Header Ads

  • Breaking News

    Mekong – Cuulong hàng tuần.

    16/9/2024

    Trước khi ngập lụt: Dự án đập khiến cho tương lai của một số người Cambodia trở nên bấp bênh


    (Before the flood: Dam project leaves Cambodians with an uncertain future)


    Keat Soriththeavy – Bình Yên Đông lược dịch

    Mekong Eye – 9 September 2024


    (China says Mekong dam did not discharge water downstream amid heavy flooding in Thailand)


    Meredith Chen – Bình Yên Đông lược dịch

    South China Morning Post – 28 August 2024



    Srepok River cambodia


    Một cư dân rửa xe gắn máy của ông ở gần bờ sông Srepok trong tỉnh Mondulkiri ở miền đông Cambodia trong khi các con của ông bơi lội.  Chánh phủ Cambodia dự trù xây đập trên sông để sản xuất điện giá rẻ. [Ảnh: Keat Soriththeavy]



    Chánh phủ dự trù xây đập thủy điện Ha Srepok 3 trong vùng được bảo vệ, nhưng hàng ngàn người ở trong bóng tối về việc bồi thường đất đai và nhà cửa.



    MONDULKIRI, CAMBODIA – Những cư dân ở chung quanh vùng đập thủy điện Hạ Srepok 3 được đề nghị ở miền đông Cambodia lo sợ họ bị mất nhà cửa và đất đai cho dự án, trong khi số tiền bồi thường và một kế hoạch tái định cư chưa được chánh phủ làm rõ.


    Ở làng Nang Buo, nằm trong vùng nông thôn của tỉnh Mondulkiri, Sean Vin 75 tuổi rất lo ngại cho tương lai của cộng đồng của ông.

    Đó là vì nó có thể không hiện hữu trong những năm sắp đến – ít nhất, không cùng một nơi như hiện nay.


    Mặc dù chi tiết vẫn chưa rõ đối với cư dân địa phương, những cuộc tham viếng của các viên chức chánh phủ và tài liệu rò rỉ đến báo chí đã xác nhận là một trong 4 của xã Nang Khi Lik có lẽ sẽ bị ngập như một phần của hồ chứa nước của đập thủy điện mới được đề nghị.


    Mondulkiri

    Nguồn: Mapbox


    “Họ nói rằng tất cả sẽ bị ngập, tất cả sẽ bị mất,” Vin nói.  “Tôi không vui vì có sự rủi ro đển đất của chúng tôi biến mất.  Chánh phủ không bỏ rơi chúng tôi, nhưng đi đến một nơi mới và xây một đời sống mới không dễ dàng, nhất là cho những trẻ nhỏ.”


    Dự án đập được biết như Hạ Srepok 3, lấy tên theo sông trên đó nó sẽ được phát triển.


    Srepok 3 dam cambodia


    Bản đồ cho thấy vị trí được đề nghị của đập Hạ Srepok 3 và xã Nang Khi Lik, hầu như được tin là sẽ biến thành vùng hồ chứa nước giữa khu bảo tồn Lomphat và khu cư trú đời sống hoang dã Srepok. [Ảnh: Mekong Eye]


    Mặc dù vị trí chính xác của đập chưa được xác định, có 3 vị trí được đề nghị và tất cả đều nằm trong Khu Cư trú Đời sống Hoang dã Lomphat, một vùng được bảo vệ chánh thức ở bên kia ranh giới của tỉnh Ratanakiri kế cận.


    Các dự án hạ tầng cơ sở ở Cambodia chẳng hạn như việc phát triển thủy điện thường điều hành với ít minh bạch hay cơ hội cho công chúng xoi mói.


    Nhưng một Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường và Xã hội sơ khởi thu thập bởi Mekong Eye cho đập Hạ Srepok 3 cho biết chi phí ước tính của dự án gần 83,2 triệu USD, với sản lượng điện từ 250 đến 350 MW và một hồ chứa nước rộng trên 67.400 hectares.


