Header Ads

  • Breaking News

    Từ Phát triển đến Dân chủ - Sự Biến đổi của châu Á Hiện đại (kỳ 4)

    Tác giả: Dan Slater Joseph Wong

    Việt dịch: Nguyễn Quang A

    Nhà Xuất bản Princeton University Press, 2022

    Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024 

    https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEh2-dN4JTgBn4B9_qigc_Pz4DEYiIvFqYES5aPWJu_MX4bco8EARApKKUHKvwkK4YWKMyOIMyJGn1BDiD7NjiG3HxUpC8MtZClHSoBTuaAxqCAkQEsQcMuQuMCvcquaxD9c5-HAfhAVo2GaX_f25cY2-zRU9YDdVRUbpfi1cuGqdxixNzkY9XJIg_kPh8XzGwEDJANL4e5t=s0-d

    Các Đặc điểm Chủ chốt của các Cụm

    Tuy vậy, bốn kiểu tín hiệu này không hề vét cạn nhiều cơ chế qua đó sự tạo thành cụm kiến tạo-phát triển có thể xác định các hình mẫu về sự tạo thành cụm dân chủ. Thế giới thực luôn luôn phức tạp hơn các bộ công cụ lý thuyết rất nhiều, mà chúng tôi xây dựng để hiểu ý nghĩa của nó. Mỗi cụm có một lịch sử chính trị chung, với các đặc điểm nào đó định hình các triển vọng cho dân chủ hóa trơn tru, một chuyển đổi gập nghềnh, hay sự vắng mặt dai dẳng hoàn toàn của thử nghiệm dân chủ. Mặc dù chúng tôi đề cập đến các đặc điểm đặc thù-trường hợp và đặc thù-cụm này chi tiết hơn nhiều trong các chương tiếp theo, chúng tôi phải có nghĩa vụ giới thiệu vài thí dụ đặc biệt nổi bật cho mỗi cụm.

    Để bắt đầu, cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển có được vài lợi thế dân chủ vượt xa hơn sự giàu có của nó và sức mạnh đáng chú ý của các định chế chính trị của nó. Tất cả ba nước đã tiến hành cải cách đất đai cực kỳ toàn diện ngay sau Chiến Tranh Thế giới II.10 Điều này đã giúp tạo ra các xã hội quân bình hơn, mà tiêm chủng chúng (miễn dịch) một chút khỏi loại các xung đột tái phân phối khó xử lý mà có thể làm trật đường ray hay cản trở sự nổi lên của các nền dân chủ. Điều này đặc biệt đúng ở Đài Loan, nơi sự chia rẽ sắc tộc giữa những người đại lục và những người Đài Loan bản địa đã khiến cho xung đột tái phân phối hoàn toàn dễ bùng nổ và gây mất ổn định hơn nếu giả như bất bình đẳng kinh tế đã nghiêm trọng. Cũng nên lưu ý rằng trong tất cả ba trường hợp, cải cách đất đai sau chiến tranh được tiến hành bởi liên minh cầm quyền mà rốt cuộc bắt đầu dân chủ hóa. Điều này minh họa các cải cách kinh tế sớm đã tạo ra sức mạnh và sự ủng hộ toàn quốc (kể cả từ nông thôn) ra sao cho các chế độ định hướng kiến tạo-phát triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan sau chiến tranh, cuối cùng dựng sân khấu cho sự thừa nhận dân chủ từ các vị trí sức mạnh bảo thủ.

    Cụm nhà nước chủ nghĩa của châu Á kiến tạo-phát triển cũng được lợi từ sự ngoại hiện (thể hiện ra bên ngoài) mối đe dọa cộng sản trong Chiến tranh Lạnh. Trong tất cả ba trường hợp, chủ nghĩa cộng sản đã là một mối nguy hiểm lớn hơn nhiều từ bên ngoài so với từ bên trong. Điều này là đặc biệt đúng về Đài Loan và Hàn Quốc, nơi các cuộc nội chiến đã để lại một biên giới chính trị theo nghĩa đen giữa các chế độ chống cộng này và các đối thủ cộng sản của chúng ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Độ nhẹ tương đối của mối đe dọa cộng sản trong nước ở tất cả ba trường hợp đã có nghĩa là các lực lượng chính trị bảo thủ đương nhiệm có được sự tự tin ổn định hơn sau khi mở hệ thống cho nền dân chủ đầy đủ so với trong hầu hết láng giềng của chúng.

    Vài đặc điểm chung trong cụm Britannia cũng đáng sự nhắc đến đặc biệt lúc đầu. Việc chia sẻ một di sản thuộc địa Anh đã có nghĩa rằng Singapore, Malaysia, và Hồng Kông đã chia sẻ cả một hệ thống bầu cử kiểu-Westminster và một hệ thống pháp lý được phát triển cao. Không ở đâu trên thế giới những người bảo thủ độc đoán có nhiều kinh nghiệm với các cuộc bầu cử cạnh tranh dựa vào-luật lệ như ở Britannia kiến tạo-phát triển. Và không ở đâu những người đương nhiệm đã được lợi nhiều hơn từ các quy tắc bầu cử ai được nhiều phiếu nhất thì thắng (FPTP) mà đã cho các đảng cầm quyền như UMNO của Malaysia và PAP của Singapore tỷ lệ ghế siêu đa số trong các cơ quan lập pháp tương ứng của chúng, ngay cả khi tỷ lệ phiếu phổ thông của chúng suy sụp.

    Các công dân của Singapore, Malaysia, và Hồng Kông nói chung đã có thể tính đến các cuộc bầu cử cạnh tranh cũng như một hệ thống pháp lý hữu hiệu và chuyên nghiệp một cách hợp lý như sự bù cho những kiểm soát độc đoán đôi khi nghẹt thở của hệ thống của họ. Do một luật trị (rule of law) (hay chí ít “sự cai trị bằng luật-rule by law”)11 mạnh hơn trong các trường hợp Britannia, tham nhũng, mặc dù còn xa mới vắng mặt, được giảm đi hơn trong ba cụm khác nhiều.

    Cũng hãy xét sự định vị địa-chính trị đặc biệt của cụm Britannia kiến tạo-phát triển. Một sản phẩm-phụ bị đánh giá thấp có gốc rễ thuộc địa Anh là các trường hợp trong cụm Britannia kiến tạo-phát triển ít phụ thuộc vào Hoa Kỳ hơn các trường hợp nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc rất nhiều. Hơn nữa, không đúng rằng sự phụ thuộc vào nước Mỹ được thay thế bằng sự phụ thuộc vào Anh quốc. Do thế đứng toàn cầu yếu hơn nhiều của Anh quốc, các chế độ cụm lại trong Britannia kiến tạo-phát triển đã có được một tập hợp cân bằng của các sự phụ thuộc toàn cầu ngăn cản bất kể cường quốc bên ngoài duy nhất nào khỏi việc thống trị chúng.

    Các sự phụ thuộc được cân bằng và phân tán cũng có nghĩa rằng những cú sốc địa-chính trị ít có khả năng hơn để phá vỡ status quo (nguyên trạng) độc đoán. Nhật Bản, Liên Âu, và Australia đều đóng các vai trò hỗ trợ lớn trong Britannia kiến tạo-phát triển, ngoài chủ nghĩa can thiệp nói chung nặng tay của các siêu cường toàn cầu, Hoa Kỳ và Trung Quốc, ra. Thật vậy, mối quan hệ ngày càng bão tố giữa nhân dân Hồng Kông và chính phủ Trung quốc là ngoại lệ chứng minh quy tắc này. Ngay cả sau khi Trung Quốc giành được sự kiểm soát chủ quyền theo nghĩa đen đối với Hồng Kông, những gốc rễ Anh và những sự phụ thuộc toàn cầu cân bằng đã làm khó cho ĐCSTQ của Bắc Kinh để khuất phụ nó hoàn toàn, ngoài việc tăng cường đàn áp.

    Các đặc điểm chung nổi bật cũng đặc trưng cho hai cụm yếu hơn của châu Á kiến tạo-phát triển. Cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của Indonesia, Thái Lan, và Myanmar đều đã thấy quân đội đóng một vai trò quá cỡ trong công việc chính trị quốc gia, đảm bảo sự tự tin ổn định dứt khoát hơn trong việc thúc đẩy dân chủ hóa hơn sự tự tin chiến thắng của các chế độ. Sự yếu tương đối của các đảng độc đoán trong cụm quân phiệt chủ nghĩa đã đi cùng với các nhà nước tương đối yếu dễ thiên về chủ nghĩa gia sản. Sự phát triển kinh tế đã dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Tham nhũng là nghiêm trọng trong cụm quân phiệt chủ nghĩa. Tuy nhiên, nó có những người bảo thủ đương nhiệm trong cụm quân phiệt chủ nghĩa và không trong cụm Britannia mà đôi khi đã thử nghiệm với rủi ro về sự dỡ bỏ các sự kiểm soát độc đoán và đã thử duy trì địa vị cầm quyền của họ giữa sự không chắc chắn vội vã của sự cạnh tranh dân chủ tự do.

    Một phần của lý do nằm trong các hình mẫu lịch sử về bạo lực đã trải nghiệm trong cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển. Hãy nhớ lại rằng mối đe dọa bạo lực chủ yếu đối với các trường hợp nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển (Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc) bắt nguồn từ bên ngoài—từ các đối thủ cộng sản láng giềng. Trong cụm quân phiệt chủ nghĩa, ngược lại, mối đe dọa bạo lực lại đến từ bên trong, dưới dạng các cuộc nổi loạn vùng. Trong phần lớn lịch sử của chúng như các nước độc lập, Indonesia, Thái Lan, và Myanmar đã đối mặt với một mối nguy hiểm lớn hơn của sự chia cắt bởi những kẻ ly khai có vũ trang bên trong hơn là sự xâm chiếm của hoặc những đối thủ bên ngoài hay những kẻ nổi loạn hướng-tâm.

    Các mối đe dọa này đã biện minh cho vai trò lãnh đạo liên tục của quân đội trong chính trị ở Indonesia, Thái Lan, và Myanmar.12 Tuy nhiên chúng cũng đã tương thích hơn với các cải cách dân chủ, theo nghĩa rằng việc đưa các cuộc bầu cử tự do và công bằng vào đã chẳng bao giờ có nghĩa là để cho các lực lượng có tổ chức, mà các quân đội sợ nhất, giành được quyền lực quốc gia. Hết lần này đến lần khác trong cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, dân chủ hóa đã đi cùng với sự tự tin ổn định tăng lên, đặc biệt khi một sự rút lui quân sự khỏi chức vụ quốc gia đã không đe dọa xé nhà nước-quốc gia lãnh thổ rời ra.

    Cuối cùng, cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển có các đặc điểm chung cũng nên được nhấn mạnh ngay từ đầu. Hiển nhiên nhất là ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chắc chắn, Trung Quốc, Việt Nam, và Cambodia đã đều quăng tính chính thống cộng sản sang một bên để theo đuổi chủ nghĩa tư bản do nhà nước-tài trợ như một con đường mới tới sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên ý thức hệ xã hội chủ nghĩa tiếp tục tác động đến sự đối kháng của các nước này với nền dân chủ bầu cử, cho dù đã từ từ theo chủ nghĩa tư bản nhà nước chủ nghĩa. Một cách cụ thể, chủ nghĩa xã hội hứa một con đường thay thế tới một loại nền dân chủ khác với nền dân chủ bầu cử và tự do, nhấn mạnh sự cung cấp các hàng hóa xã hội phổ quát dưới sự giám hộ không bao giờ-chấm dứt của một đảng cầm quyền duy nhất, được hợp pháp hóa bởi vai trò lãnh đạo của nó trong đặc tính cách mạng của quốc gia.

