Header Ads

  • Breaking News

    Hoa Kỳ : Hạ viện Mỹ thông qua một loạt dự luật chống lại Trung Quốc

    House passes $1.6 billion to deliver anti-China propaganda overseas 

    AP 

    13/9/2024


    Dân biểu Cộng hòa John Moolenaar, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện chuyên trách các vấn đề về Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói “Hạ viện đã gửi một thông điệp mạnh mẽ, lưỡng đảng tới Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên”.


    Dân biểu Cộng hòa John Moolenaar, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện chuyên trách các vấn đề về Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói “Hạ viện đã gửi một thông điệp mạnh mẽ, lưỡng đảng tới Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên”. 

    Tuần này, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một gói gồm một loạt các dự luật chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, củng cố động thái lưỡng đảng nhằm đảm bảo Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường thế giới.

    Những nỗ lực này sẽ cấm máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất, hạn chế các công ty công nghệ sinh học có liên hệ với Trung Quốc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, tăng cường các biện pháp trừng phạt và thắt chặt quan hệ với các nước châu Á. Chiến dịch nhắm vào Bắc Kinh tuần này cho thấy việc kiềm chế quyền lực của Trung Quốc đã nổi lên như một vấn đề hiếm hoi có sự đồng thuận chính trị tại Mỹ.

    Một dự luật gây bàn tán là tìm cách khôi phục chương trình thời ông Trump nhằm xóa sổ hoạt động do thám của Bắc Kinh tại các trường đại học và viện nghiên cứu của Mỹ. Tất cả các dự luật vẫn cần được Thượng viện chấp thuận.

    “Hạ viện đã gửi một thông điệp mạnh mẽ, lưỡng đảng tới Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên”, Dân biểu Cộng hòa John Moolenaar, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện chuyên trách các vấn đề về Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết.

    Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington nói các biện pháp này sẽ gây tổn hại đến quan hệ song phương và lợi ích của Hoa Kỳ. “Trung Quốc lên án và kiên quyết phản đối điều này và đã đệ trình các kiến nghị nghiêm túc lên phía Hoa Kỳ”, phát ngôn viên Lưu Bằng Vũ cho biết.

    Công nghệ

    Công nghệ chiếm ưu thế trong các dự luật này, phản ánh cách tiếp cận “tập trung cao độ” nhằm hạn chế sự lan truyền công nghệ của Trung Quốc tại Hoa Kỳ và ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các sáng kiến của Hoa Kỳ, theo ông Craig Singleton, thành viên cấp cao về Trung Quốc tại tổ chức nghiên cứu mang tên Sáng hội Bảo vệ Các nền dân chủ.

    Hạ viện đã thông qua một dự luật nhằm ngăn chặn tiền liên bang chảy vào năm công ty công nghệ sinh học có quan hệ với Trung Quốc, được mô tả là cần thiết để bảo vệ dữ liệu sức khỏe của người Mỹ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt nguồn cung cấp y tế của Hoa Kỳ.

    Một dự luật khác được Hạ viện thông qua sẽ cấm, vì lý do an ninh quốc gia, các thiết bị từ nhà sản xuất máy bay không người lái Trung Quốc DJI, một công ty thống trị trên thị trường toàn cầu.

    “Việc cho phép máy bay không người lái DJI giá rẻ một cách giả tạo độc quyền bầu trời của chúng ta đã tàn phá ngành sản xuất máy bay không người lái của Hoa Kỳ và để đôi mắt của kẻ thù chiến lược lớn nhất của chúng ta dòm ngó trên bầu trời của chúng ta”, Dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik, New York, nói.

    Để vá lỗ hổng trong kiểm soát xuất khẩu, Hạ viện đã thông qua một sửa đổi mà những người ủng hộ cho rằng sẽ cắt đứt quyền truy cập từ xa của Trung Quốc — chẳng hạn như thông qua các dịch vụ điện toán đám mây — vào công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để phát triển trí tuệ nhân tạo và hiện đại hóa quân đội của mình.

