Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 26 tháng 8 năm 2024

    Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề dân chủ và nhân quyền sắp đến Việt Nam

    25/8/2024

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-under-secretary-in-charge-of-human-rights-to-visit-vn-08252024085055.html/@@images/image

    Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ 27, ngày 1-2 tháng 11/2023 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngX (Twitter) Under Secretary Uzra Zeya. 

    Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya phụ trách An ninh dân sự, Dân chủ và Nhân quyền sẽ tới thăm Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 25/8 đến 31/8 tới, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

    Theo thông báo, mục đích chuyến thăm Hà Nội lần này của bà Zeya là để nhấn mạnh tầm quan trọng quan hệ giữa hai nước nhằm đạt được mục tiêu chung là hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và thế giới.

    Bà Zeya sẽ gặp các quan chức cấp cao của Việt Nam để nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước hồi năm ngoái, bao gồm bảo vệ nhân quyền, tự do tín ngưỡng, bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, đề cập đến các vấn đề thách thức toàn cầu như buôn người, tội phạm xuyên biên giới.

    Cùng đi với bà ủa Zeya còn có quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Nhân Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động - Allison Peters.

    Nhân quyền là một trong 10 trụ cột trong quan hệ hợp tác hai nước và cũng là vấn đề còn nhiều bất đồng giữa hai nước. Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Hà Nội về các vi phạm nhân quyền trong các năm qua trong khi Hà Nội liên tục khẳng định luôn tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

    Trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 27 tổ chức ở Washington DC vào tháng 11 năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya đã có bài diễn văn kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm bao gồm nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang phải chịu án tù chín năm với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-under-secretary-in-charge-of-human-rights-to-visit-vn-08252024085055.html

    Cựu thành viên CHTV Phan Vân Bách bị truy tố tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”

    RFA

    25/8/2024

    Cựu thành viên CHTV Phan Vân Bách bị truy tố tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”

    Ông Phan Vân Bách và Quyết định truy tố 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngRFA edited 

    Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định truy tố đối với ông Phan Vân Bách, cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV theo cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” sau hơn bảy tháng bị bắt tạm giam.

    Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 19/7 và mới được người nhà chia sẻ gần đây, ông Bách bị truy tố theo điểm a, b, và c của khoản 1, Điều 117 “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm” có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; và gây chiến tranh tâm lý.

    Cáo trạng dựa theo Bản kết luận điều tra của cơ quan An ninh điều tra - công an thành phố Hà Nội ban hành trước đó, xác định ông Bách đã sử dụng tài khoản Facebook mang tên mình đăng tải 12 bài viết cùng 6 video clip trong các năm 2018-2022 có nội dung bị cho là “xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, nói xấu Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN; phát tán các hình ảnh cắt ghép bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo nhà nước, kích động quần chúng…"

    Một số bài viết có tựa đề như: Vài lời với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Gửi các ông lãnh đạo, Giặc Tàu đã quay lại bãi Tư Chính, Tại sao lại là Đồng Tâm: mọi thứ đều có logic của nó, Điểm tin và nhận định về phiên toà Đồng Tâm…

    Vợ ông, bà Nguyễn Thị Yêu, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết thông tin trên bà nhận được từ luật sư Lê Văn Luân, người được gia đình thuê để bảo vệ cho ông Bách trong phiên toà sơ thẩm.

    Phóng viên liên lạc với luật sư Luân, tuy nhiên ông cho biết sắp tới sẽ vào Trại tạm giam số 1 để gặp thân chủ và chưa thể nói gì vào lúc này.

    Sức khoẻ ông Bách bị suy giảm trầm trọng

    Bà Yêu cho biết vào ngày 4/6 vừa qua, bà được phép gặp chồng lần đầu tiên kể từ khi ông bị bắt vào ngày 29/12/2023.

    Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA), bà cho hay ban đầu không nhận ra chồng vì ông quá gầy, chỉ còn hơn 40 kg so với 65 kg ở thời điểm trước khi bị bắt.

    Bà thuật lại trong ngày 26/8:

    “Em không nhận ra anh ấy luôn. Ôi, anh ấy không còn gì là người như là lúc anh ấy đi (bị bắt- PV) nữa! Anh ấy gầy và bị ghẻ lở khắp người.”

    Bà được chồng kể lại ông bị tiêu chảy ngay khi bị đưa vào trại tạm giam, có xin đi khám chữa bệnh thì phía trại giam chỉ cấp một ít thuốc nhưng khi sử dụng lại bị táo bón.