    Mặc dù nó chắc chắn là ích kỷ, nó không chỉ là ích kỷ cho các nhà lãnh đạo của các đảng cầm quyền xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, Việt Nam, và Cambodia để cho rằng các nước của họ đang xây dựng rồi một loại nền dân chủ tốt hơn cái tồn tại ở phương Tây thù nghịch.13 Từ một quan điểm ý thức hệ, người ta có thể cho rằng nền dân chủ tự do đa đảng là không tương thích với DNA của các nước này, khiến cho một điều tra về các triển vọng dân chủ của chúng là viển vông. Thế mà, chủ nghĩa tư bản về mặt ý thức hệ còn thậm chí không tương thích với chủ nghĩa xã hội hơn nền dân chủ, như thế không nên đánh giá thấp các năng lực thích nghi của các chế độ xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển này.

    Có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn, các nước trong cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển chia sẻ một lịch sử bạo lực cách mạng mà đã định hình các triển vọng cho dân chủ hóa cho đến tận ngày nay. Các mức tàn phá khổng lồ của bạo lực chính trị đã đi trước tất cả ba chế độ, kể cả Chiến Tranh Thế giới II và nội chiến tiếp sau ở Trung Quốc; các cuộc chiến tranh giải phóng ở Việt Nam chống lại những người Pháp và những người Mỹ, cộng thêm một cuộc chiến tranh vì sự thống nhất Bắc Nam; và ở Cambodia, sự cai trị cách mạng diệt chủng của Khmer Đỏ, tiếp theo bởi việc Việt Nam xâm lấn và áp đặt đảng cầm quyền xã hội chủ nghĩa mà vẫn cai trị hơn bốn thập niên sau.

    Do đó người ta không thể phủ nhận tính chính danh hobbesian* mà tất cả ba chế độ xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển Á châu đã thu được đơn giản từ việc cung cấp một chút ổn định chính trị, ngay cả trước khi xem xét tầm quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các lịch sử bạo lực này có nghĩa rằng các chế độ này đối mặt với các lực lượng đối lập được tổ chức yếu và ít tín hiệu lôi thôi mà có thể thúc đẩy các cải cách dân chủ—với sự ngoại lệ to lớn của các cuộc biểu tình 1989 trên Quảng Trường Thiên An Môn. Nói chung chúng thiếu các tín hiệu cả rõ ràng nhất (tín hiệu bầu cử) và các tín hiệu mạnh mẽ nhất (tín hiệu lôi thôi) về sự suy sụp chớm nở của các chế độ. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa chúng phải có sự tự tin chiến thắng đáng kể nếu giả như nhiều đảng có bao giờ được phép hình thành từ đầu và cạnh tranh vì chức vụ đối lại các Đảng Xã hội chủ nghĩa cầm quyền được xác lập và lâu bền này.

    Từ các Thiên hướng đến Chính trị

    Chương này đã đưa ra lý lẽ rằng châu Á kiến tạo-phát triển là một khu vực thế giới có thể nhận diện được, một khu vực có thể được chia một cách hữu ích thành các cụm kiến tạo-phát triển khác biệt. Sự tập hợp thành cụm này giúp hết sức trong việc giải thích vì sao một số nước ở châu Á kiến tạo-phát triển đã có một thiên hướng lớn để dân chủ hóa qua sức mạnh hơn các nước khác. Nhưng các thiên hướng không phải là chính trị; chúng đơn giản dựng sân khấu mà trên đó dramatis personae (các nhân vật) của chính trị đóng vai. Trong các chương tiếp theo, chúng tôi cho thấy làm thế nào các chế độ độc đoán với các sức mạnh ấn tượng nào đó nhận được các tín hiệu rằng status quo độc đoán không thể kéo dài mãi mãi. Việc này thúc họ suy ngẫm và tiến hành các thử nghiệm chính trị vụ lợi mới mà trong một số trường hợp đi xa đến mức dân chủ hóa đầy đủ.

    Phần lớn sự chú ý của chúng tôi trong cuốn sách này được dành cho cụm mẫu mực cho dân chủ qua sức mạnh: cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của Nhật Bản (chương 3), Đài Loan (chương 4), và Hàn Quốc (chương 5). Chính các trường hợp này, nhất là Đài Loan, trình bày logic và để lộ ra động học của dân chủ qua sức mạnh như chúng tôi đã lập thuyết trong hai chương mở đầu. Các trường hợp này sau đó được đặt cạnh Trung Quốc và ĐCSTQ cho đến 1989 (chương 6), nơi chúng tôi cho rằng một sự thiếu sức mạnh kiến tạo-phát triển đã có nghĩa ĐCSTQ đối mặt với một sự lựa chọn giữa sự đàn áp thẳng tay và sự sụp đổ đối mặt với những người biểu tình trên Quảng Trường Thiên An Môn và khắp đất nước. Chế độ, tất nhiên, đã chọn đàn áp thẳng tay.

    Rồi chúng tôi đưa ra hai chương so sánh mở rộng logic nhân quả từ các trường hợp tốt nhất của lý thuyết của chúng tôi sang các trường hợp ranh giới của nó. Đầu tiên, chúng tôi xem xét một cụm kiến tạo-phát triển mà đã thấy những kinh nghiệm dân chủ phòng ngừa từ các vị trí sức mạnh kém hơn cụm nhà nước chủ nghĩa rất nhiều—cụ thể là, cụm quân phiệt chủ nghĩa kiến tạo-phát triển của Indonesia, Thái Lan, và Myanmar (chương 7). Rồi chúng tôi phân tích một cụm mà đã không thấy sự thử nghiệm như vậy bất chấp sức mạnh ấn tượng tương tự với sức mạnh của cụm nhà nước chủ nghĩa: cụm Britannia kiến tạo-phát triển của Singapore, Malaysia, và Hồng Kông (chương 8). Vì số phận của nền dân chủ trong cụm xã hội chủ nghĩa kiến tạo-phát triển phụ thuộc quá áp đảo vào Trung Quốc, và xem xét các hệ lụy to lớn của dân chủ hóa Trung quốc cho cả dân cư lớn nhất trên trái đất và toàn bộ thế giới, chúng tôi dành chương 9 chủ yếu cho trường hợp Trung quốc, trước khi chuyển sự chú ý của chúng tôi theo kiểu lướt qua hơn đến Việt Nam và Cambodia.

    Chính tại giai đoạn này trong cuốn sách mà, về cơ bản, khoa học chính trị bắt đầu ngồi ghế sau của lịch sử chính trị. Mặc dù chúng tôi tin rằng lý thuyết dân chủ qua sức mạnh của chúng tôi cho cái nhìn sâu sắc vào các hình mẫu dân chủ hóa và chủ nghĩa độc đoán của châu Á kiến tạo-phát triển hơn bất kể lý thuyết hiện có khác nào, chúng tôi không có ý định gợi ý rằng lý thuyết của chúng tôi có lẽ có thể miêu tả chính xác lĩnh vực phức tạp này của các trường hợp lịch sử.

    Mục tiêu chủ yếu của chúng tôi trong các chương tiếp là để hiểu đúng các lịch sử của sự phát triển và dân chủ hóa trong 12 trường hợp này, và bằng cách ấy đưa chúng vào các thảo luận rộng hơn về vì sao nền dân chủ xuất hiện khắp thế giới nói chung. Cho dù bạn đọc thấy ít giá trị gia tăng trong lý thuyết cảnh ngộ (conjunctural) mà chúng tôi đề xuất để hiểu nền dân chủ và chủ nghĩa độc đoán ở châu Á kiến tạo-phát triển, có nhiều để học trong các lịch sử mà chúng tôi cố gắng nhất để giám tuyển (chọn). Các lý thuyết của chúng ta về dân chủ hóa vẫn bị suy nhược tồi tệ nếu chúng ta không tính đầy đủ các lịch sử phức tạp như vậy.

    Phân tích của chúng tôi bắt đầu với trường hợp dân chủ hóa lớn nhất trong lịch sử thế giới mà các nhà khoa học chính trị đơn giản đã chẳng bao giờ xem là phù hợp để lý thuyết hóa, đối xử với nó như một ví dụ không đáng quan tâm về nền dân chủ bị các lực lượng Mỹ chiếm đóng áp đặt bằng vũ lực từ bên ngoài: Nhật Bản.

    3. Nhật Bản

    NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ KIẾN TẠO-PHÁT TRIỂN ĐẦU TIÊN CỦA CHÂU Á

    NHẬT BẢN CHÍNH THỨC ĐƯA Chiến Tranh Thế giới II đến Thái Bình Dương trong 1941, khi các máy bay quân sự Nhật tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Các cường quốc đồng minh nhanh chóng chuyển sự chú ý của chúng đến việc giao chiến trong Chiến tranh Thái Bình Dương, ngoài các chiến dịch đang diễn ra của chúng ở châu Âu. Việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trong đầu tháng Tám 1945 đã thúc đẩy sự đầu hàng vô điều kiện của thiên hoàng Nhật bản vào ngày 15 tháng Tám. Vào cuối chiến tranh, hơn hai triệu lính Nhật đã bị giết. Kể cả những cái chết dân sự, lên đến ba triệu người Nhật đã chết trong chiến tranh.

    Trong vòng vài tuần sau khi Nhật Bản bị đánh bại, các nước chiến thắng—các Đồng minh do Hoa Kỳ lãnh đạo—đã thiết lập một chính quyền chiếm đóng kéo dài từ 1945 đến 1952. Mục tiêu chính giữa các mục tiêu của nước Mỹ trong sứ mệnh hậu chiến của nó là để “phi quân sự hóa và dân chủ hóa” Nhật Bản. Sử gia John Dower mô tả các tham vọng của nước Mỹ như một “sự biểu hiện đáng chú ý của chủ nghĩa lý tưởng ngạo mạn—cả tự cho là đúng đắn và thực sự có tầm nhìn.” Sự chiếm đóng, dưới sự cai trị với bàn tay sắt của Tướng Douglas MacArthur, dự định không chỉ cải cách các định chế chính trị Nhật bản mà để biến đổi hoàn toàn xã hội Nhật bản và nền chính trị của nó.1

    Theo nhiều cách, cuộc chiếm đóng đã tìm cách để tái tạo Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá theo hình ảnh dân chủ riêng của nước Mỹ. Sự ban hành hiến pháp dân chủ của Nhật Bản đã phần nhiều phản ánh sự kiêu ngạo chiến thắng của Hoa Kỳ cũng như là một hậu quả của sức mạnh quân sự và kinh tế ghê gớm của nó trong thời khắc sau chiến tranh đó. Hãy tưởng tượng: hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản có hiệu lực trong tháng Năm 1947 tại một buổi lễ trước Cung điện Hoàng gia khi một dàn nhạc Nhật biểu diễn hành khúc “Stars and Stripes Forever” (hành khúc chính thức của Hoa Kỳ). Trong bối cảnh này, người ta có thể xem nền dân chủ của Nhật Bản—mà đã kéo dài với sự ổn định đáng chú ý cho đến tận ngày nay—như chẳng gì phức tạp hay gây bối rối hơn một sáng tác nước ngoài được áp đặt lên một nước Nhật Bản yếu. Nói một cách đơn giản, nền dân chủ của Nhật Bản là một nền dân chủ bị áp đặt.

    Chúng tôi không tranh cãi với hình ảnh chuẩn về Nhật Bản sau 1945 như bị đánh bại hoàn toàn. Chiến Tranh Thế giới II đã tàn phá nước này. Hàng triệu binh lính và công dân Nhật bị giết trong chiến tranh. Các bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki đã gây ra sự tàn phá to lớn cho quốc gia và các định chế của nó. Chính phủ bị hỗn loạn. Chiến tranh đã phá hủy nền kinh tế một thời-phát đạt của Nhật Bản. Năng suất công nghiệp ngay sau chiến tranh đã quay lại các mức trước-1930. Choáng váng vì cả sự tàn phá và sự xấu hổ, tâm thần của đất nước đã dễ vỡ. Vì thế, người ta có thể kết luận một cách hợp lý rằng bởi vì Nhật Bản đã yếu và dễ bị tổn thương, nó đã có ít lựa chọn trừ chấp nhận và làm theo một sự chuyển đổi dân chủ bị một nước Mỹ hùng mạnh áp đặt từ bên ngoài. Trường hợp Nhật bản có vẻ là trường hợp hoàn hảo của dân chủ qua sự yếu kém, và lạc lõng với một cuốn sách về dân chủ qua sức mạnh.

