Header Ads

  • Breaking News

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Việt Nam hội đàm, ký kết tuyên bố tầm nhìn chung

     Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Việt Nam hội đàm, ký kết tuyên bố tầm nhìn chung 

    VOA Tiếng Việt 

    10/9/2024

    Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đi Hoa Kỳ: hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ theo hướng nào?

    RFA

    09/9/2024


    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Lầu Năm Góc, ngày 9/9/2024.


    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Lầu Năm Góc, ngày 9/9/2024. 

    Hôm 9/9, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tổ chức hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Lầu Năm Góc và hai bên sẽ ký tuyên bố tầm nhìn chung mới về quốc phòng trong nỗ lực tăng cường quan hệ song phương.

    Trong bài phát biểu sau lễ đón ông Giang, ông Austin gửi lời chia buồn đến Việt Nam về những người thiệt mạng trong cơn bão Yagi cuối tuần qua và mở lời trợ giúp cho phía Việt Nam.

    “Chúng tôi khen ngợi quý vị về công việc tuyệt vời mà Việt Nam đã làm để ứng phó với thảm kịch khủng khiếp này. Xin cho chúng tôi biết nếu Hoa Kỳ có thể hỗ trợ bằng bất kỳ cách nào cho quý vị”, ông Austin nói, theo bài phát biểu của ông trong thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

    Nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ nhắc lại chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9 năm ngoái và hai bên đã nâng quan hệ lên tầm Đối tác Chiếc lược Toàn diện.

    “Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy động lực đó bằng cách ký một tuyên bố tầm nhìn chung mới, trong đó vạch ra cách thức hai nước chúng ta sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng trong những năm tới”, vẫn tuyên bố của Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu rõ tầm nhìn chung mới này đề cập đến những nội dung cụ thể gì.

    Trong một thông cáo ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời ông Austin nói rằng Hoa Kỳ “vẫn tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh” khi hai nước tiếp tục phát triển mối quan hệ Mỹ-Việt vừa được nâng cấp.

    Bộ Quốc phòng Việt Nam và truyền thông nước này hôm 9/9 đưa tin về chuyến thăm Mỹ của tướng Giang, nói rằng ông thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 11/9 theo lời mời của ông Austin.

    Trang Quân đội Nhân dân tường thuật rằng hai bộ trưởng đã ký bản cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về hợp tác quốc phòng.

    "Cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về hợp tác quốc phòng đánh dấu một dấu mốc mới trong quan hệ quốc phòng song phương, qua đó, đóng góp tích cực cho quan hệ chung giữa hai nước và góp phần duy trì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới", tờ báo QĐND viết.

    “Hôm nay chúng ta cũng sẽ thảo luận về các sáng kiến mới, bao gồm nỗ lực cải thiện khả năng phục hồi của cơ sở công nghiệp quốc phòng”, vẫn theo lời ông Austin.

    Trước đó, cũng hôm 9/9, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký thỏa thuận với Đại học Quân y Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quân y, ông Austin cho biết thêm.

    Trong phần phát biểu của mình được Bộ Quốc phòng Mỹ đăng tải, ông Giang không đề cập đến việc ông và ông Austin ký kết tuyên bố tầm nhìn chung mới giữa hai bộ quốc phòng. Tuy nhiên, ông cho biết đây là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của ông trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm một năm thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện “vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”.

    Hồi năm 2015, Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết tầm nhìn chung về quốc phòng dựa trên Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương được ký vào năm 2011, bao gồm hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh (tìm kiếm quân nhân mất tích, tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn vật liệu nổ còn sót lại); trao đổi đoàn; đối thoại, tham vấn; trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, khắc phục thiên tai, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, an ninh biển; đào tạo; quân y; tham vấn lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương.

    https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-my-va-viet-nam-hoi-dam-ky-ket-tuyen-bo-tam-nhin-chung-/7777696.html

    Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đi Hoa Kỳ: hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ theo hướng nào?

    RFA

    09/9/2024

    Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đi Hoa Kỳ: hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ theo hướng nào?


    Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin gặp nhau ngày 10/6/2022, trước thềm Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 tại Singapore (ảnh minh họa) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngREUTERS 

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang sẽ đến Hoa Kỳ trong tháng 9 sau chuyến thăm đến Philippines. Những dự báo về hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ ra sao, đang là vấn đề được giới chuyên gia quan tâm.

    Chuyển động quốc phòng

    Việt Nam gần đây có một loạt chuyển động quốc phòng gây chú ý. Đầu tháng 8/2024, nước này lần đầu tiên cử tàu cảnh sát biển CSB 8002 đi diễn tập cùng với Philippines. Sáng 24/8, Việt Nam cử tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân đến Úc tham gia cuộc tập trận Kakadu. Báo Quân đội Nhân dân nhấn mạnh tàu 18 của Việt Nam "chỉ tham gia các hoạt động phi tác chiến" nhưng cho biết "đây là lần đầu tiên tàu Hải quân của Việt Nam tham gia Diễn tập Kakadu do Australia đăng cai tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 1993."

