Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức Mekong Cửu Long trong tuần

    30/9/2024

    Nguồn: https://mekong-cuulong.blogspot.com/


    Lũ lụt phá kỷ lục ở Bắc Thái Lan tăng cường việc xem xét cẩn thận dự án đập Mekong.


    (Record-breaking floods in northern Thailand intensify scrutiny of Mekong dam project)


    Carolyn Cowan – Bình Yên Đông lược dịch

    Mongabay – 24 September 2024



    Ngập lụt dọc theo sông Kok, một phụ lưu của sông Mekong, ở huyện Chiang Sean. [Ảnh: Rak Chiang Khong Conservation Group]


    • Ngập lụt quan trọng dọc theo các phụ lưu của Mekong ở bắc Thái Lan đã nâng cao việc xem xét cẩn thận các kế hoạch để xây một đập thủy điện quan trọng chắn ngang thủy lộ biên giới vô cùng quan trọng với Lào.

    • Các chuyên viên nói đập Pak Beng sẽ làm tồi tệ ngập lụt theo mùa nghiêm trọng bằng cách nâng cao mực nước ở thượng lưu trong khúc sông Mekong chảy qua miền bắc Thái Lan.

    • Trong năm 2023, cơ quan điện quốc gia của Thái Lan ký một thỏa thuận để mua điện từ kế hoạch gây tranh cãi, trên căn bản bật đèn xanh cho việc phát triển.

    • Tuần nầy, nông dân, các nhà hoạt động và các nhà làm chánh sách gặp nhau trong tỉnh dễ ngập lụt Chiang Rai để thảo luận ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng của đập, với nhiều diễn giả thúc giục chánh phủ Thái và các nhà đầu tư Thái tái xét sự ủng hộ của họ đối với kế hoạch vì rủi ro của đập gia tăng ngập lụt tàn phá.


    Do hậu quả của bão Yagi, các cộng đồng trong tỉnh Chiang Rai ở miền bắc Thái Lan đang đánh giá tổng quát của thiệt hại trút lên bởi mưa to và sông dân lên.  Ít nhất có 33 người chết ở trong nước từ giữa tháng 8 trong điều kiện nguy hiểm tàn phá nhà cửa, doanh nghiệp và đất nông nghiệp ở ven sông.


    Ngập lụt đã nâng cao sự soi mói của quần chúng và các nhà làm chánh sách về các kế hoạch để xây 1 đập thủy điện quan trọng ngang sông Mekong ở Pak Beng trong tỉnh Oudomxay của Lào.  Các chuyên viên cảnh báo đập, nằm cách biên giới Thái-Lào 97 km (60 miles), có tiềm năng nâng cao mực nước trong sông Mekong và vì thế làm tồi tệ ngập lụt theo mùa dọc theo các phụ lưu chánh ở Thái Lan.


    Các cộng đồng địa phương và các nhóm xã hội dân sự đã nêu lên những lo ngại về dự án trong gần 1 thập niên, nói rằng các nhà phát triển và đến các nhà đầu tư ở Thái Lan đã không cứu xét những ảnh hưởng tiềm tàng của đập đối với người dân ở thượng lưu.


    Dựa trên bối cảnh nầy, các nhà làm chánh sách, lãnh đạo cộng đồng và cư dân địa phương đã họp mặt vào ngày 20-21 tháng 9 ở một diễn đán trong tỉnh Chiang Rai dễ bị ngập để thảo luận về những hệ quả của việc phát triển đầy tranh cãi.  Cuộc đối thoại là một phần của cuộc điều tra của Ủy ban Đất đai, Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường của Quốc hội Thái về ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng của kế hoạch



    Somsak Kemya và các nông dân đồng nghiệp trong huyện Wiang Khaen, tỉnh Chiang Rai cầm một biểu ngữ nói: “Đất canh tác của chúng tôi bị ngập, hãy ngưng đập Pak Beng.” [Ảnh: Carolyn Cowan]



    Phiên họp điều tra được tổ chức bởi Ủy ban Đât đai, Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường của Quốc hội Thái. [Ảnh: Carolyn Cowan]


    Trọng tâm của những thảo luận là lời kêu gọi từ nông dân và lãnh đạo làng thúc giục chánh phủ cứu xét làm thế nào đập Pak Beng có thể ảnh hưởng đến người dân sống dọc theo Mekong và những phụ lưu quan trọng của nó.


