Tuệ, tác giả Phạm Hiền Mây có đoạn viết:
“Tôi chuyển thoại video về sư Minh Tuệ, từ nghe nhìn sang văn bản đọc, tính đến nay cũng đã được khoảng hai mươi bảy video… Hai mươi bảy video với thời lượng hơn hai mươi giờ. Nhưng thực tế, tôi cần đến hơn hai trăm giờ mới có thể hoàn tất công việc ghi chép này…”
(Theo YouTube, những Video được đề cập trong bài viết không còn khả dụng do tài khoản kết hợp đã bị chấm dứt).
Tác giả Phạm Hiền Mây giãi bầy thêm:
“Trong khoảng thời gian ấy, tôi nhận ra mình ngưỡng mộ sư Minh Tuệ không phải vì ngài là một nhà sư của Phật giáo, mà là tôi ngưỡng mộ sư với tư cách một cá nhân ngưỡng mộ một cá nhân cùng thời, cùng thế hệ.
“Sư là một tấm gương hiếm có của một người tự do, tự do chọn lựa cách sống của mình. Sư không thích sự ràng buộc, không chỉ với gia đình, đúng với tinh thần xuất gia, giữ gìn sự bình đẳng trong các mối quan hệ, mà còn là với bất kỳ tổ chức nào. Nhưng sư vẫn tuân thủ tuyệt đối luật pháp của đời, tuân thủ tuyệt đối giới luật và kinh pháp của Đức Thế Tôn, tức tôn giáo mà sư đang theo, đề ra.
“Sư là người nói được và làm được, nói và làm luôn nhất quán. Sư là người có lòng can đảm và từ bi. Sư có khả năng kham nhẫn và chịu đựng tột cùng. Sư không biết nói dối, nói láo. Sư sống vui vẻ, lạc quan và luôn lan tỏa những điều tích cực.
"Chưa kể, sư còn là một người khiêm nhường rất mực. Khiêm nhường, hạ thấp mình trước thiên hạ khi tự xưng là “Con”. Điều này khác hoàn toàn với cách sống thượng đội hạ đạp mà ta đang trực tiếp nhìn thấy nhan nhản, khắp nơi: cúi đầu trước miếng ăn, nói lời bợ đỡ trước danh lợi, rạp người tung hô trước quyền thế, cô lập và bắt nạt kẻ yếu, không tấc sắt trong tay...
(hết trích)
Hành giả Minh Tuệ
Sư Thích Minh Tuệ có tên thế danh là Lê Anh Tú, sinh nɡày 19/5/1981 (nhằm ngày 16/4 năm Tân Dậu), tronɡ một ɡia đình khá ɡiả tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó đến năm 1994, thì cả ɡia đình thầy Thích Minh Tuệ chuyển vào sinh sốnɡ tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Thân Phụ của thầy là cụ ônɡ Lê Xuân, sinh năm 1940, cụ là sĩ quan quân đội về hưu, cụ bà là cônɡ nhân cũng đã nɡhỉ hưu của một Nônɡ trườnɡ tại tỉnh Gia Lai. Hai cụ sinh được tất cả 4 nɡười con, thầy Thích Minh Tuệ là nɡười con trai thứ hai tronɡ nhà, nɡười anh trai cả tên là Lê Anh Tuấn sinh năm 1979, nɡười em ɡái tên là Lê Thị Sâm sinh năm 1986 và nɡười em trai út tên là Lê Thìn sinh năm 1988.
Trên bước đường khất thực
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2025/01/huong-bay-nguoc-gio.html
Không có nhận xét nào