( In a Dammed and Diked Mekong, a Push to Restore the Flow)
Stefan Lovgren –Bình Yên Đông lược dịch
Yale Envirnment 360 – May 5, 2024
Thành phố Cần Thơ ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. [Ảnh: Linh Pham]
Đối mặt vời sụt lún đất gia tăng, xâm nhập của nước mặn, và ngập lụt được nối với phát triển, Việt Nam đã cam kết thay đổi đường lối quản lý Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Những sáng kiến mới kêu gọi tân trang đê và đập để phục hồi chế độ dòng chảy, bằng cách dùng thiên nhiên để hướng dẫn.
Chúng tôi khởi hành từ Cần Thơ, trung tâm nhộn nhịp của ĐBSCL ở Việt Nam, trước bình minh, đi về hướng nam đến một trại nuôi thủy sản trong tỉnh ven biển Cà Mau. Trại nuôi thủy sản, tôi được bảo, trình diễn làm thế nào nông dân ở đồng bằng bảo tồn nước ngọt khan hiếm trong mùa khô nóng dữ dội.
Một chuyến đi vài tiếng đồng hồ đưa chúng tôi qua cái được biết như “chén cơm” của quốc gia và tâm diểm của việc nuôi thủy sản. Điều làm du khách ngạc nhiên nhất là làm thế nào mỗi inch đất ở đây được canh tác hay xây cất lên. Nhà cửa tiếp giáp với trại nuôi tôm, và công nhân chất những cây tràm lên xe vận tải. Những đường sá hẹp chạy song song qua các kinh đào được xây dựng cho thủy nông và giao thông.
Nhưng tất cả kém xa hoàn thiện trong cái, nhìn ban đầu, giống như một thiên đàng nông nghiệp. Hầu hết các thủy lộ đều khô cạn, bùn ở dưới đáy lộ ra và nứt nẻ. Điều nầy không khác thường trong mùa khô, nhưng những vết nứt đó đã tăng để thấy nhiều hơn với mỗi năm trôi qua, biểu thị những đường gảy sâu đè lên vùng nầy, là nơi cư trú của 20 triệu người.
Khai thác cát trong sông và sự ngăn chận của phù sa cần thiết bởi các đập ở thượng lưu, hầu hết ở Trung Hoa và Lào, đã làm cạn kiệt tùng khối xây dựng của đồng bằng, đưa đến sụt lún nhanh chóng. Với đất đai thu hẹp, hàng ngàn đường sá và kinh đào đã oằn xuống và sụp đổ. Và khi khí hậu thay đổi mạnh hơn, mực nước biển dâng và dòng chảy nước ngọt giảm sẽ làm cho nước mặn đi sâu váo đất liền, tạo nên một rủi ro ngày càng tăng cho nông nghiệp dựa vào nước ngọt như canh tác lúa.
Sự cấp bách để cứu ĐBSCL đã tập hợp các tổ chức quốc tế, các ngân hàng phát triển, chánh phủ Việt Nam, các tổ chức ở địa phương, giới học thuật và nông dân. Đồng bằng nay thu hút nhiều tài trợ cho những sáng kiến môi trường hơn bất cứ vùng nào khác ở Đông Nam Á (ĐNA). Vô cùng quan trọng, có sự nhất trí rộng rãi về cái cần được thực hiện: lợi dụng cái gọi là những giải pháp dựa trên thiên nhiên – NBS theo cách nới bảo tồn – sử dụng các tiến trình tự nhiên để khuyến khích sức khỏe của hệ sinh thái.
“Chúng ta phải ngưng chống lại thiên nhiên,” Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên viên nguồn nước và cố vấn độc lập ở Cần Thơ, nói.
Những giải pháp dựa trên thiên nhiên thường được mô tà như những biện pháp để bảo vệ, phục hồi và quản lý các hệ sinh thái tự nhiên. Thí dụ của những sáng kiến NBS là những dự án trồng rừng để phục hồi khung cảnh bị suy thoái hay thiết lập những vùng được bảo vệ để bảo tồn điều kiện tự nhiên của chúng.
