15/9/2024
Dưới chế độ mà Tô Lâm “lãnh đạo”, cứ mỗi 1 đồng nhà nước độc đảng chi cho giáo dục, chúng chi 15 đồng cho công an và 27 đồng cho quốc phòng. Những ưu tiên tục tũi này đảm bảo lực lượng lao động có tay nghề thấp cho chiến lược định hướng xuất khẩu hàng hóa rẻ của chúng. [1]
Trái ngược với vô số vòng hoa hoành tráng mỗi lần chúng hội họp là rất nhiều trẻ em cả ngày lang thang vất vả bán vé số, bán hàng rong, lượm ve chai, móc túi thay vì học hành và vui chơi nơi sân trường.
Chúng từng ba hoa - Còn non, còn nước, còn người - Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Ngày 5/9/2024, Bộ Lao động Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách theo dõi vì Việt cộng sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức trong 17 ngành hàng, trong đó có ngành bông và chuỗi cung ứng dệt may nhập từ Trung Quốc. [2]
Bộ Lao động Hoa Kỳ ra quyết định nầy trong bối cảnh về kinh tế bóc lột của Việt cộng. Ngày 02/08/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường, với các nguyên nhân chính gồm việc nhà nước vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, hệ thống tư pháp hoạt động theo chỉ thị của đảng cộng sản, và tệ nạn tham nhũng. [3]
Báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ liệt kê 17 sản phẩm của Việt Nam có sử dụng lao động trẻ em như sản xuất gạch, hạt điều, cà phê, đánh bắt cá, giày dép, đồ trong nhà, may mặc, bông may mặc, da, tiêu, gạo, cao su, mía, chè, dệt may, gỗ, thuốc lá. Riêng hai ngành sản phẩm vừa có sử dụng lao động trẻ em và vừa có lao động cưỡng bức là may mặc, bông may mặc.
Dưới chế độ hiện nay, 1,75 triệu trong tổng số 18,3 triệu trẻ em là lao động trẻ em. Ngoài ra, 85% trẻ em lao động sống ở khu vực nông thôn và thường bắt đầu làm việc từ năm 12 tuổi. Khoảng 67% lao động trẻ em làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi các tỷ lệ này lần lượt là 16% và 17% trong công nghiệp và xây dựng cũng như dịch vụ. Hơn nữa, các chính sách của chế độ về vay ưu đãi nhằm giảm nghèo và cải thiện mức sống hộ gia đình có xu hướng khuyến khích lao động trẻ em. [4]
Tháng 1/2024, cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ phát hiện ra rằng Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa dính dáng đến việc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở khu vực Tân Cương lớn nhất trong năm 2023, vượt qua cả Trung Quốc. [2] Điều này nâng Việt Nam trở thành quốc gia bị giám sát chặt chẽ nhất về lao động cưỡng bức ở trẻ em.
Đạo luật “Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ” của Mỹ, có hiệu lực từ giữa năm 2022, cấm nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác vào Hoa Kỳ, sau khi Mỹ ghi nhận các báo cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan trong Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương của Trung Quốc.
Trong thời gian tới, hàng hóa từ Việt Nam sẽ phải đối mặt với những chế tài từ Hoa Kỳ, tuy rằng cường độ và mức nghiêm trọng của những chế tài nầy có phần khó đoán ngay sau công bố của bộ Lao động Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những chế tài liên quan đến luật “Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ” thường rất cụ thể.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã tích cực thực thi đạo luật nầy bằng cách cấm nhập khẩu hàng hóa được sản xuất tại Tân Cương hoặc bởi các thực thể được cho là vi phạm đạo luật nầy, trừ khi các nhà nhập khẩu có thể chứng minh rằng hàng hóa của họ không được sản xuất bằng lao động cưỡng bức. [5]
Cụ thể, cơ quan nầy đã kiểm tra hơn 8.500 lô hàng trị giá hơn 3,3 tỷ USD để đảm bảo hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức không được đưa vào Hoa Kỳ. Gần 3.500 lô hàng trị giá trên 695 triệu USD đã bị từ chối nhập cảnh. Tính đến giữa năm 2023, ít nhất 679 lô hàng đã bị từ chối nhập cảnh, trong khi gần 2.000 lô hàng vẫn đang bị giữ lại để xem xét.
