Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 02 tháng 10 năm 2024

    Thăm Cuba, về nước Tô Lâm sẽ bị ‘lột chức’?

    Phí Đức Tuấn/ Sài Gòn Nhỏ

    01/10/2024

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/10/461580427_122115698408502634_1689149432111669637_n.jpg

    (Ảnh: Plo.vn) 

    Tô Lâm đi Mỹ rồi ghé Cuba, với tư cách là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Theo thông báo của nhà cầm quyền Cộng sản, thì sang Tháng Mười, trong kỳ họp chính thức của Quốc hội, các đại biểu sẽ bỏ phiếu miễn nhiệm chức Chủ tịch nước của ông Tô Lâm, và bầu lại Chủ tịch nước mới.

    Tuy chức Chủ tịch nước chỉ mang hình thức lễ nghi, nhưng khi ông Tô Lâm kiêm nhiệm 2 chức, thì chức Chủ tịch nước này đã trở nên cực kỳ quyền lực, tương tự Tập Cận Bình của Trung Quốc. Trên thực tế, nhờ vai trò Chủ tịch nước, Tô Lâm đã có dịp ca “bài ca đổi mới” trên đất Mỹ, khiến nhiều nhà bình luận lạc quan, đánh giá tốt về ông. Có thể nói, chức Chủ tịch nước đối với Tô Lâm không hề vô dụng, mà ngược lại, nó rất hữu dụng.

    Việc ông Lâm nhả chức Chủ tịch nước, có thể hiểu, là do ông bị ép, hơn là ông chê chức này. Bởi vì, một khi có tham vọng chi phối quyền lực trong Đảng, để cầm quyền suốt đời, thì cần phải nắm trong tay càng nhiều chức quyền càng tốt, như Tập Cận Bình của Trung Quốc.

    Việc Tô Lâm sắp bị thế lực quân đội “lột chức”, cho thấy rằng, đang có một thế lực mới nổi lên, buộc ông Tô Lâm phải nhượng bộ.

    Ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công nắm giữ quyền lực, với công thức “Tứ trụ + Công an”. Thì nay, ông Tô Lâm cũng sử dụng công thức này. Điều đáng nói là, thời ông Trọng không hề có thế lực “Tứ trụ + Quân đội” để cân bằng. Nhưng nay, đến thời Tô Lâm, công thức quyền lực thứ hai đang được nhen nhóm. Nếu không thể dập tắt, có thể, Tô Lâm không được yên ở ngôi vị cao nhất trong Đảng.

    Việc phải nhả chức Chủ tịch nước là tín hiệu rất không tốt cho ông Tô Lâm và nhóm Hưng Yên. Nếu đủ lực để giữ cả 2 chức trong tay, thì đồng nghĩa, Tô Lâm đã triệt hạ được một nhóm quyền lực lớn mới hình thành. Vậy nên, hậu đi Mỹ, đặc biệt là hậu kỳ họp Quốc hội vào Tháng Mười, rất có thể, cục diện giữa các phe phái trên chính trường Việt Nam có sự thay đổi đáng kể.

    Lâu nay, Tô Lâm đã áp đặt chế độ Công an trị lên đầu 100 triệu dân Việt và không gặp khó khăn gì. Nay ông muốn áp chế độ Công an trị lên 5 triệu đảng viên, thì đã vấp phải một thách thức lớn, đặc biệt là từ những uỷ viên Trung ương Đảng và uỷ viên Bộ Chính trị. Họ đều là những người có quyền lực, những nhóm quyền lực, nên không dễ dàng chịu sự áp đặt của Tô Lâm.

    Trước đây, ông Trọng từng nắm giữ 2 chức Tứ trụ, trong một thời gian khá dài, khoảng gần 3 năm. Phải đến Đại hội 13 ông Trọng mới nhả chức Chủ tịch nước.

    Còn với Tô Lâm, ông nắm 2 chức chưa được bao lâu, thì đã buộc phải nhả chức. Việc này cho thấy, áp lực quanh ông Tổng Bí thư họ Tô hiện nay, căng thẳng hơn áp lực đối với ông Trọng trước đây rất nhiều. Việc của Tô Lâm hiện nay là phải giữ cho chắc “ngai vàng” Tổng Bí thư, tránh bị lật đổ, là đã thành công.

