Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 30 tháng 8 năm 2024

    Chuyên gia Liên Hợp Quốc cáo buộc Việt Nam ‘lạm dụng luật chống khủng bố’ với người Thượng 

    29/8/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập nhóm Người Thượng vì Công lý (MSFJ), ngày 30/11/2023. Photo YouTube Dak Lak News.

    Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập nhóm Người Thượng vì Công lý (MSFJ), ngày 30/11/2023. Photo YouTube Dak Lak News. 

    Các chuyên gia nhân quyền độc lập của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc mới bày tỏ quan ngại về điều họ nói là Việt Nam “lạm dụng luật chống khủng bố và phân biệt đối xử” đối với người Thượng và các tín đồ Thiên Chúa giáo thiểu số ở Tây Nguyên. 

    Trong thông cáo phát đi ngày 28/8, các chuyên gia này lấy ví dụ về việc ngày 20/1 năm nay, một phiên tòa lưu động “đã kết án 100 người về các tội danh liên quan đến khủng bố” trong vụ tấn công vào hai trụ sở chính quyền xã ở tỉnh Đắk Lắk hồi tháng Sáu năm 2023, làm 9 người chết. 

    “Công lý cho các nạn nhân đòi hỏi Việt Nam đảm bảo việc điều tra, bắt giữ, truy tố và xét xử các nghi phạm hoàn toàn phù hợp với luật nhân quyền quốc tế”, các chuyên gia viết trong thông cáo, nói thêm rằng họ “cảm thông với các nạn nhân của các vụ tấn công hồi tháng Sáu năm 2023”.

    Họ viết tiếp rằng “phản ứng của chính quyền Việt Nam dường như có việc bắt và giam giữ tùy tiện” và rằng “một số người bị giam giữ đã bị tra tấn và bị đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục”.

    Các chuyên gia nhân quyền độc lập của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng cho rằng “100 người này chủ yếu bị truy tố về tội khủng bố mơ hồ” bởi phiên tòa lưu động mà họ cho rằng “thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng và không độc lập trước ảnh hưởng chính trị”.

    VOA tiếng Việt đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Việt Nam về các cáo buộc của các chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc, nhưng tới tối ngày 29/8 (giờ Hà Nội) vẫn chưa nhận được hồi đáp. 

    Hồi đầu tháng Bảy năm ngoái, như VOA tiếng Việt đã đưa tin, khoảng một tháng sau khi xảy ra vụ việc, phát ngôn viên của Bộ này, bà Phạm Thu Hằng, đã “bác bỏ” nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng vụ tấn công bắt nguồn từ việc “kỳ thị sắc tộc” đối với người Thượng ở Tây Nguyên. 

    Bà Hằng cũng nói tiếp rằng “đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự có tổ chức và sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật”. 

    Trả lời VOA tiếng Việt qua email về phát biểu xét xử “theo đúng quy định của pháp luật” của bà Hằng, Giáo sư Ben Saul, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản trong khi chống khủng bố, cho rằng “ngay cả khi Việt Nam tuân thủ các luật liên quan của mình thì vấn đề vẫn là bản thân các luật này dường như không nhất quán với các cam kết về luật nhân quyền quốc tế của Việt Nam vì định nghĩa mơ hồ về tội khủng bố, thiếu xét xử công bằng và độc lập tư pháp trong các vụ truy tố hàng loạt trước ‘phiên tòa lưu động’, và thiếu tiến trình công bằng về việc đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố nhằm nhắm mục tiêu vào các tổ chức nhân quyền”.

    Trong thông cáo của mình, các chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc cũng nêu lên việc Việt Nam “tùy tiện” đưa tổ chức nhân quyền Người Thượng vì Công lý (MSFJ), vốn có đăng ký hoạt động tại Mỹ, vào danh sách “các tổ chức khủng bố”, cho rằng “một số thành viên của nhóm này đã bị truy tố vắng mặt trong phiên tòa xét xử tập thể”. 

    Liên quan tới việc công dân Mỹ bị kết án trong vụ việc xảy ra ở Đắk Lắk, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ từng nói với VOA tiếng Việt rằng phía Hoa Kỳ “sẵn sàng hỗ trợ các cuộc điều tra sâu hơn thông qua hợp tác thực thi pháp luật”, đồng thời “kêu gọi Việt Nam đảm bảo quy trình pháp lý công bằng và minh bạch”.

    Trong thông cáo của mình, các chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc cũng “kêu gọi Việt Nam ngừng nhắm mục tiêu vào người Thượng tị nạn ở các nước khác, bao gồm cả việc tìm cách cưỡng bức hồi hương và dẫn độ từ Thái Lan những người bị kết án vắng mặt” liên quan tới vụ tấn công xảy ra vào tháng Sáu năm ngoái. 

    Họ cho biết đã “nhắc nhở Việt Nam và các quốc gia khác rằng luật pháp quốc tế tuyệt đối cấm đưa một người trở lại một quốc gia khác, nơi thực sự có nguy cơ bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục hoặc [đối mặt với] các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác”.

    Các chuyên gia cho biết đã “truyền đạt những quan ngại này tới Chính phủ Việt Nam và Thái Lan”.

    Khi được VOA tiếng Việt hỏi về phản hồi của Việt Nam như thế nào đối với các quan ngại này, Giáo sư Ben Saul cho biết rằng Việt Nam “đã yêu cầu thêm thời gian để gửi văn bản trả lời”. 

    Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, ông Saul mới đây đã cung cấp thông tin cho Tòa án Hình sự Bangkok và Tòa án Tối cao Thái Lan liên quan đến phiên tranh tụng đầu tiên về việc dẫn độ về Việt Nam nhà hoạt động Y Quynh Bdap, người bị tòa án ở Đắk Lắk xử vắng mặt và bị tuyên án 10 năm tù với tội danh “khủng bố” trong vụ tấn công trụ sở chính quyền xã. 