    Gián điệp tại trường học

    Một dự luật được thông qua sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp hạn chế hoạt động do thám của Bắc Kinh đối với sở hữu trí tuệ và các tổ chức học thuật của Hoa Kỳ và truy tố những người tham gia vào hành vi trộm cắp bí mật thương mại, tin tặc và gián điệp kinh tế.

    Đây là nỗ lực của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nhằm khôi phục Sáng kiến Trung Quốc, một chương trình thời ông Trump nhằm hạn chế hoạt động do thám của Trung Quốc tại các trường đại học và viện nghiên cứu của Hoa Kỳ. Sáng kiến này đã kết thúc vào năm 2022 sau nhiều lần truy tố không thành công các nhà nghiên cứu và sau những lo ngại rằng sáng kiến này đã thúc đẩy việc phân biệt chủng tộc và sắc tộc.

    Dự luật này “hồi sinh Sáng kiến Trung Quốc đáng xấu hổ, đó là chủ nghĩa McCarthy mới”, Dân biểu Judy Chu, Đảng Dân chủ, nhận xét. Bà chỉ trích chương trình này vì cho rằng “các nhà nghiên cứu và học giả ở Hoa Kỳ nên bị điều tra nếu họ có mối liên hệ với Trung Quốc, chẳng hạn như sinh ra ở đó hoặc có họ hàng từ đó”.

    Dân biểu Lance Gooden, một đảng viên Cộng hòa và là người bảo trợ dự luật, gọi những tuyên bố về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là vô căn cứ.

    Một dự luật gây tranh cãi khác sẽ hạn chế tài trợ của liên bang cho các trường đại học có viện văn hóa do chính phủ Trung Quốc tài trợ hoặc các chương trình liên kết với một số trường học Trung Quốc.

    Dân biểu Michael Guest, Đảng Cộng hòa, gọi ảnh hưởng của Bắc Kinh bên trong các trường học Hoa Kỳ là “một trong những điểm yếu rõ ràng nhất của quốc gia chúng ta”. Dân biểu Bennie Thompson, một đảng viên Dân chủ, lập luận rằng biện pháp này có thể đóng cửa các chương trình học thuật hợp pháp, chẳng hạn như trao đổi sinh viên, cơ hội du học, những bài giảng của khách mời và các sự kiện thể thao.

    Đất nông nghiệp và ô tô điện

    Một số nhà lập pháp Dân chủ cũng nêu lên mối lo ngại về một dự luật quy định các giao dịch mua bán đất liên quan đến công dân từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và Iran là các giao dịch “nên được báo cáo”.

    Dự luật cũng sẽ bổ sung bộ trưởng nông nghiệp vào Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Hoa Kỳ, nơi xem xét các tác động đến an ninh quốc gia của các giao dịch nước ngoài.

    Trung Quốc “đã âm thầm mua đất nông nghiệp của Hoa Kỳ với tốc độ đáng báo động và dự luật này là một bước quan trọng để đảo ngược xu hướng đó”, Dân biểu Dan Newhouse, một đảng viên Cộng hòa, cho biết.

    Trung tâm Luật Nông nghiệp Quốc gia ước tính có 24 tiểu bang đã cấm hoặc hạn chế người nước ngoài và các doanh nghiệp hoặc chính phủ nước ngoài không được sở hữu đất nông nghiệp tại Mỹ. Sự quan tâm này xuất hiện sau khi một tỷ phú Trung Quốc mua hơn 130.000 mẫu Anh gần một căn cứ Không quân Hoa Kỳ ở Texas và một công ty Trung Quốc khác tìm cách xây dựng một nhà máy ngô gần một căn cứ Không quân ở Bắc Dakota.

    Hạ viện cũng đã thông qua một nỗ lực nhằm loại trừ ô tô điện của Trung Quốc khỏi việc nhận được tín dụng thuế dành cho xe sạch. “Các gia đình lao động của Hoa Kỳ không nên bị buộc phải trợ cấp cho một quốc gia mà nhiều thập niên thực hành thương mại không công bằng và có bao cấp của chính phủ đã dẫn đến làm mất việc làm, đóng cửa các nhà máy và làm suy yếu cộng đồng tại địa phương của họ”, Dân biểu Jason Smith, một đảng viên Cộng hòa, cho biết.

