https://vietquoc.org/
16/12/2024
Syria địa lý thời nội chiến (2011-2024)
Lời người post: Các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông sau khi kết thúc lật đổ những chế độ độc tài như Libya và Yemen thì họ lâm vào một cuộc chiến triền miên giữa các giáo phái Hồi Giáo hoặc các sắc tộc, hoặc các phe phái khủng bố … Syria hôm nay sau khi lật đổ chế độ độc tài Assad không biết tương lai sẽ ra sao?!
***
Trước mắt, thấy các phe kháng chiến nổi dậy lật đổ nhà độc tài Bashar al-Assad tại Syria đã nhanh chóng cử ra ông Mohamed al-Bashir lên làm thủ tướng lâm thời để dàn xếp công việc quốc sự đó là một điều tích cực…
Nhưng đừng quên rằng Syria là vùng địa chính trị quan trọng ở địa bàn vùng Trung Đông như địa chính trị của Việt Nam ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Một mãnh đất màu mở như vậy không dễ gì để các cường quốc xoay lưng. Nhất là Syria nơi tiếp cận để đi vào khu vàng đen (mỏ dầu) ở vùng Trung Đông.
Nga có thực sự rời bỏ Syria không?
Mặc dù Nga đang “kẹt cứng” chiến tranh ở Ukraine nhưng không dễ dàng rời bỏ vùng đất Syria. Sự sụp đổ của Assad không phải là một mất mát hoàn toàn đối với Nga mà Putin đã bao năm bõ tiền của và máu xương mới có được.
Thoạt nhìn, thì thấy Nga mất Syria là một đòn giáng mạnh vào uy tín ảnh hưởng của Nga và Putin trên chính trường quốc tế. Nhưng thử hỏi rằng liệu Putin có thể giữ Syria trong lúc này được không? Hỏi là trả lời rằng: không thể! Vì Nga phải lo cho chiến trường Ukraine đã đứt hơi. Kinh tế của Nga bị tây phương cấm vận lâu nay cũng bị yếu đi không ít, Nga không có khả năng kham nỗi cho hai chiến trường cùng một lúc nếu không muốn bị “xuất huyết” giữa đường, cuối cùng thì Nga “mất cả chì lẫn chài”. Chi bằng phải lùi một bước ở Syria. Nhưng bước lùi đó không có nghĩa là thua cuộc ở Syria hãy nhìn xem những yếu tố sau:
– Sự sụp đổ của chế độ Assad thân Nga sẽ không dẫn đến thay thế bằng một chế độ mới ở Syria thân Tây Phương như đã xảy ra trong các “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” tở Trung Đông năm 2011.
– Mối quan hệ tốt đẹp của Nga và các nước Trung Đông thủ đắc vàng đen như Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar và Ai Cập – đặc biệt gắn bó với Iran trong trục Nga-Trung-Iran đều do đầu cầu Syria mà có. Nay Nga đã đạt được mục đích thì Syria có gía trị như chiếc cầu đã đi qua?
Điều nghi vần là liệu Nga có còn giữ được căn cứ hải quân và không quân của mình ở Syria hay không? Hãy quan sát các sự việc dưới đây
– Các phe quân sự nổi dậy lật đổ độc tài Assad vừa rồi không tấn công vào các căn cứ quân sự của Nga. Mặc dù họ rất căm thù các máy bay chiến đấu của Nga tại Syria đã 13 năm nay tiếp tục dội bom trên đầu họ.
– Nếu một cuộc tranh giành quyền lực xảy ra đẫm máu giữa những phe nhóm nổi dậy ở Syria, điều này có thể tạo cơ hội cho Nga hợp tác với một bên để chống lại những bên khác.
– Rất có khả năng là Nga cố gắng làm chủ ở tỉnh Alawite dọc theo bờ biển Địa Trung Hải (vùng đất có màu vàng trong bản đồ ở dưới), tỉnh có hai căn cứ quân sự Hải Quân và Không Quân của Nga đang đóng. Với lý giải rằng Hoa Kỳ chiếm đóng ảnh hưởng người Kurd tỉnh phía Tây và Đông Bắc Syria thì Nga cũng làm điều tương tự ở tỉnh Alawite.