    Ông Bdap từng nói với VOA tiếng Việt rằng án tù này “phi lý” và “vô căn cứ” vì ông “chỉ là người Thượng đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo của người bản địa, đặc biệt đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa”. 

    https://www.voatiengviet.com/a/7763989.html

    Hệ thống Y tế công đối mặt nguy cơ sụp đổ hàng loạt

    30/8/2024

    https://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2024/08/No-luong-bac-si.jpg

    Minh Hải

    (VNTB) – Các Y –Bác sĩ không thể yên tâm khám chữa bệnh cho bệnh nhân mà lúc nào cũng phải nghĩ đến chuyện nợ lương, lương thấp và cái bụng đói. 

    Mới đây vào ngày 26/8/2024 vừa qua, truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt thông tin nhiều cơ sở Y tế công của cả nước đang rơi vào tình trạng nợ tài chính, thiếu đội ngũ Y-Bác sĩ nghiêm trọng sau một thời gian thực hiện Nghị định số: 60/2021/NĐ-CP về việc quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

    Dẫn chứng cụ thể là bằng việc mục tiêu tự chủ tài chính đến mức 70-80%, từ mấy năm qua tại các cơ sở Y tế tuyến huyện như: Thăng Bình, Đông Giang, Nam Giang, Hiệp Đức… thuộc tỉnh Quảng Nam đang phải đối diện đầy những khó khăn. Từ việc thông tuyến khám chữa bệnh, đa phần bệnh nhân chọn khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế tuyến tỉnh hoặc trung ương. Vì vậy các cơ sở Y tế tuyến huyện rơi vào tình trạng ngày càng ít bệnh nhân đến khám chữa bệnh, bị hụt thu, nợ lương người lao động, nợ Bảo hiểm và cắt giảm phụ cấp lao động. Nhiều nơi do, đội ngũ Y-Bác sĩ thiếu việc làm nên tự chuyển đổi công tác từ Công sang Tư hoặc đi làm thêm những công việc khác ở bên ngoài để cải thiện thu nhập. 

    Ví dụ mới qua 8 tháng của năm 2024, toàn tỉnh Quảng Nam đã có 16 bác sĩ bỏ việc, thiếu 1.054 biên chế viên chức và thiếu 7 biên chế công chức ngành y tế theo mức định được giao năm 2024. Hoặc, tại Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình từ năm 2021 đến nay, cơ sở này chỉ tập trung chi trả lương, mức thu cơ bản cho nhân viên, riêng các khoản thu nhập khác thì nợ hoặc cắt giảm. 

    Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại hàng loạt cơ sở Y tế công tuyến huyện ở Ninh Bình. Từ năm 2019, nhiều cơ sở y tế công phấn đấu thực hiện 100% tự chủ về tài chính và phát triển theo mô hình doanh nghiệp. 

    Tuy nhiên, sau mấy năm thực hiện thì hầu hết các cơ sở Y tế đều lâm vào tình trạng thu không đủ chi, nợ lương, nợ bảo hiểm… Dẫn chứng là tại cơ sở Y tế Đa khoa huyện Nho Quan, lãnh đạo của cơ sở cho biết, khi được giao 100% tự chủ tài chính thì cơ sở đã nợ lương người lao động từ tháng 11/2023 cho đến nay.

    Và một dẫn chứng cuối là tại Hà Tĩnh. Hàng loạt cơ sở Y tế công tuyến huyện của địa phương này như: BVĐK Hương Khê, TTYT Hồng Lĩnh, BVĐK TP. Hà Tĩnh… cũng vì mục tiêu tự chủ tài chính mà hiện nay đang phải gồng mình gánh số nợ từ tiền thuốc men, vật tư y tế cho đến lương hướng, phụ cấp người lao động khoảng mấy tỉ cho đến hàng chục tỉ đồng.

    Trước nguy cơ không sớm thì muộn, hệ thống Y tế công sẽ sụp đổ, ngành Y tế Việt Nam thời gian tới sẽ phải đề nghị Chính phủ dừng hoặc điều chỉnh, thu hẹp mức tự chủ tài chính. 

    Thay vì phấn đấu đến 100% tự chủ tài chính theo Nghị định số: 60/2021/NĐ-CP thì các tuyến cơ sở Y tế đặc biệt là các tuyến huyện – quận tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh mỗi địa phương mà đặt mức phù hợp, đa phần hiện nay  khoảng 30-40%.

    Công bằng mà nói, hiện nay ở Việt Nam, hoạt động tự chủ tài chủ hay như hoạt động khám chữa bệnh ở hệ thống Y tế tư đang cho thấy hiệu quả, linh hoạt hơn hệ thống Y tế công rất nhiều. Nhu cầu đến cơ sở Y tế tư khám chữa bệnh của người dân ngày càng được ưu tiên lựa chọn.

    Nghị định số: 60/2021/NĐ-CP do cựu Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký vào ngày 21 tháng 6 năm 2021, ban đầu cho thấy có mang tính đột phá chuyển đổi, tự chủ tài chính để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa hệ thống Y tế công và hệ thống Y tế tư.

    Tuy nhiên, thực tế xảy ra nó đang là áp lực đầy thách thức, gia tăng theo chiều hướng xấu. Các cơ sở Y tế phải có bệnh nhân đến khám chữa bệnh, càng nhiều bệnh nhân càng tốt. Đội ngũ Y-Bác sĩ mong có nhiều bệnh nhân mới có nhiều việc làm đặng nhận mức lương sống được. 

