Header Ads

  • Breaking News

    Bản lên tiếng nhân việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định CHXHCNVN là một nền kinh tế PHI THỊ TRƯỜNG

    05/8/2024

    (Washington, DC, ngày 2 tháng 8 năm 2024) --- Hôm nay, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ xác định là Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường, kết thúc cuộc điều tra kéo dài 270 ngày. Thông cáo của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nêu rõ lý do chính cho quyết định này là vì “sự can thiệp toàn diện của nhà cầm quyền [Việt Nam] vào nền kinh tế Việt Nam để thao túng giá cả và chi phí của Việt Nam” (the extensive government involvement in Vietnam’s economy distorts Vietnamese prices and costs).

    Từ tháng 9 năm 2023, nhà cầm quyền Việt Nam đã vận động ráo riết để được sự nâng cấp này nhưng không thành công. Từ Tổng Bí Thư Đảng, Thủ Tướng cho đến Đại Sứ CSVN ở Mỹ đã lên tiếng kêu gọi, ngay cả dọa dẫm chính phủ Mỹ để hối thúc việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách của những kinh tế phi thị trường. Sự thất bại này có ảnh hưởng lớn vì nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế có thể cao gấp 5 lần một nền kinh tế thị trường.

    Mặc dù vận động Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam là kinh tế phi thị trường, chúng tôi nhìn nhận đây là một tin buồn cho người dân Việt Nam. Suốt gần 50 năm độc quyền cai trị đất nước, nhà cầm quyền Việt Nam đã không đưa được nền kinh tế Việt Nam vào hàng ngũ của những nền kinh tế tự do của thế giới. Với cái đuôi gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”, nền kinh tế Việt Nam đã không đáp ứng được khả năng phát triển tiềm tàng của đất nước. Nền kinh tế lạc hậu này sẽ tiếp tục đánh mất nhiều cơ hội làm giàu cho 100 triệu người Việt Nam. 

    Sự tiến bộ của nền kinh tế thị trường Hàn Quốc là một ví dụ điển hình cho cơ hội phát triển của một quốc gia Á Châu. Trong giai đoạn 1980–2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này tăng trung bình 5,7% hằng năm và thu nhập bình quân đầu người tăng từ 67 đô la Mỹ vào đầu những năm 1950 lên đến 33.745 đô la Mỹ vào năm 2023. Đến năm 2010, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới và vào năm 2016, là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới tính theo GDP.

    Tương tự với Hàn Quốc, Nhật Bản đã trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững trong khoảng dưới 50 năm, đưa GDP bình quân đầu người lên đến 33.823 đô la Mỹ vào năm 2023 từ một nền kinh tế bị phá sản sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đài Loan, một quốc gia Á Châu dân chủ khác, cũng có một phát triển tương tự. Trong bốn mươi năm, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.692 đô la Mỹ vào năm 1981 đến 33.143 đô la Mỹ vào năm 2021 (gấp mười lần của Việt Nam).

    Cho nên, để kinh tế Việt Nam được phát triển đúng với khả năng của nó, Việt Nam phải từ bỏ cái đuôi xã hội chủ nghĩa lỗi thời. Muốn thế, người dân Việt Nam phải kiên quyết phủ nhận cái chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng bằng cách giải thể ĐCSVN và tất cả những hệ lụy của nó. Có như vậy, nền kinh tế Việt Nam mới thực sự phục vụ người dân và được sự tham dự của tuyệt đại đa số trên một sân chơi công bằng và nhân bản. Nền kinh tế tự do đó sẽ đưa đất nước đến chỗ phú cường, không phụ thuộc ngoại bang. Đó mới chính là một nền kinh tế thị trường mà mọi người đều mong muốn.

    Trân trọng,

    Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ

    Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

    Cộng Đồng Việt Mỹ Quốc Gia Tiểu Bang Pennsylvania 

    Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Thành Phố Philadelphia và Phụ Cận