    Dân biểu Dan Kildee, một đảng viên Dân chủ, nói “những hạn chế không rõ ràng” của dự luật sẽ khiến nó không khả thi và “khiến ngành công nghiệp ô tô và các nhà sản xuất pin phải rút lại các khoản đầu tư của họ tại Hoa Kỳ”.

    Ngoại giao

    Hạ viện đã ủng hộ một số biện pháp nhằm tăng cường lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc và thắt chặt quan hệ với các nước Châu Á - Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Một dự luật có thể dẫn đến việc đóng cửa các văn phòng đại diện của Hong Kong tại Hoa Kỳ bằng cách tước bỏ các đặc quyền ngoại giao của họ nếu lãnh thổ này được coi là đã mất quyền tự chủ khỏi Trung Quốc đại lục.

    Để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc đối với hòn đảo tự quản Đài Loan, một dự luật sẽ nhắm vào tài sản tài chính của các quan chức Trung Quốc và gia đình trực hệ của họ.

    Giải quyết những lo ngại về ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh, một nghị quyết đã được thông qua Hạ viện nhằm công nhận tầm quan trọng của việc hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản.

    https://www.voatiengviet.com/a/ha-vien-my-thong-qua-mot-loat-du-luat-chong-lai-trung-quoc/7782595.html

    House passes $1.6 billion to deliver anti-China propaganda overseas 

    Somehow it’s a crime when Russia does it to us, but good 'information ops' when we want to discredit Beijing’s Belt & Road initiatives worldwide

    Analysis | Asia-Pacific 

    Marcus Stanley

    Sep 11, 2024



    Since at least 2016, foreign interference in American elections and civil society have become central to American political discourse. The issue is taken extremely seriously by the U.S. government, which has levied sanctions and called out foreign adversaries for sowing “discord and chaos” through their propaganda efforts.

    But apparently Washington takes a different view when it comes to American propaganda operations in foreign countries. On Monday, the House passed HR 1157, the “Countering the PRC Malign Influence Fund,” by a bipartisan 351-36 majority. This legislation authorizes more than $1.6 billion for the State Department and USAID over the next five years to, among other purposes, subsidize media and civil society sources around the world that counter Chinese “malign influence” globally. 

    That’s a massive spend — about twice, for example, the annual operating expenditure of CNN. If passed into law it would also represent a large increase in federal spending on international influence operations. While it’s hard to total all of the spending on U.S. influence operations across agencies, the main coordinating body for U.S. information efforts, the State Department’s Global Engagement Center (GEC), has an annual budget of less than $100 million.

    There is obviously no issue with the U.S. government presenting its own public view of what China is doing around the world, and doing so as forcefully as needed. But this bill goes beyond that by subsidizing “independent media and civil society” and other information operations in foreign countries. Indeed, this is already routine. The Global Engagement Center, which will likely play a strong role in implementing the bill, spends more than half its budget on such grants, and USAID, which will also play a lead role, makes grants to foreign media and civil society organizations a key part of its efforts. HR 1157 would supercharge these programs. 

    Crucially, HR 1157 doesn’t seem to contain any requirement that U.S. government financing to foreign media be made transparent to citizens of foreign countries (although there is a requirement to report grants to certain U.S. congressional committees). Thus, it’s possible that the program could in some cases be used to subsidize covert anti-Chinese messaging in a manner similar to the way Russia is accused of covertly funding anti-Ukrainian messaging by U.S. media influencers.

    Such anti-Chinese messaging could cover a wide range of bread-and-butter political issues in foreign countries. The definition of “malign influence” in the bill is extremely broad. For example, program funds could support any effort to highlight the “negative impact” of Chinese economic and infrastructure investment in a foreign country. Or it could fund political messaging against Chinese contractors involved in building a port, road, or hospital, for example as part of Beijing’s globe-spanning Belt and Road Initiative. 