    Nhật Bản đã không dân chủ hóa mình, theo chuyện kể thông thường này; Hoa Kỳ đã dân chủ hóa Nhật Bản. Như Mary Alice Haddad tóm tắt một cách phê phán sự giải thích quá đơn giản hóa và thông thường này, “Nhật Bản đã thua chiến tranh trong 1945. Hoa Kỳ đã cho nó một hiến pháp dân chủ. Nhật Bản đã trở thành một nền dân chủ.”2 Giống Haddad, chúng tôi bác bỏ sự giải thích chuẩn, đơn giản hóa, và hoàn toàn bên ngoài này, trong đó các chính trị gia Nhật bản đã đóng một vai trò tối thiểu và tầm thường trong việc dẫn đến một nền dân chủ ổn định và lâu bền ở Nhật Bản. Chuyển đổi dân chủ của Nhật Bản đã vẫn chưa được lý thuyết hóa một cách đáng đáng thương, được hiểu đơn giản như một câu chuyện về nền dân chủ qua sự áp đặt.

    Đây là lý lẽ của chúng tôi: các elite dân sự bảo thủ Nhật, những người đã tích lũy các nguồn quyền lực chính trị hay “các sức mạnh có trước” trong các thập niên trước chiến tranh, đã không hề bị xóa sổ ngay sau Chiến Tranh Thế giới II. Nhiều người cộng tác trong chế độ phát xít quả thực đã bị kết án vì tội ác chiến tranh và không còn liên quan nữa. Tuy nhiên nhiều elite bảo thủ, mà ban đầu đã ủng hộ các thử nghiệm dân chủ sớm của Nhật Bản trong các năm 1920, đã không bị truy tố. Các elite bảo thủ đó, mà đã tìm được cách để “luồn qua,” như sử gia Andrew Gordon diễn đạt, cuối cùng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và củng cố sự chuyển đổi dân chủ của Nhật Bản với các lãnh đạo chiếm đóng.3 Nền dân chủ hậu chiến ở Nhật Bản vì thế phần lớn đã là sự sáng tác của các chính trị gia bảo thủ Nhật, những người, giống Quốc Dân Đảng ở Đài Loan, các nhà độc tài ở Hàn Quốc, và thậm chí đảng Golkar độc đoán ở Indonesia, cuối cùng đã thấy nền dân chủ là một cách để lấy lại và duy trì quyền lực chính trị.

    Chúng tôi cho rằng, các elite chính trị bảo thủ Nhật đã không hề yếu và bất lực trong 1945 như hầu hết mọi người giả định; khi họ tìm được cách để nổi lên từ đống đổ nát của chiến tranh, cũng thế là các nguồn lực về sức mạnh chính trị và kinh tế có trước. Trong khi bản thân Nhật Bản bị làm yếu đi kinh khủng về mặt tuyệt đối, sức mạnh tương đối của những người bảo thủ dân sự được nâng cao đột ngột bởi sự hủy bỏ quân đội Nhật Bản và sự giảm bớt của Nhật hoàng sau chiến tranh. Các chính trị gia bảo thủ cũng đã giữ lại các mối quan hệ sâu với bộ máy quan liêu nhà nước hướng dẫn sự phát triển công nghiệp và kinh tế xuất sắc của Nhật Bản bắt đầu trong thế kỷ thứ mười chín. Họ đã vẫn liên hệ với các nhà lãnh đạo công nghiệp trước chiến tranh, những người sẵn sàng làm sống lại sự phát triển công nghiệp của Nhật Bản. Quan trọng nhất, elite chính trị đã làm sống lại các đảng bảo thủ, mà họ đã thành lập hàng thập niên trước nhưng rơi vào chủ nghĩa phát xít trong các năm 1930. Bằng việc làm sống lại các đảng và hệ thống đảng, các chính trị gia bảo thủ đã chuẩn bị sẵn sàng để cai quản trong một nền dân chủ mới.

    Nói cách khác, trong tiến trình chiếm đóng của nước Mỹ từ 1945 đến 1952, những người bảo thủ đã trở nên ngày càng tự tin rằng sự đưa nền dân chủ vào sẽ không làm xói mòn các cơ sở quyền lực chính trị và kinh tế của họ. Họ nhận ra rằng sự cạnh tranh dân chủ, trong đó các đảng bảo thủ có được các lợi thế đáng kể đối với những đối thủ cạnh tranh của họ bên cánh tả, thực ra sẽ giúp củng cố sự nắm quyền của họ, tuy trên một sân chơi bằng phẳng hơn. Sức mạnh của bộ máy quan liêu nhà nước, mà đã vẫn nguyên vẹn sau chiến tranh, đã trấn an các chính trị gia bảo thủ về sự ổn định chính trị và kinh tế cần để phục hồi quỹ đạo phát triển của Nhật Bản trước chiến tranh. Theo ngôn ngữ lý thuyết của chúng tôi, các chính trị gia bảo thủ đã có cả sự tự tin chiến thắng và sự tự tin ổn định, dựa vào độ bền của các nguồn lực sức mạnh trước chiến tranh của họ. Nền dân chủ vì thế đã không đơn giản bị áp đặt lên Nhật Bản, như sự hiểu biết thông thường gợi ý. Đúng hơn, các elite bảo thủ Nhật thừa nhận và cuối cùng đi theo nền dân chủ bởi vì họ đã tự tin nó phục vụ các lợi ích của họ để làm vậy.

    Chúng tôi không tìm cách viết lại lịch sử trong chương này, khẳng định sai rằng sự chiếm đóng Mỹ đã không phải là một điều kiện trước quan trọng cho nền dân chủ để bén rễ ở Nhật Bản hậu chiến. Sự chiếm đóng rõ ràng đã là cần thiết cho sự biến đổi dân chủ của Nhật Bản; mà không có nó, thì nền dân chủ sẽ không được thiết lập mau chóng như vậy. Tuy vậy, bản thân sự can thiệp Mỹ đã là không đủ để giải thích đầy đủ sự chuyển đổi hậu chiến và sự củng cố dân chủ cuối cùng trong dài hạn của Nhật Bản, nó cũng chẳng thể giải thích sự ổn định đáng chú ý của nó sau các năm 1950.

    Nhật Bản đã không trở thành nền dân chủ ổn định dài nhất của châu Á đơn giản bởi vì nước Mỹ đã muốn và cung cấp nó. Như sự giải thích của chúng tôi trong chương này cho thấy, elite bảo thủ ở Nhật Bản đã có thể đảo ngược thử nghiệm dân chủ sau chiến tranh nhiều lần, và đặc biệt một khi sự chiếm đóng Mỹ chấm dứt, nhưng họ đã chọn không đảo ngược bởi vì nền dân chủ đã có lợi cho những người bảo thủ. Chúng tôi cho rằng, trong khi nền dân chủ đã phục vụ các lợi ích địa-chính trị của nước Mỹ, nó cũng phục vụ các lợi ích chính trị và kinh tế của các elite Nhật, và một cách cụ thể elite bảo thủ còn lại từ thời kỳ trước chiến tranh. Như chúng ta sẽ thấy trong trường hợp Hàn Quốc trong các năm 1960 (chương 5), những người bảo thủ đương nhiệm trong cụm “nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển” đã có khả năng hoàn hảo để đảo ngược các thử nghiệm dân chủ khi họ dưới sự ép buộc cùng cực, bất chấp các quan hệ mạnh của họ với Washington.

    Trong chương này, chúng tôi khẳng định rằng các elite bảo thủ của Nhật Bản đã thừa nhận dân chủ một cách chiến lược để bảo toàn sức mạnh chính trị và kinh tế của họ, và rằng các sức mạnh trước đó của họ được thừa kế từ các thập niên phát triển đã cho họ sự tự tin chiến thắng và sự tự tin ổn định cần thiết để khởi động và cuối cùng duy trì con đường dân chủ. Kinh nghiệm sau chiến tranh của Nhật Bản chuyển từ sự phát triển đến nền dân chủ, trong khi không phải là tấm gương về dân chủ qua sức mạnh—vai trò quan trọng đó thuộc về Đài Loan (được khảo sát kỹ trong chương 4)—cung cấp cẩm nang cho các chế độ chuyên quyền tại châu Á kiến tạo-phát triển để chọn một cách chiến lược và phát đạt trong nền dân chủ. Nhật Bản cung cấp một thí dụ tích cực về việc kết hợp sự phát triển với nền dân chủ, và các nước dân chủ hóa muộn hơn trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển—cụ thể là, Đài Loan và Hàn Quốc—đã mô phỏng kinh nghiệm Nhật bản.

    Hiện đại hóa Nhật Bản

    Nhật Bản ngày nay là một cường quốc kinh tế mạnh. Với tư cách nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nó chắc chắn đã là một phép màu phát triển thế kỷ thứ hai mươi sau chiến tranh, một nước dẫn đầu giữa các đầu tàu kinh tế của châu Á kiến tạo-phát triển. Tuy nhiên Nhật Bản thực ra đã bắt đầu nỗ lực của nó tới tính hiện đại trong giữa thế kỷ thứ mười chín. Câu chuyện về Nhật Bản hiện đại bắt đầu trước tất cả các trường hợp khác được khảo sát trong cuốn sách này. Các nguồn gốc của nó nằm trong các năm 1860 với Minh trị Duy tân.

    Nhật Bản đối mặt lần đầu tiên với phương Tây và công nghệ ưu việt của nó trong 1853, khi Hoa Kỳ phái một hạm đội tàu chiến vào Vịnh Edo. Việc này đã buộc Nhật Bản, trước kia bị cô lập với nền kinh tế thế giới, để mở các cảng của nó. “Các tàu chiến đen,” như chúng được biết đối với những người Nhật, đã là một sự phô trương đáng sợ của tính hiện đại và sức mạnh quân sự nước ngoài. Sự lạc hậu của Nhật Bản đối mặt với sức mạnh nước ngoài đã dẫn đến những sự nhượng bộ và các hiệp định thương mại Nhật bản. Sức mạnh Mỹ đã cạy các cảng Nhật bản để mở cho thương mại quốc tế, mà khơi mào những cố gắng của Nhật Bản để nhanh chóng hiện đại hóa và bắt kịp phương Tây.

    Sự chạm trán của Nhật Bản với phương Tây đã thúc đẩy các cải cách nội bộ để hiện đại hóa nền chính trị và xã hội Nhật bản, cũng như nền kinh tế của nó. Minh trị Duy tân đã là một “cuộc cách mạng từ trên xuống,” một sự sự biến đổi cách mạng do elite-lãnh đạo hơn là một cuộc nổi dậy nhân dân từ dưới lên.4 Bắt đầu trong năm 1868, các nhà cai trị Nhật bản đã từ bỏ hệ thống chính trị phong kiến của họ, dỡ bỏ hệ thống giai cấp daimyo (đại danh [điền], 大名[田], lãnh chúa phong kiến) của nó và chế độ bảo hộ shogunate (mạc phủ, 幕府, các chiến binh phong kiến) của nó.

    Trong sự phản ứng lại với các tàu chiến đen, quân đội Nhật cũng đã hiện đại hóa. Chế độ Minh trị đã lập ra một quân đội quốc gia, phát triển những năng lực hải quân của nó, và đưa nghĩa vụ quân sự vào. Quan niệm về một “quốc gia” Nhật bản đã bén rễ trong Minh trị Duy tân, với sự đưa vào một phương ngữ ngôn ngữ tiêu chuẩn và một hệ thống giáo dục quốc gia. Về mặt phát triển chính trị, triều đình (廷) đã ban hành hiến pháp Minh trị trong 1889, mà đã dẫn đến sự tạo ra một cơ quan lập pháp quốc gia, Đế quốc Nghị hội (Imperial Diet帝国議会), tức là Quốc hội, trong năm 1890.