    Nếu được xây như các kế hoạch được đề nghị, đập mới sẽ làm ngập một vùng đất rộng gấp đôi đập thủy điện Hạ Sesan 2 đầy tranh cãi trước đây.  Hầu hết đất bị ảnh hưởng sẽ là khu bảo tồn Lomphat và khu cư trú đời sống hoang dã Srepok.


    Nhưng cây cối và thú vật trong khu cư trú rất xa với những người duy nhất sẽ được dời chỗ bởi nước ngập.


    “Họ nói với tôi làng [của chúng tôi] sẽ trở thành hồ chứa nước,” Tong Vat, 63 tuổi, một nông dân dựa vào 4 hectares đất ở làng Nang Buo.  Ông nói với 1 phóng viên từ nhà ông khi ông nhớ lại cái mà các đại diện của Nhóm Hoàng gia, nhà phát triển dự án đập, nói với người địa phương trong chuyến viếng thăm trong tháng 4 để khảo sát vùng.


    “Nhà nầy sẽ bị ngập chỉ còn thấy nóc nhà,” họ nói với ông.


    Lower Srepok 3 dam cambodia


    Sean Vin, 75 tuổi, bày tỏ lo ngại về đập thủy điện Hạ Srepok 3 do chánh phủ Cambodia đề nghị, có lẽ sẽ dời chỗ cư dân trong xã Nang Khi Lik trong tỉnh Mondulkiri để lấy chỗ cho hồ chứa của đập. [Ảnh: Keat Soriththeavy]


    Áp lực lên ngưởi dân và sông


    Đề nghị Hạ Srepok là một trong 2 nghiên cứu đang được thực hiện có thể được phát triển trong khu vực, là một phần của cái mà các nhà địa dư xem như là Lưu vực 3S.  Tên đó ám chỉ các sông Srepok, Sesan và Sekong, cùng nhau làm thành một hệ thống quan trọng đổ vào sông Mekong.


    Đề nghị thứ 2nd của các đập thủy điện sẽ là Hạ Sesan 3, thượng lưu của nhà máy Hạ Sesan 2.


    Những năm gần đây đã thấy việc phát triển thủy điện tăng trưởng đều đặn dọc theo những phụ lưu xa xôi nầy.


    Trong khi chánh phủ Cambodia đã mô tả những dự án như thế là chìa khóa của điện giá rẻ và mục tiêu kinh tế rộng lớn hơn, các cộng đồng địa phương đã chật vật để đối phó với những thay đổi sinh thái quan trọng do các đập mang lại.


    Những ảnh hưởng nầy đoạn góp phần vào những áp lực không ngừng gia tăng lên sông Mekong, một mạch sống của hàng triệu người dọc theo hành trình của nó ở Đông Nam Á (ĐNA).

    Leang Bunleap, giám đốc của tổ chức phi chánh phủ Hệ thống Bảo vệ Sông 3S (3SPN) ở Ratanakiri, nói đập Hạ Srepok 3 không thôi có thể ảnh hưởng khoảng 1.000 gia đình ở hạ lưu trong Mondulkiri và thêm 10.000 người sống ở thượng lưu dọc theo bờ sông trong Ratanakiri.


    Ngoài việc bị đánh trực tiếp bởi việc dời chỗ vì ngập lụt, Bunleap nói các đập mới có thể ngăn chận những đường di chuyển vô cùng quan trọng của cá trong hệ thống sông.


    “Điều quan trọng là người dân sống dọc theo sông sẽ thấy khó khăn hơn để sống ở đó,” Bunleap nói.


    Công ty Nhóm Hoàng gia sẽ là nhà phát triển của cả 2 đập mới được đề nghị.  Nhóm là 1 trong những tổ hợp lớn nhất nước và cầm đầu bởi tài phiệt có thế lực Kith Meng, một cố vấn của cựu Thủ tướng Hun Sen.


    Meng được huấn luyện ở Australia cũng là 1 trong những người giàu nhất nước và là chủ tịch của Phòng Thương mại Phnom Penh.

