Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam

    05/7/2024

    Việt Nam hoan nghênh Báo cáo về nạn buôn người của Mỹ nhưng chưa hài lòng với Báo cáo tự do tôn giáo

    04/7/2024


    Việt Nam hoan nghênh Báo cáo về nạn buôn người của Mỹ nhưng chưa hài lòng với Báo cáo tự do tôn giáo


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trong một họp báo ở Hà Nội 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngHà Nội Mới 

    Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/7 lên tiếng ca ngợi những đánh giá mới trong báo cáo về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với Việt Nam trong năm 2023 nhưng vẫn chưa hài lòng với báo cáo về tự do tôn giáo vì một số đánh giá mà Việt Nam cho là thiếu khách quan, chưa chính xác.

    Hôm 26/6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo toàn cầu, trong đó tiếp tục xếp Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói với báo giới tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội rằng;

    “Chúng tôi lấy làm tiếc về việc mặc dù đã ghi nhận một số tiến bộ của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo tín ngưỡng, song báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa ra những nhận định thiếu khách quan, dựa trên thông tin chưa được kiểm chứng và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”.

    Người đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng.

    Một số những nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam có nhận xét với RFA về báo cáo mới của Mỹ cho rằng, phúc trình mới của Mỹ đã liệt kê tương đối đầy đủ các vụ đàn áp tôn giáo ở trong nước. Một số chức sắc thuộc các đạo Hoà Hảo và Cao Đài trong nước cho biết tình hình đàn áp các nhóm đạo không được Nhà nước thừa nhận đã gia tăng hơn trong năm 2023.

    Trong khi đó, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) trong nhiều năm liên tục đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa lại Việt Nam vào Danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).

    Cũng trong họp báo ngày 4/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hoan nghênh báo cáo mới về nạn buôn người do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 25/6, theo đó Mỹ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách theo dõi.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng Mỹ đã có đánh giá khách quan về kết quả phòng chống mua bán người của Việt Nam và đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực này.

    Mặc dù vậy, trước khi Mỹ công bố báo cáo này, tổ chức nhân quyền Project 88 đã công bố một báo cáo cho biết Hà Nội đã đưa ra thông tin sai lệch và cố gắng che đậy các vụ buôn người liên quan đến các quan chức khi liên lạc với các quan chức Hoa Kỳ về báo cáo thường niên về Buôn bán người (TIP).

    Tuy nhiên, trong báo cáo mới, Washington đã nhìn nhận Hà Nội đã gia tăng những nỗ lực tổng thể về nạn buôn người, bao gồm việc đệ trình luật chống buôn người lên cơ quan lập pháp để xem xét, tăng cường truy tố và hỗ trợ nhiều nạn nhân hơn.

    Tuy nhiên, báo cáo của Hoa Kỳ công bố hôm thứ 25/6 đã trích dẫn một loạt lĩnh vực mà Việt Nam chưa đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu, bao gồm cả việc xử lý nạn buôn người mà các quan chức chính phủ đồng lõa.

    Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng: Bộ Công an chống tham nhũng không có vùng cấm, cảnh giác thế lực thù địch

    04/7/2024


    Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng: Bộ Công an chống tham nhũng không có vùng cấm, cảnh giác thế lực thù địch


    Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại hội nghị của Bộ Công an hôm 4/7/2024 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngTTXVN 

    Các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 4/7 đã có những thông điệp kiên quyết về chống tham nhũng không vùng cấm, đảm bảo an ninh, tránh tình trạng lộ bí mật nhà nước, cảnh giác thế lực thù địch trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 14 vào đầu năm 2026.

    Truyền thông Nhà nước cho biết các thông điệp này được tân Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra với Bộ Công an nhân Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương 6 tháng đầu năm 2024. Báo Nhà nước cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đến dự hội nghị này với cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm, trong khi ông Trọng, vì lý do không thể đến dự trực tiếp, đã gửi thư đến hội nghị.

    Báo Nhà nước dẫn lời ông Tô Lâm phát biểu tại hội nghị, theo đó ông Tô Lâm nêu ra nội dung Bộ này cần thực hiện trong thời gian tới là tiếp tục phát huy tinh thần "gương mẫu", "đi đầu", lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tinh thần "không ngừng, không nghỉ", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

    Trong thư gửi Bộ Công an, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đánh giá: “lực lượng công an đã phát huy tốt vai trò là "thanh bảo kiếm" sắc bén trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.”

    Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu ra một số những vụ án tham nhũng lớn liên quan đến một loạt các quan chức cấp cao trong Đảng đã bị xử lý trong thời gian qua.

    Truyền thông Nhà nước dẫn thư của ông Trọng nhận định: “công an đã đánh đúng, đánh trúng, điều tra làm rõ nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, dư luận bức xúc, có sự đan xen giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, làm lũng đoạn hệ thống chính trị ở cơ sở. Điển hình như vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, vụ án liên quan đến Khu đô thị Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng…”

    Mặc dù báo trong nước không nêu cụ thể những vụ án này liên quan đến ai, nhưng những thông tin và bình luận được các nhà quan sát quốc tế đưa ra cho thấy những Tập đoàn lớn này liên quan đến các sai phạm của cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - những người vừa bị mất chức trong năm nay.

    Mặc dù vậy, người phát động công cuộc “đốt lò” - tên gọi cho chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam - cũng nhấn mạnh trong thư: “"Việc xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vừa qua được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ với công tác cán bộ, rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình, các đối tượng đều tâm phục, khẩu phục”.

    Nhắc đến phương hướng, nhiệm vụ trong sáu tháng tiếp theo, ông Trọng lưu ý Bộ Công an “Tuyệt đối không để bị động, bất ngờ về mặt chiến lược; duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cao nhất cho phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế”.

    Ông nêu cụ thể lý do là Đảng đang chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ 14 dự kiến diễn ra vào đầu năm 2026. Vì vậy, đây là “những vấn đề mà cả nước quan tâm, nhưng cũng là vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động, nói xấu…”

    Ông Trọng yêu cầu phải có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng lộ, mất bí mật Nhà nước, "trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường"; tập trung các biện pháp phòng, chống thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, cài cắm nội gián của các thế lực thù địch, phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", nhất là ở các cơ quan trọng yếu, cơ mật.

    Việt Nam tăng lương 30% để trị tham nhũng, liệu có khả thi? 

    VOA Tiếng Việt 

    04/7/2024


    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ Chu Ngọc Anh, hai cán bộ cao cấp dính chàm trong đại án Việt Á


    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ Chu Ngọc Anh, hai cán bộ cao cấp dính chàm trong đại án Việt Á 

    Việt Nam đã dành ra hơn 27 tỷ đô la để tăng 30% lương cho cán bộ, công chức trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng nhưng có ý kiến cho rằng việc này chỉ giúp chống được tham nhũng vặt chứ không ngăn được tham nhũng ở các cán bộ cấp cao, theo tìm hiểu của VOA.

    Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo Chính phủ chuẩn bị đề án tăng lương cơ sở trong nhiều năm qua và sau khi được Quốc hội phê chuẩn hôm 29/6, kể từ ngày 1/7 năm nay Việt Nam sẽ tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân trong khu vực Nhà nước lên 30%.

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói phải chống tham nhũng ở Việt Nam theo phương châm làm sao để cán bộ, công chức ‘không muốn, không thể và không dám’ tham nhũng. Trong đó, ‘không muốn’ tham nhũng là khi cán bộ, công chức có mức lương tốt, đủ lo cho gia đình, để có thể yên tâm công tác.

    Tính lương theo hệ số

    Mức tăng này là tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/tháng. Mức lương cơ sở là cơ sở để nhân lên theo hệ số của mỗi người tùy theo chức vụ, chuyên môn, bằng cấp, thâm niên… thành mức lương hàng tháng.

    Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp mới đi làm có hệ số lương được quy định là 2,34. Với mức lương mới kể từ ngày 1/7 người này sẽ được trả 5.475.600 đồng/tháng, tức là khoảng 220 đô la Mỹ, so với 4.212.000 đồng trước đây.

    Mức lương này thật ra còn chưa bằng lương công nhân không có bằng cấp đi làm trong các nhà máy, khu công nghiệp, vốn dao động từ 6 đến 10 triệu đồng/tháng, theo tìm hiểu của VOA. Tuy nhiên, ngoài lương thì nhân viên khu vực nhà nước còn có các khoản phụ cấp khác.

    Hệ số 2,34 chưa phải là thấp nhất trên bảng lương ở Việt Nam. Công chức nhóm C3, bậc 1, có hệ số lương là 1,35 mà nhân lên chỉ là 3.159.000 đồng/tháng, tức là chỉ vào khoảng 125 đô la.