    Bản thân Nghị định số: 60/2021/NĐ-CP không ít người trong giới chuyên môn cho rằng, nó còn mang tính “nửa vời”, bộc lộ nhiều bất cập. Đơn cử như các cơ sở Y tế tư khi tự chủ tài chính thì có quyền quyết định giá cả hoạt động khám chữa bệnh trong khi các cơ sở Y tế công dù được tạo điều kiện, khích lệ tự chủ nhưng nhà nước vẫn còn nắm phần quyết định giá cả hoạt động khám chữa bệnh, giá thuốc men…

    Từ khó khăn tài chính sẽ dẫn đến nhiều khó khăn hệ lụy khác như trang thiết bị y tế lâu ngày ít sử dụng sẽ lạc hậu, hư hỏng. Hay nóng bỏng hơn hết là khó khăn giữ chân đội ngũ Y-Bác sĩ, “chảy máu chất xám” từ công sang tư. Các Y –Bác sĩ không thể yên tâm khám chữa bệnh cho bệnh nhân mà lúc nào cũng phải nghĩ đến chuyện nợ lương, lương thấp và cái bụng đói. 

    Rõ ràng nếu cứ nợ nần và khó khăn ngày càng chồng chất kéo dài vì một Nghị định “nửa vời”, bộc lộ nhiều bất cập, thì trước sau gì hệ thống Y tế công ở Việt Nam đối mặt nguy cơ sụp đổ hàng loạt. 

    https://vietnamthoibao.org/vntb-he-thong-y-te-cong-doi-mat-nguy-co-sup-do-hang-loat/

    Nạn trộm cắp, tội phạm của thực tập sinh Việt Nam gây nhiều lo ngại ở Nhật Bản 

    30/8/2024 

    VOA Tiếng Việt 


    Trang The Japan Times đưa tin hai người Việt trôm xe đạp ở Tokyo, ngày 11/7/2024.

    Trang The Japan Times đưa tin hai người Việt trôm xe đạp ở Tokyo, ngày 11/7/2024. 

    Ngày càng có nhiều thực tập sinh người Việt bị bắt giữ ở Nhật Bản vì trộm cắp và các tội khác gây ra những lo ngại ở đất nước này cũng như báo hiệu về những vấn đề sâu xa hơn bên dưới bề mặt, tờ báo lâu đời của Nhật Asahi Shimbun nêu ra trong một phóng sự hôm 28/8.

    Trước đó, VOA và nhiều báo, đài khác của Nhật đưa tin về hàng loạt các vụ trộm cắp, phạm tội do người Việt gây ra ở quốc gia Đông Bắc Á.

    Theo tìm hiểu của VOA, hiện có khoảng 570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, 35% là các thực tập sinh, theo Asahi Shimbun. Việt Nam đang đứng đầu nhóm 15 nước đưa thực tập sinh, người lao động tới đất nước này. Họ góp phần duy trì các ngành quan trọng như xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

    Nhưng kèm theo sự hiện diện của họ là nhiều vụ phạm tội gây phiền lòng người dân sở tại, theo quan sát của VOA. Đã có một loạt các bản tin của VOA và các trang tin Việt ngữ ở hải ngoại về ít nhất 10 người Việt bị nhà chức trách Nhật bắt giữ về tội trộm cắp hoặc ăn cướp trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm nay.

    Gần đây nhất, NHK và một số đài, báo Nhật đưa tin về một nhóm người nói tiếng Việt đánh cắp 11 xe ô tô hồi rạng sáng ngày 19/8 tại một đại lý của hãng Honda ở thành phố Otawara, tỉnh Tochigi.

    Phóng sự hôm 28/8 của Asahi Shimbun nêu ra trường hợp một người đàn ông Việt Nam 32 tuổi bị đem ra xét xử ở tỉnh Fukuoka vì bị cáo buộc đã nhiều lần ăn trộm trong các căn nhà vắng chủ hồi năm ngoái. Ông này đã nhận tội với cảnh sát.

    Ông này đến Nhật năm 2015 làm thực tập sinh nhưng bị người chủ chê trách về thái độ làm việc. Sợ bị trả về nước, ông ta bỏ trốn và bắt đầu đi ăn trộm sau khi được một người quen cũng là người Việt khuyến khích, Asahi Shimbun cho biết, dẫn thông tin từ các điều tra viên.

    Vẫn các điều tra viên nói rằng ông này nợ số tiền hơn 171,5 triệu đồng sau khi trả các loại phí cho công ty môi giới để được đi Nhật và đã không thể trả số nợ đó. Ông ta khai rằng khi trộm cắp được, ông ta gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam, theo phóng sự của Asahi Shimbun.

    Tờ báo này nói rằng con số công dân Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản bắt giam vì bị tình nghi dính dáng đến các vụ tội phạm đã tăng lên trong những năm gần đây. Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật, 1.608 người Việt đã bị bắt trong năm ngoái, tăng thêm 27 người so với năm kia. Họ chiếm 28% trong toàn bộ những người nước ngoài bị bắt ở Nhật và là con số cao nhất trong 4 năm liên tiếp.

    Nhiều thực tập sinh Việt Nam, khoảng 80%, gặp khó khăn do nợ những khoản tiền lớn vì phải trả phí môi giới, Asahi Shimbun viết. Trong khi đó, về nguyên tắc, họ không được thay đổi chỗ làm trong 3 năm đầu tiên.

    Gặp vấn đề về bắt nhịp với nơi làm việc, song lại không thể chuyển chỗ làm, trong khi vẫn phải chịu gánh nặng nợ nần là những yếu tố đẩy nhiều thực tập sinh người Việt vào con đường phạm tội, các chuyên gia nói trong phóng sự của Asahi Shimbun.