    Because some dimensions of U.S. information operations could be classified, it can be difficult to get a complete picture of the full range of what they look like on the ground. But a 2021 “vision document” on psychological operations and civil affairs from the First Special Forces Command at Fort Bragg gives a fascinating glimpse.

    The document provides a case study (or “competition vignette”) of what an integrated effort to counter Chinese influence could look like in the fictional African country of Naruvu. In the vignette, members of a Special Forces Civil Affairs team spot a billboard with a picture of a port and Chinese characters. Quickly determining that the Chinese are investing in a new deep-water port in Naruvu, the 8th Psyop Group at Fort Bragg’s Information Warfare Center (IWC) works with local and U.S. government partners to immediately develop an influence campaign to “discredit Chinese activities.” 

    The influence campaign “empowered IWTF [Information Warfare Task Force], in coordination with the JIIM [local and U.S. government partners] to inflame long-standing friction between Naruvian workers and Chinese corporations. Within days, protests supported by the CFT’s ODA [Special Forces Operations Detachment Alpha], erupted around Chinese business headquarters and their embassy in Ajuba. Simultaneously, the IWC-led social media campaign illuminated the controversy.”

    Faced with a combined propaganda campaign and intense labor unrest, the Chinese company is forced to back down from its planned port. (Although the vignette continues to an even more Hollywood-ready ending in which U.S. special forces break into the construction company’s offices, confiscate blueprints for the port, and discover that it is actually a Chinese plot to emplace long-range missiles in Naruvu to threaten U.S. Atlantic shipping). 

    This case study illustrates the extremes information warfare could reach. But of course it is fictional, and most operations funded to counter Chinese influence will be far more mundane and less cinematic. Indeed, some will probably look similar to the activities the U.S. government has bitterly condemned when foreign governments financed them in the U.S. civil society space, such as making social media buys or funding organizations sympathetic to Washington’s perspective. 

    But it’s still worth thinking about the consequences of such efforts. They are of course likely to make U.S. protests against similar foreign government activities look hypocritical. Beyond that, pumping a flood of potentially undisclosed U.S. government money into anti-Chinese messaging worldwide could backfire by making any organic opposition to Chinese influence appear to be covertly funded U.S. government propaganda rather than genuine expressions of local concern.

    As the publics in many nations are likely to be suspicious of U.S. as well as Chinese involvement in their internal affairs, this could easily discredit genuine grassroots opposition to Chinese influence. A historical example is Washington’s funding of Russian civil society groups that criticized the integrity of Russia’s 2011 parliamentary elections. This backfired by allowing Putin to depict the opposition as tools in a U.S. plot and resulted in sharp restrictions on U.S. activity in Russia, including the expulsion of USAID.

    Another problem raised by the proposed legislation is the possibility that anti-Chinese propaganda financed by this program will flow back into the American media space and influence American audiences, without any disclosure of its initial source of funding. Protections against U.S. government targeting of domestic audiences are already weak, and what protections do exist are almost impossible to enforce in a networked world where information in other countries is just a click away from U.S. audiences. 

    It’s easy to imagine U.S.-funded foreign media being used as evidence in domestic debates about China’s international role, or even to attack U.S. voices that advocate for a different view of China that is propagated by a hawkish U.S. government. During the Trump presidency, the State Department’s Global Engagement Center (GEC), a likely recipient of many of these funds, supported attacks on U.S. critics of Trump’s Iran policy. More recently, congressional conservatives have claimed the GEC has advocated for censorship of conservative voices who disagree with Biden’s foreign policies. 

    The overwhelming bipartisan majority for HR 1157 is a snapshot of a culture in Washington that seems not to see the risk to U.S. values and interests when we engage in the same covert activities that we criticize in other countries.

    Marcus Stanley

    Marcus Stanley is the Director of Studies at the Quincy Institute for Responsible Statecraft. Prior to joining the Quincy Institute, he spent a decade at Americans for Financial Reform. He has a PhD in public policy from Harvard, with a focus on economics.

    The views expressed by authors on Responsible Statecraft do not necessarily reflect those of the Quincy Institute or its associates.


    https://responsiblestatecraft.org/china-cold-war-2669160202/


    Không có nhận xét nào