Header Ads

  • Breaking News

    Mỹ trì hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam cho đến tháng 8

    Reuters

    Cù Tuấn, biên dịch

    25/7/2024

    WASHINGTON, ngày 24 tháng 7 (Reuters) – Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do lỗi phần mềm CrowdStrike.

    Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu sẽ đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

    Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

    Bản ghi nhớ của Bộ Thương mại Mỹ ngày hôm thứ Tư mà Reuters có được nói rằng “trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động liên tục tại Bộ Thương mại Mỹ… về mảng tin học… Thời hạn cho các quyết định cuối cùng trong các trường hợp chống bán phá giá sẽ được gia hạn “tổng cộng sáu ngày”.

    Người phát ngôn của Bộ Thương mại cho biết một “số lượng nhỏ” hồ sơ các vụ việc chống bán phá giá và đối kháng đã bị hỏng do bản cập nhật phần mềm bị lỗi gần đây của công ty an ninh mạng Crowdstrike.

    “Phù hợp với các hành động của Bộ Thương mại để đối phó với sự gián đoạn do các sự cố như vậy, việc gia hạn cho một số hồ sơ AD/CVD sẽ được thực hiện. Việc xem xét tình trạng kinh tế phi thị trường của Việt Nam được bao gồm trong số này, và sẽ được công khai vào thứ Sáu, ngày 2 tháng 8”.

    Quốc tang của lãnh đạo đảng

    Thời hạn ngày 26 tháng 7 của việc xem xét kinh tế Việt Nam đã trở nên khó xử sau cái chết vào tuần trước của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, bởi vì nó sẽ trùng khớp với đám tang nhà nước của ông vào cùng ngày.

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có kế hoạch tới Việt Nam dự đám tang hôm thứ Sáu khi bắt đầu một chuyến đi vòng quanh châu Á, nhưng giờ đây ông dự kiến ​​sẽ đến phân ưu với gia đình của ông Trọng vào cuối tuần.

    Trong thời gian làm lãnh đạo đảng, ông Trọng đã theo đuổi một chính sách đối ngoại thực dụng, bao gồm cả việc nuôi dưỡng mối quan hệ với Mỹ.

    Các nhà phân tích nói rằng việc công bố kết quả tiêu cực của đánh giá thương mại cùng ngày với đám tang của ông có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ Washington đã làm việc chăm chỉ từ trước đến nay để thúc đẩy cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng với Trung Quốc.

    Việt Nam từ lâu đã lập luận rằng nước này nên được giải phóng khỏi nhãn hiệu phi thị trường vì những cải cách kinh tế gần đây, và nói rằng việc giữ lại nhãn hiệu này là xấu cho các mối quan hệ hai chiều ngày càng gần gũi mà Washington coi là đối trọng với Trung Quốc.

    Những người phản đối việc nâng cấp Việt Nam – một trong 12 nền kinh tế do Washington coi là phi thị trường, bao gồm Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Azerbaijan – lập luận rằng các cam kết chính sách của Hà Nội không được kết hợp bởi các hành động cụ thể và kinh tế quốc gia này hoạt động như một nền kinh tế kế hoạch được Đảng cộng sản Việt Nam điều chỉnh.

    Alexander Vuving, thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở tại Hawaii, cho biết đó là một quyết định “đau đớn” đối với chính quyền Biden, sau khi đã nhiệt tình chăm sóc Việt Nam và làm dịu các vận động hành lang lao động và công nghiệp trong nước với cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần.

    “Cái chết của ông Trọng có thể gây áp lực nhiều hơn cho Mỹ phải xích gần tới Việt Nam trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung”, Vuving nói.

    “Những ngày đầu tiên trong giai đoạn lãnh đạo mới của Việt Nam rất quan trọng trong việc thiết lập định hướng tương lai của Việt Nam”.

    “Quyết định này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc liệu các mối quan tâm bầu cử có cân nhắc nhiều hơn những lo ngại về cạnh tranh quyền lực lớn hay không, và liệu Nhà Trắng có muốn ảnh hưởng đến Bộ Thương mại hay khuyến khích nó đưa ra quyết định không thiên vị”.

    Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội năm ngoái, Mỹ và Việt Nam đã nâng cao mối quan hệ giữa hai quốc gia thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thúc đẩy Việt Nam như một điểm đến “friend-shoring” để chuyển các chuỗi cung ứng của Mỹ khỏi Trung Quốc.

    https://baotiengdan.com/2024/07/25/my-tri-hoan-quyet-dinh-nhay-cam-ve-nen-kinh-te-thi-truong-cua-viet-nam-cho-den-thang-8/

    United States

    US delays sensitive Vietnam 'market economy' decision until August

    By David Brunnstrom and David Lawder

    July 24, 20246:45 PM CDTUpdated 12 hours ago

    WASHINGTON, July 24 (Reuters) - The U.S. Commerce Department said on Wednesday it has delayed a difficult decision on whether to upgrade Vietnam to market economy status by about a week until early August, citing IT disruptions from the CrowdStrike software bug.

    A decision on the upgrade that Hanoi has long sought had been due by Friday. The upgrade is opposed by U.S. steelmakers, Gulf Coast shrimpers and honey farmers, but backed by retailers and some other business groups.

    Advertisement · Scroll to continue

    It would reduce punitive anti-dumping duties on Vietnamese imports given the country's current status as a non-market economy marked by heavy state influence.

    A Commerce Department memorandum dated Wednesday and seen by Reuters said that "in light of ongoing disruptions to U.S. Department of Commerce ... IT resources and platforms" deadlines for final determinations in anti-dumping cases would be extended "by a total of six days."

    A Commerce Department spokesperson said a "small number" of anti-dumping and countervailing duty case filings were disrupted by the recent botched software update by cybersecurity firm CrowdStrike (CRWD.O)

    , opens new tab, which crashed computer systems worldwide.

    "Consistent with Department of Commerce actions taken in response to the disruptions resulting from such incidents, deadline extensions in certain AD/CVD cases have been made. The Vietnam non-market economy status case is included among these, and will be made public by Friday, August 2nd."

    The video player is currently playing an ad.

    00:16How Reuters bought everything it needed online to make fentanyl 

    PARTY LEADER'S FUNERAL

    A July 26 deadline set by Commerce for the Vietnam announcement became awkward after the death last week of Vietnam's Communist Party leader, Nguyen Phu Trong, because it would have coincided with his state funeral set for Friday.

    U.S. Secretary of State Antony Blinken had been due to stop in Vietnam for Friday's funeral at the start of an Asia tour, but he is now expected to pay his respects to Trong's family at the weekend.

    During his time as party head, Trong pursued a pragmatic foreign policy, including nurturing ties with the United States.

    Analysts said that announcing a negative outcome of the Commerce review on the same day as his funeral could have been damaging to ties Washington has worked equally hard to foster in the face of growing strategic competition with China.

    Vietnam has long argued it should be freed of the non-market label because of recent economic reforms, and it said that retaining the moniker is bad for increasingly close two-way ties that Washington sees as a counterbalance to China.

    Opponents of upgrading Vietnam - one of 12 economies labeled by Washington as non-market, including China, Russia, North Korea and Azerbaijan - argue that Hanoi's policy commitments have not been matched by concrete actions and it operates as a planned economy governed by the ruling Communist Party.

    Alexander Vuving, of the Hawaii-based Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies, said it was a "painful" decision for the Biden administration, given its competing desires to court Vietnam and to assuage domestic labor and industry lobbies with the Nov. 5 presidential election fast approaching.

    "Trong's death could put more pressure on the U.S. to court Vietnam in the context of the U.S.-China rivalry," Vuving said. "The first days of Vietnam's new leadership is important in setting Vietnam's future direction.

    "The decision will depend much on whether the election concerns weigh more than the great power competition concerns, and whether the White House wants to influence the Commerce Department or to encourage it to make an unbiased decision."

    During a visit by U.S. President Joe Biden to Hanoi last year, the U.S. and Vietnam elevated ties to a comprehensive strategic partnership and U.S. Treasury Secretary Janet Yellen has promoted Vietnam as a "friend-shoring" destination to shift U.S. supply chains away from China.

    Reporting by David Brunnstrom and David Lawder; Editing by Diane Craft and Leslie Adler


    Không có nhận xét nào