Header Ads

  • Breaking News

    Rừng Việt Nam có thể sống còn với sự lan tràn của các đồn điền KEO và BẠCH ĐÀN?

    Bình luận

    (Can Vietnam’s forests survive the spread of acacia and eucalyptus plantations? (commentary))


    Buu Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

    Mongabay – 4 June 2024



    • Việc trồng những đồn điền độc canh cây keo và bạch đàn đại qui mô ở Việt Nam nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng môi trường lâu dài đối với sức khỏe của đất và đa dạng sinh học

    • Sự bành trướng mạnh mẽ nầy cũng đưa đến sự cạnh tranh đất khốc liệt, thường dời chỗ nhiều cộng đồng ở địa phương với tài nguyên hạn chế

    • “Khuyến khích tinh thần hợp tác giữa các nông ty và nông dân rất càn thiết để bảo đảm kỹ nghệ lâm nghiệp của Việt Nam phát triển trong khi thúc đẩy cuộc sồng của cả 2 bên,” một nhện xét mới đây trên báo cho biết

    • Bài dăng nầy là một bình luận, những quan điểm được trình bày là của tác giả, không nhất thiết của Mongabay


    Việt Nam là một quốc gia có nhiều núi, với ¾ diện tích đất được bao phủ bởi đồi núi.  Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD), rừng bao phủ chỉ có 42,02% tính đến tháng 6 năm 2022.  Ngoài ra, trên 2/3 rừng tự nhiên của Việt Nam được xem như suy thoái.  Nhóm Ngân hàng Thế giới tường trình rằng “2/3 rừng tự nhiên của Việt Nam có vẻ ở trong điều kiện xấu hay tái sinh, chỉ có 5% còn lại là rừng có tàn kín và tốt.”


    Mặc dù rừng trồng lại chiếm khoảng 35% tông số diện tích rừng của Việt Nam (tính đến tháng 6 năm 2022 với 14.790.075 hectares), những rừng được thiết lập trong 15 năm qua phần lớn là những đồn điền cây nhỏ, được dùng cho kỹ nghệ gỗ vụn có giá trị thấp.  Phá rừng tự nhiên để khai thác tài nguyên và cho nông nghiệp đã gây ra một số hậu quả tiêu cực, gồm có làm giảm sự ổn định của sông và suối, kiểm soát thiên tai khó hơn, và sạt lở đất nghiêm trọng.  Những yếu tố nầy góp phần ảnh hưởng nguy hại đến kinh tế, môi trường và xã hội.


    Rừng được trồng của Việt Nam: tăng trưởng và thách thức


    Theo thống kê chánh thức của MARD, từ năm 2012 đến 2022, Việt Nam mất 289.762 hectares rừng tự nhiên.  Tuy nhiên, diện tích dành cho những đồn điền cây nhỏ của kỹ nghệ gỗ vụn đã gia tăng 1.217.793 hectares.  Sự bành trướng nhanh chóng nầy làm nổi bật tiềm năng của nỗ lực trồng rừng để gia tăng độ bao phủ rừng tổng quát, nhưng nó nêu lên những lo ngại về tính khả chấp lâu dài của lối thực hành nầy.  Mặc dù những đồn điền nầy đóng góp vào việc phát triển nông thôn, nhất là qua việc tạo công ăn việc làm, chúng thường gồm có những loại cây lớn nhanh có giá trị thấp cung cấp lợi ích sinh thái giới hạn so với rừng tự nhiên.


    Cleared plantation plots alternate with growing commercial acacia next to a reservoir in Thua Thien-Hue Province, Vietnam. Image by Michael Tatarski.

    Những đồn điền rừng được khai quang xen kẻ với những khu trồng keo thương mại cạnh một hồ chứa nước trong tỉnh Thừa Thiên-Huế. [Ảnh: Michael Tatarski]


    Kỹ nghệ lâm nghiệp Việt Nam đã thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong việc trồng rừng giữa các công ty và gia đình trong thập niên qua.  Sự cạnh tranh nầy thỉnh thoảng đưa đến việc chạm trán giữa các cộng đồng và các liên minh có thế ,ực của các công ty và chánh phủ. Vì sự cô lập và thiếu tài nguyên pháp lý, ngưởi dân địa phương thường bị buộc phải bỏ đất hay bán với giá rất rẻ.


    Mặc dù nông nghiệp là nguồn thu nhập chánh của người dân ở nông thôn, trồng hoa màu hay nuôi gia súc thường không thể giải quyết tình trạng nghèo khó của họ.  Điều nầy buộc họ phải quay sang rửng để có thêm thu nhập qua các hoạt động như đốn gỗ bất hợp pháp, làm than, và đốt rừng để có đất canh tác mới.  Tất cả những lối thực hành nầy đóng góp vào sự suy thoái của rừng hiện nay và làm giảm đáng kể độ bao phủ rừng nói chung.


