Tác giả: Lê Hồng Hiệp
13/11/2024
Song ngữ Việt Anh
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Nhưng điều này không chỉ mang lại cơ hội mà còn cả thách thức cho Việt Nam.
Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2017, Việt Nam đã trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư tổng cộng 248,3 tỷ đô la Mỹ vào 19.701 dự án tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2023 (xem Hình 1). Số vốn này tương đương 52,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đăng ký tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam áp dụng cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980. Xu hướng này vẫn tiếp tục vào năm 2024, với việc Việt Nam ghi nhận 27,26 tỷ đô la Mỹ vốn FDI đăng ký mới cho tới cuối tháng 10.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng này (Hình 2). Đến cuối năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ sáu tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 27,1 tỷ đô la Mỹ. Con số này đánh dấu sự gia tăng đáng kể so với vị trí trước đó là nhà đầu tư lớn thứ chín, với tổng vốn đăng ký tích lũy khoảng 8 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2014. Trong mười tháng đầu năm 2024, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam sau Singapore, với tổng vốn đầu tư gần 3,61 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn này.
Điều đáng chú ý là nếu tính cả các khoản đầu tư từ Hồng Kông, FDI tích lũy của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tăng vọt lên 61,3 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2023. Điều này đưa Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tư tại Việt Nam sau Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản. Ngoài ra, có khả năng một lượng vốn đáng kể của Trung Quốc đã được đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty được thành lập tại các nước thứ ba, bao gồm các thiên đường thuế và các cửa ngõ kinh tế khu vực như Singapore. Nếu tính đủ các khoản đầu tư này, Trung Quốc có khả năng nằm trong nhóm ba nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam tính theo FDI tích lũy đã đăng ký.
Sự gia tăng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam có thể bắt nguồn từ hai yếu tố chính. Thứ nhất, cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và các rào cản thuế quan của Hoa Kỳ áp đặt lên nhiều mặt hàng Trung Quốc đã thúc đẩy các công ty nước này di dời một phần hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, để né tránh các rào cản thuế quan của Mỹ. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong ngành công nghiệp tấm pin mặt trời, nơi năm trong số bảy nhà sản xuất lớn nhất tại Việt Nam là do Trung Quốc sở hữu.
Thứ hai, các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa rủi ro và giảm phụ thuộc vào thị trường nội địa, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế nước này đang suy thoái, dân số già hóa và chính phủ thắt chặt quy định. Việt Nam có một số lợi thế về mặt này, bao gồm vị trí chiến lược, lao động giá rẻ, cơ sở hạ tầng khá tốt và khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua 17 hiệp định thương mại tự do. Ngoài ra, vị trí địa lý gần gũi giữa Trung Quốc và Việt Nam giúp giảm chi phí hậu cần cho các nhà sản xuất Trung Quốc khi nhập khẩu hàng hóa trung gian từ các nhà cung cấp có trụ sở tại nước này. Điều này càng khuyến khích họ thành lập nhà máy tại Việt Nam.
Sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam giúp củng cố quan hệ hai nước. Từ quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Việt Nam sẽ củng cố ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam và giúp ngăn Việt Nam liên kết với các đối thủ chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong khi đó, Việt Nam coi các khoản đầu tư của Trung Quốc như một nguồn lực quan trọng để tạo điều kiện cho việc đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Trung Quốc đổ nhiều tiền hơn vào Việt Nam cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ ở vị thế mặc cả tốt hơn khi đối phó với sự hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, FDI của Trung Quốc gia tăng cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức mới. Mặc dù không có áp lực rõ ràng nào từ Hoa Kỳ đối với Việt Nam nhằm buộc Việt Nam hạn chế các tương tác kinh tế với Trung Quốc, nhưng có khả năng Hoa Kỳ có thể do dự trong việc tăng cường quan hệ với Việt Nam nếu Hà Nội tiếp tục xích lại gần Bắc Kinh về mặt kinh tế. Điều này là do lo ngại rằng quan hệ thương mại và đầu tư được tăng cường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, cuối cùng có thể mang lại lợi ích cho Bắc Kinh. Nhận thức như vậy cũng có thể lan sang hợp tác chiến lược, làm suy yếu thêm lòng tin lẫn nhau và gây tổn hại đến quan hệ song phương trong dài hạn.
