Header Ads

  • Breaking News

    Tô Lâm sang Mỹ…

    https://vietquoc.org/

    29/8/2024


    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczPHtRCinifwu2D7TRxMs60ykodU7k0Qm8L0Tc62QQCpKZqd1pz9KDOxmyPDpZqmimltfSbP6jj-q9D_5KszOPmuDSP6GPL5K3zWgUn6B8El0sItQryiJE27n_NBSwOokLxHHULTcgtyi1TdMydSBYMOtg=w358-h477-s-no?authuser=0

    Bình luận gia châu Á: David Hutt

    Bài viết của bình luân gia châu Á David Hutt

    Tô Lâm dự kiến ​​sẽ đến New York, Hoa Kỳ vào tháng Chín tới để tham dự Hội Nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuyến đi này cũng có thể gồm có cuộc gặp Tổng Thống Joe Biden và Phó Tổng Thống Kamala Harris.
    Vào ngày 18/08, Tô Lâm đã đến thăm Trung Cộng trong chuyến thăm chính thức nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi lên làm Tổng Bí Thư Đảng đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vào đầu tháng 8/2024.
    Theo một số nhà bình luận, chuyến thăm này có một vài báo hiệu có thể có sự thay đổi trong nội bộ đảng CSVN đối với vấn đề lệ thuộc Trung Cộng. Tuy nhiên, không nên suy đoán quá nhiều về thời điểm của chuyến thăm, vì còn quá sớm để đánh giá vấn đề. Sau khi trở thành Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào tháng 5/2024, Tô Lâm đã đến thăm Campuchia và Lào, vì vậy Trung Cộng là quốc gia tiếp theo Tô Lâm đến thăm là nước thứ ba. Chuyến thăm Trung Cộng có thể đã được lên chương trình từ nhiều tháng trước, khi Nguyễn Phú Trọng chưa qua đời vào ngày 19/07/2024. Như vậy chuyến thăm, liên quan đến nghi thức ngoại giao nhiều hơn bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong chính sách đối ngoại của Hà Nội.
    Tiếp theo, Tô Lâm dự kiến ​​sẽ đến thăm New York vào tháng Chín tới, có thể là để tham dự cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ ngày 10/09/2024 hoặc Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai của Liên Hiệp Quốc vào ngày 22/09/2024. Mặc dù về mặt kỹ thuật, hội nghị thượng đỉnh tương lai là một phần của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng khó có khả năng một phái đoàn Việt Nam ở lại gần hai tuần ở New York (từ 10-22/09/2024) để dự cả hai. Việt Nam sẽ muốn cử đại diện đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai vì Hà Nội đã khởi động Diễn Đàn Tương Lai ASEAN trong năm nay, phù hợp với sáng kiến ​​của Liên Hiệp Quốc.

    Có thể Việt Nam sẽ cử hai phái đoàn: một phái đoàn đến dự Hội Nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 10/09 do Tô Lâm dẫn đầu, một phái đoàn khác đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai vào ngày 22/09, có thể do Phạm Minh Chính dẫn đầu. Chính cũng đóng vai trò quan trọng trong Diễn Đàn Tương Lai ASEAN.

    Tại New York, Tô Lâm chắc sẽ có các ủy viên trong Bộ Chính Trị đảng CSVN tháp tùng, Phạm Minh Chính có thể sẽ gặp gỡ các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ bên lề đại hội Liên Hiệp Quốc. Nhắc lại vào tháng 9 năm ngoái, Tô Lâm còn là Bộ Trưởng Công An là thành viên tháp tùng phái đoàn của Phạm Minh Chinh dẫn đầu tới Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Nay lại khác.

    Người viết chuyên mục này, David Hutt nghe nói rằng Việt Nam muốn chuyến đi của Tô Lâm là chuyến thăm cấp quốc gia chính thức đến Hoa Kỳ, bao gồm cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các thành viên trong nội các của Tổng Thống Mỹ, và có khả năng là Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ. 

    Tuy vậy, hiện chưa có thỏa thuận chính thức nào được sắp xếp. Chưa thấy Tòa Bạch Ốc lên chương trình tổ chức về chuyến viếng thăm của Tô lâm và Joe Biden đã có một lịch trình nghiêm ngặt kể từ khi tuyên bố rút lui tái tranh cử Tổng Thống vào tháng 11/2024. Theo một nguồn tin của tác giả David Hutt của The Diplomat, Joe Biden hiện là “một tổng thống chỉ làm việc sáu giờ một ngày”, những buổi họp thường với thời gian hạn chế. Mặc dù Việt Nam rất quan trọng đối với chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở của Hoa Kỳ, nhưng không biết sao nó cũng không đủ quan trọng để có một vị trí thời gian trong lịch trình ngày càng dày đặc của Biden, đặc biệt là khi ông chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa là về hưu toàn thời.

    Có khả năng TT Joe Biden sẽ đến New York chỉ trong một ngày vào tháng Chín tới, nghĩa là Tô Lâm có thể có một vài phút gặp Biden hoặc với Harris bên lề hội nghị Liên Hiệp Quốc.

    Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ sẽ không quá nản lòng trước một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi như vậy. Bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa Tô Lâm và Joe Biden hoặc Kamala Harris đều mang tính biểu tượng, dùng đó làm cơ hội để chụp ảnh cùng nhau đưa lên các phương tiện truyền thông để quảng cáo là ưu tiên. Chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam, vốn không liên kết với ai để dễ dàng đu giây. 

    Ngoại giao cao nhất của CSVN đã trở thành một thói quen có thể dự đoán được: một thủ tướng hoặc tổng bí thư đảng CSVN gặp gỡ lãnh đạo của một cường quốc thì sau đó nhanh chóng gặp gỡ lãnh đạo của một cường quốc khác để cân bằng. Ví dụ như năm ngoái, Joe Biden đã đến thăm Hà Nội nâng cao quan hệ ngoại giao “đối tác chiến lược toàn diện”. Vài tháng sau, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã đến Hà Nội trong chuyến thăm đầu tiên sau 6 năm. Vào tháng 6 này, Tổng thống Nga Putin đã đến thăm Hà Nội và phòng khách chưa lạnh thì nhà ngoại giao Daniel J. Kritenbrink, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đến Hà Nội để hội đàm. 

    Trên thực tế, Washington khá khôn ngoan khi bảo đảm tính liên tục trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt là nếu Kamala Harris thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 và trở thành tổng thống tiếp theo. Bà có thể sẽ thay đổi người lãnh đạo một số bộ trong nội các Hoa Kỳ, có lẽ trong đó có Bộ Ngoại Giao. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sẽ muốn hợp tác với Kamala Harris và nhóm của bà để dự phòng trường hợp bà đắc cử. Như vậy, một cuộc họp giữa Tô Lâm hay Phạm Minh Chính với bà Kamala Harris vào tháng tới có thể mang ý nghĩa chiến lược.

    Tác giả David Hutt: Là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Châu Á Trung Âu (CEIAS/Central European Institute of Asian Studies), bình luận gia về châu Á, viết chuyên mục cho tờ The Diplomat và Đài Á châu Tự Do.
    Source: https://thediplomat.com/2024/08/after-china-vietnams-new-leader-to-lam-is-off-to-america

    https://vietquoc.org/to-lam-sang-my/#more-37538


    Không có nhận xét nào