    Từ ngày 29 đến 31/8,  Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang thăm Philippines theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro. Sắp tới, từ ngày 7 đến 9/9, Bộ trưởng Giang sẽ đến thủ đô của Mỹ để gặp gỡ cấp cao với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Thông tin này được các quan chức Mỹ và Việt Nam nói với VOA trong ngày 30/8.

    Theo kế hoạch, hai ông Phan Văn Giang và Austin được cho là sẽ thảo luận về hợp tác quốc phòng, bao gồm các chương trình huấn luyện, đào tạo, các chương trình giải quyết hậu quả từ thời chiến. Ngoài ra, hai phía Việt - Mỹ được cho là có thể sẽ ký một thỏa thuận mua bán thiết bị quân sự. 

    Hàng loạt chuyển động trên khiến giới quan sát đặt câu hỏi, liệu điều đó có phản ánh một bước chuyển nào đó trong chính sách quốc phòng của Việt Nam hay không. 

    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương, việc ông Giang đến Mỹ có thể là một bước đi thăm dò của cả hai bên. Định hướng của mối quan hệ này sẽ là nâng cao mối quan hệ trên thực tế để xứng đáng với tên gọi “đối tác chiến lược toàn diện”.

    Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ trước đây chỉ xoay quanh vấn đề giải quyết các di sản chiến tranh, thăm viếng, tặng tàu tuần tra. Có thể hai nước từ đây muốn thúc đẩy những hoạt động có ý nghĩa hơn. Trong đó, việc mua bán vũ khí sẽ là một trong những nội dung quan trọng của chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Phan Văn Giang. Ông Nguyễn Thế Phương nói tiếp: 

    “Đây chắc chắc sẽ là một điểm hai bên sẽ thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Phan Văn Giang tới Mỹ. Ngoài ra, hai bên sẽ thảo luận các hợp đồng mua sắm. Chính các hợp đồng mua sắm này mới là điểm nhấn của quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”. Nhưng chúng ta cần xem có thông tin gì mới trong chuyến thăm này hay không.”

    Mua vũ khí hay tàu chiến?

    Trao đổi với RFA, TS. Kelly A Grieco, chuyên gia cao cấp của Chương trình Đại Chiến lược Tái thiết của Hoa Kỳ tại Stimson Center cho rằng, Việt Nam vốn lệ thuộc vào hệ thống vũ khí Nga. Ukraine đã kết hợp các loại vũ khí thuộc hệ vũ khí Nga với các vũ khí công nghệ mới mà Phương Tây hỗ trợ để đánh bại cuộc xâm lược của Nga. Vũ khí Nga đã được chứng minh là thất bại trước công nghệ quân sự mới. Điều đó thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi hệ vũ khí của những quốc gia lệ thuộc vũ khí Nga như Việt Nam.

    Theo TS. Kelly, việc chuyển đổi của Việt Nam sẽ không phải là chuyển hẳn sang hệ vũ khí Mỹ vì điều đó bất khả thi. Chiến lược đúng đắn là đa dạng hóa một cách sáng tạo bằng cách kết hợp dần dần hai hệ thống vốn không tương thích nhau. Ấn Độ cũng nhìn bài học Ukraine để đa dạng hóa vũ khí theo con đường này.

    Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Bằng ở Đại học Paris 2, khi trao đổi với RFA, cho rằng năng lực tổng thể kinh tế - công nghiệp mới là động lực thực sự cho các hệ thống vũ khí mà Việt Nam đang muốn mua sắm.

    Ông Trần Bằng cho rằng việc mua sắm thêm vũ khí là cần thiết, tuy nhiên, Việt Nam cần đặt năng lực công nghệ quốc phòng trong tổng thể năng lực công nghiệp nói chung. Lấy việc nâng cấp năng lực của hải quân và cảnh sát biển để phòng thủ ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan làm ví dụ.  Trần Bằng phân tích thêm: 

    “Bây giờ bổ sung thêm tàu chiến lớn hơn thì cũng cần, nhưng cần loại nào thì cũng cần suy nghĩ thêm. Ví dụ sức mạnh hải quân Việt Nam thì không thể so sánh với quân khu phía Nam của Trung Quốc được, chưa nói đến toàn bộ hải quân Trung Quốc. Cho nên chạy đua thì Việt Nam tốn tiền. Nếu chạy đua về năng lực công nghiệp nội địa thì có thể giải thích được. Còn chỉ để mua sắm thì nói như Fukuzawa Yukichi ngày xưa thì nếu như nước Anh có một nghìn tàu chiến thì không phải là nước Nhật cũng phải có một nghìn tàu chiến. Vấn đề của một nghìn tàu chiến đó là có một vạn tàu buôn và mười vạn thủy thủ cũng rất nhiều hàng hóa. Nếu đem ngân sách đi mua tàu chiến thì chỉ dẫn đến kiệt quệ ngân sách chứ không nâng cao được năng lực thực sự. 