Nhưng làm thế nào để thực hiện những giải pháp dựa trên thiên nhiên trong một vùng như ĐBSCL, nơi có dưới 2% đất chưa được đụng tới; nơi có vô số để đã được xây để chuyển nước lũ, và nơi mà toàn thể hệ thống sinh thái đã thay đổi hoàn toàn cho việc sử dụng nông nghiệp?
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, sông Mekong chảy qua 6 quốc gia trước khi chia thành 2 nhánh sông ở phía dưới Phnom Penh, thủ đô của Cambodia. Cả 2 nhánh nầy chảy vào Việt Nam trước khi xòe ra để vào đồng bằng và Biển Đông. Các nhà địa dư thực dân trong thập niên 1800s mô tả đồng bằng như một nơi khắc nghiệt và bị nhiễm sốt rét.
YALE ENVIRONMENT 360
Trong thập niên 1930s, người Pháp bắt đầu xây đê và đất lấn ra biển để dưa nước ngọt vào những vùng có thể trồng lúa, ngay cả trong mùa khô. Mặc dù lúa có thể chịu những thời gian khan hiếm nước ngắn, nó thường đòi hỏi nước đứng trong một phần đáng kể của chu kỳ đời sống của nó, nhát là trong giai đoạn tăng trưởng vô cùng quan trọng.
Mãi đến thập niên 1980s và 1990s, tuy nhiên, Việt Nam, tuyệt vọng để tăng trưởng kinh tế qua việc sản xuất lúa [Lời người dịch: Đúng ra, chánh quyền Việt Nam đã thất bại khi áp dụng chánh sách xã hội chủ nghĩa ở miền Nam], phát triển một hệ thống kinh thủy nông rộng lớn. Để hỗ trợ cho việc trồng 3 mùa lúa trong 1 năm, những hệ thống đê bao được thiết lập để giữ nước ngọt và bảo vệ vùng canh tác tránh bị ngập.
Chánh sách “lúa trên hết” nầy giúp cừu quốc gia bị chiến tranh tàn phá khỏi bị đói, chuyển nó thành một quốc gia xuất cảng gạo quan trọng [Lời người dịch: Không phải chính sách “lúa trên hết” mà vì chánh quyền Việt Nam từ bỏ chánh sách xã hội chủ nghĩa và áp dụng chánh sách kinh tế thị trường tự do.] Nhưng việc tái kỹ thuật đồng bằng cũng đưa đến những thay đổi thủy học lớn lao. Mặc dù những đê cao ở vùng thượng nguồn bảo vệ mùa màng, chúng gia tăng mực nước ở hạ lưu trong thời gian đỉnh lũ, với cao điểm trong năm 2000, trong 1 trận lụt tàn phá giết chết trên 450 người trên khắp vùng đồng bằng.
Nhiều vấn đề cũng kết hợp ở thượng lưu, nơi các đập thủy điện được xây trên dòng chánh của sông Mekong ngăn chận dòng phù sa thay vì được tống xuống hạ lưu để nuôi dưỡng đồng ruộng dọc theo đường đi và giúp táo tạo và tái xây đựng đồng bằng.
Chánh phủ Việt Nam biết ra rằng những chánh sách trồng lúa thâm canh của họ gây nguy hại cho môi trường và hạn chế những cơ hội kinh tế. Họ bắt đầu quảng bá chánh sách đa dạng hóa nông nghiệp nhằm mục đích chuyển việc sản xuất từ đơn canh lúa sang đường lối canh tác đa canh hơn gồm có nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái, và nuôi gia súc. Trong năm 2017, lập pháp đã thông qua một đạo luật gọi là Nghị quyết 120, phản ánh cam kết của quốc gia để quản lý khả chấp và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
“Chánh phủ Việt Nam công nhận tầm quan trọng của hài hòa với thiên nhiên,” Phạm Văn Đăng Trí, giám đốc Viện Nghiên cứu Thay đổi Khí hậu của Đại học Cần Thơ, nói.