    Sau đó, ông còn bị ghẻ lở khắp người do điều kiện vệ sinh không tốt trong buồng giam chật hẹp:  diện tích buồng chỉ khoảng 40 mét vuông nhưng giam giữ hơn 30 người.

    Nhiều người chung buồng giam cũng bị ghẻ lở nhưng chỉ mỗi ông Bách mắc bệnh đường ruột kéo dài nhiều tháng, có ngày đi cầu hàng chục lần khiến bạn tù khó chịu.

    Bà Yêu cho biết trong lần đầu tiên vào trại tạm giam để làm việc với ông Bách ngày 12/8, luật sư Lê Văn Luân đã đề nghị cán bộ trại giam cho ông Bách đi khám chữa bệnh và họ cũng đã đồng ý. Tuy nhiên, sự việc tiến triển như thế nào thì gia đình và luật sư không biết vì đến nay chưa gặp lại.

    Bà Yêu bày tỏ sự lo lắng về sức khoẻ của chồng cho dù tinh thần của ông rất vững vàng.

    Phóng viên gọi điện nhiều lần cho điều tra viên tên Tường, người thụ lý vụ án của ông Bách để hỏi thông tin về ông nhưng người này không nghe máy.

    Cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng, người từng bị giam ở Trại tạm giam số 1 của Công an thành phố Hà Nội trong hơn bảy tháng của năm 2022 cho biết điều kiện giam giữ ở đây vô cùng hà khắc.

    Phòng giam khoảng 50 mét vuông được thiết kế để giam giữ 19 người nhưng trong thực tế thì có đến 45, thậm chí 50 người bị giam chung.

    Ông Hùng cho hay, nước sinh hoạt rất bẩn nên ai cũng bị bệnh về da liễu, nhiều người bị nặng đến mức lở loét.

    Ông Phan Vân Bách, 49 tuổi, tham gia các hoạt động xã hội dân sự từ đầu thập niên trước, như phong trào biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông từ năm 2011, phong trào cây xanh năm 2015 và biểu tình chống Formosa gây thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung năm 2016.

    Từ năm 2017, ông tham gia kênh YouTube CHTV, một kênh truyền hình độc lập sáng lập bởi ông Vũ Quang Thuận chuyên đưa tin về các vấn đề kinh tế-xã hội của Việt Nam.

    Ba thành viên của nhóm là các ông Vũ Quang Thuận, Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova), và Lê Trọng Hùng hiện đang phải thụ án từ năm (05) năm đến tám năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”

    Cuối năm 2018, ông Bách tuyên bố rời CHTV, nơi ông thường phát các bài nói chuyện trực tiếp trên mạng xã hội để chỉ trích chế độ độc đảng ở Hà Nội và cá nhân ông Hồ Chí Minh.

    Trên Facebook cá nhân cho thấy vài năm trở lại đây ông chỉ tập trung làm kinh tế, có tham gia môi giới xuất khẩu lao động.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-member-of-chtv-phan-van-bach-prosecuted-of-conducting-propaganda-against-state-08262024032547.html

    Ủy ban Tom Lantos kêu gọi phóng thích tín hữu Tin lành người Thượng 

    24/08/2024 

    VOA Tiếng Việt 


    Uỷ ban Tom Lantos vận động trả tự do cho ông Y Bum Bya và Y Yich.

    Uỷ ban Tom Lantos vận động trả tự do cho ông Y Bum Bya và Y Yich. 

    Nhân ngày tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay đức tin, Ủy ban Nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ Tom Lantos kêu gọi trả tự do cho hai tín đồ người Thượng đang bị cầm tù trong khi Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng đàn áp tôn giáo.

    “Ông Y Yich và ông Y Pum Bya là những người theo đạo Tin lành bị bỏ tù vì các cáo buộc liên quan đến niềm tin tôn giáo của họ. Có tin cả hai ông đã bị tra tấn kể từ khi bị giam giữ”, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos viết trên trang X hôm 22/8.
    “Việt Nam phải trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện”, ủy ban nhân quyền Hạ viện Mỹ nhấn mạnh.

    Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos nói rằng quyền “tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo” được xác lập trong Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR).

    Tương tự, ông Stephen Schneck, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), viết trên trang X: “Chính quyền Việt Nam và chính quyền Đắk Lắk sách nhiễu và hành hung các tín đồ Tin lành người Thượng, trước đây là các trường hợp như ông Y Khiu Nie và ông Y Si Eban, vì họ kỷ niệm ngày quốc tế này do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn. Chuyện này không nên xảy ra lần nữa”.

    VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về những lời kêu gọi trên, nhưng chưa được trả lời.

    Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Mỹ có nhiệm vụ thúc đẩy, bảo vệ và ủng hộ các chuẩn mực nhân quyền được quốc tế công nhận như được ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và các văn kiện nhân quyền có liên quan khác.

    USCIRF là một cơ quan độc lập, lưỡng đảng có nhiệm vụ theo dõi về quyền tự do tôn giáo hay đức tin ở nước khác; đưa khuyến nghị chính sách cho tổng thống, ngoại trưởng, và Quốc hội Mỹ; cũng như theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị này.

    Uỷ ban Tom Lantos cũng nhắc lại rằng hiện tại Dân biểu Liên bang Mỹ Glenn Grothman là người bảo trợ cho hai ông Y Yich và Y Pum Bya trong Dự án Bảo vệ tự do (Defending Freedoms Project – DFP), một dự án có mục đích vận động trả tự do cho các tù nhân chính trị trên toàn thế giới.

    Ông Y Yich, một mục sư Tin lành, hiện đang thụ án 12 năm tù với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”.

    Cũng với cáo buộc trên, ông Y Pum Bya, một nhà truyền đạo Tin lành người Thượng tại Đắk Lắk, hiện đang thụ án 14 năm tù.

    “Việc Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos lên tiếng kêu gọi phóng thích cho hai ông Y Yich và Y Pum Bya là điều rất quan trọng”, mục sư A Ga, thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên tại Hoa Kỳ, nêu nhận định với VOA.

    “Cáo buộc của nhà nước Việt Nam là không đúng sự thật. Ông Y Pum Bya và ông Y Yich là những người đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo và niềm tin”, mục sư A Ga cho biết thêm.

    Hồi tháng 4/2023, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc gửi thư tố giác chung đến nhà nước Việt Nam đề cập đến việc chính quyền nước này “bắt giữ tùy tiện, đe dọa, theo dõi, hạn chế đi lại, và sách nhiễu hai ông Y Khiu Niê và Y Sĩ Êban, hai tín đồ Tin lành người Thượng và nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền.

    Trong thư phản hồi vào tháng 7/2024, chính quyền Việt Nam bác bỏ các thư tố giác, khăng khăng rằng “nhà chức trách Việt Nam không ‘giam giữ tùy tiện’, sách nhiễu, hạn chế đi lại hoặc ngăn cản các cá nhân hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hoặc cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc”.

    Chính quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đàn áp tự do tôn giáo. Hà Nội khăng khăng rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân luôn được đảm bảo.

    Vào năm 2019, Liên Hiệp Quốc chọn ngày 22/8 hàng năm là Ngày Quốc tế tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay đức tin, công nhận tầm quan trọng của việc hỗ trợ và trợ giúp phù hợp theo pháp luật hiện hành dành cho nạn nhân của các hành vi bạo lực dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng, và cho các thành viên trong gia đình họ.

    https://www.voatiengviet.com/a/uy-ban-tom-lantos-keu-goi-phong-thich-tin-huu-tin-lanh-nguoi-thuong/7755178.html

    Hãng Na Uy Equinor dừng các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, đóng cửa văn phòng tại Hà Nội 

    24/08/2024 

    Reuters 

    Ảnh minh hoạt quạt gió.

    Ảnh minh hoạt quạt gió. 

    Hãng năng lượng khổng lồ Equinor do nhà nước Na Uy kiểm soát vừa hủy bỏ kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam, một phát ngôn viên của hãng nói với Reuters. Đây được xem là một bước thụt lùi đối với tham vọng về năng lượng xanh của quốc gia Đông Nam Á này.

    Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của quốc tế về các kế hoạch năng lượng tái tạo vì có nguồn gió mạnh ở vùng nước nông gần các khu vực đông dân cư ven biển, nhưng sự chậm trễ trong cải cách quy định gần đây đã khiến một số nhà đầu tư cân nhắc lại kế hoạch của họ.

    Ông Magnus Frantzen Eidsvold, người phát ngôn của Equinor, nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi đã quyết định ngừng phát triển kinh doanh ở Việt Nam và đóng cửa văn phòng tại Hà Nội”.

    Đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng quốc tế tập trung vào phát triển điện gió ngoài khơi.