    Các chức danh lãnh đạo như Tổng bí thư, Chủ tịch nước được tính hệ số lương 13 sẽ có mức lương mới là 30,42 triệu đồng/tháng, tương đương hơn 1.200 đô la, còn hệ số lương của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội là 12,5, nhân với mức lương cơ sở thành 29,25 triệu đồng/tháng, tức là chưa tới 1.200 đô la Mỹ.

    Còn lương một vị bộ trưởng với hệ số 10,3 sau khi tăng sẽ là 24.102.000 đồng/tháng, tức là chưa tới 1.000 đô la/một tháng.

    Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong đại án bộ xét nghiệm Việt Á đã nhận tội nhận hối lộ 2,25 triệu đô la, còn bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Ngân hàng Nhà nước, bị cáo buộc đã nhận 5,2 triệu đô la từ bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, để bao che cho các sai phạm của ngân hàng SCB.

    Để chuẩn bị cho việc cải cách tiền lương này, Chính phủ Việt Nam đã để dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng, tức là trên 27 tỷ đô la Mỹ, phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc họp hôm 20/5, Cổng thông tin Điện tử Chính phủ cho biết.

    ‘Đủ sống đến có dư’

    Trao đổi với VOA với điều kiện giấu tên do tính chất nhạy cảm của vấn đề, thẩm phán một tòa án nhân dân cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long, cho biết sau khi được tăng, mức lương tổng cộng hàng tháng của ông, bao gồm lương và các khoản phụ cấp, là hơn 20 triệu đồng/ tháng.

    Hệ số lương của ông hiện nay là ‘hơn 5 chấm’, ông cho biết, và mức lương hơn 20 triệu đồng đã bao gồm công tác phí, tiền điện thoại, phụ cấp thâm niên. Ngoài ra, ông còn được trả phụ cấp chức danh thẩm phán mà ông gọi là ‘tiền dưỡng liêm’ được tính bằng 25% trên tổng số mức lương được hưởng.

    Theo lời ông thì tất cả nhân viên tại tòa án của ông đều được nhận ‘tiền dưỡng liêm’ này, mà dao động từ 20% đến 30% tùy theo nghạch thẩm phán.

    Khi được hỏi mức lương hơn 20 triệu đồng này có đủ sống cho gia đình ông với hai vợ chồng và hai đứa con trong độ tuổi đi học ở một tỉnh lẻ của Việt Nam hay không, vị thẩm phán này cho biết hai vợ chồng ông đều đi làm và không phải thuê nhà nên thu nhập là ‘đủ sống đến có dư’.

    “Ông bà có nói ‘Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’,” ông giãi bày. “Mức thu nhập và chi tiêu ở Việt Nam thì khoảng tầm trên dưới 10 triệu thì có thể nuôi bản thân và lo cho 1 đứa con học phổ thông với mức sống trung bình với điều kiện không phải thuê nhà.”

    Về cảm nghĩ khi được tăng lương 30%, ông nói ‘cũng không có gì phấn khởi’ vì sau hai năm 2021-2022 không được tăng lương do đại dịch COVID-19 thì mức tăng 30% này trong một năm ‘cũng là thỏa đáng’. Trước dịch, hàng năm Nhà nước đều tăng lương cơ sở khoảng 10%, ông cho biết.

    ‘Cán bộ cao cấp vẫn sẽ tham nhũng’

    Trao đổi với VOA từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển và là một nhà bất đồng chính kến, nhận định rằng việc tăng lương này ‘không có tác dụng gì’ trong việc phòng, ngừa tham nhũng trong hàng ngũ các cán bộ cấp cao.

    Theo lời ông thì mức lương bộ trưởng sau khi tăng vào khoảng 24 triệu đồng/tháng ‘chỉ bằng hay nhiều hơn một chút lương của một kỹ sư máy tính ở các công ty tư nhân hay nước ngoài’.

    “Tham nhũng thường xảy ra ở những cán bộ ở cấp cao. Nếu tăng lương lên 30% ở cấp giám đốc Sở, chủ tịch thành phố thì vẫn chưa thấm tháp gì so với những người nắm giữ các vị trị tương đương ở các doanh nghiệp,” ông A giải thích.