    Sự hình thành một bộ máy nhà nước quan liêu hiện đại đi cùng với sự củng cố quyền lực hành chính trong chế độ Minh trị. Trước kia, các lãnh chúa daimyo đã quản lý các vấn đề nhà nước như phần của một nhóm elite phong kiến. Hành chính công trước Minh trị Duy tân đã phục vụ các lợi ích của giai cấp địa chủ quý tộc và duy trì một sự cân bằng giữa các lãnh chúa phong kiến. Sự nổi lên của một nhà nước hiện đại và bộ máy quan liêu mạnh, tuy vậy, đòi hỏi một ngành dân chính chuyên nghiệp, kỹ trị, và, thật quan trọng, khắp toàn quốc.

    Trong 1887, các nhà cải cách Minh trị đã đưa vào cuộc thi công chức quốc gia đầu tiên của Nhật Bản. Sự tuyển dụng theo chế độ nhân tài (meritocratic) đã đảm bảo các quan chức nhà nước được chọn từ giữa những người giỏi nhất và sáng dạ nhất, có kỹ năng với tài chuyên môn kỹ trị. Bộ máy quan liêu theo chế độ nhân tài của Nhật Bản Minh trị đã là một đặc điểm chính của mô hình nhà nước kiến tạo-phát triển Á châu được mô phỏng trong thời kỳ sau chiến tranh bởi các nước phát triển muộn trong cụm nhà nước chủ nghĩa kiến tạo-phát triển, Đài Loan và Hàn Quốc.5

    Bộ máy quan liêu hiện đại của Nhật Bản đã tập trung vào sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa đuổi kịp. Sự chạm trán của nó với phương Tây đã thừa nhận nền kinh tế Nhật Bản bị tụt lại phía sau đến thế nào trong quan hệ với các cường quốc đang công nghiệp hóa khác. Dựa vào tài chuyên môn kỹ trị của những người được tuyển dụng vào nhà nước kiến tạo-phát triển, chế độ Minh trị đã sửa hệ thống tài khóa của chính phủ, và một cách cụ thể năng lực của nó để thu thuế và phân bổ các nguồn lực công cho sự phát triển kinh tế quốc gia.

    Với khả năng để đánh thuế và chi tiêu, nhà nước Minh trị đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng cứng như đường sắt, các xưởng đóng tàu, và các cảng. Giữa năm 1880 và 1900, chẳng hạn, đường sắt quốc gia đã tăng gần ba lần rưỡi về độ dài, tăng tốc khả năng của Nhật Bản để phát triển một nền kinh tế được tích hợp toàn quốc và trên cơ sở thương mại. Chính phủ cũng đầu tư vào cơ sở hạ tầng mềm, nhất là với sự đưa giáo dục công và chăm sóc sức khỏe hiện đại vào.

    Các khoản đầu tư chính phủ đã mang lại kết quả. Tổng thể, sản xuất chế tác ở Nhật Bản đã tăng hai lần rưỡi giữa 1895 và 1915, vượt qua sự tăng trưởng ở Hoa Kỳ. Tuy vậy, nhà nước đã không đầu tư bừa bãi vào bất cứ và tất cả các khu vực công nghiệp,. Nhà nước kiến tạo-phát triển đã áp dụng một chiến lược chọn những kẻ thắng. Nó đầu tư các nguồn lực công vào các khu vực được bộ máy quan liêu nhận diện là có tầm quan trọng chiến lược cho nền kinh tế Nhật bản, như thép và đóng tàu trong các khu vực công nghiệp nặng, cũng như vào các ngành chế tác thâm dụng-lao động. Sản xuất trong khai mỏ, một công nghiệp chiến lược ở Nhật Bản, đã tăng bảy lần trong phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín. Chính phủ và khu vực-tư nhân đầu tư vào các xưởng dệt làm tăng sản xuất tơ, mà đã là quan trọng cho nền kinh tế xuất khẩu đang phát triển nhanh của Nhật Bản.

    Nhà nước kiến tạo-phát triển cũng đã nhúng tay vào việc nuôi dưỡng và tổ chức các hãng công nghiệp. Bộ máy quan liêu đã giám sát và tích cực khuyến khích đầu tư vào các hãng zaibatsu (tài phiệt, 財閥), các công ty công nghiệp tổng hợp đồ sộ của Nhật Bản. Các hãng lớn, hơn là các doanh nghiệp nhỏ, chi phối phong cảnh công nghiệp của Nhật Bản. Các hãng zaibatsu như Mitsubishi và Mitsui đã tận dụng đòn bẩy tiết kiệm do quy mô và tích hợp các chuỗi cung quốc gia để giành được sự thống trị kinh tế ở trong nước và một địa vị chắc chắn trong thương mại quốc tế. Các hãng Nhật nhanh chóng leo lên các bậc thang công nghệ, bắt kịp với phương Tây và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Trong một thời gian tương đối ngắn, Nhật Bản đã trở thành một nhà chế tác công nghiệp có sức cạnh tranh toàn cầu.6

    Vào lúc chuyển giao thế kỷ, Nhật Bản đã là một quốc gia công nghiệp hiện đại: tự-túc, được hội nhập toàn cầu, và an toàn về mặt quân sự. Nó đã là một “quốc gia giàu” với một “quân đội mạnh.” Nhật Bản hiện đại đã bắt kịp phương Tây và bắt đầu diễu võ dương oai trong khu vực. Nhật Bản đã đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh để kiểm soát bán đảo Triều Tiên trong 1895. Dẫn đến hiệp ước nhượng Đài Loan cho Nhật Bản, mà nó đã cai trị như một chế độ thuộc địa cho đến sự kết thúc của Chiến Tranh Thế giới II. Trong 1910 Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên, và dựng sân khấu cho chương trình nghị sự đế quốc chủ nghĩa và bành trướng của Nhật Bản trong các năm 1930.

    Thử nghiệm với nền Dân chủ

    Lý thuyết hiện đại hóa nói cho chúng ta rằng hiện đại hóa xã hội, kinh tế, và chính trị sinh ra những sự bất bình của chính nó và tạo ra một xã hội đòi hỏi khắt khe hơn. Những kỳ vọng cho sự tham gia chính trị dân chúng mau chóng xuất hiện ở Nhật Bản đang hiện đại hóa. “Các thần dân” đế quốc của chế độ Minh trị ngày càng xem mình như “các công dân” hiện đại. Sự phản kháng dân chúng và sự huy động cho cải cách chính trị, như Phong trào các Quyền và sự Tham gia Chính trị, xuất hiện trong cuối thế kỷ thứ mười chín và kết tinh thành một văn hóa chính trị bất đồng ở Nhật Bản Minh trị.

    Các công dân Nhật bắt đầu thách thức quyền lực chuyên chế của nền quân chủ và triều đình. Họ đòi tiếng nói và sự tham gia lớn hơn vào việc họ bị cai trị thế nào trong đầu các năm 1900. Sự bất bình chính trị lan ra khắp quốc gia. Khi Nhật Bản đã hiện đại hóa, các công nhân công nghiệp tổ chức và huy động trên đường phố và trên sàn xí nghiệp. Các cuộc nổi loạn, đình công công nhân, và các cuộc biểu tình dân chúng đã trở nên ngày càng phổ biến. Các công dân tìm kiếm cơ quan lập pháp quả quyết hơn được hứa hẹn, nhưng không được thực hiện, trong hiến pháp Minh trị. Họ đòi chính phủ mở rộng quyền bỏ phiếu, mà chính phủ đã phải mở rộng từ từ suốt các năm 1910 và các năm 1920, lên đỉnh điểm trong Đạo Luật quyền Bầu cử Phổ quát năm 1925. Nói đơn giản, khi xã hội Nhật bản và nền kinh tế của nó hiện đại hóa, các công dân đã đòi và nhận được nhiều dân chủ chính trị hơn.

    Chế độ Minh trị, mà về mặt chính trị đã khá tiến bộ theo nhiều cách, đáp ứng lại các đòi hỏi dân chúng cho cải cách bắt đầu vào lúc chuyển giao thế kỷ. Trong các năm 1910, Nhật Bản bắt đầu mở hệ thống chính trị của nó, thử nghiệm với các hình thức dân chủ về chia sẻ quyền lực và các định chế cho sự quản trị tham gia dựa vào công dân hơn. Các chính sách cứu trợ xã hội và chống nghèo cũng được phát triển. Thời kỳ cải cách ban đầu này, trải từ các năm 1910 đến suốt các năm 1930, được biết đến như thời đại dân chủ Taisho, được đặt tên theo Thiên Hoàng Taisho (Đại chính), người cầm lái triều đình lúc đó.

    Đặc điểm chính của thử nghiệm dân chủ Nhật ban đầu là sự xuất hiện của các đảng trên vũ đài chính trị. Một tờ báo có ảnh hưởng, Osaka Asahi Shimbun (Triêu Nhật Tân Văn Osaka-Báo buổi sáng Osaka), có một bài xã luận trong 1924 tuyên bố, “Các đảng chính trị nên thiết kế các chính sách quốc gia cho các công dân như một toàn thể và hỏi các công dân liệu các chính sách của họ là đúng hay sai.” Ngay từ đầu, các đảng chính trị ở Nhật Bản đã không chỉ là một cơ-chế thể-chế để tổ chức và huy động quyền lực chính trị; chúng được xem như các diễn viên chính trị hợp pháp bởi vì chúng phản ánh và đại diện ý chí và các sở thích của các công dân. Bài xã luận tiếp tục, “Nếu các nguyên tắc của nó [của đảng] không còn thống nhất với ý chí của các công dân nữa, nó phải chuyển giao chính phủ cho một đảng đối lập.”7 Quan niệm rằng quyền lực chính trị phải được chia sẻ và có khả năng được chuyển giao giữa các đảng tranh đua với nhau phản ánh một sự hiểu về những sự luân phiên dân chủ trong chính phủ cũng như một cam kết với sự cạnh tranh bầu cử hơn sự thoáng qua rất nhiều. Các công dân Nhật đã kỳ vọng các đảng chính trị cạnh tranh vì quyền lực.

    Các nguyên tắc dân chủ cơ bản đã bén rễ ở Nhật Bản trước chiến tranh. Với sự ngoại lệ của hai năm từ 1922 đến 1924, các đảng chính trị đã thành lập tất cả các nội các chính phủ giữa 1918 và 1932 trong thời nền dân chủ Taisho, thử nghiệm dân chủ đầu tiên của Nhật Bản. Nội các do đảng-lãnh đạo mở đầu được Thủ tướng Hara Takeshi thành lập trong 1918, người đã là nhà lãnh đạo đầu tiên được chọn từ cơ quan lập pháp được bàu. Cho đến đầu các năm 1930, một nội các được dân bàu, do đảng-lãnh đạo (ngược với do quân đội- hay độc đoán-lãnh đạo) đã là hình thức chính phủ phổ biến nhất trong thời kỳ này của nền dân chủ đế quốc.