    Dự án Hạ Sesan 2 trước đây cũng do Nhóm Hoàng gia của Meng làm chủ, đã cho cơ sở hoạt động vào năm 2017.  Kết quả là ngập lụt đã dời chỗ hàng trăm gia đình và bị chỉ trích rộng rãi bởi những nhà bảo tồn vì ảnh hưởng đối với hệ thống sông.


    CEO của nhánh năng lượng của Nhóm Hoàng gia là Thomas J Plamka không trả lời yêu cầu cho ý kiến về các kế hoạch thủy điện mới nhất của công ty.


    Không rõ bao nhiêu sẽ được làm để giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của 1 hay những đập mới được đề nghị.


    Lower Srepok 3 dam cambodia


    Dân làng nhìn vào bản đồ vị trí tiềm tàng của đập thủy điện Hạ Srepok 3 trong tỉnh Mondulkiri ở Cambodia, thu thập từ phúc trình Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường và Xã hội. [Ảnh: Keat Soriththeavy]



    Srepok 3 dam cambodia













    Một hình ảnh di động cho thấy vị trí được đề nghị của đập thủy điện Hạ Srepok 3 trong tỉnh Mondulkiri ở Cambodis. [Ảnh: Keat Soriththeavy]


    Brian Eyler, giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm nghiên cứu Stimson ở Hoa Kỳ, nói các nhà phát triển nên rút kinh nghiệm trong quá khứ của họ về kỹ thuật và xã hội để có kết quả tốt hơn.


    “Có những bài học 10 năm để áp dụng cho bất cứ việc phát triển thủy điện mới nào trong phần nầy của Cambodia, nhất là chung quanh việc phục hồi đời sống của các cộng đồng tái định cư,” Eyler nói.


    “Nhà phát triển đập và những viên chức chánh phủ Cambodia nên tham vấn với các cộng đồng địa phương để biết những cần thiết của họ và phát triển các kế hoạch tái định cư để bảo đảm việc đáp ứng những cần thiết đó nếu đập quả thật được xây cất.”


    Mặc dù ông nghĩ ảnh hưởng thủy sản rộng lớn hơn “có lẽ sẽ tối thiểu” vì đường cá đi đã bị cắt đứt bởi đập Hạ Sesan 2, ông nói thêm rằng bất cứ đập mới nào được xây ở thượng lưu của những đập đã xây vẫn có thể gây hại những khía cạnh khác của hệ sinh thái ven sông.  Eyler cũng nói thiết kế cẩn thận có thể giảm nhẹ cú đánh.


    “Các đập xây ở phía trên Hạ Sesan 2 nên được xây trong cách để tối thiểu hóa ảnh hưởng đối với nhịp lũ Mekong và khuyến khích việc vận chuyển phù sa,” ông nói.  “[Nếu điều nầy được thực hiện], thì hầu hết những ảnh hưởng môi trường và xã hội quan trọng của chúng sẽ nằm ở địa phương gần với vị trí đập.”


    Tiếp xúc với tin tức bị giới hạn


    Phụ tá xã trưởng Nang Buo Bun Sornchouch nói các đại diện từ cái ông tin là Nhóm Hoàng gia đến làng trong tháng 4 trong 3 ngày để liệt kê nhà và đất của những gia đình có lẽ bị ành hưởng bởi dự án.


    Ngoài Nang Buo, các làng Chimat, Sre Chrey, Kaoh Moeal Leu và Kaoh Moeal Kraom của xã Nang Khi Lik có lẽ sẽ bị ngập dưới đề nghị Hạ Srepok 3.


    Sornchouch nói khoảng 700 gia đình nay sống trong vùng sẽ bị ngập.  Hầu hết những gia đình nầy dựa vào việc canh tác hoa màu chẳng hạn như khoai mì và lúa.  Xã là nơi cư trú của nhiều nhóm thiểu số, gồm có người Bunong, Pompuonn, Charay và Kroal.


    Sornchouch nói ông không có bất cứ tin tức gì về khi nào và nơi nào người dân sẽ bị đuổi để lấy chỗ cho dự án đập.