Hơn nữa, việc các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng Việt Nam làm điểm trung gian để vượt qua các rào cản thuế quan của Hoa Kỳ gây ra rủi ro đáng kể cho Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ chính quyền Trump thứ hai. Ví dụ, trong ngành tấm pin mặt trời, khoản đầu tư lớn của các công ty Trung Quốc vào Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể xuất khẩu tấm pin mặt trời của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trên thực tế, trong năm 2023, giá trị xuất khẩu tấm pin mặt trời của Việt Nam sang Mỹ đã lên tới 4,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm 26% tổng giá trị tấm pin mặt trời nhập khẩu vào nước này trong cùng năm. Do đó, vào tháng 4 năm 2024, Liên minh các nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ đã nộp đơn thành công để yêu cầu điều tra chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam. Nếu chính quyền Trump thứ hai mở rộng các cuộc điều tra này sang các sản phẩm khác, điều này có thể dẫn đến các chế tài tiềm tàng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, gây tổn hại cho cả nền kinh tế Việt Nam lẫn quan hệ Việt – Mỹ.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã tuyên bố sẽ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên tới 60% nếu ông tái đắc cử. Nếu Trump thực hiện cam kết này, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục đón nhận dòng vốn đầu tư gia tăng từ cả các nhà đầu tư toàn cầu lẫn các nhà đầu tư Trung Quốc trong những năm tới, khi các nhà đầu tư này tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Mặc dù đây là tin tốt đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn từ chính quyền Trump. Trong bối cảnh đó, Hà Nội nên thận trọng khi phê duyệt các dự án của Trung Quốc có mục đích sử dụng Việt Nam làm điểm quá cảnh để vượt qua các rào cản thuế quan của Hoa Kỳ. Hà Nội cũng cần có cách tiếp cận có chọn lọc hơn và thậm chí phải sẵn sàng từ chối các dự án từ Trung Quốc mang tính chất thâm dụng lao động hoặc thâm dụng tài nguyên. Thay vào đó, Việt Nam cần tập trung thu hút đầu tư trong các ngành công nghệ cao và các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ quan trọng. Bằng cách đó, Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế từ nguồn đầu tư ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đồng thời giảm thiểu các rủi ro kinh tế và địa chính trị tiềm tàng.
https://nghiencuuquocte.org/2024/11/14/trung-quoc-tang-cuong-dau-tu-vao-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc/
China’s Increased Investment in Vietnam: Opportunities and Challenges
Published 13 Nov 2024
Le Hong Hiep
Chinese investments in Vietnam have surged. But they bring not only opportunities but also challenges for the latter.
Since the US–China trade war started in 2017, Vietnam has become an increasingly popular choice for multinational corporations (MNCs) seeking to diversify their supply chains away from China to mitigate geopolitical risks. According to the General Statistics Office (GSO) of Vietnam, foreign investors pledged to invest a total of US$248.3 billion in 19,701 projects in the country (see Figure 1) for the 2017-2023 period. This amount accounts for a staggering 52.8 per cent of Vietnam’s cumulative registered foreign direct investment (FDI) since the country adopted economic reforms in the late 1980s. This trend has continued in 2024, with the country recording a remarkable US$27.26 billion in new registered FDI by the end of October.
Vietnam a Top FDI Destination
Figure 1 – Registered FDI in Vietnam (2017-23)
Source: Author’s compilation based on data from GSO
Chinese investors have played a significant role in driving this trend (Figure 2). By end-2023, China had risen to become the sixth-largest foreign investor in Vietnam, with a total registered capital of US$27.1 billion. This marked a considerable increase from its previous position as the ninth-largest investor, with a cumulative registered capital of approximately US$8 billion by 2014. In the first ten months of 2024, China was also the second-largest foreign investor in Vietnam after Singapore, with a total investment of nearly US$3.61 billion for this period.
Chinese FDI in Vietnam Surges
Figure 2 – Registered Chinese FDI in Vietnam (2014-23)
Source: Author’s compilation based on data from GSO
It is worth noting that if investments from Hong Kong were included, the accumulative Chinese FDI in Vietnam would surge to US$61.3 billion by the end of 2023. This would make China the fourth-largest foreign investor in the country after South Korea, Singapore, and Japan. Additionally, it is possible that a significant amount of Chinese capital has been invested in Vietnam through vehicles established in third countries, including tax havens and regional economic hubs such as Singapore. If these investments are to be taken into account, China could potentially rank among the top three foreign investors in Vietnam in terms of accumulative registered FDI.