– Mấy ngày nay, Mỹ đã lên tiếng Nga phải rút quân khỏi Syria, có nhiều tin đồn nói Nga đã rút, nhiều tin khác lại nói không – Nga không tuyên bố gì, kiểu ngậm miệng ăn tiền. Thật thì Nga không hoan toàn rút hai căn cứ hải quân và không quân của mình tại Syria. và cũng không bàn giao cho chính quyền Syria mới! Không có một tin tức tin cậy nào nói là Nga đã rút đi.
Những căn cứ quân sự của Nga đóng trên tỉnh Alawite (màu vàng)
Syria sẽ rơi vào vòng xoáy nào?
Với sự sụp đổ to lớn của gia đình trị al-Assad cầm quyển hơn nửa thế kỷ, khó dự đoán được mức độ ảnh hưởng đối với Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung như thế nào. Ba trường hợp có thể xảy ra đối với Syria trong tương lai:
Có thể một vùng Trung Đông bình yên (Good Pledge Syria):
Thoáng nhìn, sự sụp đổ của chế độ Assad như là một điều tích cực cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở vùng Trung Đông rằng:
– Một chế độ độc tài tàn bạo ở Syria đã biến mất,
– Iran không còn đường tiếp tế trên bộ cho các phiến quân Hezbollah và những nhóm khủng bố khác do mình điều khiển ở Syria và Lebanon.
– Tuy nhiên, tương lai này phụ thuộc vào Hayat Tahrir al-Sham (HTS) trước đây thuộc tổ chức khủng bố Al Qaeda. Thủ lãnh của HTS là Abu Mohammed al-Jawlani bị Mỹ treo giải thưởng mạng sống là $10 triệu USD. Và hiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn liệt HTS vào danh sách tổ chức khủng bố, dù năm 2016 HTS tuyên bố ly khai khủng bố Al Qaeda và có những hành động điều chỉnh lại hình ảnh của mình như một chính phủ Hồi Giáo. Các nhóm vũ trang nổi dậy họ cũng đã nhận ra hiểm hoạ “đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết” nên đã đồng thuận đưa Mohamed al-Bashir tạm thời Thủ Tướng Syria đại diện có trách nhiệm. Nếu Bashir hoàn thành nhiệm vụ để vượt qua những sóng gió chông gai tranh quyền và hoá giải các thế lực ngoại bang thì Syria sẽ được bình yên…
Syria trong tình trạng hỗn loạn và bạo lực:
Nếu quả thực không may, một tình hình có thể xảy ra do các thế lực quốc tế sau lưng, nhất là Trung Cộng đã bỏ bao hàng chục tỷ USD đầu tư bây giờ mất trắng.
Tính trạng hỗn loạn có thể xảy ra, vì xung khắc của các giáo phái trong Hội Giáo. đã từng chém giết nhau trên khắp vùng Trung Đông sau “Cách Mạng Hoa Lài” như Libya sau sụp đổ của chế độ độc tài Gaddafi, nội chiến liên miên giữa các cánh quân của Giáo Phái Hồi Giáo, các bộ tộc. Yemen vẫn sa lầy trong tình trạng bất ổn vì xung đột nội bộ. Sợ rằng không may Syria có thể giống như Libya hay Yemen do sự cạnh tranh giành quyền lực giữa các nhóm vũ trang khác nhau..
Phân chia phe phái:
Có thể tương lai này sẽ liên quan đến việc tiếp tục nhiều cuộc chia cắt diện tích hiện tại ở Syria. Trong khi HTS gần đây đã mở rộng quyền kiểm soát của mình về phía nam và các khu vực khác của Syria đang nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm kháng chiến khác.
Trong tương lai sự mất đoàn kết liên tục sẽ là tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho nổi dậy của quân khủng bố mới hoặc cũ tái thiết trở lại. Hơn nữa cũng là cơ hội để Iran giúp đỡ các lực lượng ủy nhiệm của nước này ms5nh hơn, dữ dằn hơn.
