Header Ads

  • Breaking News

    Ngay cả khi Harris thắng cử, cuộc bầu cử của nước Mỹ vẫn là một thảm kịch

    East Asia Forum

    Ban Biên tập EAF

    EAF editors 

    The EAF Editorial Board is located in the Crawford School of Public Policy, College of Asia and the Pacific, The Australian National University.

    Song Phan chuyển ngữ

    28/10/2024

    Song ngữ Việt Anh

    Republican presidential nominee and former US President Donald Trump looks on as Democratic presidential nominee and U.S. Vice President Kamala Harris' face appears as a video plays on a screen, during a rally at Huntington Place in Detroit, Michigan, US, 18 October 2024 (Photo: Reuters/Brian Snyder).

    Bên ngoài nước Mỹ, người ta thường nghe rằng khả năng tiếp tục tranh cử của Donald Trump — bất chấp việc ông ngày càng kêu gọi tới sự cố chấp và khinh miệt rõ ràng đối với pháp quyền và các chuẩn mực của sự công bằng dân chủ — cho thấy rằng có điều gì đó đặc biệt bị phá vỡ trong xã hội Mỹ.

    Đây là một quan điểm vừa quá bi quan vừa quá nhuốm màu bởi chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ. Trong mọi nền dân chủ lớn, luôn có một nhóm cử tri có sở thích chính trị phi tự do hoặc thậm chí là độc đoán, và thường có phần lớn những người giảm nhẹ hoặc bào chữa cho những hành vi sai trái của một nhà lãnh đạo mà họ cảm thấy đang bảo vệ lợi ích của họ. Ở châu Á, những thành công trong bầu cử của Joko Widodo ở Indonesia (và người kế nhiệm ông, Prabowo Subianto), Rodrigo Duterte ở Philippines và Narendra Modi ở Ấn Độ đều là minh chứng cho động lực này.

    Rõ ràng là rất đáng buồn khi thấy chủ nghĩa dân túy độc đoán này ăn sâu vào một trong những đảng lớn ở quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới, dù Trump thắng hay thua. Quan điểm lạc quan của nhiều người Mỹ về một chính trị gia bị chính cựu chánh văn phòng của mình dán nhãn là phát xít, thật đáng lo ngại. Nhưng điều này không phải là duy nhất khi xem xét trong bối cảnh chính trị phi tự do toàn cầu — và đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng những đe dọa đối với nền dân chủ ở phương Tây chủ yếu xuất phát từ bên trong, không phải từ Bắc Kinh hay Moscow.

    Hoa Kỳ đặc biệt không may mắn trong số các nền dân chủ giàu có trên thế giới khi có một số đặc điểm trong hệ thống chính trị của mình — một hệ thống sơ bộ không có điều khoản loại trừ, trong đó một người ngoài cuộc theo chủ nghĩa dân túy có thể đánh bại đa số ủng hộ chế độ nhưng chia rẽ, và hệ thống đại cử tri đoàn có thể tạo ra những chiến thắng bất ngờ cho người thua cuộc ở phiếu phổ thông — phù hợp với các chiến lược của Trump. Các phân tích về những gì Trump ‘nói về nước Mỹ’ cần phải tính đến cách mà sự bất bình và phân cực vốn đã đưa Trump lên bản đồ chính trị tương tác với các yếu tố thể chế này.

    Điều này không nhằm giảm nhẹ thiệt hại mà Trump phải gánh chịu nếu ông ta thắng cử vào ngày 5 tháng 11. Lý lẽ (tương đối) bình tĩnh về Trump luôn là, khi đưa ra những hứa hẹn kỳ quặc ông ta không thật sự có ý như vậy, hoặc ông sẽ không bao giờ có thể thực hiện chúng vì bản thân bất tài và lười biếng, hoặc vì có sự cản trở của những nhà kỹ trị bảo thủ chính thống hơn xung quanh ông.

    Quan điểm đó bị phá vỡ bởi thực tế là Trump thực sự đã thực hiện các lời hứa kinh tế cốt lõi của mình vào lần trước — một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cắt giảm lớn thuế và những nỗ lực chính trị hóa tình trạng luật lệ và tư pháp của Hoa Kỳ. Cay đắng vì thất bại năm 2020 và khả năng phải chịu hậu quả pháp lý cho những nỗ lực lật ngược nó, và tách xa với những nhân vật chính sách kinh tế và an ninh quốc gia của Đảng Cộng hòa thông thường đã từng xuất hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, sự bất tài và tội phạm của Trump có khả năng sẽ được đưa ra một cách nguyên vẹn trong một nhiệm kỳ thứ hai.