    Khi được hỏi trong điều kiện ngân sách của Việt Nam thì liệu quốc gia này có khả năng tăng lương lên rất nhiều cho cán bộ cấp cao để phòng ngừa tham nhũng hay không, ông A nói: “Bây giờ nếu tính bỏ số tiền để giảm tham nhũng mà số tiền đấy để bù cho những người là quan chức cấp cao [để họ khỏi tham nhũng] thì là thừa. Cho nên tôi nghĩ đấy không phải là vấn đề tài chính.”

    Ông giải thích cho dù có tăng lương cho một bộ trưởng lên 100 triệu đồng/tháng, tức 1,2 tỷ đồng/năm, tương đương gần 50.000 đô la Mỹ, thì số tiền đó ‘vẫn không thấm tháp gì’ so với thiệt hại do tham nhũng vì mỗi vị bộ trưởng khi bị phát hiện tham nhũng đều ở mức lên tới hàng triệu đô la.

    “Chỉ cần bớt được 1 triệu đô la tham nhũng thì số tiền đó trả lương cao được cho cả chục ông bộ trưởng trong một năm,” ông nói.

    Tuy nhiên, ở cấp công chức, viên chức, ông Nguyễn Quang A cho rằng ‘tình trạnh tham nhũng vặt, nhũng nhiễu doanh nghiệp’ sẽ được cải thiện nếu mức lương mới tương đương với lương của những người ở các vị trí ngang hàng trong cách ngành công nghiệp, thương mại hay dịch vụ.

    “Đối với công chức thì tình trạng chủ yếu là tham nhũng vặt, nhũng nhiễu thì nếu đưa lương của họ lên ngang bằng với mặt bằng xã hội thì tôi nghĩ tham nhũng vặt sẽ bớt đi hẳn,” ông nói.

    Cũng theo ông A, chỉ tăng lương thôi mà không có các yếu tố khác để chống tham nhũng ‘thì cũng vô nghĩa’.

    “Lương là phải đủ sống nhưng chỉ có lương cao thôi thì chưa thể gọi là chống tham nhũng được. Cần phải có nền tư pháp độc lập, nền báo chí tự do và có cơ quan giảm sát độc lập nữa,” ông lập luận. 

    https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-tang-luong-30-de-tri-tham-nhung-lieu-co-kha-thi-/7684743.html

    Foxconn đầu tư thêm gần 120 triệu đôla vào Việt Nam  

    VOA Tiếng Việt 

    04/7/2024

    Logo của tập đoàn Foxconn ở Đài Bắc, Đài Loan.


    Logo của tập đoàn Foxconn ở Đài Bắc, Đài Loan. 

    Công ty Công nghệ Chính xác Fulian, một thành viên của tập đoàn Foxconn, có kế hoạch đầu tư thêm 119,6 triệu USD để thuê đất và xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang của Việt Nam, truyền thông Đài Loan và Việt Nam loan tin.

    Trong một tuyên bố trên Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE), nơi cổ phiếu Foxconn được giao dịch, tập đoàn này cho biết họ đã đầu tư 119,6 triệu USD (tương đương khoảng 3,9 tỷ Đài tệ) thông qua Công ty TNHH Công nghệ Chính xác Fulian ở Việt Nam để thuê một lô đất và xây dựng cơ sở mới, trang Focus Taiwan đưa tin hôm 3/7.

    Cũng trong tuyên bố trên, Foxconn cho hay động thái này nhằm phục vụ nhu cầu vận hành tại nhà máy của họ ở Bắc Giang, đồng thời nói thêm rằng “sẽ có thông báo bổ sung sau khi giao dịch được xác nhận”.

    Các nhà phân tích thị trường nhận định rằng khoản đầu tư này là một phần trong kế hoạch mở rộng sản xuất các linh kiện điện tử quan trọng của công ty, vẫn theo Focus Taiwan.

    Foxconn có trụ sở tại Đài Loan, nhà cung cấp chính của Apple, đã thành lập nhà máy Công nghệ Chính xác Fulian tọa lạc tại Khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang vào tháng 1/2023 với số vốn đăng ký là 200 triệu USD, theo trang Nhà Đầu tư (The Investor) thuộc Hiệp hội các nhà Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam.

