Lương Tam Quang đại bại, Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang thở phào?
Thái Hà/thoibao.de
31/10/2024
Vì sao Lương Tam Quang sang Đức để đưa Nhàn AIC về Việt Nam chỉ là đi chơi cho vui?
Trà My – Thoibao.de
31/10/2024
Việt Nam nói đã ‘vận động, truy bắt’ được 9 người tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài
VOA Tiếng Việt
30/10/2024
Lương Tam Quang, thuộc hạ mà Tô Lâm tin tưởng nhất, đã có chuyến đi sứ sang Berlin, với hành trang là hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân và Trịnh Xuân Thanh, để đổi lấy Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Lấy 2 đổi 1, trong đó có sinh mạng hàng triệu người dân Việt Nam. Một món quà rất lớn chỉ để đổi lấy một con mồi nhỏ bé.
Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, chuyến đi của Lương Tam Quang đã không thành công.
Có thể, Tô Lâm suy bụng ra ra bụng người. Ở một nước dân chủ, chính quyền rất tôn trọng pháp luật, dù là những nhân vật có quyền lực lớn trong Chính phủ, thì cũng không thể phớt lờ tính pháp lý khi hành động. Nếu vi phạm, họ sẽ tự đưa sự nghiệp chính trị của mình vào nguy hiểm. Bất cứ lúc nào bị phanh phui, họ cũng đều phải trả giá rất đắt cho hành động của mình.
Việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có được quy chế tị nạn, thì bà đương nhiên được luật pháp Đức bảo vệ. Ai có thể dám đứng trên luật pháp, để tùy tiện giao người cho một chính quyền lưu manh như Cộng sản Việt Nam?
Ở một đất nước đa đảng, đa nguyên, và có dân chủ, chỉ cần ai đó lạm quyền, thì lập tức, họ bị phe đối lập trên chính trường lật tẩy. Đó cũng là yếu tố giúp cho quan chức ở các nước dân chủ phải cư xử tử tế với dân, phải biết làm việc theo đúng luật pháp.
Việc bắt người giao cho nước khác, là việc đơn giản đối với nhà nước Cộng sản, bởi ở đất nước này, Đảng đứng trên luật. Cho nên, Tô Lâm tưởng rằng, nước Đức cũng như Việt Nam, chính quyền muốn làm gì thì làm.
Tô Lâm nghĩ mọi cách, thậm chí, mang cả sinh mạng hàng triệu người dân ra làm quà trao đổi. Điều đó cho thấy, Tô Lâm quyết tâm như thế nào, trong việc hạ bệ đương kim Thủ tướng Việt Nam – Phạm Minh Chính.
Khi dùng món quà lớn để đổi lấy bà Nhàn, Tô Lâm muốn dùng một mũi tên xuyên 2 mục đích. Thứ nhất, ông hạ được kẻ thù khó chơi nhất là Phạm Minh Chính. Thứ nhì là hạ luôn thế lực mạnh nhất trong quân đội, để đưa Hoàng Xuân Chiến lên. Thử tưởng tượng, nếu cả Phạm Minh Chính và cả Phan Văn Giang đều rụng, thì Tô Lâm được gì? Tô Lâm sẽ là ứng viên duy nhất cho ghế Tổng Bí thư, nhiệm kỳ 2026 – 2031.
Tin Lương Tam Quang thất bại trong chuyến đi Đức lần này là một tin vui cho Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang. Thất bại trong việc dẫn độ bà Nhàn, xem như, Tô Lâm bế tắc trong việc triệt hạ Phạm Minh Chính.
Hành động lần này của Tô Lâm được xem là liều lĩnh, bởi một khi bất thành, phe Phan Văn Giang và Phạm Minh Chính có thesẽ phản công, khiến Tô Lâm lại mất uy tín hơn trong Bộ Chính trị. Và thêm nữa, mối thâm thù giữa Tô Lâm và 2 nhân vật kia ngày một đậm hơn.
Phan Văn Giang đang là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đang bệnh nặng, nhưng cũng đã chuẩn bị cho Nguyễn Tân Cương thay thế, nếu xảy ra tình huống xấu. Nghĩa là, dù Phan Văn Giang có bị Tô Lâm tấn công vì “yếu tố sức khỏe”, thì ông Giang cũng không muốn để Bộ Quốc phòng rơi vào tay Hoàng Xuân Chiến, đồng minh của Tô Lâm.
Đáng nói là, trong cuộc chiến này, ông Giang phải lăn xả để tự bảo vệ mình, bảo vệ đồ đệ ở Tổng cục 2. Điều đó vô tình bảo vệ luôn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Một khi Bộ Quốc phòng đã gồng mình lên chống đỡ, thì phe công an của Tô Lâm cũng bất lực. Xem ra, Tô Lâm sẽ phải đầu hàng trước Phạm Minh Chính.
Phương án bắt cóc là không khả thi, trao đổi bằng quà lớn cũng không xong. Vậy, còn đường nào để Tô Lâm có thể moi ra được tử huyệt của Phạm Minh Chính?