    Dùng bạo lực để đoạt chức, thường đạt được ý đồ rất nhanh, nhưng hậu chiến thắng, lại là một chuỗi khó khăn tiếp nối. Hiện nay, không chỉ Bộ Chính trị mà cả Trung ương Đảng, hầu như, không mấy ai đồng lòng với Tô Lâm. Nguyên nhân là họ sợ ông dùng công cụ “chống tham nhũng” để loại bỏ họ. Hơn nữa, cách đoạt ngôi của Tô Lâm làm cho rất nhiều nhân vật trong Trung ương Đảng và Bộ Chính trị không phục.

    Hiện nay, thế lực của Tô Lâm đang bị chững lại, do gặp cản lực rất lớn từ trong Đảng. Khi tung đòn đánh úp những hạt giống do ông Nguyễn Phú Trọng dựng nên, Tô Lâm có được yếu tố bất ngờ. Còn giờ đây, yếu tố bất ngờ không còn nữa, nên lợi thế của Tô Lâm cũng đã cạn.

    Nếu ông Tô Lâm không thay đổi chiến thuật, rất có thể, những thế lực khác lại tìm được cách đối phó hữu hiệu đối với phe Hưng Yên của ông. Lúc đó, chính trường Việt Nam sẽ có nhiều “phim hay” đáng xem.

    https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/tham-cuba-ve-nuoc-to-lam-se-bi-lot-chuc/

    Bộ Công an hai nước Việt Nam và Trung Quốc luôn thúc đẩy hợp tác

    01/10/2024

    Bộ Công an hai nước Việt Nam và Trung Quốc luôn thúc đẩy hợp tác

    Thứ trưởng Lê Quốc Hùng và ông Vương Bôn 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCông An Nhân Dân 

    Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam - Trung tướng Lê Quốc Hùng, vào ngày 1/10 tiếp Trưởng Đại diện Bộ Công an Trung Quốc tại Việt Nam - ông Vương Bôn, Tham tán Cảnh vụ, khi ông này kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Dịp này Trung tướng Lê Quốc Hùng khen ngợi nỗ lực hợp tác liên tục giữa hai phía.

    Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin dẫn lời Trung tướng Lê Quốc Hùng về thành tích nổi bật của ông Vương Bôn trong thời gian công tác tại Việt Nam là phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai bảo đảm an ninh, an toàn cho các chuyến thăm song phương của lãnh đạo cấp cao hai phía Trung Quốc và Việt Nam.

    Bên cạnh đó là thành tích trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm - đặc biệt là tội phạm mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao/lừa đảo qua mạng, tổ chức đánh bạc trực tuyến, tội phạm ma túy, truy bắt đối tượng truy nã và phòng/chống xuất nhập cảnh trái phép giữa hai nước.

    Nhân dịp này, thông tin về Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm an ninh chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai phía do Bộ Công an Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây. Tiếp đến là Đối thoại cấp thứ trưởng lần thứ hai Việt Nam- Trung Quốc về an ninh chính trị sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 ở Trung Quốc.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-s-and-china-s-ministries-of-public-securities-boost-cooperation-10012024090808.html

    Meta sẽ mở rộng đầu tư sản xuất thiết bị thực tế ảo hỗn hợp tại Việt Nam từ năm 2025

    01/10/2024


    Meta sẽ mở rộng đầu tư sản xuất thiết bị thực tế ảo hỗn hợp tại Việt Nam từ năm 2025

    Ông Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại toàn cầu của Meta, trong họp báo ở Hà Nội hôm 1/10/2024 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngNHAC NGUYEN / AFP 

    Meta (hãng chủ của Facebook) hôm 30/9 cho biết hãng này sẽ mở rộng đầu tư vào sản xuất thiết bị thực tế ảo hỗn hợp Quest 3S tại Việt Nam.

    Thông báo này được đưa ra nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại toàn cầu của Meta.

    Báo Nhà nước cho biết, ông Nick Clegg đã có cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Hà Nội vào chiều ngày 30/9. Tại cuộc gặp này, người đại diện Meta cho biết việc mở rộng sản xuất này sẽ kỳ vọng tạo ra 1.000 việc làm ở Việt Nam.