    Tuy vậy, nền dân chủ Taisho đã không tương đương với dân chủ đầy đủ của Nhật Bản. Rốt cuộc, nền dân chủ đế quốc đã là một thử nghiệm có thể đảo ngược, báo trước các thử nghiệm khác có thể đảo ngược mà xuất hiện khắp châu Á kiến tạo-phát triển—bắt đầu với bản thân Nhật Bản—trong thời kỳ sau chiến tranh. Hiến pháp Minh trị phản ánh một sự hỗn hợp của sự cai trị độc đoán với một số đặc trưng của sự tham gia dân chủ và sự chia sẻ quyền lực chính trị. Ví dụ, hiến pháp đã trao quyền cho thiên hoàng để là quyền lực chính trị tối cao ở Nhật Bản đế quốc, mặc dù nó cũng cho phép sự hoạt động của các định chế chính trị tham gia như Hội nghị quốc gia (Diet), cơ quan lập pháp được bàu. Nền dân chủ Taisho đã dựa vào sự cân bằng mỏng như lưỡi dao cạo giữa các truyền thống độc đoán Minh trị và một quỹ đạo dân chủ mới chớm nở.8

    Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thử nghiệm dân chủ ban đầu của Nhật Bản—được nhắc tới như “nền dân chủ đế quốc”—được xây dựng trên nền tảng của sự chia sẻ quyền lực chính trị giữa các diễn viên được bàu và không-được bàu. Trong ngôn ngữ của chương của chúng tôi về chủ nghĩa quân phiệt kiến tạo-phát triển, nó đã là một loại “sống chung.” Mặc dù các công dân đã bàu các thành viên của cơ quan lập pháp, các quyền lực lập pháp của Diet bị ràng buộc bởi các diễn viên không-được bàu khác trong hệ thống chính trị phức tạp. Chẳng hạn, Viện Quý tộc (House of Peers, 貴族院), thượng viện của cơ quan lập pháp, có chức năng kiểm tra nội các. Viện Xu [Cơ] Mật (Privy Council枢密院) được thiên hoàng bổ nhiệm trực tiếp, có quyền phủ quyết sự lập pháp. Để đảm bảo duy trì một bàn tay trực tiếp trong việc quản trị Nhật Bản, thiên hoàng chỉ định Genro (Nguyên lão元老), một đoàn nhỏ của các elite chính trị trung thành với quốc vương khuyên ngài về các vấn đề chính sách. Genro đã có quyền bổ nhiệm thủ tướng, đảm bảo triều đình có một tiếng nói về ai lãnh đạo chính phủ. Quân đội hiện đại đã đóng một vai trò đáng kể trong việc duy trì trật tự và sự ủng hộ chế độ đế quốc khi nói đến việc dập tắt các mối đe dọa khởi nghĩa dân chúng.

    Như thế, khái niệm nền dân chủ đế quốc thể hiện một sự căng thẳng giữa một nền quân chủ hùng mạnh và được kính yêu và một chính phủ dân sự được dân bàu. Nhiều sử gia kết luận rằng nền dân chủ thời Taisho giỏi nhất chỉ là một nền dân chủ hời hợt và thiếu sót sâu sắc chắc chắn sẽ sụp đổ. Các khai niệm “đế quốc” và “nền dân chủ” là mâu thuẫn, họ chỉ ra, và khó để hòa giải trong thực tiễn. “Đế quốc” ngụ ý uy quyền tối cao của nền quân chủ, mà vi phạm điều kiện tiên quyết tự do về “chính phủ của nhân dân” nội tại của nền dân chủ.

    Andrew Gordon, thừa nhận các mâu thuẫn này, tuy nhiên chỉ ra rằng cái gọi là các nhà dân chủ đế quốc trong thời kỳ này đã “ủng hộ-thiên hoàng, ủng hộ-đế chế,” thế nhưng đồng thời “đã cam kết với các quan niệm khó nắm bắt về chính phủ và sự can dự dân chúng trong chính trị” như thế nào. Nền dân chủ đế quốc trong thời Taisho, theo Gordon, đã giải quyết các mâu thuẫn của nó và đã kéo dài vì một sự quyến rũ bởi vì các mục tiêu của thiên hoàng, quân đội, bộ máy quan liêu, và các đảng chính trị dân chủ “đã liên quan một cách logic với nhau.” Nói cách khác, các diễn viên chính trị này đã cùng tồn tại—và quả thực đã chia sẻ quyền lực—ở Nhật Bản thời Taisho bởi vì họ được liên kết và ràng buộc bởi một khát vọng quốc gia để hiện đại hóa nhanh chóng Nhật Bản.9

    Tuy vậy, sự liên kết này đã không kéo dài. Sau gần một thập niên rưỡi của các chính phủ do đảng-lãnh đạo ở Nhật Bản thời Taisho, thử nghiệm dân chủ đã sụp đổ, được thay thế bằng một chế độ quân sự phát xít sau 1932. Các khủng hoảng kinh tế khác nhau, bị suy thoái toàn cầu tàn phá sau 1929 làm cho nổi bật, đã vạch trần các chính phủ do đảng-lãnh đạo vì sự bất lực của chúng để quản lý sự rối loạn kinh tế. Sự đổ lỗi chính trị phải được đặt ở đâu đó, ai đó phải gánh chịu: các đảng chính trị, và một cách cụ thể các chính phủ do đảng-lãnh đạo.10

    Ngay từ 1927, khu vực ngân hàng Nhật bản, bị lượng lớn nợ xấu công nghiệp đè nặng, đe dọa một khủng hoảng không trả được nợ, dẫn đến sự hoảng loạn lan rộng. Các công dân Nhật đã chỉ trích chính phủ do đảng-lãnh đạo vì việc xử lý khủng hoảng ngân hàng của nó, đòi Viện Cơ Mật ban hành các sắc lệnh khẩn cấp để chặn một sự sụp đổ tài chính hoàn toàn. Vài năm muộn hơn, khi Đại Suy Thoái lan ra trong 1929, nền kinh tế Nhật từ từ ngừng lại, như nhiều nền kinh tế khác quanh thế giới. Lại bất chấp mong muốn của chính phủ, các ngân hàng đã lợi dụng Suy Thoái bằng việc đầu cơ đồng yen, kiếm lợi trong đầu các năm 1930 trong khi những người Nhật bình thường đau khổ. Nhật Bản đã trải qua một khủng hoảng kinh tế cũng như một khủng hoảng quản trị.

    Trong khi những kẻ đầu cơ trục lợi trở nên giàu có trong Suy Thoái, lương giảm và hoạt động công đoàn và sự bất ổn định chính trị tăng khắp Nhật Bản. Số tranh chấp lao động bùng nổ từ 282 vụ trong 1920 lên 906 vụ trong 1930. Ít người được tha trong Suy Thoái. Giá cả hàng hóa lao xuống, mà đã có một tác động gây tê liệt lên khu vực nông nghiệp của Nhật Bản. Thu nhập trung bình hộ gia đình canh nông đã mất một nửa hầu như một sớm một chiều, từ một trung bình 1.366 yen trong 1929 xuống chỉ còn 641 yen trong 1931. Số tranh chấp tá điền-địa chủ đã tăng hơn sáu lần trong thời gian này, từ 408 vụ trong 1920 lên 2.478 vụ trong 1930, và lại tăng lên hơn 6.800 vụ trong 1935.

    Sự bất ổn định chính trị, kinh tế, và xã hội lan rộng trong các năm 1920 và vào các năm 1930 đã làm mất uy tín hệ thống đảng và các chính phủ do đảng-lãnh đạo. Các đảng bị coi như bất lực để lãnh đạo đất nước. Cái chúng tôi gọi là “sự tự tin ổn định” đổ nhào bên đường. Trong khi đó, chủ nghĩa dân tộc sô vanh đã lan ra khắp Nhật Bản, một tầm nhìn được truyền bá giữa các chính trị gia ngang phổ ý thức hệ, bởi những kẻ phát xít cánh hữu cũng như các tổ chức lao động thiên tả mà đã từ bỏ đấu tranh giai cấp để ủng hộ chủ nghĩa dân túy dân tộc chủ nghĩa. Giữa khủng hoảng chính trị kinh tế cuối các năm 1920 và các năm 1930, thiên hoàng mất sự tự tin vào khả năng của các đảng chính trị để cai quản Nhật Bản, làm bùng nổ các mâu thuẫn của nền dân chủ đế quốc non nớt của Nhật Bản.11

    Sự mất tính chính danh của chính phủ do đảng-lãnh đạo đã mở một cửa sổ cơ hội cho quân đội để giành giật quyền lực chính trị khỏi các chính trị gia được bàu và các đảng của họ. Sự đổ vỡ dân chủ hiện ra lù lù trên đường chân trời. Thử nghiệm dân chủ có thể đảo ngược sắp bị đảo ngược.

    Trong đầu các năm 1930, quân đội công khai coi thường chính phủ dân sự. Trong 1931, chẳng hạn, quân đội đã xâm chiếm Trung Quốc và thiết lập một chế độ bù nhìn ở vùng Mãn Châu, bất chấp những mối lo ngại bên trong nội bộ các đảng về các khát vọng bành trướng của Nhật Bản. Vụ “hãm hiếp Nam kinh” khét tiếng 1937 đã là một tình tiết đặc biệt tàn bạo. Hàng trăm ngàn người Trung quốc bị tàn sát, kể cả hàng chục ngàn phụ nữa và con gái bị hãm hiếp và bị giết, khi các lực lượng Nhật chiếm thành phố cảng Trung quốc. Ở trong nước, chính phủ ngày càng bị các chính trị gia phát xít và chống-dân chủ thâm nhập, những người đã liên kết với quân đội, vây bắt các nhà hoạt động đối lập. Đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài của nền dân chủ Taisho, các phái cánh hữu của quân đội Nhật bản đã ám sát Thủ tướng Inukai Tsuyoshi trong 1932. Ông đã là người đứng đầu cuối cùng của chính phủ dân sự của Nhật Bản cho đến khi sự kết thúc của chiến tranh gần một thập niên rưỡi sau đó.12

    Tuy vậy, trước khi đóng lại phần cuốn sách về cố gắng đầu tiên của Nhật Bản với cái đã là một nền dân chủ thất bại ngoạn mục, thật quan trọng để thừa nhận các di sản lâu dài của nền dân chủ Taisho và dự án hiện đại hóa Minh trị, và tác động của chúng lên sự biến đổi dân chủ sau chiến tranh của Nhật Bản.

    Thứ nhất, hiến pháp Minh trị đã đảm bảo rằng sự chia sẻ quyền lực chính trị là một đặc điểm mấu chốt của hệ thống chính trị Nhật hiện đại, cho dù thực tiễn của nó cuối cùng đã thua chủ nghĩa quân phiệt phát xít. Cũng đã rõ rằng chừng nào quân đội có được quyền lực áp đảo, sân chơi chính trị chẳng bao giờ có thể là ngang bằng, và như thế tầm nhìn của nền dân chủ đế quốc thời-Taisho bị thiếu sót cơ bản trừ phi nó có thể được cải cách sâu sắc hơn.

    Thứ hai, Minh trị Duy tân đã phá hủy các vết tích của chủ nghĩa phong kiến ở Nhật Bản đế quốc. Từ đây xuất hiện một đội ngũ elite chính trị và kinh tế mà cuối cùng đã trở thành các quán quân Nhật bản cho sự phát triển và nền dân chủ sau 1945.

    Thứ ba, các cố gắng hiện đại hóa trong thời kỳ cải cách Minh trị đã tạo ra một bộ máy quan liêu quốc gia hiện đại mà đã tìm được cách vẫn còn nguyên vẹn trong sự chuyển đổi sau chiến tranh. Tính liên tục quan liêu đã là một nguồn tự tin rằng việc dân chủ hóa hệ thống chính trị sau chiến tranh sẽ không tự động dẫn đến sự bất ổn định. Đúng hơn, sự phục hồi kinh tế do nhà nước-lãnh đạo có thể ổn định hóa Nhật Bản, và bộ máy quan liêu, nếu còn nguyên vẹn, đã là cốt yếu cho sự phục hồi này.

    Thứ tư, thử nghiệm dân chủ ban đầu của Nhật Bản đã đưa vào các đảng như một tổ chức chính trị khả thi, dù lúc đó bị yếu, để huy động các công dân và tạo ra tính chính danh đại chúng cho chính phủ. Các di sản này, mà có thể có vẻ tầm thường khi đối mặt với chủ nghĩa phát xít, đã dựng sân khấu cho sự biến đổi dân chủ cuối cùng—và thành công tuyệt vời—của Nhật Bản.

    Xây dựng nền Dân chủ hậu chiến

    Thiên hoàng Hirohito đưa ra đề nghị đầu hàng của Nhật Bản vào ngày 15 tháng Tám 1945, vài ngày sau khi các bom nguyên tử của nước Mỹ san bằng Hiroshima và Nagasaki. Sự tàn phá và sự phá hủy của các bom nguyên tử đã là quá sức chịu đựng, và sự đầu hàng của Nhật Bản được chính thức ký vào ngày 2 tháng Chín 1945. Theo nghĩa đen trong vòng mấy ngày, sự chiếm đóng do Hoa Kỳ-lãnh đạo đã đảm nhiệm quyền lực hành chính, với mục tiêu rõ ràng để phi quân sự hóa và dân chủ hóa Nhật Bản.