    Phaithon Namchai, người cầm đầu làng Yai Nuea trong huyện Wiang Khaen, nói nông dân dọc theo sông Ngao bị mất mát theo sau vụ ngập của trên 320 hectares (790 acres) vườn bưởi.  “Họ không biết phải làm gì hiện nay, họ lo sợ để tái đầu tư vào đất nếu nó sẽ bị ngập trong tương lai,” ông nói.


    Một lo ngại chánh của cộng đồng canh tác là làm thế nào việc phát triển đập được tiên đoán sẽ nâng cao mực nước trung bình trong sông Mekong.  Nên xây đập và thực tế của Mekong đầy hơn trở nên bình thường, họ nói rằng ngay cà mức bình thường của mùa ngập trong các phụ lưu có thể làm mất mát hoa màu, như đã xảy ra trong những tuần qua.


    Ngoài vườn cây ăn trái, nhiều mảnh ruộng lúa, khoai mì, dừa và bắp vẫn nằm ở dưới nước vài tuần sau đỉnh lũ khi Mongabay thăm viếng vùng nầy trong tháng 9.


    Nông dân nói họ chưa từng thấy ngập lụt nghiêm trọng như thế trong hơn 4 thập niên, báo cáo rằng cái giết chết hoa màu của họ là lúc nước ngạp rút xuống, nguyên nhân của nó họ quy cho mực nước cao bất thường trong dòng chánh Mekong, đơn giản là không có nơi để nước lũ thoát đi.


    Somsak Kemya, 48 tuổi, trồng cây bưởi nơi sông Ngao chảy vào sông Mekong trong huyện Wiang Khaen.  Ông nòi vời Mongabay nước lụt giết vài chục cây được 7 năm vừa mới bắt đầu có trái, đánh tan hy vọng của ông để lấy lại vốn đã trồng chúng.


    Mực nước sông Mekong cao, vì thế không có nơi cho nước [từ phụ lưu] chảy đi.  Và đây là không có đập Pak Beng; điều gì xảy ra nếu đập được xây?  Nó có thể tệ hơn bây giờ.”


    Ngập lụt nghiêm trọng đã lan rộng trên khắp tỉnh từ cuối tháng 8, ngay cả phá hủy nhà cửa dọc theo sông Kok ở thành phố Chiang Rai.  Mực nước trong dòng chánh Mekong đã đạt đỉnh hôm 12 tháng 9, vượt quá 12,5 m (41 feet) ở huyện Chiang Khong và vượt quá mức cao lịch sử.


    The Ngao River


    Sông Ngao, một phụ lưu của Mekong, tràn bờ làm ngập trên 2.000 rai vườn bưởi vào cuối tháng 8 và giữa tháng 9. Hình chụp ngày 20 tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Rak Chiang Khong Conservation Group]


    Nước dội của đập sẽ nâng mực nước sông


    Niwat Roykaew, một nhà hoạt động môi trường của Nhóm Bảo tồn Rak Chiang Khong, nói mực nước cao trong sông Mekong chịu ảnh hưởng nặng nề bởi việc điều hành đập ở thượng lưu Trung Hoa, và thắc mắc ý nghĩa của việc xây thêm các đập đại qui mô sẽ làm cho hình ảnh phức tạp thêm.


    “Trong quá khứ, khi có nhiều mưa và sông Ing bị ngập, nước thoát đi nhanh chóng.  Nhưng nay, hãy nhìn cái đang xảy ra,” Niwat nói.  “Hãy suy nghĩ về sự khó khăn của sông Mekong để thoát nước nếu đập [Pak Beng] được xây cất và mực nước sẽ dâng cao hơn.”

    Ngay cả đập Pak Beng nằm cách biên giới Thái-Lào 97 km, các chuyên viên nói rằng một khi đập được xây, ảnh hưởng “nước dội” sẽ nâng mực nước ở thượng lưu.