Lực lượng Đặc nhiệm Thực thi Lao động Cưỡng bức đã mở rộng đáng kể Danh sách Thực thể liên quan đến lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Danh sách này đã tăng từ 20 thực thể (ví dụ như doanh nghiệp) vào năm 2022 lên 68 thực thể vào giữa năm 2024. Gần đây, 48 thực thể đã được thêm vào chỉ trong 13 tháng tính đến tháng 7 năm 2024. Các thực thể này trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm nông nghiệp, pin, điện tử, gia vị cho thực phẩm, thiết bị gia dụng, kim loại, nhựa và dệt may.
Vào tháng 7/2024, Lực lượng Đặc nhiệm đã xác định các lĩnh vực mới có mức độ ưu tiên cao để thực thi, bao gồm nhôm, polyvinyl clorua (PVC), hải sản, may mặc, bông may mặc và các sản phẩm từ bông, các sản phẩm làm từ silica bao gồm polysilicon, cà chua và các sản phẩm liên hệ.
Việc thực thi đạo luật liên quan đến cưỡng bức lao động từ Tân Cương đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau của Hoa Kỳ. Trong ngành năng lượng mặt trời, các nhà sản xuất lớn đã rời bỏ polysilicon có nguồn gốc từ Tân Cương và đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới bên ngoài khu vực. Trong ngành may mặc, nhiều công ty đã chuyển nguồn cung ứng từ bông Tân Cương sang đầu tư vào công nghệ truy xuất nguồn gốc.
Ngoài ra còn có những nỗ lực đang diễn ra, các cơ quan thực thi đạo luật nầy ở Hoa Kỳ tiếp tục cập nhật chiến lược và hướng dẫn cho các nhà nhập khẩu về việc tiến hành thẩm định nhân quyền và truy tìm chuỗi cung ứng. Ngoài ra còn có sự hợp tác liên tục với các bên liên quan và ngành để tăng cường nỗ lực chống cưỡng bức lao động trẻ em và các hành động vi phạm nhân quyền trong chuỗi cung ứng kinh tế.
Mặc dù việc thực thi đã rất đáng kể nhưng một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã bày tỏ mong muốn thực hiện đạo luật nầy rộng rãi hơn và nhanh hơn. Đạo luật này vẫn là một phần quan trọng trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chống lại lao động cưỡng bức ở Tân Cương và thúc đẩy trách nhiệm giải trình về các hành vi vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác trong khu vực.
Trong thời gian tới, hàng hóa từ Việt Nam sẽ phải đối mặt với hàng rào hải quan thực thi đạo luật chống cưỡng bức lao động ở Tân Cương. Các nhà sản xuất các mặt hàng liên hệ sẽ phải gánh chịu trách nhiệm giải trình về việc tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng và đầu tư vào hệ thống xác minh xuất xứ hàng hóa. Với tình trạng kinh tế hiện nay ở Việt Nam, đây là một gánh nặng rất lớn.
Ở Mỹ, chấm dứt trẻ em bị cưỡng bức lao động là mệnh lệnh đạo đức, kinh tế và an sinh xã hội. Việt cộng sẽ phải trả giá rất đắc cho hành vi đốn mạc, tục tĩu và dối trá của chúng trước những qui luật của nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn:
1. Quốc Hội Việt Nam. NGHỊ QUYẾT SỐ 105/2023/QH15 VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2024. 01/12/2023; Available from: https://quochoi.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments/82755/D03_NQ105_Nghi%20quyet%20ve%20%20phan%20bo%20NSTW%20nam%202024_Phu%20luc.pdf.
2. VOA. Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về lao động trẻ em, cưỡng bức. 07/09/2024; Available from: https://www.voatiengviet.com/a/my-dua-viet-nam-vao-danh-sach-theo-doi-ve-lao-dong-tre-em-cuong-buc/7775052.html.
3. BBC. Hoa Kỳ từ chối nâng cấp Việt Nam lên 'nền kinh tế thị trường'. 02/08/2024; Available from: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cml2lvwg80po.
4. Giang, L.T., V.T. Nguyen, and T.D. Nguyen, Child labor in Vietnam: Issues and policy implications. Children and Youth Services Review, 2021. 130: p. 106222.
5. U.S. Homeland Security. Fact Sheet: In Just Two Years, Forced Labor Enforcement Task Force and the Uyghur Forced Labor Prevention Act Have Significantly Enhanced Our Ability to Keep Forced Labor Out of U.S. Supply Chains. 09/07/2024; Available from: https://www.dhs.gov/news/2024/07/09/fact-sheet-just-two-years-forced-labor-enforcement-task-force-and-uyghur-forced.
Không có nhận xét nào