Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 14 tháng 11 năm 2024

    Malaysia: 4 kẻ trộm người Việt bị bắn chết; Đài Loan: 5 người Việt bán ma túy bị khởi tố 

    VOA Tiếng Việt 

    14/11/2024

    Các nhân viên cảnh sát Malaysia ở Kuala Lumpur (ảnh tư liệu, tháng 7/2011, AP Photo/Vincent Thian).

    Các nhân viên cảnh sát Malaysia ở Kuala Lumpur (ảnh tư liệu, tháng 7/2011, AP Photo/Vincent Thian). 

    Cảnh sát ở Malaysia bắn chết 4 kẻ trộm người Việt lúc nửa đêm hôm 12/11. Trong một diễn biến riêng rẽ, nhà chức trách Đài Loan truy tố 5 người Việt về hành vi buôn bán ma túy.

    Theo tin trên The Star và Malay Mail, 4 kẻ trộm là những người đàn ông Việt Nam bị cảnh sát bắn chết tại một căn nhà trên đường Jalan Imbi ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia lúc 11h30 đêm 12/11.

    4 người này, ở độ tuổi 40, bị cho là đã gây ra 44 vụ trộm cắp, lấy đi gần 1 triệu đô la Mỹ theo cách thức đột nhập vào các căn nhà, khoan phá két sắt để lấy tiền và của quý ở vùng Thung lũng Klang kể từ năm 2018. Vùng này bao gồm cả Kuala Lumpur.

    The Star và Malay Mail tường thuật rằng cảnh sát xông vào căn nhà vào đêm 12/11, cố bắt giữ 4 nghi phạm nhưng họ đã chống trả với 2 mã tấu và 2 súng ngắn, buộc cảnh sát phải bắn trả để tự vệ.

    Nhà chức trách Malaysia cho biết nhóm kẻ trộm này đều có hộ chiếu hợp lệ, thường xuyên ra vào đất nước này, họ sống trong một căn nhà sang trọng và lên kế hoạch ở đó. Cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra để xác định họ đã có mặt ở Malaysia bao lâu cũng như để truy bắt những người còn lại trong nhóm này, tin của The Star và Malay Mail viết.

    Cũng hôm 12/11, Sở Cảnh sát Hàng không Đài Loan thông báo 5 người Việt sống ở đảo quốc này bị truy tố vì điều hành một đường dây buôn bán cần sa, amphetamine và các loại ma túy khác cho các công nhân nước ngoài, Focus Taiwan và Taiwan News đưa tin.

    Vụ việc bị phát giác từ tháng 7, khi cảnh sát hàng không và viên chức hải quan Đài Loan tìm ra các gói cần sa giấu trong những bưu kiện gửi qua đường hàng không từ Thái Lan đến một số người Việt ở Đài Loan.

    Sau khi tiến hành điều tra, nhà chức trách của đảo quốc đã bắt giữ 5 nghi phạm người Việt, thu giữ 5 kg cần sa và số Đài tệ tương đương hơn 4.300 đô la Mỹ, đồng thời xác định rằng có một người là “nghi phạm chính” ở bên ngoài Đài Loan. Các nghi phạm đều chưa nhận tội.

    Tin trên Focus Taiwan và Taiwan News viết rằng trong số 5 nghi phạm, có người là công nhân đã nghỉ việc, có người ở lại quá hạn visa, có người là sinh viên. Họ hoạt động ở Đào Viên và Tân Trúc, nơi có nhiều công nhân nước ngoài bao gồm người Việt Nam và Thái Lan.

    Focus Taiwan và Taiwan News dẫn lời nhà chức trách cho biết nhóm tội phạm người Việt đã kiếm được lợi nhuận lớn từ việc buôn bán ma túy, thường xuyên khoe việc mua và đeo đồ trang sức đắt tiền cũng như đăng ảnh chụp những cọc tiền trên mạng xã hội.