    Somnuck Jongmeewasin, cố vấn kỹ thuật cho ủy ban môi trường của quốc hội và giám đốc nghiên cứu của NGO EEC Watch có trụ sở ở Thái Lan, nói những khảo sát thủy học cho đến nay cho thấy ảnh hưởng nước dội của đập Pak Beng sẽ ảnh hưởng một khúc sông Mekong dài 285 km (177 miles) ở thượng lưu đập, tức toàn thể khúc sông giáp giới với miền bắc Thái Lan.


    Quan trọng hơn, đập sẽ sẽ làm cho mực nước ở thượng lưu vượt quá mức ngập lụt 6 m (20 feet), theo Somnuck.  “Điều nầy có nghĩa là chúng ta đang xây 1 đập sẽ tạo nên ngập lụt,” ông nói.  “Vì thế tại sao chúng ta muốn xây nó?  Nó không có lý.”


    Ngoài rủi ro ngập lụt cao, Somnuck nói những đánh giá ành hưởng môi trường và xã hội của dự án không đầy đủ.  Một duyệt xét độc lập của đánh giá ảnh hưởng môi trường của dự án được soạn trong năm 2015 bởi Nhóm Cố vấn Quốc gia Lào thay mặt cho các nhà phát triển, thấy rằng nó dựa hoàn toàn trên dữ kiện lỗi thời và thiếu những cứu xét về thủy sản, dòng phù sa, phẩm chất nước, thay đổi khí hậu và sự tham gia của quần chúng.


    “Thật sự, chúng tôi không thể gọi nó là một EIA, nó thiếu quá nhiều cứu xét then chốt mà một EIA phải có,” Somnuck nói.


    Benja Saengchan, một thành viên của ủy ban quốc hội, nói họ sẽ ghi nhận tất cả những ý kiến vào việc cứu xét và sẽ đệ trình một phúc trình tóm tắt trong vòng 1 tháng cho nội các để họ cứu xét.  Bà nói tất cả chiều hướng của những thảo luận với cư dân sẽ được bao gồm, từ sự cần thiết năng lượng đến an ninh quốc gia, nông nghiệp, thủy sản và những khuyết điểm của tham vấn dự án.



    Niwat Roykaew của nhóm Bảo tồn Rak Chiang Khong nêu lên những lo ngại của ông về việc ngăn thêm đập trên sông Mekong. [Ảnh: Carolyn Cowan]


    Flooded orchards


    Vườn bưởi ngập nước lụt đục ngầu trong tỉnh Chiang Rai trong tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Carolyn Cowan]


    Một dự án đầy tranh cãi


    Việc phát triển Pak Beng, đồng sở hữu của China Datang Overseas Investment (Đầu tư Hải ngoại Datang Trung Hoa) và Gulf Energy Development (Phát triển Năng lượng vùng Vịnh) ở Thái Lan, được dự trù có công suất thiết trí là 912 MW và sẽ bán tất cả điện cho EGAT, cơ quan điện lực Thái, rồi chuyển cho người mua sau cùng ở Malaysia và Singapore.


    Các đập thủy điện đã châm ngòi cho nhiều tranh luận gay gắt trong lưu vực sông Mekong từ nhiều thập niên.  Hiện nay, có trên 160 đập dọc theo sông và các phụ lưu của nó, gồm có 13 đập chắn ngang dòng chánh của sông.  Với 9 dự án nữa trên dòng chánh, kể cả Pak Beng, trong các giai đoạn khác nhau của quy hoạch ở Lào và Cambodia, nhịp độ xây đập tiếp tục không thuyên giảm mặc dù có những rủi ro đối với môi trường và cuộc sống của cộng đồng.


    Việc xây đập không ngừng đã thay đổi nhịp lũ theo mùa vô cùng quan trọng thúc đẩy năng suất thủy sản và nông nghiệp trong khu vực, với hệ quả đối với đời sống và cuộc sống của hàng triệu cư dân trong lưu vực.  Các đập cũng làm xáo trộn dòng phù sa và gây thiệt hại cho các đường di chuyển của cá, gây nguy hại cho các hệ sinh thái và đời sống hoang dã nước ngọt đặc thù của khu vực.  Theo một phúc trình trong tháng 5 năm 2024 của cơ quan giám sát tài chánh Fair Finance Asia (Tài chánh Công bằng Á Châu), ảnh hưởng của các đập đối với các cộng đồng và hệ sinh thái có thể lên đến 145 tỉ USD vào năm 2040.