The surge in Chinese FDI in Vietnam can be attributed to two key factors. First, the ongoing trade war between the US and China and US tariff barriers imposed on various Chinese goods have prompted Chinese companies to relocate part of their manufacturing operations to other countries, including Vietnam, in order to bypass these barriers. This trend is most evident in the solar panel industry, where five out of the seven largest producers in Vietnam are Chinese-owned.
Second, Chinese investors are seeking to diversify their risks and reduce their dependence on the Chinese market, particularly in light of the country’s economic slowdown, ageing population, and stricter government regulations. Vietnam offers several advantages in this regard, including its strategic location, inexpensive labour, decent infrastructure, and access to global markets through 17 free trade agreements. Additionally, the close proximity between China and Vietnam reduces logistical costs for Chinese manufacturers when importing intermediate goods from their China-based suppliers. This further incentivises them to establish factories in Vietnam.
Hanoi should exercise caution when approving Chinese projects that aim to use Vietnam as a conduit to bypass US tariff barriers. It is also important for Hanoi to take a more selective approach and even be prepared to reject projects from China that are labour- or resource-intensive.
The rise in Chinese investment in Vietnam helps strengthen the relationship between the two countries. From Beijing’s point of view, closer economic ties with Vietnam will solidify its influence over the country and help prevent Vietnam from aligning with its strategic rivals, particularly the US. Meanwhile, Vietnam appreciates Chinese investments as an important source of resources to facilitate its goal of becoming a high-income, developed economy by 2045. More Chinese money parked in Vietnam also means that the latter will be in a better bargaining position to deal with Beijing’s aggressiveness in the South China Sea.
However, increased Chinese FDI also presents Vietnam with new challenges. Despite there being no explicit pressure from the US on Vietnam to limit economic interactions with China, there is a possibility that the US may hesitate to deepen its ties with Vietnam if Hanoi continues to grow closer to Beijing economically. This is due to the fear that America’s strengthened trade and investment ties with Vietnam, particularly in high-tech sectors, could ultimately benefit Beijing. Such a perception may also spill over into strategic cooperation, further weakening mutual trust and damaging bilateral ties in the long run.
Furthermore, the practice of Chinese manufacturers using Vietnam as a conduit to bypass US tariff barriers poses a significant risk for Vietnam, especially during the second Trump administration. In the solar panel industry, for example, Chinese companies’ heavy investment in Vietnam has resulted in a significant increase in Vietnamese solar panel exports to the US. In fact, in 2023, these exports reached a value of US$4.2 billion, accounting for 26 per cent of all solar panel imports into the US that same year. As a result, in April 2024, the Solar Energy Manufacturers Coalition of the United States successfully applied for anti-dumping and countervailing duty investigations on solar energy panels imported from Vietnam. If the second Trump administration were to expand these investigations to other products, it could lead to potential sanctions on Vietnam’s exports, causing harm to both the Vietnamese economy and Vietnam–US ties.
As part of his electoral campaign, Trump said he would raise tariffs on Chinese goods up to 60 per cent if he were to be re-elected. If he follows through on this, Vietnam can expect to see a continued influx of investment from both global and Chinese sources in the upcoming years as investors continue to diversify their supply chains away from China. While this is positive news for Vietnam, the country will likely face closer scrutiny from the Trump administration. In light of this, Hanoi should exercise caution when approving Chinese projects that aim to use Vietnam as a conduit to bypass US tariff barriers. It is also important for Hanoi to take a more selective approach and even be prepared to reject projects from China that are labour- or resource-intensive. Instead, the focus should be on attracting investment in high-tech industries and critical support sectors. By doing so, Vietnam can take advantage of the increasing Chinese investment while minimising potential economic and geopolitical risks.
2024/346
Le Hong Hiep is a Senior Fellow and Coordinator of the Vietnam Studies Programme at ISEAS – Yusof Ishak Institute.
https://fulcrum.sg/chinas-increased-investment-in-vietnam-opportunities-and-challenges/
Không có nhận xét nào