    Theo luật Đài Loan, buôn bán cần sa có thể bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân và phạt tiền tới 15 triệu Đài tệ, tương đương hơn 460.000 đô la Mỹ.

    https://www.voatiengviet.com/a/malaysia-4-ke-trom-nguoi-viet-bi-ban-chet-dai-loan-5-nguoi-viet-ban-ma-tuy-bi-khoi-to/7863371.html

    Sự vô trách nhiệm của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trong phiên chất vấn của Quốc hội

    14/11/2024 | 

    https://i.ytimg.com/vi/LAbxW6-Zmt4/hqdefault.jpg

    Chính sách độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng của Nhà nước đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, và cuộc sống của người dân. Đây là một nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu, liên quan gì đến chủ trương kiểm soát, và cưỡng đoạt của chính quyền khi nhìn nhận “vàng trong dân còn nhiều lắm”.

    Truyền thông nhà nước, ngày 11/11, đưa tin, tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn Đồng tháp đã đặt câu hỏi: “Nếu người dân muốn bán vàng thì bán ở đâu, bởi khi ngân hàng không mua, các cửa hàng vàng khác cũng không dám mua?”.

    Theo Đại biểu Hòa, việc bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước để “bình ổn giá vàng” là chủ trương được người dân rất đồng tình. Nhưng tại sao, các ngân hàng chỉ bán vàng ra, mà không mua vào?

    Điều đó đã tạo ra dư luận xấu, khi người dân cho rằng, bên trong các bọc nhựa đựng vàng SJC 9999 chỉ là kim loại màu vàng, mà không biết chất lượng ra sao? Đó là chưa kể đến việc, các ngân hàng của Nhà nước chỉ bán vàng tại Hà Nội và Sài Gòn. Tại sao không được thực hiện trên cả nước, với mục đích tạo thuận lợi cho người dân?

    Trước câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, từ năm 2014, do chủ trương độc quyền sản xuất vàng miếng, nên Ngân hàng Nhà nước không bán vàng miếng ra thị trường. Cho nên, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương mua lại, và theo bà Hồng, trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng thương mại nhà nước chủ yếu tăng cung cấp vàng ra thị trường.

    Về lý do, các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ bán vàng ở Hà Nội và Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước không có quy định bắt buộc là phải bán vàng ở địa điểm nào.

    Vẫn theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, trên thực tế, nhu cầu mua bán vàng chủ yếu là ở Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn. Các tỉnh thành trong cả nước hầu như không có hiện tượng người dân giữ vàng hoặc xếp hàng mua vàng.

    Không đồng tình với phần trả lời của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, việc ngân hàng bán vàng miếng nhưng không mua lại từ người dân là “vấn đề hệ trọng”. Đây là điểm rất bất hợp lý.

    Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, vàng không như ngoại tệ. Việc kiểm định phẩm chất, hàm lượng vàng rất phức tạp. Trong khi đó, nhiều loại vàng, không thể chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ. Đây là một trong những khó khăn vướng mắc.

    Được biết, từ hồi đầu tháng 6/2024, Ngân hàng Nhà nước chỉ bán vàng miếng nhãn hiệu SJC cho bốn ngân hàng quốc doanh, trong đó có Công ty SJC. Trong năm đơn vị trên, chỉ có duy nhất công ty SJC thực hiện mua lại vàng miếng của Công ty SJC sản xuất, còn 4 ngân hàng thương mại khác không mua vào.

    Trong một nền kinh tế thị trường tự do, vàng đóng vai trò như một loại tài sản bảo đảm, là phương tiện đầu tư, và là yếu tố quan trọng trong ổn định kinh tế. Vàng không chỉ là một kim loại quý mà còn mang lại sự an tâm, và bảo vệ giá trị tài sản của người dân trong bối cảnh kinh tế biến động, và lạm phát tăng quá cao như ở Việt nam.

    Nhưng trong một nền kinh tế “nửa dơi, nửa chuột” mang tên Kinh tế Thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại chủ trương chống “vàng hóa”, nhằm ngăn chặn việc sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán, và tích trữ phổ biến trong nền kinh tế, là điều trái quy luật.

    Những nghịch lý trong phiên Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, về việc từ năm 2014 đến nay, Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì chủ trương độc quyền sản xuất vàng miếng, cho thấy, việc Hoa kỳ và các quốc gia Tây phương vẫn xếp Việt Nam vào danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường là quá xứng đáng.