    Đó là lý do tại sao những suy nghĩ bốc đồng của Trump về kinh tế, từ thuế quan toàn diện đến trục xuất hàng loạt, đến làm suy yếu tính độc lập của Cục Dự trữ Liên bang, cần được xem xét nghiêm túc như một bản kế hoạch kinh tế tiềm năng — một kế hoạch sẽ làm lạm phát tồi tệ hơn, kìm hãm tăng trưởng và gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

    Tất cả những ai quan tâm đến nền dân chủ Hoa Kỳ và muốn duy trì sự phục hồi chủ nghĩa quốc tế của Hoa Kỳ như một triển vọng thực tế, sẽ cầu mong chiến thắng — và càng có tính quyết định càng tốt — cho Kamala Harris và Tim Walz.

    Nhưng như Peter Drysdale và Liam Gammon viết trong bài báo chính của tuần này, một cuộc tính sổ trung thực về những rủi ro dính dáng đến cuộc bầu cử này đối với châu Á trong ngắn hạn đến trung hạn, đặc biệt là về kinh tế, sẽ kết luận rằng cuộc bầu cử này không như những gì chúng ta thấy.

    Họ nói rằng, ‘Ngay cả khi Hoa Kỳ xoay xở để tránh thảm họa – cho các thể chế dân chủ, sự gắn kết xã hội và vị thế quốc tế – một nhiệm kỳ thứ hai của Trump, thì ‘thực tế khắc nghiệt vẫn là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã thay đổi cơ bản cách các nhà chiến lược chính sách kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương phải suy nghĩ về vai trò của Hoa Kỳ trong chế độ thương mại toàn cầu’, theo những cách cũng sẽ định hướng cho chính sách của chính quyền Harris.

    Chính sách thương mại ‘lấy người lao động làm trung tâm’ (worker-centric) hiện đang được Joe Biden áp dụng chỉ đơn giản là một sự đổi tên có tính tiến bộ của chủ trương ‘Nước Mỹ trước hết’ (America First). Trước đây, ngoại giao kinh tế quốc tế ‘lấy người lao động làm trung tâm’ chỉ có nghĩa là nhấn mạnh vào sự hội tụ trong tiêu chuẩn lao động giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại đa phương, như người ta đã thấy trong cách tiếp cận của chính quyền Obama đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    Giờ đây, tất cả dường như là một kỷ nguyên vàng cho sự lãnh đạo của Hoa Kỳ về thương mại và sự tham gia kinh tế với Châu Á – Thái Bình Dương. Sự tập trung được cho là vào người lao động trong chính sách thương mại ‘lấy người lao động làm trung tâm’ ngày nay không bao hàm việc sử dụng quyền tiếp cận thị trường Hoa Kỳ như một con bài mặc cả để thúc đẩy các cải cách thân thiện với lao động ‘phía sau biên giới’ ở nước ngoài trong khuôn khổ tự do hóa đa phương, theo kiểu những năm thời Obama. Thay vào đó, nó có nghĩa là “sự đồng thuận Washington mới” do Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đưa ra – được đánh dấu bằng thuế quan, chính sách công nghiệp và việc sử dụng lá bài thoát khỏi nhà tù an ninh quốc gia dể bảo vệ các khu vực ‘chiến lược’.

    Điều đó đã áp đặt nhiều chi phí lên nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và sẽ áp đặt chi phí cao lên Hoa Kỳ trong dài hạn, dù trong ngắn hạn có thúc đẩy một số nền kinh tế trong khu vực của chúng ta từ ‘việc tích hợp sản xuất các nước bạn vào hệ chuỗi cung ứng trong nước’ (friend-shoring) và sự thúc đẩy việc làm tại Hoa Kỳ và đầu tư vào khu vực tư nhân được ghi nhận là nhờ ‘chuyển việc làm về nước’ (re-shoring) của các ngành công nghiệp được trợ giúp bởi chính sách công nghiệp và bảo vệ thương mại thời Biden.

    https://baotiengdan.com/2024/10/29/ngay-ca-khi-harris-thang-cu-cuoc-bau-cu-cua-nuoc-my-van-la-mot-tham-kich/

    Even if Harris triumphs, America’s election is a tragedy

    EAF editors 

    The EAF Editorial Board is located in the Crawford School of Public Policy, College of Asia and the Pacific, The Australian National University.

    Published: 28 October 2024


     Republican presidential nominee and former US President Donald Trump looks on as Democratic presidential nominee and U.S. Vice President Kamala Harris' face appears as a video plays on a screen, during a rally at Huntington Place in Detroit, Michigan, US, 18 October 2024 (Photo: Reuters/Brian Snyder).


    The Australian National University

    In Brief

    Donald Trump's continuing electoral viability despite his obvious disdain for democratic norms is often viewed as a distinctively American issue, but similar dynamics can be seen in major democracies across the world. While the unique features of the US political system suited Trump’s strategies, the deeper issues lie in the threats to Western democracy from the interaction of grievances and polarisation around institutional factors. Whoever wins in November, the US is likely to maintain a trade stance that will impose significant costs on itself and, unless they hold the line on multilateralism, on Asian economies too. 