    Tuyên bố Potsdam, bản kế hoạch cho sự đầu hàng và sự tái kiến thiết sau chiến tranh của Nhật Bản, quy định rất rõ ràng rằng “các quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, và tư tưởng, cũng như sự tôn trọng các quyền con người cơ bản, sẽ được thiết lập.” Đoạn 10 của tuyên bố nêu rõ rằng “chính phủ Nhật bản sẽ dỡ bỏ tất cả các trở ngại cho sự hồi sinh và việc tăng cường các xu hướng dân chủ giữa nhân dân Nhật bản.”

    Đáng chú ý rằng các nhà lãnh đạo chiếm đóng đã không xem nền dân chủ như một khái niệm hoàn toàn mới hay ngoại lai ở Nhật Bản. Thay vào đó, họ thừa nhận các hạt giống của thử nghiệm dân chủ được gieo hàng thập niên trước và các di sản tích cực của nền dân chủ Taisho cho Nhật Bản sau chiến tranh. Mục tiêu của lực lượng chiếm đóng như thế là để phục hồi và cuối cùng củng cố nền dân chủ ở Nhật Bản, hơn là sáng chế ra nó một lần nữa.

    Tướng Douglas MacArthur đứng đầu cuộc chiếm đóng do Hoa Kỳ-lãnh đạo. Trong vai trò của mình như Chỉ huy tối cao cho các Cường quốc Đồng minh (SCAP), ngay lập tức ông khởi động một chương trình nghị sự cải cách dân chủ. Chịu trách nhiệm chiếm đóng, MacArthur đã sử dụng quyền lực chính trị và thẩm quyền to lớn của mình ở Nhật Bản. Một lần ông đã tự châm biếm rằng ông là người cầm quyền chính trị tối cao mới của Nhật Bản, thậm chí hùng mạnh hơn nền quân chủ và cơ quan lập pháp. Các công dân Nhật bản đã nhắc tới tướng MacArthur như shogun với đôi mắt xanh.

    Thật quan trọng, chính quyền chiếm đóng đã không cai trị trực tiếp Nhật Bản. Thay vào đó, nó đã quản trị “gián tiếp,” chọn để hợp tác với các nhà lãnh đạo Nhật bản để tiến hành cải cách. Từ một quan điểm chính trị, đã là nhạy cảm về việc tỏ ra quá nặng tay trong cách tiếp cận của nó để cải cách hệ thống chính trị của Nhật Bản. Nó đã không muốn được xem như đang áp đặt nền dân chủ qua vũ lực hay sự ép buộc. Lực lượng chiếm đóng, chẳng hạn, đã cố ý định khung chương trình nghị sự cải cách dân chủ của SCAP như “khuyến nghị riêng của chính phủ [Nhật bản]” nhằm để nuôi dưỡng tính chính danh trong nước.13 Như nhà khoa học chính trị Nhật bản Sodei Rinjero cho rằng thành công của các nỗ lực cải cách của lực lượng chiếm đóng một phần là do “sự hợp tác bản địa” mà GHQ (Tổng Hành dinh của lực lượng chiếm đóng) đã tìm kiếm và nhận được từ các chính trị gia Nhật bản.14

    Chiến lược cai trị gián tiếp, tuy vậy, đã không chỉ được chính trị thúc đẩy. Từ quan điểm thực tiễn và hành chính, lực lượng chiếm đóng đã cần các chính trị gia Nhật bản để dẫn đầu cải cách dân chủ. Trong vòng vài tuần sau sự đầu hàng của Nhật Bản, lực lượng chiếm đóng đã toan tính để bổ nhiệm ngay lập tức một thủ tướng để thành lập một chính phủ lâm thời có thể thực hiện chính xác cải cách dân chủ. Ban đầu SCAP đã chọn một thành viên của hoàng gia để đóng vai trò đó. MacArthur nhanh chóng bỏ kế hoạch đó vì ứng viên đầu tiên đã tỏ ra không hợp tác.

    Ban lãnh đạo chiếm đóng đã đòi hỏi các đối tác Nhật bản đáng tin cậy và có năng lực nếu nó phải xây dựng một nền dân chủ mới. MacArthur quay sang chính trị gia và nhà ngoại giao kỳ cựu Kijuro Shidehara để hợp tác với và thực hiện kế hoạch cải cách của lực lượng chiếm đóng. Trước chiến tranh, Shidehara đã là bộ trưởng ngoại giao, một người bảo thủ ôn hòa bênh vực nền dân chủ đế quốc do đảng-lãnh đạo và phản đối các chính sách bành trướng của Nhật Bản trong các năm 1930. Bị chế độ phát xít thời chiến gạt sang bên, ông tiếp tục là một thành viên của thượng Viện Quý tộc, nhưng không còn là phần của cơ quan lập pháp hay nội các Nhật bản nữa. Mặc dù ông dự định về hưu khỏi chính trị sau chiến tranh, Shidehara được MacArthur bổ nhiệm làm thủ tướng lâm thời trong tháng Mười 1945, và ông ngay lập tức thành lập một nội các lâm thời. Trong cuối 1945, chính phủ Shidehara bảo thủ đã cải cách các luật quyền bỏ phiếu, mở rộng quyền bỏ phiếu cho phụ nữ và hạ thấp tuổi bỏ phiếu, một báo hiệu về các cải cách dân chủ sắp tới.

    Như trong các trường hợp dân chủ qua sức mạnh khác mà chúng tôi khảo sát trong cuốn sách này, tính liên tục trong sự lãnh đạo chính trị đã là một đặc tính chủ chốt của chuyển đổi dân chủ Nhật bản. Mặc dù Nhật Bản bị đánh bại trong chiến tranh và sau đó bị cường quốc nước ngoài chiếm đóng, chiến tranh đã không xóa bỏ giai cấp lãnh đạo chính trị của Nhật Bản. Như chúng tôi đã lưu ý sớm hơn trong chương này, một di sản quan trọng của nền dân chủ thời-Taisho đã là sự tạo ra và sự kéo dài của một đội ngũ chính trị gia bảo thủ mà đã là các quán quân của nền dân chủ đế quốc.

    Các chính trị gia này là sản phẩm của Minh trị Duy tân. Họ giữ các quan điểm bảo thủ và truyền thống về vai trò của nền quân chủ, chắc chắn, tuy nhiên họ đã là những người chủ trương chính phủ do đảng-lãnh đạo, được dân chúng bàu. Bị gạt sang bên lề trong chế độ phát xít của các năm 1930, các chính trị gia này—như thủ tướng lâm thời Shidehara—đã tìm được cách vượt qua sự chuyển đổi sau chiến tranh. Họ đã không chỉ sống sót cuộc chiến tranh; họ đã vẫn xác đáng về mặt chính trị đối với các công dân Nhật bản, một di tích quan trọng của các thử nghiệm dân chủ ban đầu của Nhật Bản. Với quân đội bị què và nền quân chủ bị kiềm chế, các chính trị gia này đã thấy sức mạnh tương đối của họ trong hệ thống cai trị Nhật bản được mở rộng đáng kể.

    Các chính trị gia bảo thủ đã trở thành các đối tác quan trọng của lực lượng chiếm đóng trong việc cải cách hệ thống chính trị Nhật. Về khía cạnh này, cuộc chiếm đóng đã trao quyền cho họ để lãnh đạo cải cách dân chủ ở Nhật Bản. Họ chắc chắn đã hợp tác với các nhà lãnh đạo chiếm đóng, nhưng các chính trị gia bảo thủ này cũng đã giúp định hình tiến trình cải cách dân chủ. Họ đã không là các tác nhân thụ động mà thay vào đó là các tác nhân tích cực của sự thay đổi chính trị ở Nhật Bản.

    Hiến pháp dân chủ đã xảy đến như thế nào minh họa quá trình hai bên này. Sự chấp nhận hiến pháp dân chủ của Nhật Bản trong mùa xuân 1946 và sự ban hành nó trong 1947 là trung tâm của các cố gắng của cuộc chiếm đóng để dân chủ hóa Nhật Bản. Hiến pháp đã tạo ra và đã tăng cường các định chế dân chủ, kể cả sự mở rộng các quyền và các quyền tự do cho tất cả các công dân. Diet quốc gia được trao quyền như định chế chính cho việc hoạch định chính sách công. Sân chơi chính trị trở nên bằng phẳng hơn. Vai trò của thiên hoàng bị hạ xuống một vai trò tượng trưng. Quan trọng nhất, quân đội bị ràng buộc nghiêm ngặt, hạn chế quy mô của nó và khả năng của nó để mua vũ khí. Hiến pháp dân chủ được nhắc đến như hiến pháp “hòa bình,” để phản ánh mức độ mà quân đội đã bị nhổ nanh.

    Sự hiểu biết thông thường là, bởi vì các cố vấn của MacArthur đã soạn hiến pháp, quá trình làm hiến pháp đã gồm ít đến không input (đầu vào) nào từ những người Nhật. Nó đã cứ như, như Mary Alice Haddad diễn đạt, lực lượng chiếm đóng do Mỹ-lãnh đạo đơn giản “đã cho” và áp đặt một hiến pháp dân chủ lên Nhật Bản. Đúng là một nhóm nhỏ chuyên gia Mỹ được SCAP chỉ định đã soạn hiến pháp cuối cùng được Nhật Bản chấp nhận và ban hành. Cũng đúng là các nhà đàm phán của lực lượng chiếm đóng đã đe dọa để đưa dự thảo hiến pháp ra công khai nhằm gây áp lực lên chính phủ lâm thời Nhật bản để chấp nhận phiên bản Mỹ.

    Tuy vậy, không đúng rằng phía Nhật bản, và một cách cụ thể các chính trị gia bảo thủ được lực lượng chiếm đóng bổ nhiệm để giúp lãnh đạo cải cách dân chủ, đã không có tiếng nói hay năng lực hành động (agency) nào trong quá trình. Bên dưới sự tường thuật thông thường về nền dân chủ qua sự áp đặt có một câu chuyện sâu hơn về sự tranh cãi, thương lượng, và sự nhượng bộ ở cả hai bên: một mặt, bên chiếm đóng, và, mặt khác, các nhà lãnh đạo chính trị bảo thủ của Nhật Bản, kể cả các thành viên nội các của Shidehara.15

    Không lâu sau khi sự chiếm đóng bắt đầu, SCAP đã mời chính phủ Nhật để soạn một hiến pháp mới cho Nhật Bản. Những người bảo thủ do là những người bảo thủ, chính phủ lâm thời Nhật bản đã đề xuất một hiến pháp giữ lại nhiều yếu tố độc đoán của chế độ Minh trị, đáng chú ý là một vai trò chính trị nổi bật cho thiên hoàng. Nói đơn giản, họ đã tìm cách để hồi sinh nền dân chủ đế quốc, mặc dù không có đế chế hải ngoại.

    Các nhà lãnh đạo chính trị bảo thủ Nhật đã không chịu khuất phục tầm nhìn Mỹ về nền dân chủ mà không có một cuộc đấu tranh. Họ đã tin, hóa ra là một cách ngây thơ, lực lượng chiếm đóng có thể chấp nhận dự thảo hiến pháp của họ, hay ít nhất xem xét nó trong các cuộc thương lượng. Chính khi đó MacArthur, hoài nghi rằng chính phủ lâm thời Nhật bản đã có sự táo bạo để đề xuất một hiến pháp như vậy, đã chỉ định một nhóm nhỏ bên trong GHQ để soạn một phiên bản mới. Nói cách khác, chỉ sau khi Nhật Bản đã có một sự rạn nứt trong việc soạn ra hiến pháp riêng của nó thì lực lượng chiếm đóng do Hoa Kỳ-lãnh đạo mới bắt tay vào việc soạn một phiên bản sửa đổi.