Xem ra Tô Lâm đã hết cách. Có lẽ, chỉ còn cách hạ nhau bằng những liều thuốc bí ẩn nào đấy thì may ra, còn dựa trên cách truy hồ sơ đen thì không thể thành công trước một Phạm Minh Chính “lì đòn”.
Thái Hà
https://thoibao.de/blog/2024/10/31/luong-tam-quang-dai-bai-pham-minh-chinh-va-phan-van-giang-tho-phao
Vì sao Lương Tam Quang sang Đức để đưa Nhàn AIC về Việt Nam chỉ là đi chơi cho vui?
Trà My – Thoibao.de
31/10/2024
Như thoibao.de đã đưa tin, Bộ trưởng Lương Tam Quang cùng phái đoàn cấp cao của Bộ Công an sang thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức ngày 28/10. Một trong những mục đích đàm phán với nhà nước Đức là để đưa bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về Việt Nam.
Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Đức, chiều 28/10, Bộ Nội vụ Đức xác nhận, có cuộc gặp với phái đoàn cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ AIC, là người đang bị nhà nước Việt Nam truy nã. Bà Nhàn AIC là một nữ doanh nhân, có mối quan hệ với nhiều giới chức lãnh đạo cấp cao Việt Nam, cũng như các tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng.
Từ lâu, Tổng Bí thư Trọng và Bộ Công an đã sử dụng vụ “Nhàn AIC”, để tìm mọi cách loại ông Phạm Minh Chính ra khỏi chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ. Nhưng cho đến khi qua đời, tuyên bố của ông Trọng vẫn còn để ngỏ đó.
Theo giới thạo tin, ông Tô Lâm vẫn tiếp tục tìm mọi cách để loại Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, để độc chiếm quyền lực trong Đảng. Đây là các nhân vật lãnh đạo cấp cao, được cho là có mối quan hệ tiền bạc và tình cảm trên mức bình thường với bị án Nhàn.
Nguồn tin nội bộ tiết lộ cho thoibao.de rằng, lâu nay, ông Tô Lâm cho tay chân trong Bộ Công an tiến hành lùng sục, để tìm ra các bằng chứng tham nhũng, nhằm truất phế Thủ tướng Chính, nhưng tới nay vẫn không thành công.
Có thông tin cho biết, ông Tô Lâm và Bộ Công an đã tính đến phương án “liều lĩnh”, dùng đặc vụ để tổ chức bắt cóc bà Nhàn, từ Đức đưa về Việt Nam, giống như vụ Trịnh Xuân Thanh.
Theo giới quan sát, nếu thực hiện kế hoạch bắt cóc bà Nhàn, là việc đâm đầu vào chỗ chết, và chắc chắn sẽ thất bại.
Bà Nhàn đang sống tỵ nạn chính trị tại Đức, và được tổ chức bảo vệ rất chặt chẽ. Không chỉ lực lượng an ninh và cảnh sát của nước Đức, mà còn có lực lượng an ninh “chìm” của Tổng cục Tình báo của quân đội Việt Nam, cũng bảo vệ bà.
Ông Tô Lâm thừa biết, việc tổ chức bắt cóc bà Nhàn tại Đức là điều không thể, và không được phép làm. Nhưng vẫn có khả năng, ông mượn câu chuyện này để sắp xếp lại nhân sự của Bộ Quốc phòng và phe quân đội.
Nhưng liệu phía Đức có đồng ý với đề nghị của ông Tô Lâm hay không, thì vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Đức là một nhà nước pháp quyền và tôn trọng quyền con người. Trong khi, Việt Nam không có một hệ thống tư pháp độc lập, nên rất khó có thể thuyết phục Chính phủ Đức.
Cũng như Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính cũng được cho là tay chân thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc nỗ lực bắt bà Nhàn, là để loại bỏ Thủ tướng Chính, hay Đại tướng Phan Văn Giang, vốn là các đồng minh của ông Tô Lâm. Nếu có thật, thì đây sẽ là chuyện ông Tô Lâm “tự bắn” vào chân mình.
Vậy tại sao, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang vẫn đi thăm và làm việc ở Cộng hòa Liên bang Đức, để giải quyết việc truy bắt Nhàn?
Yêu cầu dẫn độ bà Nhàn từ phía Việt Nam đã từng bị cơ quan tư pháp Đức từ chối, một phần do tiền lệ từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017. Đồng thời, chính quyền Đức tỏ ra thận trọng, vì vụ án của bà Nhàn rõ ràng có động cơ chính trị. Cụ thể là có liên quan đến Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chuyến công tác đến Đức của Bộ trưởng Lương Tam Quang, có thể, chỉ nhằm mục đích xoa dịu các đối thủ đang đặt nghi vấn, vì sao ông Tô Lâm và Bộ Công an không tích cực truy bắt Nhàn, hay vì muốn bao che cho phe cánh.