    Đài Đáp Lời Sông Núi

    Đại Việt Quốc Dân Đảng

    Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phòng Ngoại Vụ

    Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại

    Học Hội Thắng Nghĩa

    Hội Người Việt Cao Niên Thành Phố Philadelphia và Phụ Cận

    Khối 8406 Hải Ngoại 

    Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam

    Liên Minh Dân Chủ Việt Nam

    Lực Lượng Cứu Quốc

    May 11 Vietnam Human Rights Day Committee 

    Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

    Minh Văn Foundation

    Viện Việt Nam Dân Chủ

    Viet 2000 Foundation 

    Việt Nam Quốc Dân Đảng

    Vietnamese Americans for Human Rights

    Vietnamese American Science & Technology Society

    Vietnamese Environmental Protection Society

    Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam 

    Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về việc rà soát vị trí nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam

    bởi U.S. Mission Vietnam 

    6 Phút để đọc

    Tháng Tám 2, 2024

    Thứ Sáu, ngày 2 tháng 8 năm 2024 

    Thông tin báo chí: Phòng Đối ngoại công chúng ITA: publicaffairs@trade.gov

    Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về việc rà soát vị trí nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam

    Hôm nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố quyết định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục được xếp hạng là một nước có nền kinh tế phi thị trường cho mục đích tính thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Kết luận này có nghĩa rằng phương pháp được sử dụng để tính thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam không thay đổi.

    Đóng góp ý kiến công khai là điểm đặc trưng của quá trình phòng vệ thương mại của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.  Trong quá trình này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã nhận được hơn 36.000 trang đóng góp ý kiến từ các ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ cũng như từ Chính phủ Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh giá cao và trân trọng sự tham gia rộng rãi của các ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ cũng như của Chính phủ Việt Nam vào quá trình minh bạch và bán tư pháp của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Quyết định này được đưa ra dựa trên quá trình đánh giá kỹ lưỡng tất cả ý kiến được gửi đến.

    Phương pháp nền kinh tế phi thị trường của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là một công cụ quan trọng để đảm bảo rằng các tính toán về bán phá giá của Bộ phản ánh tình hình thực tế về kinh tế trên thị trường và đảm bảo rằng các ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ nhận được sự trợ giúp mà theo luật họ có quyền hưởng do các mặt hàng nhập khẩu một cách không công bằng. Dù trong 20 năm qua Việt Nam đã tiến hành cải cách thực chất, sự tham gia rộng khắp của chính phủ vào nền kinh tế Việt Nam đã làm méo mó giá và chi phí của Việt Nam, và cuối cùng dẫn tới việc giá và chi phí của Việt Nam không thể sử dụng cho mục đích tính thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng giá và chi phí dựa trên thị trường từ một nước có trình độ phát triển kinh tế tương tự Việt Nam với sản phẩm tương tự để tính thuế chống bán phá giá.

    Có thể tìm đọc quyết định công khai này bằng cách tra cứu trường hợp có số hiệu A-552-833 tại Hệ thống dịch vụ điện tử tập trung về chống bán phá giá và chống trợ cấp của Bộ Thương mại Hoa Kỳ tại access.trade.gov .

    U.S. Embassy & Consulate in Vietnam 

    Emergency Information for American Citizens

    Department of Commerce Final Decision in Review of the Non-Market Economy Status of Vietnam 

    By U.S. Mission Vietnam 

    3 MINUTE READ

    August 2, 2024

    Friday, August 2, 2024

    Media Contact: ITA Office of Public Affairs, publicaffairs@trade.gov

    Department of Commerce Final Decision in Review of the Non-Market Economy Status of Vietnam

    Today, the U.S. Department of Commerce (Commerce) announced its determination that Vietnam will continue to be classified as a non-market economy (NME) country for purposes of calculating U.S. antidumping duties (ADs) on imports from Vietnam. This finding means that the methodology used in calculating U.S. antidumping duties on imports from Vietnam remains the same.

    Public comment is a hallmark of Commerce’s trade remedy process. As part of this proceeding, Commerce received over 36,000 pages of comments from U.S. domestic industries as well as the Government of Vietnam. Commerce appreciates and commends U.S. domestic industries as well as Government of Vietnam’s extensive participation in Commerce’s transparent, quasi-judicial process. This determination was based on a thorough evaluation of all the comments submitted.

    Commerce’s NME methodology is an important tool used to ensure that Commerce’s dumping calculations reflect economic realities in the market and that U.S. industries get the relief from unfair imports that they are entitled to under the law. Despite Vietnam’s substantive reforms made over the past 20 years, the extensive government involvement in Vietnam’s economy distorts Vietnamese prices and costs and ultimately render them unusable for the purpose of calculating U.S. antidumping duties. Commerce will continue to use market-based prices and costs from a country at a comparable level of economic development to Vietnam that produces comparable merchandise to calculate ADs.