    Quest 3S là mẫu kính vừa được công ty công bố ngày 25/9 tại sự kiện Meta Connect 2024. Đây là phiên bản giá thấp hơn của Quest 3, khởi điểm 300 USD, giúp người dùng làm quen và trải nghiệm thực tế ảo mà không cần đầu tư số tiền lớn.

    Cũng tại cuộc gặp này, ông Clegg cho biết, Meta sẽ triển khai trợ lý ảo Meta AI tiếng Việt trong những tháng tới, hỗ trợ người dùng tiếp cận công cụ trí tuệ nhân tạo cho nhiều mục đích khác nhau, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

    Meta không cho biết mức đầu tư mới sẽ là bao nhiêu và hoạt động sản xuất hiện tại của hãng tại Việt Nam như thế nào, hãng có thuê gia công tại Việt Nam hay không.

    Meta hiện có hàng chục triệu người dùng Việt Nam sử dụng các mạng xã hội của hãng, chủ yếu là Facebook.

    Trong chuyến thăm New York, Mỹ của Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng trước, ông Nick Clegg cũng đã có cuộc gặp với ông Tô Lâm và cho biết hãng có kế hoạch sản xuất các sản phẩm kính thực tế ảo Metaverse tại Việt Nam.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/meta-says-it-will-expand-production-of-mixed-reality-headsets-in-vn-10012024080913.html

    Quân đội Trung Quốc tuần tra sẵn sàng tác chiến tại nhiều khu vực ở Biển Đông

    01/10/2024

    Quân đội Trung Quốc tuần tra sẵn sàng tác chiến tại nhiều khu vực ở Biển Đông

    Tàu và máy bay trực thăng của Trung Quốc tại một cuộc tập trận giải cứu gần Hoàng Sa vào ngày 14/7/2016 (minh họa) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReutes 

    Quân đội Trung Quốc tiến hành tuần tra sẵn sàng chiến đấu tại nhiều khu vực Biển Đông. Hoạt động này diễn ra từ ngày thứ hai 30/9 sang thứ ba 1/10.

    Reuters dẫn nguồn từ truyền thông Nhà nước Trung Quốc vào ngày 1/10 nêu rõ hoạt động này của Chiến khu Nam bộ Giải phóng quân Nhân dân (PLA) là sự mở rộng các cuộc diễn tập quân sự suốt cuối tuần qua trong khu vực.

    Mục tiêu của các cuộc tuần hành sẵn sàng chiến đấu như vừa nêu được phía Trung Quốc nêu ra là nỗ lực nhằm cải thiện khả năng tác chiến cũng như duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực Biển Đông.

    Vào ngày thứ bảy 28/9, lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động gần khu vực Bãi cạn Scarborough; sau khi Australia và Philippines cho biết quân đội hai nước này sẽ tiến hành hoạt động hàng hải phối hợp với Nhật bản, New Zealand, Hoa Kỳ tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

    Trung Quốc đơn phương tuyên bố gần như trọn Biển Đông trong đường đứt khúc mà Bắc Kinh tự vạch ra.

    Hồi tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế PCA ở La Haye ra phán quyết đường đứt khúc của Bắc Kinh tại Biển Đông không có cả căn cứ pháp lý và lịch sử. Tuy vậy, Trung Quốc không chấp hành phán quyết của Tòa mà ngày càng trở nên hung hăng, quyết đoán hơn.

    Trong những cuộc nói chuyện gần đây với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc là ông Vương Nghị, Tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken nêu ra những hành động gây bất ổn và nguy hiểm của Trung Quốc tại Biển Đông.

    Ông Antony Blinken trước đó cũng đã cáo buộc Trung Quốc về biện pháp mang tính gây hấn là cho bố trí lực lượng tuần duyên và tàu đánh cá bị nghi là dân quân biển tại Biển Đông.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-military-conducts-patrols-in-parts-of-scs-state-media-reports-10012024091457.html

    Từ chuyện cô giáo “xin cái laptop” đến chuyện lạm thu trong trường học

    RFA
    30/9/2024

    Từ chuyện cô giáo “xin cái laptop” đến chuyện lạm thu trong trường học

    Ảnh minh họa. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Một giáo viên xin phụ huynh hỗ trợ tiền để mua cái laptop bị hiệu trưởng ký Quyết định đình chỉ công tác 15 ngày gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

    Lý do tạm đình chỉ công tác cô giáo này là “để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật”.