    Nhà máy này sản xuất các linh kiện điện tử, bo mạch chủ, máy tính và thiết bị ngoại vi máy tính, máy chủ và khung máy chủ, thiết bị liên lạc, card mạng, bộ chuyển mạch mạng, đầu thu TV kỹ thuật số, card đồ họa, bộ nhớ và các sản phẩm bảo mật, vẫn theo trang The Investor.

    Tin cho hay tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Công ty Công nghệ Chính xác Fulian được định giá là 259,7 triệu USD.

    Foxconn đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào 5 tỉnh ở Việt Nam, tuyển dụng khoảng 80.000 người, ông Brand Cheng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Foxconn, thông báo với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào tháng trước.

    Khoản đầu tư gần đây nhất của Foxconn vào Việt Nam đã được công bố vào tháng 6 vừa qua, với công ty con là Foxconn Singapore Pte Ltd., dự kiến đầu tư 383,3 triệu USD vào dự án mới sản xuất bảng mạch in (PCB) ở tỉnh Bắc Ninh.

    https://www.voatiengviet.com/a/foxconn-dau-tu-them-gan-120-trieu-dola-vao-viet-nam-/7684299.html

    Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

    03/7/2024

    Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc  gia tăng hoạt động tại Việt Nam


    Ảnh minh hoạ 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

    Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

    Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam”, do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

    Ông Andrew Wells-Dang, chuyên gia cấp cao chuyên về Việt Nam của USIP, cho biết một trong những mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á là sự hiện diện ngày càng tăng của các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, trong số đó có nhiều mạng lưới có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

    Từ khi bắt đầu với các hoạt động cờ bạc trực tuyến, sòng bạc và rửa tiền, những mạng tội phạm này đã chuyển trọng tâm sang các hoạt động lừa đảo qua mạng tinh vi hơn. Nhiều người trên khắp thế giới là nạn nhân của những vụ lừa đảo có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Tệ hơn, những kẻ lừa đảo còn lôi kéo người khác đến làm việc tại các trụ sở với hứa hẹn về một công việc hợp pháp, sau đó họ bị bắt làm con tin và buộc phải lừa lại người khác:

    “Hôm nay chúng ta sẽ nghe các nhà hoạt động và nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức phi lợi nhuận nói về phạm vi của vấn đề này và cụ thể là nó ảnh hưởng như thế nào đến người dân ở Việt Nam và Campuchia. Cả hai nước đều là nạn nhân của nạn buôn người và lừa đảo. Đặc biệt, Campuchia đã trở thành căn cứ hoạt động của một số mạng lưới tội phạm.”

    2022-09-21T063711Z_104593935_RC2ELW96DVUG_RTRMADP_3_CAMBODIA-FRAUD.JPG


    Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters 

    Bà Diệp Vương, chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận Pacific Links Foundation, nhận định Việt đang dần trở thành trung tâm của tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua mạng. Nguyên do chính là sau đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều tin giả và do đó số lượng tuyển dụng lừa đảo qua mạng ngày càng tăng.

    Theo DataReportal, tính đến hết tháng 5/2023, trong số 10 quốc gia có lượng người dùng Facebook, TikTok và Youtube nhiều nhất thế giới - Việt Nam lần lượt xếp vị trí thứ 6, 7 và 9.

    Ông Jason Tower, chuyên gia cấp cao chuyên về Burma của USIP, cho biết Việt Nam đã bị ảnh hưởng nhiều với tư cách là một quốc gia tiền tuyến. Biên giới Việt Nam bị bao vây bởi những ổ tội phạm này. An ninh biên giới của Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc. 

    Gần đây hơn, các nhóm tội phạm gốc Trung Quốc đang tìm cách tạo dựng chỗ đứng tại Việt Nam nhằm biến Việt Nam thành trung tâm cho hoạt động lừa đảo trực tuyến:

    “Bằng chứng cho điều này là vào tháng 6 năm nay, chỉ cách đây vài tuần, Công an Việt Nam đã triệt phá được 5 trung tâm lừa đảo đang được các nhóm tội phạm Trung Quốc. Nó minh họa cách thức mà các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia này đang cố gắng giành được nhiều chỗ đứng hơn ở Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh của Việt Nam.” 

    Ông Ryan McKean, Giám đốc Văn phòng Đại diện Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL), thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phát biểu tại hội thảo rằng Tội phạm xuyên quốc gia đang gây ra bất ổn toàn cầu. Nó làm xói mòn nền dân chủ, làm giảm tăng trưởng kinh tế và đầu tư.