    Trà My – Thoibao.de 

    https://thoibao.de/blog/2024/11/14/su-vo-trach-nhiem-cua-thong-doc-nguyen-thi-hong-trong-phien-chat-van-cua-quoc-hoi

    Chính phủ khẳng định với LHQ không trả thù luật sư Đặng Đình Mạnh

    RFA
    12/11/2024

    Chính phủ khẳng định với LHQ không trả thù luật sư Đặng Đình Mạnh

    Luật sư Đặng Đình Mạnh (thứ hai từ trái sang) và bốn luật sư khác bào chữa cho Thiền am bên bờ vũ trụ 

    Facebook Manh Dang 


    Chính phủ Việt Nam gửi thư trả lời Liên Hiệp quốc (LHQ) phản bác cáo buộc “trả thù” đối với luật sư Đặng Đình Mạnh nhưng vị luật sư này nói Hà Nội không trung thực.

    Thư trả lời đề ngày 01/11, hơn 20 tháng sau khi nhận Thư chung cáo buộc của ba báo cáo viên đặc biệt của LHQ về “trả thù” đối với luật sư Mạnh, một trong năm người bào chữa cho các thành viên của Tịnh thất Bồng Lai (tức Thiền am bên bờ vũ trụ) trong vụ án “lợi dụng quyền tự do dân chủ” năm 2022.

    Đầu năm 2023, công an tỉnh Long An đã nhiều lần gửi giấy triệu tập cho ông Mạnh và đồng nghiệp Nguyễn Văn Miếng với lý do có tin báo tội phạm từ Cục An ninh mạng & Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05-Bộ Công an) nói rằng đã phát hiện hai luật sư này có hành vi phát tán trên mạng video clip hình ảnh, bài viết bị cho có dấu hiệu “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

    Trong thư gửi LHQ, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva nói chính quyền Việt Nam chưa khởi xướng bất kỳ cuộc điều tra hình sự hoặc hoạt động tố tụng nào đối với ông Mạnh và những cá nhân liên quan mà mới chỉ mời họ hợp tác cung cấp thông tin, làm rõ sự việc theo đúng luật pháp.

    Chính phủ khẳng định việc ông Mạnh sợ bị bắt nếu đi gặp theo giấy triệu tập là không có căn cứ vì các cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra và xác minh báo cáo, tuy nhiên chưa đưa ra bất kỳ kết luận chính thức nào, do đó không có cơ sở để bắt giữ hoặc truy tố.

    Luật sư Mạnh không đồng ý với phản hồi của chính phủ nhưng không ngạc nhiên về việc Hà Nội phủ nhận việc điều tra hình sự đối với ông là hành vi trả đũa vì quá trình hành nghề luật sư của ông.

    Vị luật sư từng bào chữa cho nhiều nhà hoạt động trong nhiều năm trước khi đào thoát sang tị nạn tại Mỹ nói với RFA trong ngày 12/11:

    Tôi là nạn nhân và là nhân chứng trong việc bị chính quyền Việt Nam trả đũa, đàn áp chỉ vì đã công khai tố cáo việc khuất tất của các cơ quan an ninh trong các vụ án chính trị, trong đó, gồm cả việc tố cáo Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Long An dàn dựng chứng cứ giả mạo để đàn áp tôn giáo đối với cơ sở tu tại gia Thiền am bên bờ vũ trụ.”

    Trong thư gửi LHQ, Chính phủ Việt Nam nói rằng Cơ quan An ninh Điều tra đã ra quyết định tạm dừng điều tra tin báo tội phạm trong trường hợp của ông Mạnh từ ngày 03/06/2023. Tuy nhiên, ông Mạnh cho hay cơ quan này vẫn triệu tập hai luật sư khác trong nhóm sau ngày này.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-affirms-not-to-revenge-lawyer-dang-dinh-manh-11122024055302.html

    Đường cao tốc

    Nguyễn Thông

    12/11/2024


    Tôi muốn nói về tuyến đường sắt bắc – nam mà chính quyền đang tính. Họ đã quyết rồi, có cản cũng chả được. Nhiều khi những điều họ làm, đúng hoặc sai phải vài chục năm sau mới được xác nhận, chứ lúc làm thì luôn luôn đúng.