Cánh đồng chúng tôi đang viếng thăm, nằm trong huyện Phú Tân gần biển, chủ là Tiêu Hoàng Phố, lớn lên ở đó và làm việc cho một cơ quan khoa học và kỹ thuật của chánh phủ. Giống như tất cả những nông dân địa phương, Phố nuôi tôm trong những vuông được nối với các kinh nước mặn. Nhưng Phố cũng xây một ao nước ngọt được đóng kín với nước mặn ở chung quanh. Anh thu thập nước mưa trong mùa mưa và dùng trong mùa khô để nuôi cá nước ngọt. Chung quanh ao, nhiều loại cây ăn trái – dừa, mít, chuối, xoài và sầu riêng – phát triển.
Cầm một vài trái mận trong khi bước xuống từ một cái thang, Phố giải thích, “Đây là một mô hình canh tác nhiều giá trị có thể lặp lại ở cấp gia đình mà không cần đến hạ tầng cơ sở tốn kém.” Không bao lâu, anh nói, anh sẽ bắt đầu trồng lục bình, có thể được dùng cho đủ thứ từ thúc ăn gia súc đến thủ công.
Nhiều dự án quốc tế khuyến khích vực dậy lề lối canh tác lợi dụng ngập lụt tự nhiên, như trồng sen hay kết hợp với lúa nổi, được trồng trong điều kiện ngạp lụt, cùng với nuôi cá. Những phương pháp như thế đã chứng minh có nhiều lợi nhuận hơn đơn canh lúa. Ngân hàng Thế giới, về phần mình, đang hậu thuẫn cho những sáng kiến quan trọng trong vùng thượng nguồn của đồng bằng để tân trang đê để phục hồi chế độ ngập lụt tự nhiên cho nông nghiệp,
Tiêu Hoàng Phố và ao nước ngọt của anh ở Phú Tân, nơi anh thu thập nước mưa và nuôi cá. [Ảnh: Stefan Lovgren]
“Chúng tôi thường xem lụt là xấu, vì rất dễ để đo đạc thiệt hại của nó hơn giá trị của nó,” Marc Goichot, người cấm đầu nước ngọt Á Châu Thái Bình Dương cùa World Wildlife Fund (Quỹ Đới sống Hoang dã Thế gới), hỗ trợ những dự án nông nghiệp bị ngập nhấn mạnh đến việc lấy quyết định của cộng đồng địa phương, nói. “Nhưng lũ lụt có nhiều lợi ích, từ rửa chất ô nhiểm cho đất đến việc mang chất dinh dưỡng và bổ sung các tầng nước ngầm,”
Các chuyên viên chỉ ra rằng những điều chỉnh đơn giản cho hạ tầng cơ sở quản lý nước, chẳng hạn như mở cống trong hệ thống sông và kinh đào, cũng có thể tối thiểu hóa chế độ ngập lụt. Điều hành những cửa cống nầy để mô phỏng chu kỳ ngập lụt tự nhiên thay vì đóng như ngăn ngừa nước mặn, thí dụ, tạo nên thói quan ở dưới nước và giúp cá di chuyển từ sông vào các đồng lụt, nơi chúng có thể ăn và sinh đẻ.
“Ngày nay, anh khó tìm thấy bất cứ cá nào trong những vùng thâm canh lúa nầy,” Andrew Watt, phụ tá phân vùng Hạ lưu Mekong của Liên hiệp Bảo tồn Thien nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature (IUCN)), đã hình thành tiêu chuẩn toàn cầu cho những giải pháp dựa trên thien nhiên nói rằng chúng phải có lợi cho con người và đa dạng sinh học.
Một số chuyên viên nói ĐBSCL là một trường hợp nghiên cứu trong đó làm thế nào để những giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được dùng để nhái những tiến trình tự nhiên. “Để phục hồi toàn thể hệ thống môi trường-xã hội như ĐBSCL trên căn bản bị con người đe dọa đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lại những giải pháp dựa trên thiên nhiên ngoài việc chỉ phục hồi cây cới ở địa phương,” Rafael Schmitt, người từ lâu đã nghiên cứu các đập và vấn đề phù sa Mekong và là nhà khoa học hàng đầu của Dự án Tư bản Thiên nhiên (Nature Capital Project) của Đại học Stanford.