    Theo tìm hiểu của VOA, hồi giữa tháng 12 năm ngoái, khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam-Nhật Bản ở tại Tokyo, ông đề nghị các cơ quan chức năng của Nhật Bản và Việt Nam, bao gồm cả Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo, phối hợp tốt với nhau để tạo điều kiện sống và làm việc tốt nhất cho người lao động Việt Nam.

    Thủ tướng Chính nói rằng cần phải tạo môi trường thuận lợi, an toàn, thân thiện, hòa hợp văn hóa, để người lao động Việt Nam có thể an tâm học tập, làm việc, tuân thủ pháp luật sở tại, có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống, được sống trong một môi trường hiện đại với bản sắc văn hoá Nhật Bản, giảm thiểu các trường hợp vi phạm pháp luật.

    https://www.voatiengviet.com/a/nan-trom-cap-toi-pham-thuc-tap-sinh-viet-nam-gay-lo-ngai-nhat-ban/7764590.html

    Chủ tịch nước Lương Cường: “Bao giờ cho đến tháng mười”?

    Gió Bấc (RFA)

    29/8/2024

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/08/1-86.jpeg

    Đại tướng Lương Cường (trái) 

    Ngày 26-8, Quốc hội công bố, Trung ương sẽ quyết định bầu Chủ tịch nước trong kỳ họp tháng 10 sắp tới. Dư luận trong ngoài nước đồn đoán, Đại tướng Lương Cường sẽ đảm nhận chức danh này. Xét về tiêu chuẩn, ông Lương Cường là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Xét về tiền lệ, từng có Đại tướng Lê Đức Anh, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước.

    Nói chung, Lương Cường đủ dư tiêu chuẩn để ngồi vào chiếc ghế sang trong nguyên thủ quốc gia. Nhưng trong thể chế một đảng nhiều phe nhóm, dưới triều đại của Tô Tổng bí thư thì sẽ không có nguyên tắc, không cần tiền lệ, các quyết định nhân sự sẽ tùy thuộc vào quyền lực. Ghế Chủ tịch nước chỉ cách ông Lương Cường một bước chân nhưng đành mượn tên bộ phim nổi tiếng của Đạo diễn Đặng Nhật Minh để dự đoán “Bao giờ cho đến tháng mười”?

    Do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, chỉ trong vòng hai tháng, Tô Đại tướng đã thăng tiến thần tốc trong thế cục xoay chuyển đến chóng mặt. Quốc hội đã công bố Tô Đại tướng là Chủ tịch nước kiêm nhiệm Bộ trưởng Công An, thế nhưng trong cùng ngày lại mất quyền điều hành Bộ Công An vào tay ông Trần Quốc Tỏ. Tưởng đâu trở thành vua hờ bị tước binh quyền ấy, thế nhưng chỉ trong vòng một nốt nhạc, Tô Chủ đã xoay chuyển tình thế, thu hồi quyền lực cho người em đồng hương Lương Tam Quang, bất cần thông lệ, nguyên tắc Bộ trưởng Công An phải là Ủy Viên Bộ Chính Trị.

    Cũng vượt lên nguyên tắc, thậm chí là luật đảng (Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị ) (1), Tô Chủ tịch đã đưa cả hai tướng đàn em là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư mặc dù cả hai đều thiếu không chỉ một mà hai tiêu chuẩn. Cả hai chưa dủ trọn một nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương và chưa từng là lãnh đạo ngành, địa phương.

    Tổng Trọng tắt thở, Tô tái lập tình thế một đít hai ghế, hiên ngang đi Tàu, tay bắt mặt mừng, bằng vai phải lứa với Tổng Chủ Tập Cận Bình. Báo đài, chuyên gia quốc tế xôn xao bàn luận, dự đoán: “Việc ông Tô Lâm vừa là chủ tịch nước, vừa là tổng bí thư có thể là sự sắp xếp của Bộ Chính trị để ông có vị thế ngang hàng, đồng cấp với ông Tập khi đi thăm Trung Quốc. Bởi lẽ, xét về bề dày kinh nghiệm và các chuẩn mực của lãnh đạo tối cao, ông Tô Lâm được đánh giá là người có hồ sơ khá mỏng…

    Một số nguồn tin nói với BBC rằng, có khả năng ông Tô Lâm sẽ thăm chính thức Mỹ vào tháng 9 và việc ông Tô Lâm đi Trung Quốc nhanh chóng ngay khi mới lên chức tổng bí thư có thể là để dọn đường cho chuyến thăm Mỹ?” (2)

    Suy đoán này cũng có cơ sở, chiều 26/8 ngay sau khi kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024 theo Nghị quyết của Trung ương (3).

    Vấn đề là ai sẽ được chọn vào ngôi thứ hai trong tứ trụ? Dư luận xôn xao nhắm vào Đại tướng Lương Cường. Đài RFI thậm chí còn đi xa hơn, ngay khi ông Lương Cường mới được bổ nhiệm làm Thường trực Ban bí thư, RFI đã dự báo nóng ông này là ứng cử viên chức Tổng bí thư. Theo RFI, việc bổ nhiệm tướng Lương Cường “nên được xem như một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của một liên minh chống lại sự trỗi dậy của ông Tô Lâm hơn là dấu hiệu cho thấy sức mạnh ngày càng tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

    Về lý thuyết, ông Lương Cường có nhiều cơ hội trở thành tổng bí thư tương lai. Nhiều tin đồn cho rằng quân đội đang gây sức ép để thanh tra tập đoàn Xuân Cầu (CTCP Xuân Cầu Holdings với công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố – CityLand) do em trai của ông Tô Lâm điều hành” (4).