    Cải cách ruộng đất, chống nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, cơ chế bao cấp, hợp tác xã, ngăn sông cấm chợ, diệt tư sản…, nhiều lắm, là những ví dụ. Khi họ thực hiện, ai cãi, ai phản đối sẽ bị đi tù, nhẹ thì mất chức, sa thải.

    Tôi xa quê đã gần nửa thế kỷ, cách quê gần hai nghìn cây số, nên hằng mong sự đi lại xuyên Việt dễ dàng, thông thoáng, vừa túi tiền người nghèo, bình dân. Mong đợi suốt mấy chục năm cái ước mơ nhỏ nhoi bình dị ấy thành hiện thực nhưng tới nay vẫn chỉ là mơ, bởi họ quyết không làm.

    Nhớ những lần chen nhau trong mớ dây thép gai bùng nhùng ở cảng Chùa Vẽ, trong dòng người ngơ ngác vô tận, tuyệt vọng, lo âu tại ga Hà Nội, ở bến xe ô tô, những toa tàu chật cứng, hoặc cảnh lê la trên boong tàu thủy Thống Nhất giữa biển khơi nhưng nóng chảy mỡ… mà rùng mình. Sao làm dân một nước độc lập thống nhất mà khổ thế không biết.

    Nhớ bài hát ông Đỗ Nhuận viết năm 1976, “anh hỏi em có con đường nào là đường đẹp nhất/ em nói rằng chỉ có con đường Thống Nhất hôm nay”, nghe rất chi lý luận, chứ thực tế thì khác hẳn.

    Vì vậy, tôi mong, và không mong, đường sắt xuyên Việt cao tốc, khác con đường xuyên Việt thấp tốc do người Pháp để lại, vốn ra đời từ hơn trăm năm trước.

    Mong có nó để về quê dễ hơn, nhanh hơn, chứ tiền đâu nuôi máy bay. Chỉ cầu giời khấn phật giá vé rẻ, chứ nó còn cao hơn vé bọn Vietjet, Bamboo thì cố hương vẫn xa vời, “quê nhà tôi ơi, xứ Phòng xa lắm”.

    Tôi có ông anh vợ từ lâu lắm rồi chỉ ao ước đất nước đã thống nhất được ra ngoải cho biết thủ đô, nhưng đi lại khó khăn, vé giá cao, tiền bạc có hạn, cứ nấn ná lần khân mãi, tới giờ công dân ấy đã U90 vẫn chưa biết mặt mũi thủ đô nó thế nào. Bi kịch.

    Hàng chục triệu người như vậy. Những nhà làm chính sách gần như không biết tới điều này. Họ đi máy bay như đi chợ, có ngân sách chi trả, họ chả cần biết.

    Giờ họ muốn làm đường sắt tốc độ cao để sửa chữa sai lầm đã gây ra. Không biết đứa nào trong họ cứ bắt người ta phải gọi bằng được cái tên “đường sắt tốc độ cao”, không được nói đường cao tốc. Mấy vị lãnh đạo xứ này chúa vẽ vời. Chẳng hiểu khác nhau chỗ nào.

    Đi lại vào Nam ra Bắc là sự hành xác chứ không phải chỉ có tốn kém. Nhưng bớt được tốn kém là mục tiêu hàng đầu của dân nghèo. Đường sắt cao tốc mà tốn kém, chỉ cốt thu hồi vốn, giá vé còn cao hơn cả vé máy bay thì nó là của quan và nhà giàu chứ không phải của dân, do dân, vì dân như khẩu hiệu tuyên truyền.

    Thú thực, tôi cũng chả mê, chả hy vọng gì vào đường sắt cao tốc Bắc – Nam, lại càng không mảy may cái thú ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở Sài Gòn. Khổ, làm gì cũng chỉ tính tới ăn, kể cả làm lãnh đạo, chỉ thực dụng “dĩ thực vi tiên”.

    Nếu có làm nó, tiến độ bình thường đã chửa ăn ai, nếu theo kiểu Cát Linh – Hà Đông lại càng mờ mịt. Tuổi to rồi, sống được mấy hồi, lăn quay ra, chứ ở đó mà chờ mà đợi. Còn tụi trẻ, biết đâu cũng như ông anh tôi sau ngày đất nước thống nhất.

    https://baotiengdan.com/2024/11/12/duong-cao-toc/

    Chuyến công du đầu tiên, Lương Cường bị lính Tô Lâm bôi bẩn mặt Chủ tịch!