    Bao giờ Việt Nam có các đường hàng hải rất mạnh, không phải các nước mang tàu đến lấy hàng đem đi mà Việt Nam tự mình đem đi được, rồi hệ thống luật pháp và dân trí được nâng cao thì lúc ấy việc có một nghìn tàu chiến là điều bắt buộc phải có. Còn bây đầu tư mua tàu chiến thì cũng không có tác dụng gì.” 

    Trong chuyến thăm Philippines tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã kí với người đồng cấp nước chủ nhà một “Ý định thư” (letter of intent). Chưa biết kết quả cụ thể tương lai sẽ thế nào, nhưng giới quan sát cho rằng, nó cho thấy một sự xích lại gần nhau giữa hai quốc gia tạm gọi là hai nước đối đầu với Trung Quốc mạnh mẽ nhất trên Biển Đông trong ASEAN ở thời điểm hiện tại.

    Ông Nguyễn Thế Phương cũng cho rằng điều đó  cho thấy một sự chủ động, tự tin hơn trong việc tương tác với các quốc gia có tranh chấp ở biển Đông. Đó không phải là một bước nhảy vọt gì cả nhưng nó có bước tiến và khác biệt so với trước đây. Do đó, giới quan sát sẽ quan tâm theo dõi chuyển động quan hệ quốc phòng Việt Nam với Hoa Kỳ, một đồng minh hiệp ước của Philippines, sau chuyến thăm của ông Phan Văn Giang. 

    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/defense-minister-phan-van-giang-visits-the-united-states-what-direction-is-vietnam-us-defense-cooperation-heading-09062024124023.html

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Mỹ

    RFA

    09/9/2024


    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Mỹ


    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại một phiên họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN cộng ở Jakarta, Indonesia hôm 16/11/2023 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBAY ISMOYO / POOL / AFP 

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đã đến Washington DC hôm 8/9 trong chuyến thăm chính thức lần đầu tiên của ông tới Hoa Kỳ trên cương vị người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước sau khi hai bên chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9 năm ngoái.

    Truyền thông Nhà nước dẫn lời người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết mục đích chuyến thăm chính thức lần này nhằm đáp lại chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào tháng 7/2021. Hai bên đồng thời cũng sẽ trao đổi các vấn đề thế giới, khu vực cùng quan tâm, qua đó tăng cường lòng tin chiến lược và thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

    Vào chiều ngày 8/9, Đại tướng Phan Văn Giang đã có cuộc điện đàm trực tiếp với cựu Thượng nghĩ sĩ Patrick Leahy – người đã tích cực ủng hộ quan hệ hai nước.

    Tại cuộc gặp này, ông Phan Văn Giang bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa và huy động nguồn lực để giúp xử lý toàn bộ ô nhiễm dioxin tại đây; hỗ trợ Việt Nam xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Phù Cát; khắc phục hậu quả bom mìn chưa nổ; cung cấp thông tin, tài liệu và hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ xét nghiệm ADN phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh.

    Một số chuyên gia quốc tế cho RFA biết trước chuyến thăm của ông Giang tới Mỹ rằng, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước nhân dịp này sẽ thảo luận các chương trình hợp tác bao gồm uấn luyện, đào tạo, các chương trình giải quyết hậu quả từ thời chiến. Ngoài ra, hai phía Việt - Mỹ được cho là có thể sẽ ký một thỏa thuận mua bán thiết bị quân sự.

    Trước chuyến thăm Mỹ, từ ngày 29 đến 31/8 vừa qua, Đại tướng Phan Văn Giang cũng có chuyến thăm Philippines theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro. Nhân chuyến thăm này, hai bên đã ký Ý định thư về tăng cường hợp tác trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ ngoài biển, y tế quân đội.

    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro Jr. nói tại một diễn đàn quốc tế ở Manila hôm 27/8 rằng Việt Nam và Philippines hy vọng sẽ đạt được các thỏa thuận. Tuy nhiên, kết thúc chuyến thăm của tướng Giang tới Manila, hai bên vẫn chưa ký được một thỏa thuận nào.

    Hiện cả Philippines và Việt Nam đều là những nước có đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, vùng nước mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền phần lớn diện tích và gần đây có những hành động lấn lướt đối với các nước láng giềng.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-defense-minister-visits-us-09092024090309.html


    Không có nhận xét nào