    Dự thảo hiến pháp ban đầu từ chính phủ lâm thời Nhật bản làm rõ rằng chính phủ sẽ không chấp nhận một hiến pháp “nước ngoài” mà không đầu tiên có một tiếng nói về Nhật Bản có thể được quản trị thế nào. Quả thực, MacArthur, nhờ công trạng của ông, đã không bỏ qua thực tế chính trị Nhật bản. Ông đã nhận ra tầm quan trọng của thiên hoàng và nền quân chủ như một lực lượng tạo sự thống nhất ở Nhật Bản. Thiên hoàng đã không thể bị loại bỏ hoàn toàn, dù đáng ghét như khái niệm về một nền quân chủ đối với những người Mỹ và bản thân MacArthur. MacArthur đã buộc phải nhượng bộ vì các triển vọng của nền dân chủ dựa một phần vào vai trò của thiên hoàng trong việc tạo sự cố kết và sự ổn định quốc gia ngay sau chiến tranh, cũng như trong việc hợp pháp hóa một hiến pháp mới. MacArthur đã miễn cưỡng thừa nhận rằng một hiến pháp có thể chấp nhận được cho Nhật bản cần duy trì nền quân chủ.

    Như thế, khi tướng Mỹ Courtney Whitney viếng thăm các nhà lãnh đạo Nhật bản cấp cao trong tháng Hai 1946 để thảo luận hiến pháp, ông trình bày một dự thảo giữ lại một vai trò biểu tượng cho thiên hoàng và nền quân chủ, một sự nhượng bộ chiến lược từ phía Mỹ cho chính phủ lâm thời bảo thủ của Nhật Bản. Bất chấp những sự nhượng bộ của MacArthur, phản ứng Nhật bản là thù địch một cách có thể dự đoán được. Đoàn đại biểu Nhật bản, do bộ trưởng ngoại giao (và thủ tướng tương lai) Shigeru Yoshida dẫn đầu, cho rằng hiến pháp chịu số phận thất bại ở Nhật Bản và “đơn giản là không thể chấp nhận được.” Học giả pháp lý Nhật xuất chúng Matsumoto Joji cảnh cáo bằng những từ kinh khủng nhất rằng “sự bạo ngược và sự rối loạn nảy sinh khi hiến pháp không phù hợp với hoàn cảnh quốc gia.”16 Nhiều người trong chính phủ và các đồng minh bảo thủ của nó đã xem hiến pháp là một sự sỉ nhục và một mưu toan của lực lượng chiếm đóng để dùng vũ lực chống lại Nhật Bản.

    Tuy vậy, một số tiếng nói nổi bật bên trong elite bảo thủ đã tham gia quá trình lập hiến pháp với một cách tiếp cận chiến lược, và cuối cùng mang tính vụ lợi. Các chính trị gia này lập luận rằng việc thừa nhận hiến pháp sẽ tạo ra một sự đền đáp chính trị cho chính phủ bảo thủ đương nhiệm. Chẳng hạn, Ashida Hitoshi, một nhà lãnh đạo chính phủ cấp cao, cho rằng việc phản đối hay bác bỏ hiến pháp có thể dẫn đến những thất bại bảo thủ trong các cuộc bầu cử sắp tới. Ông còn lập luận thêm rằng bằng việc thừa nhận dự thảo hiến pháp do Whitney trình bày, các chính trị gia bảo thủ, mà nhiều trong số họ giữ ghế đương nhiệm trong cơ quan lập pháp, có thể kỳ vọng làm tốt trong các cuộc bầu cử tương lai, và một cách cụ thể trong tranh đua bầu cử Diet tháng Tư 1946. Các chính trị gia bảo thủ có thể giành được sự ủng hộ cử tri từ các cử tri ủng hộ dân chủ. Nói cách khác, việc thừa nhận hiến pháp đã làm tăng sự tự tin của những người bảo thủ rằng họ có thể giành được một cơ sở đáng kể của sự ủng hộ dân chúng. Việc bác bỏ nó, mặt khác, sẽ gây ra các vấn đề cho các chính trị gia đương nhiệm tìm cách giữ lại ghế của họ trong Diet.

    Những người khác trong phe bảo thủ lấy một quan điểm chiến lược dài hạn hơn nhưng tương tự. Một số người tin chính phủ lâm thời có ít lựa chọn trừ chấp nhận dự thảo hiến pháp của lực lượng chiếm đóng lúc đó. Các áp lực chính trị để làm vậy, như chúng tôi đã lưu ý trước, đã đơn giản là quá lớn để bỏ qua. Tuy vậy, cùng các chính trị gia này cũng tin rằng “vào một thời điểm muộn hơn, sẽ là có thể để hủy bỏ phần lớn những gì đã được làm.” Việc thừa nhận hiến pháp không loại trừ việc chính phủ sửa đổi nó muộn hơn, sau khi sự chiếm đóng chấm dứt. Thủ tướng tương lai Yoshida, người đã có mặt trong cuộc họp 1946 với Whitney, đã thú nhận, “Tôi đã có ý tưởng này trong đầu lúc đó rằng bất kể những gì cần xét lại sau khi chúng ta lấy lại sự độc lập của mình, thì có thể được xét lại.”17 Việc thừa nhận hiến pháp đã cho chính phủ lâm thời không chỉ một sự đẩy mạnh tiềm năng tại các thùng phiếu trong cuộc bầu cử Diet sắp tới mà cả cơ hội để cuối cùng duyệt lại hiến pháp, mà không có sự can thiệp Mỹ. Giống các trường hợp khác, muộn hơn của dân chủ qua sức mạnh ở châu Á kiến tạo-phát triển, sự thừa nhận dân chủ ban đầu của Nhật Bản đã là một thử nghiệm có thể đảo ngược.

    Cuối cùng, chính phủ Nhật bản thừa nhận hiến pháp dân chủ từ một logic chiến lược của sự tự-bảo tồn chính trị. Áp lực Mỹ chắc chắn là quan trọng, dù các chính trị gia Nhật bảo thủ cũng thấy rằng bằng việc chấp nhận hiến pháp, họ có cơ hội tốt nhất để giữa quyền lực của họ qua các phương tiện dân chủ: bằng việc giành được phiếu. Các chính trị gia trong chính phủ lâm thời có thể thừa nhận dân chủ, nhưng họ đã không thừa nhận thất bại hay sự lỗi thời chính trị. Thay vào đó, họ thừa nhận dân chủ để thắng. Các chính trị gia bảo thủ đã phục hồi hệ thống đảng mà có sẵn trong các năm 1910 và các năm 1920 để huy động cơ sở cử tri của những người bảo thủ. Các luật cải cách quyền bỏ phiếu của thủ tướng Shidehara cuối 1945 tương tự được thúc đẩy bởi niềm tin của ông rằng các cử tri vẫn ủng hội các chính trị gia bảo thủ. Việc mở rộng quyền bỏ phiếu “giúp sự tiếp tục của các lực lượng bảo thủ,” sẽ không đánh bại hay thậm chí làm què chính phủ đương nhiệm.18

    Chiến lược thừa nhận-để-thắng của những người đương nhiệm mang lại kết quả nhanh chóng. Trong tháng Tư 1946 Nhật Bản tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau chiến tranh của nó cho Diet quốc gia. Đảng Tự do và Đảng Tiến bộ, hai đảng chính trị bảo thủ lớn nhất của Nhật Bản, đã huy động cơ sở của chúng và giành được tổng cộng 258 trong số 464 ghế, hay 56 phần trăm của cơ quan lập pháp. Hai đảng bảo thủ tiến hóa từ các tiền thân bảo thủ của chúng, tuyển mộ những người kỳ cựu và các chính trị gia từ các đảng chính trị thời-Taisho để ứng cử trong cuộc bầu cử 1946. Đảng lớn thứ ba trong Diet sau bầu cử, Đảng Xã hội, giành được chỉ 96 ghế lập pháp. Tỷ lệ cử tri đi bàu cho cuộc bầu cử 1946 đã hơn 70 phần trăm, bằng chứng thêm về cơ sở ủng hộ dân chúng rộng của những người bảo thủ.

    Ngược với sự hiểu biết thông thường, các lực lượng chính trị bảo thủ trong thời kỳ ngay sau chiến tranh đã không yếu, và chẳng hề là một lực lượng chính trị tàn lụi và không thích đáng chút nào. Quá trình, theo đó hiến pháp xảy ra ở Nhật Bản sau chiến tranh, minh họa mức độ mà elite chính trị Nhật bản—và một một cách cụ thể, đội ngũ các chính trị gia bảo thủ mà đã tìm được cách để vượt qua sự chuyển đổi sau chiến tranh—đã sử dụng rất nhiều năng lực hành động chiến lược trong việc soạn những điều khoản hiến pháp của thử nghiệm dân chủ Nhật sau chiến tranh. Họ thừa nhận dân chủ để bảo đảm sự đương nhiệm tiếp tục của họ. Chính phủ lâm thời và các đồng minh bảo thủ của nó đặt cược lớn vào các sức mạnh được thừa kế của họ—và trong cuộc bầu cử 1946 đầu tiên sau chiến tranh của Nhật Bản, họ đã thắng.

    Thừa nhận với sự Tự tin

    Sự không chắc chắn bầu cử là một dấu xác nhận phẩm chất của nền dân chủ, như nhà lý thuyết dân chủ Adam Przeworski nhắc nhở chúng ta.19 Sự tranh cãi dân chủ tự do và công bằng có nghĩa rằng các kết cục chính trị chẳng bao giờ có thể được định trước hay, còn tồi hơn, bị thao túng và được sắp xếp bởi các lực lượng chính trị thối nát, cưỡng bức. Sự không chắc chắn bầu cử không có nghĩa, tuy vậy, rằng các diễn viên chính trị không thể tự tin bằng việc thừa nhận dân chủ, họ thực ra có thể tăng sự ủng hộ chính trị của họ và trở nên hùng mạnh về mặt chính trị nhiều hơn, không phải ít hơn. Rốt cuộc, nền dân chủ không phải là hoàn toàn không chắc chắn, Przeworski lập luận, mà đúng hơn là một hình thức của “sự không chắc chắn được thể chế hóa” trong đó các đảng cầm quyền được lòng dân có thể tự tin rằng các cuộc bầu cử sẽ được lặp lại và được tôn trọng, và có thể góp phần cho lợi ích tái diễn của chúng.

    Tại Nhật Bản, việc thừa nhận dân chủ từ sức mạnh đã có nghĩa là sự thừa nhận với sự tự tin rằng sự đưa nền dân chủ vào sẽ phục vụ các lợi ích chính trị đương nhiệm. Các chính trị gia bảo thủ với gốc rễ của họ trong thời đại sớm hơn của nền dân chủ Taisho đã có nhiều lý do để tự tin không chỉ rằng hiến pháp dân chủ sau chiến tranh sẽ đóng góp cho một sự chuyển đổi ổn định mà cả rằng những người bảo thủ đương nhiệm sẽ duy trì và có tiềm năng thậm chí tăng quyền lực chính trị của họ.

    Bất chấp sự liên kết của họ với một thử nghiệm dân chủ thất bại trong thời kỳ trước chiến tranh, các chính trị gia bảo thủ, mà đã bênh vực nền dân chủ đế quốc, có khả năng chứng minh với các cử tri rằng họ đã thành công mang lại nền dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh. Điều này một phần là do sự thực rằng các chính trị gia bảo thủ đã tham gia trọn vẹn vào các cuộc thương lượng hiến pháp và có thể chỉ ra hiến pháp mới như bằng chứng của sự cam kết của họ với nền dân chủ. Hơn nữa, tính đáng tin của lời xác nhận của họ rằng họ mang lại nền dân chủ là do các lực lượng chiếm đóng đã bao gồm các chính trị gia bảo thủ trong quá trình cải cách, định vị họ như các đối tác, hơn là các địch thủ hay những người phi-dân chủ phủ nhận sự thay đổi, trong việc dẫn đến cải cách dân chủ.