Vai trò của Mỹ ở Syria
Hoa Kỳ Thay vì ngồi chờ theo dõi các sự kiện diễn ra ở Syria như thế nào mới có phản ứng, thì ngay lập tức Mỹ có khả năng giúp để hoạch định một tương lai tự do dân chủ ở Syria. Mỹ cần hành động tức khắc, nếu không muốn thấy một mớ bòng bong khủng bố rối bời rồi nhảy vào gỡ từng gút thắt. Washington phải bắt tay hành động để định hình các bước đầu tiên của chính thể mới ở Syria. Với đều kiện hiện nay, Mỹ làm càng sớm thì đỡ tốn kém về tài lực cũng như nhân lực như khi phải hành động tuỳ thời.
– Đầu tiên, Mỹ có khả năng viện trợ nhân đạo để có thể hướng dẫn một cơ chế chính trị mới, đồng thời củng cố các một số nguyên tắc dân chủ cần thiết cho Syria. Không thể để nó tự phát đến mức độ không còn kiểm soát được!
– Thứ hai, Syria cần sự hỗ trợ tái thiết đáng kể. Nhu cầu của họ sẽ vượt xa khả năng tài chánh của họ, không có quốc gia nào trám vào khoảng trống to lớn này chỉ có Hoa Kỳ đủ khả năng va 2ha4ng chìa bàn tay nhân đạo ra để thâu phục nhân tân lãnh đạo Syria.
– Giúp cho hàng triệu người tị nạn Syria ở các nước lân bang muốn trở về nhà rất cần hỗn trợ bước đầu, Hoa Kỳ có dùng những tiếp cận như vậy để tiếp cận với chính quyền mới ở Syria
– Đưa Syria vào con đường phục hồi tự do dân chủ là biện pháp bảo đảm nhất để ngăn chặn sự trở lại của Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Iran, va loại ra ngoài vòng pha2p luật những nhóm cực đoan Hồi Giáo hoạt động trở lại.
– Bộ trưởng Ngoại Giao Antony Blinken và Joe Biden hiện là người chịu trách nhiệm hiện hành không nên để cơ hội đi qua.
– Hoa Kỳ nên bổ nhiệm một nhân vật phụ trách Syria với nhiệm vụ viên tái thiết Syria.
Nếu chiếm thời cơ, Syria sẽ là bạn của Mỹ
Sự chuyển giao ở Syria đến một chính phủ mới sẽ cơ hội cho Hoa Kỳ giành lại ảnh hưởng và khuyến khích bất kỳ chính quyền Syria mới nổi nào đóng góp vào sự ổn định, chung sống hòa bình trong khu vực.
Chính quyền sắp tới nên ưu tiên hỗ trợ chính phủ chuyển tiếp nhằm tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng, cho phép người dân Syria, những người đã chịu đựng nhiều năm tàn bạo dưới chế độ độc tài Assad, nay định hình tương lai của chính họ. Nếu Mỹ quyết tâm như vậy, một chính quyền Syria trong tương lai có thể sẽ hoan nghênh sự hỗ trợ và dìu dắt của Hoa Kỳ, trở thành bạn của Hoa Kỳ. Nếu không thì Trung Cộng và Nga sẽ nhúng tay vào lái theo hệ tư tưởng Max-Lenin pha trộn lý thuyết Hồi Giáo.
Tại các diễn đàn lớn, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia liên tục bày tỏ lo ngại về sự khó lường trong cách tiếp cận của Washington quá chậm. Mỹ có khả năng thay đổi nhanh chóng. Chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn nhận ra giá trị trong việc ủng hộ quá trình chuyển đổi có trật tự và ổn định một tương cho Syria.
Hơn bao giờ hết, đừng chừng chờ, Washington xử dụng ảnh hưởng của mình tạo điều kiện cho cuộc đối thoại giữa chính quyền mới ở Syria và Israel. Hợp tác với Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, vá các đồng minh ở Trung Đông của mình đẩy mạnh vai trò để giúp tái hòa nhập Syria vào trật tự quốc tế dựa trên tự do, dân chủ và người dân dân tôn trọng hiến pháp …
Texas, ngày 16 tháng 12 năm 2024
Lê Hoành Sơn
https://vietquoc.org/tuong-lai-syria-se-ra-sao/#more-37723
Không có nhận xét nào