    This public decision can be found by referring to case number A-552-833 in Commerce’s Antidumping and Countervailing Duty Centralized Electronic Service System (ACCESS) at access.trade.gov.

    siaSoutheast Asia

    https://vn.usembassy.gov/department-of-commerce-final-decision-in-review-of-the-non-market-economy-status-of-vietnam/

    Despite reforms, Vietnam remains a non-market economy, US declares

    US Commerce Department keeps the country among 12 designated nations, including China and Russia, surprising some analysts


    Holly ChikandRalph Jennings

    Published: 4:13am, 3 Aug 2024

    Vietnam will continue to be classified as a non-market economy, the US announced on Friday, one of only 12 nations Washington identifies as such.

    The US designates countries as non-market economies if they do not operate on market principles or have pricing that reflects the fair market value of goods. China and Russia are among the other countries on Washington’s list.

    Last year, Vietnam officially requested the removal of the designation – which has been in place since 2002 – right before US President Joe Biden’s visit to Hanoi in September.

    00:10 

    The video player is currently playing an ad.

    “Despite Vietnam’s substantive reforms made over the past 20 years, the extensive government involvement in Vietnam’s economy distorts Vietnamese prices and costs and ultimately render them unusable for the purpose of calculating US anti-dumping duties,” the US Commerce Department said.

    The department added that it would continue to use market-based prices and costs of similar goods from a country at a comparable level of economic development as Vietnam to calculate anti-dumping duties.

    In response, the Vietnamese Ministry of Industry and Trade expressed its regret that the US has yet to recognise its market economy status although Washington has acknowledged positive changes in its economy in recent years.

    The ministry said the decision meant that “Vietnamese businesses exporting goods to the US market will continue to face discrimination in US anti-dumping and anti-subsidy investigations.”

    It noted that 72 countries recognise Vietnam as a market economy, including Australia, Britain, Canada, Japan, Mexico and South Korea.

    It has also enforced 17 free trade agreements with Britain, the European Union and countries in the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, with commitments on tax cuts, labour standards, environmental protection, sustainable development, government procurement and transparency.

    To counter China’s influence in the region, the Biden administration has been trying to bolster economic ties with Vietnam. For example, the US invited Vietnam to be one of 14 nations in the Indo-Pacific Economic Framework Biden launched in 2022.

    The International Trade Administration, a division of the Commerce Department, said that the US is now Vietnam’s largest export market and a major source of foreign direct investment. Vietnam’s export revenue to the US jumped 230 per cent over the past five years, while its import value grew by more than 175 per cent.

    In 2022, US businesses invested US$3.5 billion in foreign direct investment in Vietnam, a jump of nearly 27 per cent from 2021, according to the US trade representative’s office. US imports from Vietnam have also grown in recent years, hitting a high of US$127.5 billion in 2022, a surge of more than 500 per cent surge since 2012.

    Nazak Nikakhtar, a partner at Wiley Rein, said the department took a key step to “level the playing field and deliver an important win for dozens of American industries and their workers, who have been forced to compete with the unfair trade practices of Vietnamese companies”.

    “Ignoring distortions in the economies of trading partners is unfair and prejudicial to American interests,” Nikakhtar, an assistant commerce secretary during the Donald Trump administration, said.

    Joe Biden says US and Vietnam ‘deepening cooperation’

    Liang Yan, an economist at Willamette University in the US state of Oregon, called the decision “kind of surprising” because Washington has hoped to build supply chains outside China – with Vietnam a likely alternative.

    “Vietnam is one of the prime candidates, so I’d think they’d want to help its supply chains there,” she said.

    However, she said, the US is wary of China using Vietnam for transshipments and would “want to prepare themselves for a bit more leeway as more Chinese companies are going to try to shift to Vietnam” to avoid US tariffs.

    Yun Sun, director of the China programme at the Stimson Centre think tank, said she thought “the perception [in Washington] is that Vietnam has not done enough to justify a change in the policy”.

    Moreover, she noted, the Biden administration faces “tremendous pressure” to prove its record on foreign policy in an election year, she said – especially when Vice-President Kamala Harris is the presumptive Democratic presidential nominee.

    In addition to labour and human rights issues in Vietnam, she said that US officials were concerned about “China using Vietnam as a back door into the US market”.

    https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3273048/despite-reforms-vietnam-remains-non-market-economy-us-declares


    Không có nhận xét nào