    14/11/2024 | 

    https://i.ytimg.com/vi/QXCAhjX_3Xg/hqdefault.jpg

    Mới đây, hãng truyền thông AP đưa tin, một thành viên trong phái đoàn của Chủ tịch nước Việt Nam đến thăm Chile, bị cáo buộc lạm dụng tình dục. Người này bị buộc phải rời khỏi Chile và không thể quay lại đây trong vòng 2 năm.

    Thông tin này được cơ quan tư pháp Chile cung cấp cho báo chí vào ngày 11/11. Theo báo chí Chile, người này tên là Lại Đức Tuấn, 59 tuổi, là cảnh vệ trong đoàn.

    Đây bị xem là một hành động rất đáng xấu hổ, bôi bẩn bộ mặt của Chủ tịch nước Lương Cường. Tuy hành động của cảnh vệ trong trường hợp này không liên quan gì đến Chủ tịch nước, nhưng nó cũng để lại cho bạn bè quốc tế một ấn tượng xấu về đạo đức của quan chức Việt Nam.

    Thông tin này bị nhà cầm quyền Việt Nam ém nhẹm, mục đích là để giữ bộ mặt cho Đảng trước 100 triệu dân. Tuy nhiên, phía Chile thì lại không làm thế, họ thông báo rộng rãi tin tức này với báo chí thế giới, để hàng tỷ người biết rằng, “bộ mặt quan chức Việt Nam” là thế nào.

    Được biết, Lực lượng Cảnh vệ là đơn vị trực thuộc Bộ Công an, có nhiệm vụ bảo vệ các yếu nhân, những người giữ chức vụ cấp cao của Đảng và nhà nước, bao gồm những người trong “Tứ trụ”, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ, và các cựu “Tứ trụ”, các ủy viên Bộ Chính trị,…

    Như vậy, ngay trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, ông Lương Cường đã bị lính của ông Tô Lâm bôi bẩn bộ mặt, với một câu chuyện rất đáng xấu hổ, không thể bào chữa được.

    Bao năm nay, ngành công an vẫn lấy “6 điều Bác Hồ dạy” làm kim chỉ nam. Ông Hồ nói, tư cách của người Công an Cách mệnh là:

    “1.  Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.

    1. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.

    2. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.

    3. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

    4. Đối với công việc, phải tận tụy.

          6.   Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.”

    Có lẽ, vì ông Hồ không dạy công an là không được quấy rối tình dục, nên lính của Tô Lâm cho rằng, họ có quyền làm như thế chăng?

    Thật là mỉa mai cho cái gọi là “tư cách của người Công an Cách mệnh”, khi kẻ mệnh danh là lực lượng chấp pháp, thì lại phạm pháp.

    Xét về bản chất “người Công an Nhân dân” Lại Đức Tuấn, không khác so với ông Tô Lâm. Có khác chăng thì chỉ là khác về cấp bậc. Bởi cả 2 đều là người được Đảng Cộng sản Việt Nam trao quyền chấp pháp, nhưng lại ra nước ngoài phạm pháp. Ông Lại Đức Tuấn quấy rối tình dục, còn ông Tô Lâm thì bắt cóc người.

    Vậy, nên quy kết hành vi của ông Lại Đức Tuấn thuộc về bản chất cá nhân, hay bản chất ngành?

    Một điều trớ trêu nữa là, vì sao, những người này bị nước ngoài quy kết phạm pháp, nhưng lại không bị luật pháp Việt Nam kết tội? Thực tế, tại Việt Nam, lực lượng công an đứng trên luật pháp, mọi hành động của họ được xem là một thứ luật bất thành văn, dân không thể chống lại. Đồng thời, khi công an phạm pháp, thì các cơ quan tố tụng khác cũng hùa theo, bênh vực công an, thay vì bảo vệ công lý. Cũng một hành vi, nhưng ở nơi vô pháp thì bị phớt lờ, còn ở nơi thượng tôn pháp luật, lập tức bị xử lý.