    Trang thoibao.de bình luận trên góc độ khác, “Tô Lâm vẫn muốn kiêm nhiệm Tổng bí thư và Chủ tịch nước nhưng nhưng liệu ông có hoàn thành tham vọng hay không?

    Nếu kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước và Tổng bí thư thì phải chấp nhận sống chung với Lương Cường – một sản phẩm của Nguyễn Phú Trọng trong Ban bí thư. Còn nếu muốn đẩy Lương Cường khỏi ban bí thư, Tô Lâm phải hy sinh chức Chủ tịch nước” (5).

    Quả thật là tướng Lương Cường có đủ tiêu chuẩn theo luật lệ Đông Lào để lên ngôi. Đúng là theo luật, quân đội có cơ quan điều tra, truy tố, tòa án quân sự độc lập nhưng tất cả những yếu tố này đều nằm trong quyền quyết định của Bộ Chính trị mà hiện nay Bộ này chỉ gồm những người thân cận hoặc là con tin của Tô Tổng Chủ.

    Gần đây, dư luận bàn nhiều về cái dớp xui xẻo của chức Chủ tịch nước mà quên cái dớp còn xui xẻo hơn của chức Thường trực Ban bí thư dưới thời Tổng Trọng: từ Đinh Thế Huynh, Trần Quốc Vượng, Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai, tất cả đều bị “cưa ghế”. Người trụ lại chức này lâu nhất là Trần Quốc Vượng được 2 năm, 340 ngày, ngắn nhất là Trương Thị Mai 1 năm, 71 ngày. Võ Văn Thưởng bước lên Chủ tịch nước được hơn 1 tháng đã phải từ chức (6).

    Có thể ví von rằng Thường trực Ban bí thư là chức vụ quyền rơm vạ đá. Phải nói, phải ký và phải chịu trách nhiệm về các chủ trương, quyết định của Tổng bí thư, thường là đi ngược lại quyền lợi của một số thậm chí rất nhiều cán bộ đảng viên cao cấp. Điển hình là Trần Quốc Vượng, người trụ hạng lâu nhất. Không tì vết, khuyết điểm nhưng rớt đài vì gây thù chuốc oán quá nhiều nên không đạt tín nhiệm.

    Về thế lực, tiếng nói quân đội trong đảng xưa nay vốn là vô đối do vai trò quan trọng và sự đóng góp của quân đội trong chiến tranh. Thế nhưng, trong thời bình, chủ trương quân đội làm kinh tế đã xói mòn sức mạnh đó. Tướng lĩnh, thậm chí thứ trưởng Bộ Quốc phòng vào tù đông như lợn con. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bị mất chức, giam lỏng, dư luận ầm ĩ. Sự dẫm chân, va chạm giữa tình báo Công An và Tổng cục II Bộ quốc phòng trong truy bắt các đại án Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, Vũ Nhôm, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chất chồng ân oán.

    Dư luận về sân sau Xuân Cầu của gia đình Tô Tổng Chủ đã bung bét từ nhiều tháng qua nhưng chẳng thấy động binh. Có lẽ đó là chiêu ném đá dò đường qua sông của ai đó nhưng đá nhỏ, sông lớn, lực ném quá yếu nên đá chìm lĩm không gây chút sóng.

    Ngược lại, sự kiện chấn động nhưng ít người chú ý là “chiều 21/8, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị triển khai kiểm tra đối với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương”. Cơ quan đầu não của đảng kiểm tra cơ quan đầu não của quân đội là sự kiện hết sức nghiêm trọng.

    Càng nghiêm trọng hơn là cách thức và thành phần vai vế của các bên liên quan. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thời gian tiến hành kiểm tra dự kiến trong 60 ngày làm việc.

    Chủ trì triển khai quyết định là: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Tham dự cuộc họp có các Ủy viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương: Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc  phòng (7).

    Từ đại hội 13 cho đến tháng 5-2024, thời điểm được bổ nhiệm làm Thường trực Ban bí thư, Lương Cường là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Ủy viên thường vụ Quân ủy nhưng không được tham dự cuộc họp triển khai này. Thời gian kiểm tra 60 ngày suýt soát thời điểm diễn ra kỳ họp Quốc hội kiện toàn chức danh Chủ tịch nước. Bói ra ma, quét nhà ra rác. Kiểm tra tức là chính thức thu thập chứng cứ từ các thông tin đã có. Trong 60 ngày ấy liệu đồng chí Trần Cẩm Tú có tìm ra thanh củi to nào để lập công với lò của Tổng Chủ Tô Lâm?

    Ông Lương Cường hẳn đang thắc thỏm với câu hỏi “Bao giờ cho đến tháng mười”?!

    Phân tích sự kiện để thấy rõ hơn cuộc chém giết mang tên chống tham nhũng, đốt lò, thực chất chỉ là đấu đá, tranh giành quyền lực. Lương Cường hay bất cứ quan chức nào bị ngã ngựa cũng đều xứng đáng không oan ức. Đáng tiếc là bên thắng cuộc cũng không phải người sạch sẻ, chỉ đơn giản là kẻ mạnh hơn. Dân chúng không có phần, thậm chí càng nghèo khổ hơn dưới sự cai trị của thể chế độc tài, bất tài, tham ác.