    Mặc dù ông lo ngại vì những ảnh hưởng tiêu cực có lẽ có đối với nền kinh tế canh tác ở địa phương, Sornchouch nói ông thấy mặt trên của dự án vì nó sẽ mang phát triển đến vùng.  Nói thế, hầu hêt người dân trong làng không thể mua sắm dụng cụ canh tác, ông nói thêm, và việc đuổi nhà sẽ là một vấn đề quan trọng cho họ.


    “Để tránh vấn đề, người dân nên được bồi thường hợp lý, không quá nhiều hay quá ít,” ông nói.  “Cái mà người dân có ở đây họ phải có như vậy [ở nơi khác], vì đi đến những nơi mới không dễ dàng.”


    Srepok River cambodia


    Một dân làng ở xã Nang Khi Lik chỉ ra sông Srepok ở miền đông Cambodia, nơi đập Hạ Srepok 3 được dự trù.  Đập có lẽ sẽ ảnh hưởng khoảng 1.000 gia đình ở hạ lưu trong Mondulkiri và 10.000 người sống ở thượng lưu trong tỉnh Ratanakiri. [Ảnh: Keat Soriththeavy]


    Bunleap, từ 3SPN, nói hậu quả của dự án Hạ Sesan 2 cho thấy người địa phương bỏ hoang đất canh tác của họ vì mực nước dao động bất thường và những khó khăn khác.


    Ông cẩn thận rằng việc tái định cư chánh thức của cư dân sau dự án đầu tiên đó đưa họ đến một nơi không có người ở xa xôi nơi việc canh tác và liên lạc với các cộng đồng khác là một thach thức lớn.



    Đi về phía trước, Bunleap nói ông hy vọng thấy cư dân được bồi thường công bằng cho tài sản bị mất vì các dự án đập mới.


    “Nếu kế hoạch nầy được thực hiện [các nhà phát triển] nên thông báo cho mọi người để họ có thể quyết định,” ông nói.  “Bồi thường phải dựa vào thị trường hiện tại cho bất động sản thỉnh thoảng họ dùng như 1 tiêu chuẩn từ [nhiều thập niên trước].”


    Trở lại làng Nang Buo, câu hỏi về bồi thường trong tương lai đè nặng trong 

    tâm trí của cư dân.  Vin nói hầu hết dân làng tùy thuộc vào đất canh tác của họ và không chắc họ sẽ được bồi thường công bằng cho vườn tược bị mất và những tài sản khác.


    “Cuối cùng, họ sẽ làm [cái họ muốn], vì thế chúng tôi chỉ yêu cầu họ,” ông nói.  “Chúng tôi không thể [chống lại] họ, chúng tôi không thể ngừng nó.”


    TRUNG HOA NÓI ĐẬP MEKONG KHÔNG CÓ XẢ NƯỚC XUỐNG HẠ LƯU TRONG LÚC NGẬP LỤT NẶNG NỀ Ở THÁI LAN


    (China says Mekong dam did not discharge water downstream amid heavy flooding in Thailand)


    Meredith Chen – Bình Yên Đông lược dịch

    South China Morning Post – 28 August 2024


    a352f78f-df4a-415b-827f-48dcc3f31333_c6991f40


    Trước đây, đập Junghong (Cảnh Hồng) bị quy tội cho những thay đổi trong mực nước, nhưng tòa đại sứ [Trung Hoa] ở Bangkok nói không có xả nước hồi tuần rồi.


    Trung Hoa nói hôm Thứ Ba rằng một đập quan trọng trên sông Mekong không có xả nước hồi tuần rồi trong lúc ngập lụt nặng nề ở Thái Lan.


    Mưa mùa ở nhiều nơi ở Thái Lan đã gây ngập lụt rộng lớn, giết ít nhất 9 người, và ảnh hưởng trên 51.700 gia đình, theo Nha Ngăn ngừa và Giảm nhẹ Tai họa.  Mưa cũng làm sạt lở đất khiến cho 13 người chết trên đảo Phuket.