    Ngập lụt đất canh tác bắp, dừa, khoai mì và cây ăn trái trong lưu vực sông Ing, tỉnh Chiang Rai trong tháng 9 năm 2024. [Ảnh: Carolyn Cowan]


    Các nhóm về quyền đã liên tiếp nêu lên sự kiện rằng hầu hết các kế hoạch trên dòng chánh phần lớn được khuyến khích bởi triễn vọng bán năng lượng cho các láng giềng khu vực như Malaysia và Singapore, thay vì để phục vụ cho sự cần thiết năng lượng của quần chúng trong các quốc gia nơi các động đồng ven sông sẽ chịu ảnh hưởng của việc phát triển, chẳng hạn như Thái Lan và Lào.


    Tuy nhiên, ngưng việc phát triển có nguy hại tiềm tàng bị cản trở bởi cấu trúc cai quản lỗi thời của lưu vực Mekong, được dựa trên Thỏa ước Mekong 1995 giữa 4 quốc gia hạ lưu là Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Thỏa ước không ràng buộc pháp lý và không cho phép bất cứ chánh phủ quốc gia nào quyền phủ quyết các dự án trên sông, ngay cả có vẻ gây nguy hại đến sông và tài nguyên của nó.


    Kết quả là, các đập thường được xây trên căn bản dự án-dự án, với các quyết định chú trọng về tính có sẵn của tài trợ và thỏa thuận mua điện, thay vì một đánh giá thành thật của những ảnh hưởng cộng dồn của các đập hay liệu đập thật sự được đòi hỏi trước nhất.



    Cổng vào Rừng Cộng đồng Bun Ruaeng bên cạnh sông Ing, chụp ngày 30 tháng 8 năm 2014.  Trên 2,800 hectares đất canh tác bị ngập dọc theo phụ lưu [Ảnh: Rak Chiang Khong Conservation Group]


    Khi nói đến kế hoạch Pak Beng, cơ quan điện lực Thái Lan đã ký một thỏa thuận mua điện với các nhà phát triển trong tháng 9 năm 2023, khiến cho các nhóm nhân quyền thắc mắc về cam kết để mua điện từ dự án trước khi một EIA thích hợp được thực hiện.


    Dự án Pak Beng nay đang vay nợ từ các tổ chức tài chánh, với ngày kết thúc được mong đợi vào cuối năm 2024.  Như một phần của giai đoạn thỏa thuận nợ, các nhà phát triển loan báo rằng diễn đản bên liên hệ Ủy hội Sông Mekong lần thú 14th trong tháng 6 có ý định để hoàn tất thêm những đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường, kể cả việc lượng định xuyên biên giới, để thông báo trong các giai đoạn thiết kế cuối cùng.


    Somnuck, cố vấn của ủy ban quốc hội, nói các nhà phát triển đã mướn một công ty Thái, TEAM Consulting, để thực hiện giai đoạn kế tiếp nầy của việc đánh giá ảnh hưởng, nhưng nó chưa chia sẻ bất cớ tin tức về các kế hoạch hay đường lối của nó.  Somnuck kêu gọi TEAM cộng tác công khai với ủy ban và tiến hành với sự cởi mở và minh bạch.  “Rất quan trọng để biết họ sử dụng tin túc gì để hoàn tất thiết kế của việc phát triển,” ông nói.


    Pianporn Deetes, giám đốc chiến dịch khu vực của International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), thúc giục các ngân hàng Thái đang cứu xét tài trợ cho dự án Pak Beng lưu ý đến những hậu quả môi trường và nhân quyền của những đầu tư của họ trong những dự án như thế và giữ cam kết với các chánh sách lối thực hành ngân hàng khả chấp khi quyết định liệu có hỗ trợ dự án hay không.