    _________

    Chú thích:

    1) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-214-qdtw-ngay-02012020-cua-bo-chinh-tri-ve-khung-tieu-chuan-chuc-danh-tieu-chi-danh-gia-can-bo-thuoc-dien-ban-6021

    2) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx2lp8xwyylo

    3) https://baochinhphu.vn/quoc-hoi-se-bau-chu-tich-nuoc-tai-ky-hop-thu-8-thang-10-2024-102240826213151403.htm

    4) https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20240610-viet-nam-ai-se-thay-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong

    5) https://thoibao.de/?fbclid=IwY2xjawE7DXNleHRuA2FlbQIxMAABHYr1Nmsr1n96HCi…

    6) https://vi.wikipedia.org/wiki/Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

    7) https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/doan-kiem-tra-cua-bo-chinh-tri-trien-khai-kiem-tra-doi-voi-ban-thuong-vu-quan-uy-trung-uong-790428

    https://vietluan.com.au/120629/chu-tich-nuoc-luong-cuong-bao-gio-cho-den-thang-muoi/

    Hơn 122,000 thí sinh bỏ nhập học đại học dù trúng tuyển

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/08/hon-122-000-thi-sinh-bo-nhap-hoc-dai-hoc-du-trung-tuyen.jpg

    Theo Bộ GD-ĐT, năm 2024, số thí sinh bỏ nhập học đợt 1 là hơn 122.000 thí sinh, trong khi năm 2023 là 118.000. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn) 

    Theo Bộ GD-ĐT, năm 2024, số thí sinh bỏ nhập học đợt 1 là hơn 122,000 thí sinh, trong khi năm 2023 là 118,000.

    Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 trên hệ thống là 673,586 em, tăng 58.116 thí sinh so với năm 2023.

    Tuy nhiên, số thí sinh xác nhận nhập học 551,479; chiếm 81,87% tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1.

    Như vậy, có đến 122,107 thí sinh dù trúng tuyển nhưng không nhập học đại học, chiếm tỷ lệ 18,13%.

    Theo quy định, nếu không có lý do chính đáng, những em này bị hủy kết quả. Muốn vào đại học, các em phải tham gia xét tuyển bổ sung hoặc đăng ký xét lại vào các năm sau.

    Năm 2024 có khoảng 20 phương thức xét tuyển đại học. Với xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn từ 14 đến 29,3 điểm, dẫn đầu là ngành Sư phạm Ngữ văn và Lịch sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    Theo lịch của Bộ, từ ngày 28/8, các trường còn thiếu sinh viên có thể đăng tuyển bổ sung. Tuy nhiên, gần một tuần nay, hàng loạt trường đã làm việc này với chỉ tiêu từ vài chục đến hàng nghìn.

    Với hơn 122,000 thí sinh bỏ nhập học, dự kiến số trường và số chỉ tiêu tuyển bổ sung tiếp tục tăng. Bộ cho phép các trường tuyển bổ sung đến tháng 12.

    Năm ngoái, số thí sinh bỏ nhập học đợt 1 là 118,000.

    Minh Long

    Cựu Cục phó Quản lý giá ‘phớt lờ’ việc Xuyên Việt Oil chiếm dụng quỹ bình ổn xăng dầu

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/08/cuu-cuc-pho-quan-ly-gia-phot-lo-viec-xuyen-viet-oil-chiem-dung-quy-binh-on-xang-dau.jpg

    Ông Đặng Công Khôi. (Ảnh: quochoi.vn) 

    Ông Đặng Công Khôi, cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, được xác định biết rõ việc Công ty Xuyên Việt Oil không nộp tiền vào Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, song nhận hối lộ 20.000 USD để bỏ qua.

    Liên quan đến “đại án” Xuyên Việt Oil, Cục An ninh điều tra (A09, Bộ Công an) cho biết bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Xuyên Việt Oil) đã chỉ đạo thuộc cấp hối lộ nhiều cựu quan chức.

    Một trong số đó có can Đặng Công Khôi (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính).

    Theo kết luận điều tra, từ tháng 10/2017 – 9/2022, ông Khôi là Cục phó Cục quản lý giá, chịu trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giá hàng tư liệu sản xuất thực hiện kiểm tra, giám sát quỹ bình ổn xăng dầu (Quỹ BOG) tại các doanh nghiệp, trong đó có Xuyên Việt Oil.

    Từ tháng 10/2017 đến đầu năm 2023, Xuyên Việt Oil và ngân hàng không gửi sao kê Quỹ BOG đến Cục Quản lý giá theo quy định, cấp dưới của ông Khôi phát hiện, báo cáo nhưng ông Khôi không chỉ đạo xử lý kịp thời, không nhắc nhở Xuyên Việt Oil chấp hành đúng quy định. A09 cáo buộc hành vi này của ông Khôi đã gián tiếp tạo điều kiện cho bà Hạnh chiếm dụng trái phép số tiền phải trích nộp vào tài khoản Quỹ BOG.

    Ngày 10/6/2019, ông Khôi làm trưởng đoàn kiểm tra tại Xuyên Việt Oil và phát hiện doanh nghiệp này không nộp tiền vào Quỹ BOG. Lần kiểm tra này bà Hạnh đưa tiền hối lộ nhưng ông Khôi không nhận, song ông Khôi cũng không kiến nghị hay đề xuất xử lý Xuyên Việt Oil.

    Ngày 25/3/2021, ông Khôi tiếp tục làm trưởng đoàn kiểm tra tình hình thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ BOG tại Xuyên Việt Oil.

    Lần này, đoàn kiểm tra tiếp tục phát hiện doanh nghiệp này không nộp tiền vào quỹ và những sai phạm trong việc quản lý quỹ nên đã yêu cầu phải thực hiện trách nhiệm nộp tiền.

    Trước tình hình này, bà Hạnh đã chỉ đạo Đinh Tiến Dũng, cựu Kế toán trưởng Xuyên Việt Oil, cầm 50.000 USD đi hối lộ ông Khôi để che giấu sai phạm.