    Việc mang lại nền dân chủ đã kiếm được tính chính danh dân chủ và sự đáng tin cho các chính trị gia bảo thủ và chính phủ đương nhiệm. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương tiếp theo sau, khả năng của một chế độ đương nhiệm để vẽ chân dung mình như đảng cải cách và lấy công trạng cho sự biến đổi dân chủ tạo ra các nguồn quan trọng của sự ủng hộ chính trị và cử tri. Nó được chứng minh là một chiến thuật chính trị chiến thắng, và không chỉ Nhật Bản. Ở Đài Loan và Hàn Quốc, chẳng hạn, việc khởi xướng chuyển đổi dân chủ và việc mang lại nền dân chủ đã cho phép các đảng độc đoán đương nhiệm cầm quyền, trong chừng mực nào đó, để vô hiệu hóa sự chia tách chế độ và hút sự ủng hộ cử tri khỏi đối lập ủng hộ dân chủ.

    Các nhà cải cách dân chủ ở Nhật Bản đã không chỉ làm sống lại hệ thống đảng; họ đã tự tin hệ thống bầu cử FPTP (ai được nhiều phiếu nhất sẽ thắng), cũng được thừa kế từ thời đại Taisho, làm lợi cho các đảng bảo thủ đương nhiệm. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử 1946, Đảng xã hội [chủ nghĩa] và Đảng Cộng sản nhỏ hơn đã thúc để thiết kế lại các quy tắc trò chơi bầu cử và thực hiện một hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ (proportional representation-PR). Các hệ thống như vậy trao lợi thế cho các đảng chính trị nhỏ hơn và được thúc đẩy về ý thức hệ hơn. Sở thích của những người Xã hội và Cộng sản cho một hệ thống PR vì thế không phải là ngạc nhiên, vì nó đảm bảo một tiếng nói lớn hơn cho các đảng cánh tả của Nhật Bản trong cơ quan lập pháp.

    Những người bảo thủ, cũng không ngạc nhiên, đã chống lại sự thay đổi này. Họ đã tìm cách để bảo tồn hệ thống FPTP, mà đề cao các khu vực bầu cử lớn nơi các cử tri chọn từ giữa các ứng viên đảng khác nhau. Trong hệ thống đó, ứng viên với nhiều phiếu nhất, một đa số thường (có thể < 50% nhiều) và không nhất thiết một đa số (> 50%) ủng hộ, giành được ghế (của) khu vực (đó). Hơn nữa, trong khi các đảng bảo thủ lớn hơn có khả năng đưa ra một danh sách ứng viên có tính cạnh tranh trải khắp toàn bộ đất nước, thì các đảng nhỏ hơn, như các Đảng Xã hội và Cộng sản, đã không thể, vì chúng có khuynh hướng được lòng dân hơn trong các thành phố. Như thế hệ thống hiện tồn cho các đảng bảo thủ quốc gia một phần thưởng ghế khá lớn trong các khu vực bầu cử nông thôn, nơi chúng đã có những bước đột phá đáng kể trong các năm 1920, và nơi các đảng cánh tả có cơ sở đô thị đã có ít sự ủng hộ, khiến chúng bị bất lợi thêm. Nói đơn giản, việc duy trì hệ thống bầu cử, hơn là cải cách nó, đã cho các đảng quốc gia lớn một lợi thế đáng kể với đối lập.20

    Mặc dù dân chủ hóa dẫn đến các cuộc bầu cử tự do và công bằng hơn, các quy tắc trò chơi cụ thể hầu như luôn luôn tạo ra các lợi thế cho một số đảng chính trị hơn các đảng khác. Như chúng ta sẽ thấy trong các chương về Đài Loan và Hàn Quốc, hệ thống bầu cử cụ thể vào lúc chuyển đổi dân chủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nền dân chủ diễn ra thế nào ở đó nữa. Trong cả hai trường hợp, các quy tắc trò chơi bầu cử cung cấp những lợi thế cho các chế độ đương nhiệm. Một đảng tự tin hơn, rằng chuyển đổi dân chủ sẽ không báo hiệu cái chết bầu cử của họ mà thay vào đó cải thiện vận may bầu cử của họ, là một đảng có khả năng hơn để theo đuổi một lựa chọn dân chủ.

    Sở thích bảo thủ cho hệ thống FPTP, có cơ sở khu vực bầu cử đã thịnh hành ở Nhật Bản. Như được kỳ vọng, hai đảng bảo thủ, Đảng Tự do và Đảng Tiến bộ, đã có một màn trình diễn mạnh mẽ trong cuộc tổng tuyển cử 1946, cuộc tranh đua sau chiến tranh đầu tiên của Nhật Bản. Đảng Tự do đã giành được nhiều ghế nhất, khiến nó trở thành đảng lớn nhất trong Diet. Hai đảng bảo thủ kết hợp lại giành được 45,7 phần trăm phiếu phổ thông với sự ủng hộ toàn quốc từ các thành phố và nông thôn như nhau. Bởi vì các quy tắc bầu cử và sự phân bổ khu vực bầu cử, tuy vậy, tỷ lệ phiếu 45,7 phần trăm của các đảng bảo thủ đã chuyển thành sự kiểm soát 56 phần trăm ghế Diet, tương ứng với một phần thưởng ghế là 10 phần trăm. Đảng Xã hội đối lập, trong khi đó, có được một phần thưởng ghế chỉ 2 phần trăm, phản ánh sự đại diện quá của đảng trong các vùng đô thị và sự thiếu ủng hộ của nó trong các khu vực bầu cử nông thôn. Đảng Cộng sản đã giành được ít hơn 4 phần trăm phiếu, xác nhận sự tự tin bảo thủ.

    Sự biến đổi dân chủ đã không làm xói mòn hay làm yếu bộ máy quan liêu mạnh và có năng lực mà ở lõi nhà nước kiến tạo-phát triển của Nhật Bản trước chiến tranh.21 Bất chấp mục tiêu của cuộc chiếm đóng để biến đổi nền chính trị Nhật bản, thật đáng chú ý, nó để bộ máy quan liêu còn nguyên. Những người Mỹ đã quan tâm đến sự ổn định, cho nên họ không muốn phá dỡ bộ máy quan liêu nhà nước kiến tạo-phát triển. Thay vào đó, lực lượng chiếm đóng đã xem bộ máy quan liêu qua một lăng kính Weberian, như một diễn viên phi-chính trị. Một bộ máy quan liêu nhà nước mạnh và có năng lực, trong đầu óc của các nhà lãnh đạo chiếm đóng, không phải là một mối đe dọa cho nền dân chủ. Hoàn toàn ngược lại, thực ra, SCAP tin một bộ máy quan liêu mạnh và có khả năng là cần thiết cho việc thực hiện cải cách chính trị và cho việc làm sống lại nền kinh tế Nhật bản. Bộ máy nhà nước kiến tạo-phát triển, được phát triển đầu tiên ở Nhật Bản sau Minh trị Duy tân trong giữa-thế kỷ thứ mười chín, đã là rất quan trọng cho việc bảo đảm một sự chuyển đổi ổn định trong giữa-thế kỷ thứ hai mươi.

    Như chúng tôi đã lập luận sớm hơn trong chương này, bộ máy quan liêu nhà nước kiến tạo-phát triển trước chiến tranh là quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, và sự phục hồi kinh tế nhanh sau chiến tranh của Nhật Bản đã là quan trọng cho việc tạo ra sự ủng hộ chính trị cho chính phủ bảo thủ và cho sự ổn định tổng thể. Tính liên tục quan liêu cũng đã cho phép các đảng bảo thủ để nêu bật thành tích phát triển trước chiến tranh của họ, hay cái Anna Grzymala-Busse gọi là “quá khứ có thể sử dụng được” của một chế độ.22 Trong khía cạnh này, tính liên tục quan liêu và sự kéo dài của một nhà nước kiến tạo-phát triển có khả năng đã làm lợi cho những người bảo thủ đương nhiệm, ủng hộ sự tự tin của họ rằng dân chủ hóa sẽ không đe dọa, và chắc có khả năng sẽ thậm chí tăng cường, sự bám chặt quyền lực chính trị bảo thủ.

    Ngược lại với tính liên tục quan liêu sau chiến tranh, quân đội, mà đã phá hủy thử nghiệm dân chủ ban đầu của Nhật Bản trong các năm 1930, bị gạt sang bên lề sau 1945. Tiết đoạn 6 của Tuyên bố Potsdam nói rõ rằng “quyền lực và ảnh hưởng của những người mà đã lừa gạt và lừa dối nhân dân Nhật Bản vào việc bắt tay chinh phục thế giới” sẽ bị “loại bỏ mãi mãi.” Ngay sau sự đầu hàng của Nhật Bản, SCAP đã cấm các nhánh khác nhau của các lực lượng vũ trang. Đặc biệt, lực lượng chiếm đóng đã loại trừ lực lượng cảnh sát đặc biệt, bộ máy an ninh nội bộ được chế độ phát xít thời chiến tranh dùng để đàn áp các công dân của nó. Trong các vụ Xử Tokyo 1946, hàng ngàn sĩ quan quân đội bị xử và bị trừng phạt vì sự tham gia của họ vào chiến tranh và sự bành trướng đế quốc của Nhật Bản. Hiến pháp dân chủ cố tình hạn chế khả năng của Nhật Bản để tái vũ trang quân đội của nó.

    Tác động của sự chiếm đóng Mỹ trong việc loại bỏ kẻ thù lớn nhất của nền dân chủ Nhật bản, trong sự kỹ lưỡng và sự nhanh chóng của nó, đã là hết sức quan trọng. Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, sự đưa nền dân chủ vào đã là không thể. Quyền lực cưỡng bức của cuộc chiếm đóng do Mỹ-lãnh đạo đã đảm bảo sự tháo dỡ quân đội và đặt những gì còn lại của quân đội dưới sự kiểm soát dân sự vững chắc. Điều này, kết hợp với các ràng buộc hiến định được áp đặt lên nền quân chủ, đã giải quyết các mâu thuẫn của nền dân chủ đế quốc thời-Taisho và đã cải thiện sự cân bằng mỏng manh giữa thiên hoàng, quân đội, và các đảng chính trị được nhân dân bàu.

    Sự loại bỏ quân đội đã tạo ra không gian chính trị cho sự làm sống lại các đảng và vai trò của chúng như trụ cột tổ chức và thể chế mấu chốt của nền dân chủ. Trước khi sân chơi chính trị có thể được làm phẳng giữa các đảng đương nhiệm và các đảng đối lập, như theo định nghĩa nền dân chủ luôn luôn đòi hỏi, dân chủ hóa ở Nhật Bản đã đòi hỏi một sân chơi bằng phẳng giữa các chính trị gia được bàu và những người giữ quyền lực không được bàu. “Sự chung sống” dân sự-quân sự của nền dân chủ đế quốc trước chiến tranh không được lặp lại ở Nhật Bản sau chiến tranh.

    Tóm lại, các chính trị gia bảo thủ và các đồng minh của họ thừa nhận dân chủ từ một vị trí sức mạnh tương đối, không phải thế yếu, mà đã cho họ sự tự tin rằng sự đưa nền dân chủ vào sẽ không báo hiệu cái chết chính trị của họ hay dẫn đến sự bất ổn định. Thay vào đó nền dân chủ sẽ tăng cường sự nắm giữ quyền lực bảo thủ, làm sống lại nhà nước kiến tạo-phát triển, và khởi động sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Kết cục của cuộc bầu cử 1946 đã xác nhận sự tự tin chiến thắng và sự tự tin ổn định của các đảng bảo thủ.


    * theo thuyết của Thomas Hobbes về bản chất con người cạnh tranh vô độ, ích kỷ và không văn minh dẫn đến loạn lạc tất cả chống tất cả và để tránh tình trạng đó cần một nhà nước quân chủ tuyệt đối. 


    https://vandoanviet.blogspot.com/search/label/Nguy%E1%BB%85n%20Quang%20A


    Không có nhận xét nào