    Outside of the United States, one often hears that Donald Trump’s continuing electoral viability — despite his increasing appeal to bigotry and his obvious disdain for the rule of law and norms of democratic fair play — reveals that there’s something uniquely broken in American society. 

    This a view that is both too jaundiced and too coloured by American exceptionalism. In every major democracy, there is a rump of voters with illiberal or even autocratic political preferences, and often a majority who downplay or excuse the democratic misdeeds of a leader whom they feel is looking out for their interests. In Asia, the electoral successes of Indonesia’s Joko Widodo (and his successor, Prabowo Subianto), the Philippines’ Rodrigo Duterte and India’s Narendra Modi are all testimony to this dynamic.

    It is no doubt sad to see this kind of authoritarian populism entrenched within one of the major parties in the richest and most powerful country in the world, whether Trump wins or loses. The sanguine outlook of many Americans on a politician labelled a fascist by his own former chief of staff is disturbing. But it is not unique when viewed within the global landscape of illiberal politics — and serves as a reminder that the threats to democracy in the West emanate primarily from within, not from Beijing or Moscow.

    The United States was distinctively unlucky among rich world democracies to have some features of its political system — a primary system with no runoff provisions, in which a populist outsider can outmanoeuvre a divided pro-establishment majority, and the electoral college system that can generate freak victories for the loser by popular-vote — that suited Trump’s strategies all too well. Analyses of what Trump ‘says about America’ need to take account of how the grievance and polarisation that put Trump on the political map interact with these institutional factors.

    This isn’t to downplay the damage that lies in store if Trump wins on 5 November. The case for (relative) calm about Trump has always been that either he didn’t really mean the outlandish promises he made, or that he wouldn’t ever be able to enact them because of his own incompetence and laziness, or the obstructionism of more mainstream conservative technocrats around him.

    That line is undermined by the fact that Trump actually did deliver on his core economic promises last time around — a trade war with China, huge regressive tax cuts and efforts to politicise the US regulatory state and judiciary. Embittered by his 2020 loss and the possibility of legal consequences for his efforts to overturn it, and alienated from the conventional Republican national security and economic policy figures who featured in his first term, Trump’s incompetence and criminality are likely to be offered up undiluted in a second.

    That’s why Trump’s thought bubbles on the economy, from blanket tariffs to mass deportations to undermining the independence of the Federal Reserve, need to be taken seriously as a potential economic blueprint — one that would worsen inflation, smother growth and do immense damage to the American economy.

    All those with the interests of US democracy at heart, and with an interest in keeping the restoration of US internationalism as a realistic prospect, will have their fingers crossed for a victory — and as decisive as possible — for Kamala Harris and Tim Walz. 

    But as Peter Drysdale and Liam Gammon write in this week’s lead article, an honest accounting of the stakes involved in the election for Asia in the short to medium term, particularly on economics, will conclude that there is less in this election than meets the eye.

    ‘Even if the United States manages to avoid the calamity — for its democratic institutions, social cohesion and international standing — of a second Trump term’, they say, it ‘remains the stark reality’ that ‘the 2016 US presidential election fundamentally changed how the economic policy strategists in East Asia and the Pacific must think about the US role in the global trade regime’, in ways that would guide the policy of a Harris administration, too.

    The ‘worker-centric’ trade policy now in operation under Joe Biden is simply a progressive rebranding of America First. Once upon a time ‘worker-centric’ international economic diplomacy would have merely meant an emphasis on convergence in labour standards across developed and developing countries within the framework of multilateral trade negotiations, as one did see in the Obama administration’s approach to the Trans-Pacific Partnership (TPP). 

    That now all appears like a golden era for US leadership on trade and on economic engagement with the Asia Pacific. The putative centricity of workers in today’s ‘worker-centred’ trade policy doesn’t imply using access to US markets as a bargaining chip for pushing labour-friendly ‘behind-the-border’ reforms overseas within a framework of multilateral liberalisation, a la the Obama years. It means instead the ‘new Washington consensus’ heralded by National Security Advisor Jake Sullivan — marked by tariffs, industrial policy and freewheeling use of the national security get-out-of-jail-free card to protect ‘strategic’ sectors.

    That already imposes costs on the Asia-Pacific economy in the aggregate, and it will impose high costs on the United States over the longer term, despite the short-term boost to some economies in our region from ‘friend-shoring’ and the boost to US jobs and private sector investment credited to the ‘re-shoring’ of industries being given a leg up by Biden-era industrial policy and trade protection.

    https://doi.org/10.59425/eabc.1730102400 


    Không có nhận xét nào