    Người Chile chẳng biết ông Lại Đức Tuấn là ai, họ chỉ biết, đó là một người Việt Nam, một quan chức Việt Nam. Kẻ phạm pháp bị nhục một, thì quốc gia bị nhục gấp hàng trăm hàng ngàn lần.

    Đây không chỉ là vấn đề của ngành công an, chuyện quan chức ngành ngoại giao Việt Nam phạm pháp ở nước ngoài cũng không hiếm. Còn nhớ, tháng Giêng 2018, báo chí Chile đăng tải những hình ảnh chụp cả trăm vây cá mập còn tươi, được phơi trên mái tòa nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile, đúng lúc, một hội nghị khoa học đang diễn ra tại Nam Mỹ, thảo luận về hiểm họa diệt chủng của cá mập.

    Không hiểu, quan chức Cộng sản đi nước ngoài, đã làm gì để “rạng danh” đất nước hay chưa? Sao họ cứ bôi bẩn bộ mặt nước nhà như thế?

    Hoàng Phúc – Thoibao.de

    https://thoibao.de/blog/2024/11/14/chuyen-cong-du-dau-tien-luong-cuong-bi-linh-to-lam-boi-ban-mat-chu-tich

    Dân mạng thắc mắc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm hát ở Việt Nam nhưng đi hát ở Mỹ

    14/11/2024


    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/netizens-question-dam-vinh-hung-next-show-in-the-us-11142024074623.html/@@images/image


    Hình ảnh ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục và đeo huy hiệu giống huân chương thời VNCH trong một buổi diễn được đăng trên Facebook hôm 6/5/2024 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook/Đàm Vĩnh Hưng 

    Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (tên thật là Huỳnh Minh Hưng) đang bị kỷ luật và không được biểu diễn ở Việt Nam chuẩn bị có một chương trình biểu diễn tại Mỹ trong tháng này khiến dân mạng ở Việt Nam quan tâm.

    Trong tháng 7 vừa qua, Uỷ ban Nhân dân TP. HCM đã có quyết định xử phạt hành chính đối với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vì đeo huy hiệu giống huân chương của chế độ VNCH khi diễn trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời” tại thành phố lớn nhất nước này. Ông bị phạt hành chính số tiền 27,5 triệu đồng đồng thời không được biểu diễn nghệ thuật trong chín tháng.

    Vào ngày 7/11 vừa qua, ca sĩ Dương Triệu Vũ đăng tải thông báo trên Facebook về show diễn vào dịp Lễ Tạ ơn, diễn ra ngày 27/11 tại Mỹ. Chương trình quy tụ các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Nhung…

    Báo Nhà nước loan tin cho biết dân mạng thắc mắc việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm hát ở Việt Nam nhưng vẫn hát ở Mỹ liệu có vi phạm quy định của Việt Nam.

    Trong buổi họp báo định kỳ tại Trung tâm báo chí TP.HCM hôm 14/11, đại diện Sở Văn hoá-Thể thao thành phố cho biết “việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài mời hát ở nước ngoài (không trên lãnh thổ Việt Nam) thì chưa có chế tài đối với trường hợp này.”, theo báo Nhà nước.

    Phóng viên gọi điện cho công ty giải trí Tiếng Hát Việt do ca sĩ này thành lập năm 2005 để hỏi về chương trình biểu diễn ở Hoa Kỳ tới đây cũng như bình luận về phát biểu của đại diện Sở Văn hoá-Thể thao nhưng không có ai nghe máy.

    Như đã đưa tin, trong buổi biểu diễn vào tháng 5 vừa qua, Đàm Vĩnh Hưng bị cho là có hành vi “biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội" vi phạm Điều 3 của Nghị định 144 năm 2020 của Chính phủ về quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

    Trên mạng xã hội xảy ra cuộc tranh cãi về một trong những bộ trang phục mà ca sĩ này mặc giống áo của lính, đặc biệt là một thiết kế giống với loại huân chương của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975.

    Ca sĩ này sau đó đã lên tiếng trên trang cá nhân cho rằng các huy hiệu đều là phụ kiện thời trang chứ "hoàn toàn không có một ẩn ý về chính trị nào như các trang mạng đang dẫn dắt."

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/netizens-question-dam-vinh-hung-next-show-in-the-us-11142024074623.html


    Không có nhận xét nào