    Trước đây, trong vài năm qua, hãng này đã rời khỏi hơn chục quốc gia nơi họ có hoạt động dầu khí để tập trung vào năng lượng tái tạo và các hệ thống phát thải carbon thấp.

    Sự rút lui của Equinor giáng thêm một đòn nữa vào Việt Nam sau khi công ty gió ngoài khơi Orsted của Đan Mạch, một công ty lớn khác trong ngành, cho biết hồi năm ngoái họ sẽ tạm dừng kế hoạch đầu tư vào các trang trại gió lớn ngoài khơi của Việt Nam.

    Việt Nam hiện không có dự án điện gió ngoài khơi nhưng muốn lắp đặt các trang trại gió có công suất 6 gigawatt (GW) vào năm 2030, bằng 4% công suất kế hoạch, như một phần trong kế hoạch giảm than và đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này.

    Tuy nhiên, kế hoạch của Việt Nam đã nhiều lần bị trì hoãn do những xáo trộn chính trị gần đây đã làm tê liệt các cải cách và dự án.

    Ngành công nghiệp này cũng được chính quyền Việt Nam coi là nhạy cảm vì các dự án sẽ được phát triển ở Biển Đông đang có tranh chấp, là tuyến đường vận tải biển quan trọng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ.

    Bộ công nghiệp ở quốc gia do Cộng sản cai trị đang nỗ lực giao cho các công ty nhà nước dự án thí điểm đầu tiên về gió ngoài khơi, một động thái mà các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng sẽ làm chậm sự phát triển của ngành vì các công ty trong nước không đủ năng lực.

    Bộ Công thương Việt Nam không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

    Hai giám đốc điều hành ngành công nghiệp ngoài khơi có trụ sở tại Việt Nam, những người từ chối nêu tên vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông, cho biết trong kịch bản tốt nhất, Việt Nam chỉ có thể lắp đặt khoảng 1 GW công suất vào cuối thập kỷ này vì những rào cản pháp lý.

    Họ cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành để thuyết phục chính phủ cho phép đối tác nước ngoài cùng phát triển dự án thí điểm.

    Ông Eidsvold cho biết Equinor đã quyết định rời khỏi Việt Nam sau khi thường xuyên xem xét danh mục đầu tư tái tạo của mình.

    Ông nói thêm: “Lĩnh vực điện gió ngoài khơi gần đây đang phải đối mặt với những cơn gió ngược đáng kể và chúng tôi cần phải có kỷ luật trong cách tiếp cận của mình”.

    Theo trang web của Equinor, Equinor đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội vào tháng 5/2022, thủ đô của Việt Nam, mô tả quốc gia 100 triệu dân này có “tiềm năng cao để trở thành thị trường tăng trưởng thú vị cho năng lượng gió ngoài khơi”.

    Trang web này cho biết: “Đất nước này có nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở châu Á”.

    https://www.voatiengviet.com/a/7754852.html

    Bloomberg: VinFast hoãn mở đại lý tại Thái Lan trong bối cảnh xe điện sụt giảm toàn cầu 

    23/08/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Một cửa hàng giới thiệu xe của VinFast tại Paris, Pháp. Trong bối cảnh doanh thu xe điện sụt giảm toàn cầu, VinFast đã hoãn việc mở mạng lưới bán hàng tại Thái Lan.

    Một cửa hàng giới thiệu xe của VinFast tại Paris, Pháp. Trong bối cảnh doanh thu xe điện sụt giảm toàn cầu, VinFast đã hoãn việc mở mạng lưới bán hàng tại Thái Lan. 

    Nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast đang hoãn việc mở mạng lưới đại lý tại Thái Lan trong bối cảnh doanh số bán xe tại nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đang chậm lại, theo Bloomberg.

    Một tuyên bố của VinFast gửi qua email cho Bloomberg nói rằng công ty này sẽ “đánh giá cẩn thận” thời điểm họ sẽ bắt đầu bán xe điện tại Thái Lan.

    VinFast hồi tháng 3 cho biết họ đã ký thỏa thuận hợp tác với 15 đại lý ở Thái Lan với mục tiêu mở 22 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại khu vực Bangkok, theo Reuters.

    Việc trì hoãn mở đại lý của VinFast ở Thái Lan diễn ra vào thời điểm triển vọng của thị trường xe điện toàn cầu đã xấu đi trong năm qua. Theo Bloomberg, một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, bao gồm Ford, General Motors, Volkswagen và Tesla đã giảm bớt tham vọng của họ trong những tháng gần đây.