    Tối cùng ngày (25/3), ông Dũng liên hệ gặp nhưng ông Khôi báo bận, hẹn sáng hôm sau gặp tại Nhà khách Quốc hội (quận 3, TP.HCM). Dù cầm 50.000 USD theo nhưng tại buổi gặp ông Dũng chỉ đưa ông Khôi 20.000 USD, số còn lại mang về trả bà Hạnh.

    A09 xác định ông Khôi cũng biết rõ các sai phạm của Xuyên Việt Oil, tuy nhiên do được bà Hạnh chi tiền hối lộ nên ông Khôi bỏ qua.

    Theo kết luận điều tra, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Xuyên Việt Oil, bà Hạnh có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Quỹ BOG và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước, gây thiệt hại tổng cộng 1.463 tỷ đồng.

    Bà Hạnh đã chỉ đạo nhân viên chuyển tiền Quỹ BOG vào tài khoản cá nhân thay vì trích Quỹ BOG theo quy định. Số tiền này được bà Hạnh dùng mua bất động sản, cho bạn bè vay; chi tiêu cá nhân; chi hối lộ cho một số cá nhân tại Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

    Minh Long

    Nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương gây thất thoát hơn 16 tỷ đồng

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/08/nguyen-pho-truong-ban-dan-van-tinh-uy-hai-duong-gay-that-thoat-hon-20-ty-dong.jpg

    Ông Mai Xuân Anh bị bắt. (Ảnh từ cơ quan công an) 

    Ông Mai Xuân Anh bị điều tra về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hải Dương cho biết đã đề nghị truy tố 13 bị can trong vụ án xảy ra từ năm 2017 đến hết năm 2022, tại Công đoàn Công ty TNHH N.D, Công đoàn Công ty TNHH H.H Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH F.L Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH may F.S Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH may mặc M.L Việt Nam 2 và Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương.

    3 bị can nguyên là cán bộ LĐLĐ tỉnh Hải Dương bị truy tố về 2 tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm Mai Xuân Anh (nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương, nguyên Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hải Dương); Phạm Thị Thuỳ Linh (nguyên Trưởng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Văn Nam (nguyên Chủ tịch công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh Hải Dương).

    5 bị can bị đề nghị truy tố về tội “Tham ô tài sản” gồm Hoàng Duy Kha (nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH N.D nhiệm kỳ 2017 – 2022); Nguyễn Trung Kiên (nhân viên Công ty TNHH May F.S Việt Nam/Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH May F.S Việt Nam); Phạm Vũ Hải (kế toán công ty Grand Ocean, nguyên kế toán Công đoàn Công ty TNHH N.D nhiệm kỳ 2017 – 2022); Nguyễn Đình Cảnh (nhân viên Công ty TNHH H.H Việt Nam/Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH H.H Việt Nam); Phùng Duy Minh (nhân viên Công ty F.L Việt Nam/Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH F.L Việt Nam).

    5 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm Đỗ Thị Thành (nhân viên Công ty TNHH may mặc M.K Việt Nam/Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH may mặc M.K Việt Nam 2); Trương Thị Thanh Kha (Kế toán Công ty TNHH M.K Việt Nam/Kế toán CĐCS Công ty TNHH May mặc M.K Việt Nam 2); Nguyễn Thị Đan (Nhân viên văn phòng Công ty TNHH may mặc M.L Việt Nam, Thủ quỹ công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH May mặc M.K Việt Nam 2); Nguyễn Thị Linh (nguyên kế toán CĐCS Công ty TNHH may mặc M.K Việt Nam 2) và Nguyễn Thị Thu Hường (nhân viên văn phòng, nguyên Thủ quỹ CĐCS Công ty TNHH may mặc M.K Việt Nam 2).

    Theo tài liệu điều tra, từ năm 2017 đến năm 2022, một số đơn vị không hoàn thành nghĩa vụ nộp tài chính công đoàn cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương. Nhưng với động cơ, mục đích cho việc hoàn thành nhiệm vụ kế toán của mình, bị can Linh đã điều chỉnh số liệu ở phần kinh phí phải nộp bằng số liệu ở phần kinh phí đã nộp đối với các đơn vị nêu trên. Chính vì vậy trên hệ thống kế toán của công đoàn, không thể hiện số nợ tài chính công đoàn nhưng vẫn được bị can Linh ký trình bị can Xuân Anh phê duyệt.

    Với trách nhiệm từ năm 2017 đến tháng 4/2022, bị can Xuân Anh gây thất thoát cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương hơn 16 tỷ đồng; bị can Linh và Nam gây thất thoát cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương hơn 20 tỷ đồng.

    Phạm Toàn

    Bộ Công an chỉ ra bốn nguyên nhân dẫn đến ‘đại án’ Xuyên Việt Oil

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/08/giam-doc-xuyen-viet-oil-mai-thi-hong-hanh.jpg

    Bà Mai Thị Hồng Hạnh (trái) và cấp dưới Nguyễn Thị Như Phương. (Ảnh: bocongan.gov.vn) 

    Theo Bộ Công an, vụ án xảy ra tại Xuyên Việt Oil là một vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và gây thất thoát tài sản đặc biệt lớn cho tài sản nhà nước.

    Liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil), Cục An ninh điều tra (A09, Bộ Công an) đánh giá đây là vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ liên quan đến lĩnh vực an ninh năng lượng, an ninh tài chính, ngân hàng xảy ra từ Trung ương đến địa phương, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và gây thất thoát tài sản nhà nước đặc biệt lớn.

    Bốn nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội được A09 nêu ra.

    Thứ nhất, đối với công tác kiểm tra, giám sát Quỹ BOG, theo quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu, Quỹ BOG không được quản lý tập trung mà được để tại doanh nghiệp thương nhân đầu mối kinh doanh và giao doanh nghiệp tự quản lý, chủ động trích lập, sử dụng và báo cáo số dư Quỹ BOG về cơ quan quản lý nhà nước.

    Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể phương pháp, cách thức quản lý, kiểm tra thực tế số dư Quỹ BOG mà doanh nghiệp đã trích lập trong từng kỳ báo cáo và trách nhiệm của từng cơ quan quản lý liên quan nên chủ sở hữu các doanh nghiệp đã lợi dụng được giao quản lý, sử dụng Quỹ BOG để tại doanh nghiệp để chiếm dụng, sử dụng trái phép dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước.

    Thứ hai, đối với công tác quản lý, thu tiền thuế bảo vệ môi trường, A09 đánh giá đây là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước, tuy nhiên việc Nhà nước không trực tiếp thu tiền thuế này từ người tiêu dùng mà giao cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thu hộ, nhưng số tiền thu hộ không được hạch toán, nộp vào tài khoản định danh riêng biệt, nên đã bị chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lợi dụng để chiếm dụng, sử dụng trái phép.

    Thứ ba, đối với việc cấp giấy phép kinh doanh xuất – nhập khẩu xăng dầu (nay là giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu), do quy định hiện hành chưa quy định chặt chẽ, rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi đã ban hành giấy phép; pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm “tiền kiểm” và “hậu kiểm” thuộc 2 đơn vị khác nhau, dẫn đến việc đơn vị, người có thẩm quyền cấp phép móc nối, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoặc bỏ qua việc hợp thức hóa hồ sơ, điều kiện cấp phép, doanh nghiệp không duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu sau khi được cấp phép.

    Thứ tư, đối với các bị can phạm tội tham nhũng, vì động cơ vụ lợi mà nhiều cán bộ, lãnh đạo thiếu gương mẫu, suy thoái đạo đức, lối sống đã lợi dụng việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thuế, ngân hàng để trục lợi.

    A09 kiến nghị cần kiểm tra, giám sát việc trích lập, sử dụng Quỹ BOG của các cơ quan quản lý nhà nước và yêu cầu thương nhân đầu mối xăng dầu phải công khai số dư quỹ và tài liệu, chứng từ chứng minh theo định kỳ hàng tháng để đảm bảo chặt chẽ, minh bạch; “sửa đối, bổ sung quy định về kinh doanh xăng dầu, theo đó cần quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước và cần thiết giao một cơ quan duy nhất có quyền hạn, trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hoặc chuyển Quỹ BOG về cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp.

    Đối với công tác quản lý, thu tiền thuế bảo vệ môi trường, A09 kiến nghị pháp luật cần quy định thời gian cụ thể mà doanh nghiệp phải nộp số tiền thuế đã thu hộ vào ngân sách nhà nước và trách nhiệm hình sự của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp không thực hiện việc chuyển nộp số tiền đã thu hộ này vào ngân sách nhà nước theo thời gian quy định.

    Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần thanh tra, giám sát và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền chấn chỉnh trong quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế tại doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và kịp thời có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị xử lý. Trường hợp để xảy ra sai phạm về thời gian chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước thì người đứng đầu cơ quan thuế và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Đối với việc cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, A09 kiến nghị pháp luật cần quy định trách nhiệm, chế tài nghiêm khắc đối với đơn vị, người có thẩm quyền cấp phép sau khi cấp phép. Trường hợp doanh nghiệp không duy trì điều kiện cấp phép thì phải kiến nghị thu hồi giấy phép và có hình thức phạt bổ sung nghiêm khắc đối với doanh nghiệp, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp như: cấm kinh doanh lĩnh vực xăng dầu trong thời gian nhất định, phạt tiền….

    Theo kết luận điều tra, lợi dụng chức vụ quyền hạn, bị can Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil) đã vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng giá dầu (quỹ BOG) và tiền thuế bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền là 1.463 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Hạnh đưa hối lộ số tiền gần 30 tỷ đồng cho hàng loạt cá nhân.

    Trong đó, Cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ được Xuyên Việt Oil tặng 1 triệu USD, xe Mercedes S450…;

    Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận hối lộ 50.000 USD ngay tại phòng làm việc;

    Cựu Phó vụ thị trường trong nước Hoàng Anh Tuấn nhận 265.000 USD…

    Minh Long

    Tập đoàn xây dựng Trung Quốc muốn tham gia các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam

    RFA
    29/8/2024

    Tập đoàn xây dựng Trung Quốc muốn tham gia các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và ông Wang Hai Huai, Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngVGP 

    Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (China Communications Construction Company - CCCC) đã bày tỏ mong muốn được tham gia các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam.

    Ông Wang Hai Huai, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc đánh giá Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh nhờ mức độ hội nhập sâu rộng, hành lang pháp lý và môi trường đầu tư cải thiện.

    Ông Wang được tờ Người Quan Sát trích dẫn phát biểu trên tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vào chiều ngày 28/8.

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc gặp đã đề nghị CCCC chủ động nghiên cứu, tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng ưu tiên của Việt Nam như Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng; Hải Phòng - Đồng Đăng - Móng Cái và các dự án hạ tầng kết nối Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc và một số quốc gia khác.

    Vào tháng 10/2023, nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường tại Trung Quốc, đại diện CCCC đã gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Tại đây, đại diện CCC đã bày tỏ mong muốn được tham gia các chương trình, dự án phát triển hạ tầng lớn ở Việt Nam như: Kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam; đầu tư, thi công các dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương mở rộng, TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng); các dự án phát triển điện gió…

    CCCC bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1996, đến nay đã thực hiện hơn 20 dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng như: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cảng Cái Mép – Thị Vải; Nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận… và các dự án điện gió.


    Không có nhận xét nào