    Đông Nam Á đã trở thành nơi sản sinh ra các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia và nhiều mạng trong số đó có nguồn gốc hoặc liên kết với Trung Quốc, đang tạo ra một làn sóng tội phạm mới trên toàn thế giới.

    Những trung tâm lừa đảo này được điều hành bởi các mạng lưới tội phạm chuyên buôn bán người và lao động cưỡng bức và đánh cắp số tiền khổng lồ từ nạn nhân trên khắp thế giới. 

    Theo ông Ryan McKean, có hai nhóm nạn nhân chính của các đường dây lừa đảo qua mạng. Thứ nhất là những người bị dụ dỗ đến làm việc ở các trụ sở của nhóm lừa đảo. Những công việc này thường được quảng cáo là thuộc ngành công nghệ, để rồi chính những người lao động này bị lừa và bị cưỡng bức làm việc và lừa đảo lại người khác.

    Họ thường là nam giới được đào tạo kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ. Ước tính có khoảng 300.000 nạn nhân buôn người từ hơn 60 quốc gia đang bị giam giữ tại các trung tâm lừa đảo ở Đông Nam Á. 

    Theo thông tin của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Sihanoukville, Campuchia, vào ngày 09/3 vừa qua, hơn 100 công dân Việt Nam đang làm việc trái phép tại một cơ sở lừa đảo rủ rê đánh bạc trực tuyến đã bị các cơ quan chức năng Campuchia bắt giữ, trục xuất về nước. 

    Nhóm nạn nhân thứ hai chính là mục tiêu của những trò lừa đảo qua mạng. Hoa Kỳ và các công dân Đông Nam Á là mục tiêu chính của mạng lưới này. Vào năm 2023, công dân Hoa Kỳ đã thiệt hại ước tính khoảng 3,5 tỷ USD vì những âm mưu tội phạm này. Con số này có thể bị đánh giá thấp do báo cáo chưa đầy đủ. 

    Theo ông Ryan McKean, mối đe dọa ngày càng tăng này sẽ đòi hỏi sự hợp tác quốc tế được cải thiện để chống lại khả năng hoạt động xuyên biên giới của các nhóm tội phạm:

    “Hoa Kỳ cam kết sát cánh cùng các đối tác Đông Nam Á để hỗ trợ các nỗ lực của họ trong việc ngăn chặn, triệt phá tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các hoạt động lừa đảo trực tuyến.” 

    Tiến sĩ Hải Lương, giảng viên chuyên ngành tội phạm học tại Đại học Griffith, Úc nêu một số giải pháp mà chính phủ Việt Nam cần thực hiện để ngăn chặn tình trạng tội phạm trực tuyến, bao gồm: cải tiến khuôn khổ pháp lý, tăng cường hợp tác song phương/đa phương giữa các quốc gia liên quan, tuyên truyền các phương thức tuyển dụng của các mạng lướilừa đảo xuyên quốc gia, đầu tư và nâng cao quyền lực của chính quyền địa phương, tăng cường chia sẻ thông tin để điều tra tội phạm, nhận diện và hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo cưỡng bức phạm tội.

    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cyber-scams-human-trafficking-vietnam-cambodia-07032024015416.html

    Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam phê duyệt Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

    05/7/2024

    Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam phê duyệt Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp


    Hình chụp từ trên cao các tấm pin năng lượng mặt trời ở một nhà máy điện năng lượng mặt trời (Sao Mai) tại tỉnh An Giang hôm 25/9/2022 (minh hoạ) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngSTR / AFP 

    Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vào ngày 5/7 bày tỏ hoan nghênh việc Chính phủ Việt Nam phê duyệt Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp.

    Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc Knapper, được dẫn phát biểu rằng “Tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành đến Bộ Công thương (Việt Nam) vì sự tận tụy và nỗ lực đưa cơ chế mua bán điện trực tiếp trở thành hiện thực.”

    Kể từ năm 2017, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công thương Việt Nam trong quá trình thiết kế, xây dựng và phê duyệt cơ chế mua bán điện trực tiếp.

    Theo Giám đốc USAID tại Việt Nam, bà Aler Grubbs, cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ giúp các doanh nghiệp giảm phát thải nhà kính đồng thời giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và thúc đẩy mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2025. Đây là cam kết mà Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh hồi tháng 11 năm 2021.

    Vào ngày 3/7 vừa qua, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 80 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.



    Không có nhận xét nào