    “Đập nầy không phải để phát triển điện cho sự cần thiết của quần chúng, nó dùng để sản xuất lợi nhuận chỉ cho một vài người,” Pianporn nói.  “Vẫn còn hy vọng rằng tiếng kêu của những cộng đồng bị ảnh hưởng không chỉ của những người sống ngay trên sông Mekong, mà còn của những người trong vùng dễ bị ngập sâu trong các phụ lưu.”



    Biên giới Thái-Lào ở Pha Dai, tỉnh Chiang Rai.  Các cơ quan chánh phủ đang điều tra an ninh quốc gia liên quan đến việc làm thế nào đập Pak Beng sẽ thay đổi biên giới giữa Thái Lan và Lào.  Nếu đập làm cho mực nước sông Mekong dâng lên, Thái Lan sẽ mất một số lãnh thổ. [Ảnh: Thai People’s Network]



    https://mekong-cuulong.blogspot.com/2024/09/lu-lut-pha-ky-luc-o-bac-thai-lan-tang.html



    Những chuyển tiếp hợp lý trong mekong: Vai trò của Trung Hoa trong mậu dịch và đầu tư.


    (Just transitions in the Mekong: China’s role in trade and investment)


    Isis Sarton Reis and Tom Baxter – Bình Yên Đông lược dịch

    Dialogue Earth – September 23, 2024


    Mekong_Cooperation_China


    Các dự án thủy điện dọc theo Mekong và các phụ lưu của nó đã làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của sông, gây lo ngại về ảnh hưởng đối với thủy sản và nông nghiệp dựa vào lũ lụt theo mùa và phù sa giàu dinh dưỡng của nó. [Ảnh: Andy Leo]


    Hội thảo công tác thứ nhì trong 4 hội thảo làm sáng tỏ ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực Mekong và những cơ hội để liên lạc tốt hơn với các bên liên hệ ở Trung Hoa


    Cộng tác với Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế (ISIS Thái Lan) của Đại học Chulalongkorn, Dialogue Earth và Viện Nhân quyền và Luật Nhân đạo Raoul Wallenberg (RWI) tổ chức một nhóm quần chúng và một hội thảo công tác kín ở Bangkok, Thái Lan, từ ngày 28 đến 30 tháng 8.


    Nhóm thăm dò ảnh hưởng của Trung Hoa đối với việc phát triển khả chấp trong khu vực Mekong, trong khi hội thảo công tác chú trọng đến 4 chủ đề then chốt: vai trò của Trung Hoa trong phân vùng Mekong; điều hành hóa quyền có môi trường lành mạnh ở Đông Nam Á (ĐNA); truyền thông và báo chí môi trường; và “hiểu biết “Trung Hoa Toàn cầu”.


    Đây là hội thảo thứ nhì trong một loạt 4 hội thảo (Latin America, ĐNA, Phi Châu và Âu Châu) nhằm mục đích xây dựng kiến thức và đối thoại về sự dính dáng của Trung Hoa trên khắp những khu vực nầy.


    Vai trò nới rộng của Trung Hoa trong Mekong


    Sự tham gia chiến lược của Trung Hoa trong phân vùng Mekong gia tăng nhanh chóng, nhất là trong việc quản lý tài nguyên, hợp tác và hạ tầng cơ sở.  Trong từ ngữ địa chánh trị, sự liên hệ nầy nới rộng ra ngoài kinh tế, chạm đến lãnh vực chánh trị và văn hóa, tạo cho Trung Hoa như một tay chơi khu vực không thể so bì.  Tuy nhiên, những thảo luận nhấn mạnh rằng vai trò của Trung Hoa rất ít khác biệt và phải được hiểu trong bối cảnh rộng lớn hơn của động lực sức mạnh của khu vực.


    Nhận thức về Trung Hoa trong khu vực thay đổi.  Đối với các quốc gia đang phát triển, Trung hoa được xem như một đồng minh vô cùng quan trọng, với những dự án hạ tầng cơ sở nâng cao nối kết và mậu dịch, trong khi tạo nên lòng tốt.  Một số lập luận rằng đây là chìa khóa của Trung Hoa khi họ nhắm đến hợp thức hóa đầu tư của họ và giảm rủi ro của chống đối.