    Nhưng ngập lụt dọc theo bờ sông Mekong nêu cao những lo ngại về các đập thủy điện dọc theo sông trong lãnh thổ Trung Hoa, được gọi là Lancang.  Văn phòng Quốc gia Thủy lợi Thái Lan đã gởi một thông báo khẩn cấp đến Ủy hội Sông Mekong (MRC), một cơ quan liên chánh phủ khu vực, thúc giục Lào và Trung Hoa làm việc với nhau để làm chậm việc xả nước từ các đập, theo tờ Bangkok Post.


    Các đập của Trung Hoa đối mặt với những cáo buộc thường xuyên rằng chúng gây ra hạn hán và lũ lụt trái mùa dọc theo khúc sông ở hạ lưu, gây rủi ro cho cuộc sống của hàng chục triệu người dựa vào thủy lộ để canh tác và đánh cá.  Một chú trọng đặc biệt của những than phiền nầy là đập Jinghong (Cảnh Hồng) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), bắt đầu hoạt động từ năm 2008 và gần nhất với biên giới Thái.  Các đập do Trung Hoa xây đe dọa sức khỏe của sông Meking, nơi 1 trong 5 loại cá đối mặt với tuyệt chủng.  Xishuangbanna (Tây Song Bản Nạp), khu tự trị trong Yunnan nơi có đập Jinghong, đã bị hạn hán tồi tệ nhất từ năm 1961 cho đến khi mưa mùa đến trong năm nay.  Rồi vùng nầy hứng mưa lớn nhất trong tháng 8 trong thập niên vào đầu tháng và mưa đã tiếp tục suốt tháng.


    Hôm Thứ Ba, tòa đại sứ Trung Hoa ở Thái Lan nói rằng luu lượng trung bình hàng ngày trong tuần trước giữa Chủ Nhật, 18 tháng 8 đến Chủ Nhật 25 tháng 8 từ nhà máy thủy điện Jinghong giảm 60% so với tháng 8 trước và không có nước lũ được xả ra trong thời kỳ đo.


    Tòa đại sứ thêm rằng họ “rất lo ngại” về ngập lụt ở miền bắc và đông bắc Thái Lan, nhưng một cuộc điều tra sơ khởi đã xác nhận mực nước trong sông Lancang vẫn ổn định và các hồ chứa nước hiện không cần xả nước.


    “Sáu quốc gia lưu vực sông Lancang-Mekong là một cộng đồng chia sẻ tương lai…  Trung Hoa hoàn toàn tôn trọng và cứu xét quyền lợi và lo ngại của các quốc gia trong lưu vực,” tòa đại sứ nói.


    “Trung Hoa mong muốn nâng cao thêm việc chia sẻ tin tức và hợp tác nguồn nước, cải thiện việc cai quản tổng thể lưu vực sông,  và cùng nhau giải quyết những thách thức chẳng hạn như thay đổi khí hậu và tai họa lũ lụt.”


    Mekong là dòng sông dài nhất ở Đông Nam Á, bắt nguồn ở cao nguyên Tây Tạng ở miền Tây Trung Hoa trước khi chảy qua 5 quốc gia khác – Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam – trước khi đổ ra Biển Đông.  Từ năm 2020 Trung Hoa đã cung cấp tin tức thủy học hàng năm của sông Lancang cho 5 quốc gia Mekong và Văn phòng MRC.  Đầu tháng nầy, Ngoại trưởng Trung Hoa Wang Yi (Vượng Nghị) tham dự phiên họp hàng năm của các ngoại trưởng Lancang-Mekong, nơi ông nói: “Trung Hoa tích cực hỗ trợ tăng cường hợp tác về đáp ứng khí hậu và ngăn ngừa và giảm nhẹ tai họa.”


    Ông nói rằng trong vòng 3 năm tới, Trung Hoa sẽ hoàn tất phát triển cách thức để chia sẻ thêm tin tức thời tiết và những nỗ lực đáp ứng khẩn cấp.



    Không có nhận xét nào