    Tháng trước, VinFast cho biết họ hoãn kế hoạch mở nhà máy trị giá 4 tỉ đô la ở Mỹ thêm 3 năm đến năm 2028 để “quản lý chi tiêu ngắn hạn hiệu quả hơn” trong khi “tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn.”

    Hãng xe của Việt Nam cũng đã hạ mục tiêu bán hàng cả năm xuống còn 80.000 xe từ chỉ tiêu 100.000 đưa ra trước đó.

    “Chúng tôi đã hoãn việc ra mắt các đại lý của mình tại Thái Lan để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng và hoạt động của chúng tôi phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu của VinFast,” công ty cho biết trong email gửi Bloomberg.

    Tuyên bố, đưa ra khi ký kết mở đại lý tại Bangkok hồi tháng 3, cho biết Thái Lan vẫn là một trong những thị trường trọng điểm của VinFast và hãng xe này không có bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch kinh doanh của mình tại các thị trường khác.

    Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV hồi tháng 6, tỷ phú sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành của VinFast, Phạm Nhật Vượng, cho biết ông sẵn sàng đặt cược toàn bộ số tiền của mình vào sự tăng trưởng của công ty.

    VinFast đang đặt mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh sang ít nhất 50 quốc gia vào năm 2024, theo Bloomberg.

    Hãng xe Việt Nam dự kiến mở một nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ vào nửa đầu năm tới và đã khởi công nhà máy lắp ráp mới tại Indonesia vào tháng trước. Vào tháng 2, công ty đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với 5 đại lý tại Indonesia.

    Đầu tháng này, VinFast công bố rằng họ đã mở rộng sang thị trường Trung Đông khi khai trương cửa hàng đại lý ô tô đầu tiên ở Oman, mà hãng nói là “bước tiến quan trọng trong hành trình mở rộng toàn cầu của nhà sản xuất xe điện Việt Nam.”

    https://www.voatiengviet.com/a/bloomberg-vinfast-hoan-mo-dai-ly-tai-thai-lan-trong-boi-canh-xe-dien-sut-giam-toan-cau/7754242.html

    Quốc Hội Việt Nam họp bất thường phê chuẩn 3 phó thủ tướng mới

    Thanh Phương 

    26/8/2024

    Quốc Hội Việt Nam hôm nay, 26/08/2024, đã phê chuẩn 3 phó thủ tướng và bãi nhiệm 2 phó thủ tướng, trong phiên họp bất thường, vào lúc có nhiều xáo trộn ở thượng tầng lãnh đạo, với việc hai chủ tịch nước và một chủ tịch Quốc Hội đã buộc phải từ chức. 

    Vietnam's National Assembly starts a new session in Hanoi, Vietnam Monday, May 20, 2024.

    (Ảnh minh họa) - Một phiên họp của Quốc Hội Việt Nam ngày 20/05/2024. AP - Hau Dinh 

    Đây là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc Hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. 

    Tuy là họp Quốc Hội, nhưng tham dự phiên khai mạc có tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tô Lâm cùng với các ủy viên Bộ Chính Trị. Phiên họp bất thường hôm nay được triệu tập sau cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào giữa tháng 8 vừa qua. 

    Trong cuộc bỏ phiếu chiều nay, Quốc Hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm 3 tân thủ tướng là Nguyễn Hòa Bình (vừa được miễn nhiệm chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao), ông Hồ Đức Phước (bộ trưởng Tài Chính) và ông Bùi Thanh Sơn (bộ trưởng Ngoại Giao). Hai phó thủ tướng khác là các ông Trần Hồng Hà, Lê Thành Long.

    Quốc Hội cũng đã miễn nhiệm chức phó thủ tướng đối với ông Lê Minh Khái, vừa bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng, đồng thời bãi nhiệm chức phó thủ tướng đối với ông Trần Lưu Quang, vừa được Bộ Chính trị giao giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

    Như vậy, trong chính phủ của thủ tướng Phạm Minh Chính có đến 5 phó thủ tướng, so với 4 phó thủ tướng cho tới nay. 

    Cũng trong cuộc họp bất thường hôm nay, các đại biểu Quốc Hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy làm tân bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường, ông Nguyễn Hải Ninh làm tân bộ trưởng Tư Pháp, đồng thời bầu ông Lê Minh Trí làm tân Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và ông Nguyễn Huy Tiến làm tân Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

    https://www.rfi.fr/vi


    Không có nhận xét nào