Header Ads

  • Breaking News

    Thư Hôm Qua Của Sáu Thượng Nghị Sĩ Gửi Bộ Trưởng Thương Mại Chống Quyết Định Nâng Việt Nam Lên Quy Chế Kinh Tế Thị Trường

     

    Thư Hôm Qua Của Sáu Thượng Nghị Sĩ Gửi Bộ Trưởng Thương Mại Chống Quyết Định Nâng Việt Nam Lên Quy Chế Kinh Tế Thị Trường

    Song ngữ Việt Anh

    Ngày 24 tháng 7 năm 2024

     

    The Honorable Gina Raimondo

    U.S. Department of Commerce

    1401 Constitution Avenue NW

    Washington, DC 20230

    Kính gửi Bộ trưởng Raimondo,

    Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại hiện tại của chúng tôi về việc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ xem xét tình trạng nền kinh tế phi thị trường (NME) của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Khi thời hạn quyết định của Bộ đang sắp xảy ra, chúng tôi phải nhắc lại lý do tại sao quyết định nâng Việt Nam lên quy chế kinh tế thị trường sẽ làm suy yếu lợi ích quốc gia của chúng ta.

    Theo quy luật, Bộ của quý vị phải tiến hành thanh tra nghiêm ngặt đối với Việt Nam và nền kinh tế của nước này để xác định liệu Việt Nam có thể chuyển sang nền kinh tế thị trường hay không. Trong trường hợp này, rõ ràng là Việt Nam không có nền kinh tế thị trường. Đồng tiền của Việt Nam không được tự do chuyển đổi. Việt Nam không bảo vệ sự thương lượng tự do giữa người lao động và cấp quản lý. Nhà cầm quyền nước này duy trì quyền kiểm soát đáng ngại về giá cả và sản xuất thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp được nhiều trợ cấp– đến mức ngay cả trong quá trình kiểm soát này, cơ quan của bà đã khởi xướng nhiều cuộc điều tra về việc chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với Việt Nam để ghi nhận những sai lệch này. Không còn nghi ngờ gì nữa, các hoạt động kinh tế phi thị trường của nước này đã vi phạm việc cạnh tranh công bằng và quan hệ thương mại hợp pháp.

    Như cơ quan của bà đã quá hiểu qua nhiều báo cáo của các ngành công nghiệp nội địa, việc nâng Việt Nam lên vị thế kinh tế thị trường sẽ tước đi các công cụ cần thiết của các ngành công nghiệp và của người lao động Mỹ trên khắp nước để tự bảo vệ mình trước hoạt động thương mại không công bằng như vậy. Trong hai thập kỷ qua, chính sách định giá mạnh tay của Việt Nam đã gây tổn hại cho các nhà sản xuất ở Mỹ. Một quyết định hấp tấp để nâng cấp Việt Nam có thể làm tê liệt các nhà sản xuất này, gây tổn hại đến các chuỗi cung ứng an toàn và quan trọng, đồng thời loại bỏ những việc làm tốt ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất của đất nước chúng ta.

     

    Việt Nam là một quốc gia cộng sản từ năm 1975 và Bộ Thương Mại đã chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường vào năm 2002. Trong những năm sau đó, nhà cầm quyền Việt Nam đã có nhiều cơ hội theo đuổi những cải cách nội bộ thực sự để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Trái lại, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đang thắt chặt kiểm soát đất nước. Ví dụ, Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ban hành một mệnh lệnh toàn chính phủ vào năm ngoái, Chỉ Thị 24, để nhắm và loại bỏ các thế lực và ảnh hưởng “thù địch” nước ngoài ngay trong nước có nguy cơ làm suy yếu sự cai trị của Đảng Cộng Sản. Theo báo cáo, Chỉ Thị 24 “coi tất cả các hình thức hợp tác và thương mại quốc tế là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và đưa ra một kế hoạch đáng lo ngại để đối phó với những mối đe dọa được nhận thức này”. Để loại bỏ các thế lực “thù địch”, Chỉ Thị 24 tăng cường quyền lực của ĐCSVN đối với mọi cấp chính quyền, nền kinh tế mở rộng và người dân cả nước. Chỉ Thị này gia tăng quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc hạn chế và trừng phạt các nhóm xã hội dân sự và công đoàn, kiểm soát các tổ chức ngoại quốc, kiểm duyệt và loại bỏ những người bất đồng chính kiến, và kiểm soát công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Đây không phải là hành động của một quốc gia đang mở cửa hệ thống kinh tế hoặc chính trị.

    Tuy nhiên, chính quyền Hoa Kỳ có thể tin rằng việc trao quy chế kinh tế thị trường, bất chấp bằng chứng rõ ràng, sẽ thúc đẩy lợi ích của Mỹ bằng cách kéo Việt Nam ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và gia nhập phạm vi ảnh hưởng của chúng ta. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy Việt Nam sẽ thay đổi chính sách ngoại giao hoặc quân sự đối với Trung Quốc để đổi lấy khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn. Việt Nam đã có thặng dư thương mại hàng hóa hơn 100 tỷ USD mỗi năm với Hoa Kỳ, nhưng vẫn tiếp tục xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

    Trên thực tế, việc trao quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam chỉ có thể khuyến khích hợp tác Trung-Việt qui mô hơn, vì Bắc Kinh có thể tìm cách tăng cường trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam và chuyển các công ty của họ sang Việt Nam để khai thác quy chế ưu đãi đó. Không có lời biện minh ngoại giao hay quân sự nào cho việc phá hoại nền kinh tế Mỹ theo cách này.

    Bộ Thương Mại Hoa Kỳ có nhiệm vụ thúc đẩy lợi ích quốc gia, không làm suy yếu các ngành công nghiệp của chúng ta để theo đuổi một chiến lược địa chính trị sai lầm. Chúng tôi kêu gọi bà tôn trọng nhiệm vụ này và tiếp tục coi Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường.

    Cảm ơn sự chú ý của bà đến vấn đề quan trọng này.

    Trân trọng,

    Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton (Arkansas)

    Thượng Nghị Sĩ Roger Wicker (Mississippi)

    Thượng Nghị Sĩ Bill Cassidy (Louisiana)

    Thượng Nghị Sĩ Cindy Hyde-Smith (Mississippi)

    Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley (Missouri)

    Thượng Nghị Sĩ Katie Britt (Alabama)

    Thượng Nghị Sĩ John Boozman (Arkansas) 


    Không có nhận xét nào