Header Ads

  • Breaking News

    Đặng Xuân Xuyến – Chắc là huyền thoại

    2022


    Lâu rồi, đọc trên facebook, nhà văn Nguyễn Quang Vinh kể chuyện đợt xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tổ chức tại Văn Miếu. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nhà thơ Trần Đăng Khoa rón rén vào nhà vệ sinh điện thoại báo cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh biết ông vừa được xét kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, giọng nhà thơ thần đồng cứ lào thào rỏn rẻn vì sợ ông Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ) đang đứng đái gần đấy mà "nghe được thì chết.". Tôi cười, nghĩ chắc nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết giai thoại giỡn vui chứ chuyện đấy thì đâu đến nỗi nhà thơ Trần Đăng Khoa phải rón rén rỏn rẻn vậy.


    Chợt nhớ lần nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đến Nhà sách Bảo Thắng ở 179 phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (tôi thuê mặt bằng mấy năm 1996-1999) chào đổi sách cuốn "Chân dung và đối thoại" của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ngó sinhe in 20.000 bản, tôi hỏi chị Lam Luyến: "Sao để sinhe cao thế chị? 5.000 hay 10.000 bản thôi, chứ để cao thế này thì chết tiền nhuận bút à.". Chị Lam Luyến cười: -"Trần Đăng Khoa ranh ma lắm, không ngây thơ như cái vỏ ngoài xù xì chất nông dân của Khoa đâu. Đưa bản thảo, Khoa yêu cầu trả nhuận bút mức cao của 20.000 cuốn thì mới để Thanh Niên xuất bản, còn không Khoa sẽ chuyển cho nhà xuất bản khác. Khoa nói "Chân dung và đối thoại" sẽ in gấp 10 lần, 20 lần 20.000 bản, nhà xuất bản lãi lớn... Óc dân buôn như thế, qua mặt Khoa làm sao được.". Tôi định hỏi chị có phải như lời đồn là cứ có khách nữ đến thăm nhà thì dù là công việc hay thăm hỏi, thậm chí là cả "đối tượng" được người mai mối dẫn đến "ra mắt" thì thần đồng thơ Trần Đăng Khoa cũng nhất quyết cứ phải mở toang hết các loại cửa, bật sáng hết cỡ các loại đèn rồi ngồi phải thật xa khách nữ, nói phải tông giọng oang oang với khách nữ để người ở ngoài dù ở rất xa cũng biết tỏng đấy là "cuộc gặp trong sáng lành mạnh", nếu ai nhắc thần đồng thơ nói nho nhỏ đủ nghe hoặc vô tình khép cửa lại để "mưa gió bụi bặm khỏi tạt vào nhà" thì nhà thơ Trần Đăng Khoa dứt khoát sẽ mở toang lại các cửa mà cao tông giọng nhắc nhở: "Chả có gì khuất tất mờ ám ở đây mà phải đóng cửa nói nho nhỏ cho đủ nghe cả". Và chuyện xưng hô khi tiếp khách nữ cũng rẩt lạ, nhà thơ thần đồng cũng quán triệt "quan điểm" không gọi khách nữ là chị là em mà mặc định tất tật khách nữ hoặc là “thím”, hoặc là “mợ” để khách nữ cùng dứt khoát rõ ràng "tư tưởng lành mạnh" khi giao tiếp với thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Tôi nghĩ, chắc cũng lại là mấy chuyện mua vui bên mớ rau điếu thuốc chén trà nên thôi không hỏi.


    Chặp ấy, nhà thơ Trần Đăng Khoa còn làm việc ở phố Lý Nam Đế nên cuối chiều ông thi thoảng qua nhà sách Bảo Thắng mua sách. Lần thấy ông vào mua cuốn "Chân dung và đối thoại", tôi nhắc nhân viên khi nhà thơ thanh toán thì chiết khấu cho ông 50% theo giá bìa vì nghĩ ông mua "Chân dung và đối thoại" để tặng bạn bè, người thân, người mến mộ... nên giảm giá như với khách mua buôn để ông đỡ thiệt thòi.


    Lần khác, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đến chào đổi sách cuốn "Đảo chìm", cũng là sách của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi kể chị nghe chuyện nhà thơ Trần Đăng Khoa mấy tháng nay tuần nào cũng qua nhà sách mua vài chục cuốn "Chân dung và đối thoại". Tôi tấm tắc xuýt xoa: - Anh Khoa phải là người tình nghĩa, quý trọng bạn bè lắm mới mua nhiều sách như thế để tặng.... Thì một khách hàng đang đứng chọn mua sách thủng thẳng chêm lời: -"Ông ấy mua để bán lại cho bạn đọc đấy anh ạ. Nhà tôi bán nước ở cạnh cơ quan ông ấy, lính tráng ông ấy ra quán uống nước nói ông ấy thuộc mẫu người ăn vào cân sắt mà ỉa ra cả cân mốt đinh, khiếp lắm!". Thấy tôi lẩm bẩm: - Làm gì có chuyện đó... Thì vị khách khẳng định anh nói thật, không hề góp chuyện mua vui. Nghe chuyện, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến cứ tủm tỉm cười.

    Hà Nội, tối 20 tháng 10-2022

    ĐẶNG XUÂN XUYẾN

    Thêm:

    Trần Đăng Khoa

    Tiểu sử

    Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

    Ông cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.

    Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông làm việc tại Văn phòng Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

    Tác phẩm

    Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
    Từ góc sân nhà em, 1968.
    Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
    Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
    Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
    Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
    Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc
    Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.

    Giải thưởng

    Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).


    Không có nhận xét nào