    Xã hội hóa & lạm thu

    Việc kỷ luật cô giáo gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, cần phải lên án và kỷ luật cô giáo để ngăn chặn việc giáo viên “vòi tiền” phụ huynh học sinh; cũng có người cho rằng, chuyện cần làm là phải đấu tranh đến cùng tệ nạn tận thu, lạm thu trong nhà trường. Có như thế thì môi trường giáo dục mới tốt lên được.   

    Trong cuộc gặp báo chí sáng 30/9, cô giáo bị kỷ luật cho rằng: “Tôi đã sai khi không hiểu thông tư về xã hội hóa. Những ngày qua tôi bị ảnh hưởng tinh thần, sức khỏe rất nhiều và cũng mong sự việc sớm được giải quyết”.

    Nhưng hiện nay, tuyệt đại đa số Hội phụ huynh của trường cũng như của lớp là cánh tay nối dài của Ban giám hiệu để vận động, quyên góp chi những khoản ngoài quy định của nhà nước. Có những khoản hết sức vô lý. - Nhà giáo Đinh Kim Phúc

    Nhà giáo Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông với RFA:

    “Người ta thường nói xã hội hóa giáo dục, tức là ngoài phần ngân sách nhà nước cho giáo dục thì phụ huynh học sinh phải đóng góp vào quá trình đào tạo trong nhà trường. Nhưng hiện nay, tuyệt đại đa số Hội phụ huynh của trường cũng như của lớp là cánh tay nối dài của Ban giám hiệu để vận động, quyên góp chi những khoản ngoài quy định của nhà nước. Có những khoản hết sức vô lý.

    Còn trường hợp cô giáo này là một trường hợp ngoại lệ và không có lý do chính đáng. Tôi cho rằng việc xin phụ huynh hỗ trợ cái laptop là không nên. Tôi nghĩ rằng Ban giám hiệu và lãnh đạo các cấp phải nghiêm cấm vấn đề này để tránh việc lạm dụng phụ huynh mua cái này cái kia”.

    Theo Luật Giáo Dục 2019, xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân. Xã hội hóa giáo dục gồm hai thành phần chính, đó là xây dựng một xã hội học tập trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời, và vận động toàn xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục.

    Một số chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng, khái niệm xã hội hóa giáo dục bị biến tướng thành lạm thu trong trường học, và nhà trường mượn tay Hội Cha mẹ học sinh để thực hiện việc lạm thu này. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội từng nói với RFA về việc này:

    “Đây là một tệ nạn rất là nghiêm trọng của ngành giáo dục. Gọi là lạm thu nhưng thực tế trong hệ thống pháp luật của Việt Nam không có từ nào là từ “lạm thu” cả. Phải gọi sòng phẳng đây là từ tham nhũng, cố ý làm trái, lợi dụng tín nhiệm để cố ý làm trái mà kẻ đứng đầu trong các trò tham nhũng này là hiệu trưởng các trường”.

    Năm 2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Hữu Độ từng ký ban hành công văn yêu cầu chấm dứt việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định; xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đã để xảy ra tình trạng lạm thu.

    Một số chuyên gia về giáo dục cho rằng, chuyện kỷ luật một cô giáo không làm thay đổi được vấn nạn “xin” tiền phụ huynh một cách công khai, hay quyên góp theo kiểu “tự nguyện bắt buộc” tại hầu hết các trường học trong cả nước vào đầu năm học, mà cần phải có một quyết định từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục.  

    Theo nhà giáo Đinh Kim Phúc, chuyện lạm thu, tận thu trong trường là vấn nạn của nền giáo dục Việt Nam từ nhiều năm qua nhưng không được giải quyết, dẫn đến chuyện một cô giáo công khai quyên góp tiền của phụ huynh để mua một vật dụng mà cô cho là chỉ để phục vụ cho việc giảng dạy. Liên quan việc này, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM lên tiếng cho rằng sẽ xử lý nghiêm hành vi sai trái của giáo viên này.   

    Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu nhận định của ông với RFA:

    “Xét vì mức lỗi của cô ấy không lớn, đã được khắc phục hoàn toàn và cũng phải chịu sự trả giá rất lớn từ trong phạm vi nhà trường cho đến cả ngoài xã hội. Tôi nghĩ như thế đã là quá nặng nề so với mức lỗi mà cô ấy đã gây ra. Việc xã hội lên án là chính đáng, thế nhưng, một số người đăng tải ảnh sinh hoạt bên ngoài của cô giáo lên mạng xã hội. Không chỉ thế, truyền thông trong nước còn hùa vào bằng cách quay video đưa hình ảnh cô giáo lên công khai đều là những phản ứng quá mức cần thiết”.

    Theo Luật sư Mạnh, điều này khiến ông liên tưởng đến hành vi đấu tố khốc liệt trong thời kỳ cải cách ruộng đất mà chế độ Cộng sản thực hiện tại miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 50. Ông nói tiếp:

    “Trong bối cảnh đó, ông Tô Lâm, Tổng Bí thư kiêm Chủ Tịch nước tự tiện mang 500 máy tính và 10 nghìn tấn gạo tặng cho Cuba trong chuyến công du Bắc Mỹ lại không thấy mấy người phê phán. Vì lẽ, người dân Cuba nghèo khổ không phải vì thiên tai, mà vì sự lựa chọn chính thể sai lầm của chế độ cầm quyền. Cho nên, việc tặng cho gạo và máy tính hoàn toàn không chính đáng. Trường hợp của cô giáo tham lam tài sản của phụ huynh, không phải của người dân thì nhiều người và truyền thông đấu tố rầm rộ. Trong khi đó, ông Tô Lâm tự tiện tặng cho tài sản của dân theo cách không chính đáng, thì những người và giới truyền thông đã từng hùng hổ tấn công cô giáo ấy chỉ biết câm lặng”.

    Việc xã hội lên án là chính đáng, thế nhưng, một số người đăng tải ảnh sinh hoạt bên ngoài của cô giáo lên mạng xã hội. Không chỉ thế, truyền thông trong nước còn hùa vào bằng cách quay video đưa hình ảnh cô giáo lên công khai đều là những phản ứng quá mức cần thiết. - LS. Đặnh Đình Mạnh 

    Theo truyền thông Nhà nước, tại buổi hội đàm cấp cao vào chiều 26 tháng 9 vừa qua tại Havana, Cuba, ông Tô Lâm thông báo với Chủ tịch nước, Bí thư thứ nhất Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez về việc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng nhân dân Cuba 10.000 tấn gạo; trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tặng Trung ương Đảng Cộng sản Cuba 500 máy tính.

    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/from-the-story-of-the-teacher-asking-for-a-laptop-to-the-story-of-overcharging-in-schools-09302024115804.html

    Nghiên cứu thêm:

    02/10/2024

    Các dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc tại Campuchia

    What is the reason behind China's investment in Cambodia's infrastructure development instead of Vietnam, despite Vietnam not being a communist country?

    China's extensive investments and infrastructure projects in Cambodia compared to Vietnam can be attributed to several factors:

    1. Political Relations: China and Cambodia have maintained a close political relationship, with Cambodia often supporting China's positions in regional and international forums. In contrast, Vietnam has a more complex relationship with China, characterized by territorial disputes in the South China Sea and historical tensions.

    2. Economic Strategy: Cambodia is seen as a key part of China’s Belt and Road Initiative (BRI), which aims to enhance connectivity and trade across Asia. The Cambodian government has been receptive to Chinese investment, making it an attractive partner for infrastructure projects.

    3. Geopolitical Considerations: By investing heavily in Cambodia, China can strengthen its influence in Southeast Asia, countering the influence of the United States and other countries. In Vietnam, Chinese investments may be more scrutinized due to public sentiment and national security concerns.

    4. Investment Environment: Cambodia offers a more favorable investment environment for Chinese firms, including fewer regulatory hurdles and lower labor costs. This contrasts with Vietnam, where there is a more competitive market and stricter regulations.

    5. Historical Context: Cambodia’s historical ties with China date back to the Khmer Rouge era, when China was a significant supporter. This historical connection has fostered ongoing collaboration.

    While China does invest in Vietnam, the scale and nature of projects may differ due to these complex political, economic, and historical factors.

    Các dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc tại Campuchia so với Việt Nam có thể là do một số yếu tố sau:

    1. Quan hệ chính trị: Trung Quốc và Campuchia duy trì mối quan hệ chính trị chặt chẽ, với việc Campuchia thường ủng hộ lập trường của Trung Quốc tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Ngược lại, Việt Nam có mối quan hệ phức tạp hơn với Trung Quốc, đặc trưng bởi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và căng thẳng lịch sử.