    Vào khoảng thập niên 1950s, một số loại cây bạch đàn được nhập cảng từ Australia, với một số rất thích hợp với đất đai và khí hậu của Việt Nam.  Mặc dù rừng bạch đàn rất phổ biến ở cao nguyên miền Trung từ trước năm 1975, việc phát triển mạnh mẽ loại cây nầy hay rửng được trồng chỉ xảy ra trong thập niên 1990s.


    Tuy nhiên, trong thập niên 2000s, khi đất rừng sụt giảm vì trồng vội vã, người dân bắt đầu chọn các loại cây keo cùng với cây bạch đàn.  Những cây keo nầy có lợi thế là dễ trồng, lớn nhanh, và sản xuất sinh khối đáng kể và có giá trị kinh tế.  Hơn nữa, cây keo thuộc họ cãi, giúp cải thiện phẩm chất đất bằng cách cung cấp nitrogen qua rễ cây có chứa vi trùng tạo ra nitrogen.  Điều nầy giúp ngăn ngừa sạt lở, bảo vệ rừng và làm giảm rủi ro đất chuồi.  Kết quả là, cây keo dần dần thay thế cây bạch đàn, làm cạn kiệt chất dinh dưỡng của đất, như loại cây đồn điền chiếm ưu thế.  Nhờ sự chuyển đổi nầy, nhiều gia đình trong vùng lâm nghiệp thống trị đã tin tưởng để chuyển từ đồng ruộng trên cao với hoa màu hàng năm để trồng cây keo hay các loại hoa màu nhiều năm.


    Ông Nguyễn Hoàng, một chủ đồn điền cây ở cao nguyên, nói “Việc trồng rừng sản xuất tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây.  Cây keo và bạch đàn là 2 chọn lựa phổ biến nhất của người trồng.  Cây keo đặc biệt thu hút vì gỗ có thể được bán với giá cao hơn sau khoảng 8 năm.  Ngoài ra, nó có thể được bán cho hãng gỗ vụn chỉ sau 4 năm.”


    Lợi nhuận tiềm tàng cũng hấp dẫn.  Sau khi trồng và săn sóc khoảng 5 năm, lái buôn sẽ đến nông trại để trực tiếp mua cây.  Điều nầy có thể cho một lợi nhuận khoảng 1.970-2.750 USD mỗi hectare.  Dể cây thêm vài nam nữa, cho phép chúng đủ lớn để cưa làm gỗ, có thể làm tăng trị giá đến 5.900 USD/ha.


    Tuy nhiên, không phải tất cà vùng nông thôn đều có dất rừng sản xuất rộng lớn.  Điều nầy trở thành một lo ngại đặc biệt trong những năm qua, khi nhiều công ty và tổ hợp đang tìm đất cho các dự án trồng rừng đại qui mô.



    Nông dân đốt rừng được khai quang sau khi thu hoạch. [Ảnh: Buu Nguyen]


    Cạnh tranh mạnh mẽ


    Hoàng cũng chia sẻ kinh nghiệm của ông, “Làm việc trong kỹ nghệ lâm nghiệp cũng thật sự cho thu nhập cao.  Khi nào một gia đình có khoảng 3 hectares đất rừng, kết hợp với làm ruộng và nuôi gia súc, họ có thể sống thoãi mái.  Tuy nhiên, không phải ai cũng có đất rừng.  Trong vùng của tôi, có một số đất rừng đáng kể.  Nhưng khoảng năm 2008, khi các công ty như Trường Thành Xanh hay Tân Phước Thịnh đắ bắt đầu xin cho các dự án trồng rừng của họ, rõ ràng là một số người bị mất đất.  Tệ hại hơn, có nhiều trường hợp những công ty nầy lấn vào đất do người địa phương làm chủ.”


    Các công ty sản xuất rừng, như Trường Thành Xanhm đã đầu tư nặng nề trong việc phát triển vùng rừng vật liệu thô trong 5 năm qua.  Lợi dụng tài nguyên vốn mạnh mẽ của họ, họ thường được đất qua sự phân phối của chánh phủ hay mua đất của người địa phương với giá thấp, ngay cả thỉnh thoảng lấn chiếm.  Ngoài ra, họ dễ dàng để có tài chánh từ các ngân hàng thương mại và được lợi từ các chương trình cho vay được làm dễ dàng bởi Ngân hàng Chánh sách Xã hội của Việt Nam.