Phải chăng, chuyến thăm Đức lần này của Bộ trưởng Lương Tam Quang, chỉ là chuyến đi “cho vui” mà thôi?
Trà My – Thoibao.de
https://thoibao.de/blog/2024/10/31/vi-sao-luong-tam-quang-sang-duc-de-dua-nhan-aic-ve-viet-nam-chi-la-di-choi-cho-vui
Việt Nam nói đã ‘vận động, truy bắt’ được 9 người tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài
VOA Tiếng Việt
30/10/2024
Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn là một trong số những người đang bị Việt Nam truy nã vì liên quan đến các vụ án tham nhũng về đấu thầu thiết bị y tế.
Ban Nội chính Trung ương cho biết hôm 30/10 rằng các nhà chức trách Việt Nam đã vận động đầu thú và truy bắt được 9 người bỏ trốn ra nước ngoài trong các vụ án tham nhũng trong năm nay, theo truyền thông trong nước.
Những thông tin này được đưa ra trong cuộc họp của Ban khi thông báo kết quả cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, theo Tuổi Trẻ và VnExpress.
Họ không công bố danh tính những người được cho là đã đầu thú hay bị truy bắt về nước từ đầu năm tới nay.
Ông Đặng Văn Dũng, phó Ban Nội chính Trung ương, được VnExpress trích lời nói rằng nhà chức trách đang kêu gọi các trường hợp khác ra đầu thú.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Đông, cũng là một phó Ban, cho biết Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục yêu cầu các cơ quan quyết liệt vận động đầu thú, truy bắt, dẫn độ những người bỏ trốn ra nước ngoài trong các vụ án tham nhũng.
“Tất nhiên cũng còn có nhiều khó khăn do những người này bỏ trốn lâu rồi, bỏ trốn ra nước ngoài và chúng ta phải tiếp tục phối hợp các nước để thực hiện nhiệm vụ này,” ông Đông được Tuổi Trẻ trích lời nói.
Cũng theo tờ báo này, người phát ngôn của Bộ Công an, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cho biết rằng cơ quan điều tra đã áp dụng nhiều biện pháp như dẫn độ tội phạm, hợp tác quốc tế, ngoại giao và nhiều kênh khác để truy bắt người bỏ trốn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch AIC, là người nổi danh nhất trong số những người đang bị giới chức Việt Nam truy nã vì liên quan đến 5 vụ án tham nhũng khác nhau. Người phụ nữ được cho là đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ mua vũ khí cho quân đội Việt Nam đã bỏ trốn vào đầu năm 2022. Bà bị cáo buộc đưa hối lộ hàng chục tỷ đồng và bị công an Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.
Tại buổi họp hôm 30/10, ông Tuyên đã kêu gọi bà Nhàn và những người bỏ trốn khác “sớm về đầu thú để hưởng khoan hồng.”
“Người bỏ trốn sẽ vẫn bị xử theo quy định pháp luật và không có điều kiện tự bảo vệ mình,” ông Tuyên nói, theo VnExpress.
Bà Nhàn đã bị xử vắng mặt trong 3 phiên tòa trước đây vì bị cáo buộc có sai phạm trong những dự án liên quan đến 2 bệnh viện ở Đồng Nai và Quảng Ninh và một trung tâm công nghệ ở TPHCM với bản án tổng cộng 30 năm tù giam. Nữ doanh nhân này cũng đang đối mặt với một bản án nữa về tội danh “đưa hối lộ” trong một vụ án liên quan đến công ty AIC và Sở Y tế Bắc Ninh đang được xét xử.
Ngoài bà Nhàn, còn có 7 người khác trong vụ án liên quan đến công ty AIC đang bỏ trốn và chịu lệnh truy nã của công an Việt Nam.
Các lãnh đạo phòng chống tham nhũng của Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái nói rằng họ quyết tâm “dẫn độ bằng được” các đối tượng bỏ trốn như bà Nhàn về nước, ngay cả trong trường hợp Việt Nam chưa ký kết hiệp định hỗ trợ tư pháp với quốc gia mà đối tượng đó đang cư trú.
Bà Nhàn được cho là đang sống ở Đức. Một ghi nhận của báo Taz vào tháng 8 năm ngoái cho biết rằng bà có nguy cơ bị mật vụ Việt Nam bắt cóc về nước như trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh. Điều tra của Taz lúc đó nói rằng Việt Nam đã gửi văn bản đề nghị dẫn độ và Nhàn lên Sở Tư pháp Liên bang Đức nhưng bị cơ quan của chính phủ Đức từ chối.
Ông Thanh, cựu chính trị gia và lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, bị mật vụ Việt Nam bắt cóc vào tháng 7/2017 khi đang xin tị nạn tại Đức. Việt Nam nói rằng ông Thanh tự về “đầu thú” và tuyên cho ông 2 án tù chung thân.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-van-gong-truy-bat-9-nguoi-tham-nhung-bo-trong-ra-nuoc-ngoai/7844902.html
Không có nhận xét nào