    Tuy nhiên, cẩn thận vẫn ở chung quanh rủi ro của nợ nần, sở hữu ngoại quốc và ảnh hưởng quá mức.  Lào và Cambodia mang nợ cao với Trung Hoa, được thảo luận, với đường sắt Kunming-Lào (70% sở hữu của Trung Hoa) được trích dẫn như một thí dụ của kiểm soát và ảnh hưởng không cân đối.


    Ảnh hưởng môi trường và xã hội của các dự án của Trung Hoa cũng gây lo ngại.  Các dự án thủy điện dọc Mekong và các phụ lưu của nó làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của sông, gây lo ngại về ảnh hưởng đối với thủy sản và nông nghiệp dựa vào lũ lụt theo mùa và phù sa giàu dinh dưỡng của nó.


    Dời chỗ các cộng đồng địa phương và ô nhiễm hóa chất được nhấn mạnh như kết quả tiêu cực của một số đầu tư của Trung Hoa.  Các tham dự viên nhấn mạnh đến sự cần thiết để xoi mói tại sao các quốc gia chủ nhà cho phép những dự án như thế mặc dù rủi ro môi trường và xã hội rõ ràng.


    Có những cách thay thế cho cam kết Trung Hoa, gồm có khuyến khích tuân thủ chặt chẽ hơn với những quy định môi trường và xã hội.  Các tham dự viên kêu gọi phối hợp nhiều hơn giữa các quốc gia Mekong và nhấn mạnh vai trò tiên liệu của truyền thông, xã hội dân sự và doanh thương phải có trong việc ngăn ngừa và phơi bày các dự án nguy hại.  Lưu ý đặc biệt cũng dành cho trách nhiệm của chánh phủ trong việc ngăn ngừa những dự án tiêu cực và bảo đảm rằng nhân quyền được tôn trọng.


    Chủ tịch Trung Hoa và Canada của Quy ước về Đa dạng Sinh học, gồm có lãnh đạo trong Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (2022), cung cấp một cơ hội khác cho việc cam kết có ý nghĩa về những vấn đề môi trường.  Vai trò lãnh đạo của Trung Hoa trong những trường hợp nầy là một cơ hội để xem xét làm thế nào quyền có môi trường lành mạnh được thực hiện bởi Trung Hoa và các nước khác trong khu vực.


    Hiểu biết động lực chánh trị địa phương


    Một điểm thảo luận then chốt là tầm quan trọng của sự hiểu biết kinh tế chánh trị địa phương khi xem xét mối liên hệ Trung Hoa-Mekong.  Một số tham dự viên lập luận rằng chỉ chú trọng đến các yếu tố quốc tế và địa chánh trị bỏ qua những động lực khu vực quan trọng.


    Thí dụ, cái gì thúc đẩy các quốc gia Mekong tham gia với các bên liên hệ Trung Hoa?  Khi họ tham gia, làm thế nào để họ có ý định uốn nắn sự tham gia đó?  Đường lối nào thành công hay thất bại từ triễn vọng của chánh phủ và người dân Mekong?  Đây là những câu hỏi quan trọng rất thường bị gạt qua một bên trong những thảo luận về Trung Hoa Toàn cầu – một lo ngại tương tự được nêu lên trong hội thảo công tác ở Chile hồi đầu năm nay.


    Truyền thông và xã hội dân sự là những diễn viên quan trọng về mặt giữ cho các bên liên hệ chịu trách nhiệm về những hứa hẹn môi trường và xã hội của họ.  Tuy nhiên, không gian xã hội dân sự và khung cảnh truyền thông thay đổi trên khắp các quốc gia Mekong.  Trong khi truyền thông Thái Lan hoạt động với tự do tương đối hơn các láng giềng, Myanmar, Lào, Cambodia và Việt Nam đối mặt với những hạn chế đáng kể, tương tự như Trung Hoa, hạn chế gắt gao khả năng của xã hội dân sự để ảnh hưởng việc lấy quyết định.