    Nhiếu yếu tố bất lợi cho cư dân địa phương, như giới hạn vốn và sự vắng mặt của Quyền Sử dụng Dất (LURC) khiến cho họ dễ bị tổn thương khi có tranh chấp với các công ty,  Ngoài ra, việc bảo đảm nợ cho các dự án lâm nghiệp rất khó khăn vì những đòi hỏi của ngân hàng dành ưu tiên cho các công ty hơn các gia đình.  Những điều nầy gồm có thiếu LURC, thế chân không đủ, và sự do dự nói chung của ngân hàng đối với việc cho vay dài hạn của các gia đình.  Việc tiếp cận hạn chế với tài trợ lâu dài không may làm nản lòng cư dân thu hoạch cây còn non để bán cho các hãng gỗ vụn, làm giảm đáng kể giá trị kinh tế tiềm tàng.


    Các công ty thường lợi dụng những khe hở trong việc cộng tác với những viên chức tham nhũng để mướn đất rừng với giá rẻ, và ngoài ra, họ dùng lợi thế của họ để lấn chiếm hay làm áp lực các nông dân địa phương để bán các miếng rừng lân cận không có LURC với giá thấp.  Đối với nhiều cư dân, điều nầy diễn dịch thành nhiều thập niên làm việc và việc canh tác chấm dứt thình lình, khi ngày nào đó, Ủy ban Nhân dân Tỉnh thình lình giao đất của họ cho một công ty trồng rừng nhất định.  Đối mặt với những thách thức pháp lý vô hiệu quả, cư dân buộc phải chấp nhận giá đất nghèo nàn hay bị mất đáng kể.



    Đồn điền bạch đàn. [Ảnh: Patrick Shepherd]


    Các ngân hàng ưa chuộng cho các công ty vay tiền vì tình trạng pháp lý vững chắc và khả năng cung cấp thế chân.  Tuy nhiên, nhiều công ty trồng rừng điều hành với việc thiếu minh bạch đáng lo ngại, ngay cả dùng đến những chiến thuật như băng đảng trong việc đụng độ với những viên chức tham nhũng để đàn áp người địa phương.  Mọt khi họ được LURC hay sự chấp thuận dự án của Ủy ban Nhân dân Tỉnh, những công ty nầy lợi dụng những tài sản nầy để thế chấp để mượn nợ ngân hàng.  Sau khoảng 2-3 năm canh tác rừng, họ thường tìm cách để nhảy ra nhanh chóng bằng cách bán lại dự án hay bán cổ phần cho các công ty ngoại quốc.  Trong một số trường hợp tuyệt vời, các công ty kết thúc việc bàn rừng trước khi con dấu chấp thuận của Ủy ban Nhân dân Tỉnh khô mực.


    Kỹ nghệ lâm nghiệp của Việt Nam, một đóng góp đáng kể cho kinh tế quốc gia, đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng,  Trong một thành quả mốc ngoặc năm 2023, thành phần lâm nghiệp của Việt Nam hoàn tất việc chuyển giao chưa từng có 10,3 triệu tấn trong việc giảm phóng thích carbon cho Carbon Partnership Fund in Forestry (Quỹ Hợp tác Carbon Lâm nghiệp) qua Ngân hàng Thế giới.  Sáng kiến tạo ra 51,1 triệu USD, và thành phần lâm nghiệp của Việt Nam đưa ra những mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2024, nhằm mục đích duy trì mức bao phủ rừng quốc gia ổn định ở mức 42,02% trong khi hoàn thành mức tăng trưởng 5,0-5,5% trong trị giá sản xuất lâm nghiệp.  Ngoài ra, mục tiêu của thành phần là là tạo ra thu nhập 116 triệu USD qua dịch vụ môi trường rừng và đạt đến 17,5 tỉ USD trị giá xuất cảng các sản phẩm rừng.


    Tuy nhiên, để hoàn thành những mục tiêu nầy và bảo đảm một tương lai khả chấp cho kỹ nghệ, cộng tác giữa các công ty và nông dân vô cùng quan trọng, nhưng nông dân Việt Nam đã đối mặt với khó khăn kinh tế trong việc chạm trán với những chướng ngại đáng kể ngăn cản việc tham gia của họ trong thành phần đang tăng trưởng nầy.  Những thách thức như cạnh tranh kiểu băng đảng từ các công ty có ràng buộc với chánh phủ, khó khăn trong việc vay tiền ngân hàng cho những dự án lâm nghiệp dài hạn, và nhiều thủ tục phiền phức liên quan đến việc xin LURC, tất cả ra sức làm căng thẳng tình huống đã thách thức của họ.


    Giải quyết những thách thức nầy và khuyến khích chạy nước rút giữa các công ty và nông dân rất cần thiết để bảo đảm rằng kỹ nghệ lâm nghiệp của Việt Nam phát triển trong khi khuyến khích cuộc sống của cả 2 bên.


    https://mekong-cuulong.blogspot.com/2024/07/rung-viet-nam-co-song-con-voi-su-lan.html


    Không có nhận xét nào