    2. Chiến lược kinh tế: Campuchia được coi là một phần quan trọng trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, nhằm mục đích tăng cường kết nối và thương mại trên khắp châu Á. Chính phủ Campuchia đã tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc, khiến nước này trở thành đối tác hấp dẫn cho các dự án cơ sở hạ tầng.

    3. Cân nhắc về địa chính trị: Bằng cách đầu tư mạnh vào Campuchia, Trung Quốc có thể củng cố ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, chống lại ảnh hưởng của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Tại Việt Nam, các khoản đầu tư của Trung Quốc có thể bị giám sát chặt chẽ hơn do tình cảm của công chúng và lo ngại về an ninh quốc gia.

    4. Môi trường đầu tư: Campuchia cung cấp môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các công ty Trung Quốc, bao gồm ít rào cản pháp lý hơn và chi phí lao động thấp hơn. Điều này trái ngược với Việt Nam, nơi có thị trường cạnh tranh hơn và các quy định chặt chẽ hơn.

    5. Bối cảnh lịch sử: Mối quan hệ lịch sử của Campuchia với Trung Quốc có từ thời Khmer Đỏ, khi Trung Quốc là một nước ủng hộ đáng kể. Mối quan hệ lịch sử này đã thúc đẩy sự hợp tác liên tục.

    Mặc dù Trung Quốc có đầu tư vào Việt Nam, nhưng quy mô và bản chất của các dự án có thể khác nhau do những yếu tố chính trị, kinh tế và lịch sử phức tạp này.


     Goodi Shang

    Study Vietnamese politics


    Aug 20

    Originally Answered:


     What is the reason behind China's investment in Cambodia's infrastructure development instead of Vietnam, despite Vietnam not being a communist country?

    Vietnam does not need railways. Because Vietnam has developed maritime transportation.

    Looking at the map of Vietnam, you will find that it lives by the sea. It is wasteful to invest billions of dollars in building a railway by the seaside.

    China should help countries that truly need infrastructure construction, such as Cambodia. This country needs an estuary to transport goods, so a canal is under construction.

    Of course, the Vietnamese have a perfect plan, which is to use Chinese funds to build Vietnam's railways and then use the profits from the railways to repay the loans. In this way, Vietnam will not lose anything.

    The Jakarta Bandung high-speed railway in Indonesia follows this model.

    China has built tens of thousands of kilometers of high-speed rail, but only a few lines are profitable. Vietnam is still in a stage of poverty, therefore, the north-south high-speed railway in Vietnam will definitely not be profitable.

    Finally, Vietnam is indecisive in international politics and is not a reliable partner for cooperation.

    Based on the above reasons, China did not assist Vietnam in infrastructure construction.


    Việt Nam không cần đường sắt. Bởi vì Việt Nam đã phát triển vận tải biển.

    Nhìn vào bản đồ Việt Nam, bạn sẽ thấy rằng đất nước này sống ven biển. Thật lãng phí khi đầu tư hàng tỷ đô la để xây dựng một tuyến đường sắt ven biển.

    Trung Quốc nên giúp các quốc gia thực sự cần xây dựng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như Campuchia. Quốc gia này cần một cửa sông để vận chuyển hàng hóa, vì vậy một kênh đào đang được xây dựng.

    Tất nhiên, người Việt Nam có một kế hoạch hoàn hảo, đó là sử dụng tiền của Trung Quốc để xây dựng đường sắt của Việt Nam và sau đó sử dụng lợi nhuận từ đường sắt để trả nợ. Theo cách này, Việt Nam sẽ không mất gì cả.

    Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta Bandung ở Indonesia cũng theo mô hình này.

    Trung Quốc đã xây dựng hàng chục nghìn km đường sắt cao tốc, nhưng chỉ có một số ít tuyến có lãi. Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn nghèo đói, do đó, tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam ở Việt Nam chắc chắn sẽ không có lãi.

    Cuối cùng, Việt Nam thiếu quyết đoán trong chính trị quốc tế và không phải là đối tác hợp tác đáng tin cậy.

    Dựa trên những lý do trên, Trung Quốc đã không hỗ trợ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng.


    Không có nhận xét nào