    Ảnh hưởng địa chánh trị uốn nắn thêm truyền thông và xã hội dân sự.  Chiến dịch được phối hợp của Trung Hoa để tăng cường cái gọi là “sức mạnh đàm luận” được nhấn mạnh, với những sáng kiến như Hệ thống Tin tức Mekong và “tiệc tùng” truyền thông, nơi các phóng viên Mekong được mời đến Trung Hoa để tham dự những chuyến đi truyền thông được bố trí nặng nề được thiết kế để khuếch đại cốt chuyện của truyền thông nhà nước Trung Hoa cũng hợp tác với các cơ quan ở địa phương, thường thiếu nguồn để tường trình độc lập và do đó dựa vào tài liệu cung cấp bởi những nguồn của Trung Hoa.


    Các quốc gia Mekong cũng đối mặt với những thách thức nội bộ, với 1 tham dự viên liệt kê tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, sai lệch thu nhập, và cai quản kém như những vấn đề kéo dài.  Những khiếm khuyết nầy làm dễ dàng cho những nhà đầu tư ngoại quốc đi qua những bảo đảm, làm phức tạp thêm ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực.


    Một môi trường sạch, lành mạnh và khả chấp


    Một phần quan trọng của những thảo luận trong hội thảo chú trọng đến cái “chuyển tiếp hợp ly” có nghĩa gì đối với khu vực Mekong.  Một diễn giả khách nhấn mạnh rằng nó không phải là chuyển tiếp hợp lý duy nhất, nhưng thay vào đó là nhiều chuyển tiếp – sinh thái, xã hội và kinh tế.


    Viễn cảnh được nới rộng nầy nhấn mạnh đến sự cần thiết để bảo đảm công bằng không những cho con người mà còn cho các hệ sinh thái và những chủng loại khác.  Những thảo luận tiết lộ một hội tụ thú vị: các nhà ủng hộ nhân quyền trong phòng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đường lối sinh thái, ủng hộ công bằng cho môi trường, trong khi các chuyên viên môi trường nhấn mạnh đến sự cần thiết của các đường lối lấy con người làm trọng tâm, bảo đảm rằng các cộng đồng địa phương là trung tâm của bất cứ thảo luận phát triển nào.


    Cả 2 viễn cảnh nhấn mạnh rằng phát triển không chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà còn cứu xét ảnh hưởng đối với cộng đồng, cuộc sống của họ và hệ sinh thái mà họ dựa vào.


    Cần những khuôn khổ pháp lý và chánh trị mạnh hơn để hỗ trợ chuyển tiếp công bằng.  Mặc dù ASEAN đang phát triển một khuôn khổ quyền môi trường, nó thiếu sự vững chắc của Thỏa ước ESCAZU của Mỹ.


    Nghị quyết mốc ngoặt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc 2022 (UNGA) về quyền môi trường an toàn, sạch và khả chấp là một phát triển quốc tế đáng kể trong luật nhân quyền, nới rộng thêm những chuyển tiếp hợp lý bằng cách xây dựng trên những cam kết quốc tế, quốc gia và khu vực, gồm có Nguyên tắc 10 của Tuyên cáo Rio 1992 về việc tiếp xúc với tin tức, tham dự và công lý.


    Khuôn khổ Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal, cũng được chấp thuận trong năm 2022 và được đề cập trong bài viết nầy được nhấn mạnh một lần nữa với sự nối kết với sự công nhân quyền có môi trường lành mạnh của UNGA.  Mặc dù các dự án xanh của sáng kiến Vành đai và Con đường [của Trung Hoa] cũng được thảo luận, các tham dự viên lưu ý rằng, mặc dù từ ngữ pháp lý và chánh sách hỗ trợ chúng, việc thực hiện và trách nhiệm vẫn còn yếu, hạn chế hiệu quả chung của chúng.


    Các tham dự viên cẩn thận rằng các dự án năng lượng xanh không họp lý, trách nhiệm hay ngay cả xanh cố hữu, khi cứu xét những ảnh hưởng kinh tế xã hội rộng lớn hơn.


    Các thí dụ gồm có mỏ nickel ở Indonesia và Maynmar liên kết với việc chế tạo xe điện và các dự án đập ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và các cộng đồng sông.  Một điểm cần nhớ then chốt là cái được gọi là các dự án năng lượng “xanh” cũng phải là những dự án năng lượng có trách nhiệm, tối thiểu hóa nguy hại cho con người và hành tinh.  Các tham dự viên công nhận rằng chuyển tiếp liên quan đến việc đánh đổi, với thay đổi không thể tránh tạo nên một số người thua.