Mặc dù chánh phủ Việt Nam lên tiếng hỗ trợ cho các chánh sách môi trường, một số viên chức vẫn còn ôm lấy đường lối nông nghiệp chú trọng đến lúa cổ truyền cho đồng bằng, theo một số quan sát viên. Các dự án như Cái Lờn-Cái Bé có cửa xả kép trị giá 129 triệu USD, được dự trù để ngăn chận sự lan tràn của nước mặn và được hoàn tất trong năm 2021, đã thu hút sự chỉ trích của những nhà phê bình nói rằng những người hậu thuẫn nó được thúc đẩy bởi quyền lợi kinh tế, thay vì cam kết vối lối thực hành khả chấp.
Trên khắp đồng bằng, đường sá và các hạ tầng cơ sở khác đang đổ vỡ, và sụt lún đất đang xảy ra 4 lần nhanh hơn mực nước biển dâng. Các nghiên cứu cho thấy các đập ở thượng lưu ngăn chận đến 50% phù sa của lưu vực Mekong, thay vì đi đến và bồi lắp đồng bằng. Khai thác cát, được dùng để xây cất và chế tạo. lấy đi từ 5 đến 9 lần số lượng được bồi lắng ở đồng bằng hàng năm.
Không có những giải pháp dựa trên thiên nhiên rõ rệt để giải quyết sự mất cát và phù sa. Nhưng những lề lối thực hành có thể được cải thiện, các chuyên viên nói. Thí dụ, các đập có thể được xây ở những nơi chúng không gây ra quá nhiều thiệt hại, và cát có thể được lấy đi ở những nơi ít cần cho sự ổn định của đất.
Một dự án trồng rừng đước ở Việt Nam. [Ảnh: UNDP VIETNAM]
Cải thiện dòng chảy của cát và phù sa rất cần để phục hồi rừng đước, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm nhẹ sạt lở bờ biển và có tác dụng như những chướng ngại thiên nhiên chống lại giông bão. Phục hồi rừng đước được cho là một giải pháp dựa vào thiên nhiên truyền thống hơn những tiến trình thay đổi để phục hồi điều kiện tự nhiên.
Nhưng ở nhiều nơi, rừng được của Việt Nam bị phá hủy bởi việc áp dụng Chất Da cam trong chiến tranh với Mỹ. Ở những nơi khác trong đồng bằng, những bờ đá ngoài biển – được xây để bảo vệ bờ biển chống lại sóng lớn – đã thay đổi dộng năng của nước và bãi biển, khiến cho rừng đước bị cuốn trôi.
Một vài dự án phục hồi rừng đước đã được khởi động trong đồng bằng, nhưng công việc rất phức tạp vì sự sụt giảm phù sa đến biển. “Đước cần ngăn chận đủ phù sa để xây hệ thống rễ của chúng,” Schmitt nói. “Nếu anh trồng cây đước ở nơi không có phù sa, anh đang phí thời gian,”
Trở lại Cần Thơ, Thiện, cố vấn, nói những ngày của kỹ thuật và xây dựng mà không kính trọng thiên nhiên đã qua. “Trước đây chúng tôi nóng long để chinh phục thiên nhiên. Chúng tôi không ngưng 1 phút để suy nghĩ làm thế nào nó hoạt động,” ông nói. “Nay, ít nhất chúng tôi bắt đầu tôn trọng luật thiên nhiên. Nó đang đi đúng hướng.” [Lời người dịch: Với tính kiêu binh sau chiến thắng 1975, người miến Bắc từng nói: “Thằng trởi hãy đứng một bên. Để ông Thủy lợi thay trời làm mưa” hay “Nghiêng đồng đổ nước.” Người dân miền Nam gọi đó là làm “Thủy hại!”]
Không có nhận xét nào