Header Ads

  • Breaking News

    Y Tế Việt Nam Hiện Nay: Cuộc Sống Khỏe Mạnh và Hạnh Phúc

     Y Tế  Việt Nam Hiện Nay: Cuộc Sống Khỏe Mạnh và Hạnh Phúc

    Chúng tôi xin giới thiệu bài phát biểu của BS. Nguyễn Như Phúc tại cuộc hội thảo Cho Một Tương Lai Việt Nam Dân Chủ bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai của Liên Hiệp Quốc.

    Chương Trình Nghị Sự 2030 về Phát Triển Bền Vững, được tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 2015, đưa ra một bản thiết kế chung cho hòa bình và thịnh vượng cho nhân loại và hành tinh, trong hiện tại và tương lai. Trọng tâm của chương trình là 17 Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDG). Mục tiêu phát triển bền vững thứ 3: Cuộc Sống Khỏe Mạnh và Hạnh Phúc đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công của Chương Trình Nghị Sự 2030. SFG 3 là đề tài của bài phát biểu cúa BS. Nguyễn Như Phúc.

    https://www.baoquocdan.org/2024/10/bs-nguyen-nhu-phuc-cuoc-song-khoe-manh.html

    Y Tế Việt Nam Hiện Nay: https://youtu.be/aRlGsuCOilw

    SDG 3: CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH & HẠNH PHÚC

    Kính chào Luật sư Linh.

    Kính chào quý vị,

    "Sức khỏe và Hạnh phúc" (SDG 3) là một trong những mục-tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, nhằm bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho mọi người, ở mọi lứa tuổi. Việt Nam đã thực hiện một số nỗ lực nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, nhưng còn nhiều khiếm khuyết quan trọng:

    1.  Các bệnh không lây nhiễm như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi mãn tính, và ung thư đang phổ biến hơn. Đây là nhóm bệnh gây tử vong cao nhất tại Việt Nam với khoảng 73% tổng số tử vong hàng năm. Nguyên nhân chính là tập quán ăn uống không phù hợp như ăn mặn, ngọt quá độ, nhiều chất béo, mỡ, rượu bia; thiếu hoạt động thể chất; và lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá và các chất gây nghiện, v.v. Để giải quyết, cần thay đổi tập quán ăn uống, lối sống, và tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc phòng ngừa.

    2.  Ma túy: Rượu bia và heroin phổ biến nhất tại nhiều thành phố, trường học, gia đình, ngoài xã hội. Thanh thiếu niên là nhóm có tỷ lệ tăng nhanh trong việc xử dụng ma túy. Nghiện ngập thường đi chung với tâm bệnh và dẫn đến những hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, xã hội. Các kế hoạch hành động, biện pháp phòng ngừa, can thiệp, hợp tác, xã hội hóa công tác phòng chống ma túy, cùng các biện pháp pháp lý và luật hình sự dường như chỉ hiện diện trên giấy tờ. 

    3. Vấn đề Sức khỏe Tinh thần không được giải quyết đúng mức: Vì thành kiến về tâm bệnh cùng thiếu sót nghiêm trọng của nhà cầm quyền khi không có kế hoạch quy mô để điều trị và giúp đỡ bệnh nhân tâm thần và gia đình người bệnh. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tháng 11 năm 2023, cứ mỗi 5 trẻ vị thành niên ở Việt Nam lại có 1 trẻ phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tinh thần; nhưng chỉ 8,4% có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cần thiết hoặc tư vấn trước những thử thách về cảm xúc và hành vi. Và chỉ  5,1% cha mẹ nhận ra rằng con họ cần được giúp đỡ khi gặp các vấn đề nói trên.

    4.  Tuổi già: Việt Nam thiếu sót trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh mãn tính cho người cao tuổi. 

    5.  Vấn đề môi trường: Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí và việc biến đổi khí hậu gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm nguồn nước vì không xử lý đúng tiêu chuẩn khoa học các chất thải công nghiệp, hoặc từ sinh hoạt của các khu dân cư, hoặc hóa chất dùng trong nông nghiệp và công nghiệp.

         Việc nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long gây ô nhiễm nguồn nước ngọt cho cư dân toàn miền Nam. Ô nhiễm tại Việt Nam còn là ô nhiễm hữu cơ và sinh học, ô nhiễm hóa chất, chì, thủy ngân, cadmium, và những chất độc hại khác.

    6.   Chênh lệch về chăm sóc y tế: Mặc dù cải thiện, Việt Nam vẫn còn sự chênh lệch trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn, và giữa các nhóm kinh tế và thành phần xã hội khác nhau.

    7.   Tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn; tham nhũng; và hối lộ trong ngành y tế Việt Nam là vấn đề nghiêm trọng, tồn tại từ lâu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến lãnh vực y tế và niềm tin của người dân vào hệ thống này. 

    1. Lạm dụng chức vụ và quyền hạn: Nhiều cán bộ y tế, đặc biệt những người có nhiệm vụ quản lý, lợi dụng quyền hạn của mình để nhận hối lộ, lũng đoạn, trục lợi.

    2. Nhận hối lộ từ bệnh nhân: Có chỉ trích là bác sĩ, y tá yêu cầu hoặc nhận tiền "bồi dưỡng" từ bệnh nhân để khám và/hoặc chữa bệnh.

    3. Tham nhũng trong đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế: Một số doanh nghiệp dược phẩm và cung cấp thiết bị y tế đã gian lận đấu thầu, tăng giá thuốc và trang cụ y tế.

    4. Mất lòng tin của người dân: Tham nhũng trong y tế không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn làm suy giảm lòng tin của người dân đối với các dịch vụ y tế công.

    Thưa quý vị,

    “Hạnh phúc” trong SDG 3 cũng bao gồm yếu tố nhân quyền. 

         Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tồi tệ về hầu hết mọi mặt. Đảng Cộng sản duy trì độc quyền chính trị, không cho phép bất cứ thách thức nào đe dọa sự lãnh đạo của mình. Các quyền cơ bản bị hạn chế ngặt nghèo, bao gồm tự do biểu đạt, nhóm họp ôn hòa, lập hội, và tự do tôn giáo. Các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền bị công an đe dọa, sách nhiễu, hạn chế đi lại, bắt giữ tùy tiện và biệt giam. Nông dân, người dân bị mất đất cho các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng; công nhân không được phép thành lập công đoàn độc lập. Công an thường sử dụng tra tấn và đánh đập để ép nhận tội. Hệ thống tư pháp hình sự, bao gồm các tòa án, thiếu tính độc lập. Các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động xã hội dân sự bị áp đặt những án tù dài hạn dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia. 

    Cảm ơn quý vị đã theo dõi.


    Không có nhận xét nào