    Mặc dù ở mức bình thường, tát cả nhân quyền thì độc lập và không thể cắt rời, trong thực tế, căng thẳng thường xuất hiện – nhất là giữa quyền phát triển và quyền có môi trường lành mạnh.  Đó là vai trò của những nhà làm chánh sách để quản lý những quyền lợi cạnh tranh nầy và bảo đảm rằng những biện pháp được cắt xén và có hiệu quả được đặt vào chỗ để các chánh sách không tăng cường, nhưng thay vào đó giải quyết những bất công hiện tại và ảnh hưởng không cân xứng đối với dân số dễ bị tổn thương.


    Cam kết của Trung Hoa đối với chuyển tiếp xanh và hợp lý


    Hội thảo kết luận với một thảo luận về việc làm thế nào để hiểu tốt hơn và nuôi dưỡng cam kết có hiệu quả hơn với Trung Hoa để thực hiện chuyển tiếp xanh và hợp lý, chú trọng đến việc xác định và giải quyết những khoảng trống hiện tại trong kiến thức và chiến lược.


    Mậu dịch, đầu tư và cam kết hải ngoại của Trung Hoa và được uốn nắn bởi một hệ thống bên liên hệ phức tạp, gồm có các cơ quan của chánh phủ, các công ty và ngân hàng tư nhân và quốc doanh, thường có quyền lợi cạnh tranh với nhau.


    “Mở” trang mạng nầy của các bên liên hệ vô cùng quan trọng để có thêm sự hiểu biết gần giống nhau của Trung Hoa – một điểm cũng được nêu lên trước đây trong hội thảo ở Chile – mặc dù sự lờ mờ của việc cai quản ở Trung Hoa và cấu trúc doanh nghiệp làm cho điều nầy khó khăn.  Cần có những dụng cụ để giúp cho các phóng viên, các nhà làm chánh sách, các nhà hoạt động vượt qua những thách thức phức tạp nầy.


    Những hành động của Trung Hoa cũng nên được hiểu trong mối liên hệ với các sức mạnh khu vực và toàn cầu.  Trong khi đầu tư hải ngoại của Trung Hoa, nhất là các công ty quốc doanh thịnh hành, khác với các công ty ở Tây phương, Nhật Bản và những nguồn đầu tư hải ngoại trực tiếp to lớn khác trong khu vực, nó không đặc thù trong việc dùng sức mạnh kinh tế để ảnh hưởng láng giềng của nó.  Xem “Trung Hoa Toàn cầu” trong bối cảnh liên hệ - như một tham dự viên gọi như thế - rất quan trọng, vì nó khộng điều hành trong chân không; thay vào đó, nó tương tác với, và ảnh hưởng bởi, các lực lượng chánh trị và kinh tế toàn cầu khác.


    Trên một mức độ thấp hơn khái niệm, các tham dự viên nhấn mạnh đến sự cần thiết của sự chia sẻ kiến thức lớn hơn giữa các khu vực.  Các quốc gia Mekong có thể học hỏi từ Phi Châu và Mỹ Latin về cách liên lạc với Trung Hoa: những nghiên cứu trường hợp của những tác động qua lại nầy được trích như những nguồn hữu ích.


    Mặc dù không thiếu tin tức có phẩm chất cao về mậu dịch và đầu tư hải ngoại của Trung Hoa, tin tức nầy cần được xem thích hợp nhất, làm cho nó dễ tiêp xúc hơn với diễn giả không phải là người Anh, nhắm đến cử tọa không học thuật và phổ biến tốt hơn.


    Cái nhìn bên trong từ Bangkok sẽ thông báo những thảo luận kế tiếp ở Kenya vào năm tới, sẽ chú trọng đến vai trò của Trung Hoa trong chuyển tiếp hợp lý ở lục địa Phi Châu.


    https://mekong-cuulong.blogspot.com/2024/09/nhung-chuyen-tiep-hop-ly-trong-mekong.html


    Không có nhận xét nào