Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam

    16/7/2024

    Đảo mà cũng ngập

    16/7/2024

    VNTB – Đảo mà cũng ngập

    Châu Nam Việt

    (VNTB) – Nhà nước đổ lỗi rằng Phú Quốc ngập do tốc độ đô thị hóa nhanh…

    Trên núi cũng ngập, dưới biển cũng ngập, cứ có mưa là có ngập. Sáng ngày 14/7, thành phố Phú Quốc, hòn đảo được mệnh danh là “đảo ngọc” thiên đường du lịch của Việt Nam, đã biến thành sông sau một trận mưa lớn kéo dài từ khuya đến sáng. Hình ảnh những con đường ngập sâu cả mét, nhà cửa và xe cộ chìm trong nước đã trở thành cảnh tượng quen thuộc, nhưng lần này mức độ ngập lụt thực sự đáng báo động.

    Trong khi đó, cũng ngày 14/7, báo chí Việt Nam tưng bừng loan tin rằng “Phú Quốc đứng thứ 2 trong 25 hòn đảo đẹp nhất thế giới”. Hàng chục tờ báo quốc doanh tỏ ra tự hào khi Phú Quốc được tạp chí du lịch Travel & Leisure (Hoa Kỳ) công bố hòn đảo này là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách top 25 đảo và quần đảo đẹp nhất thế giới 2024. Đảo ngọc của Việt Nam có tổng điểm 94,41/100, xếp thứ 2 (sau Maldives).

    Mới tự hào đó, nhưng mà chỉ sau một cơn mưa, hòn đảo nằm giữa bốn bề đại dương lại ngập chẳng khác nào miền Trung mỗi lần thủy điện xả lũ. Nhà nước đổ lỗi rằng Phú Quốc những năm qua có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nhà cửa, công trình lớn được xây dựng đã thu hẹp ao hồ, sông suối, hệ thống thoát nước bị lấn chiếm. Do đó, địa phương thường bị ngập nặng khi mưa lớn, ảnh hưởng đời sống người dân, kinh tế và du lịch.

    Thế nhưng tình trạng ngập lụt này không chỉ là hậu quả của thời tiết khắc nghiệt, mà còn phản ánh rõ sự yếu kém và thất bại của chính quyền trong quy hoạch và quản lý đô thị. Không những thế, việc cấp phép xây dựng tràn lan, không kiểm soát và không theo quy hoạch đã làm tăng thêm áp lực lên hệ thống hạ tầng vốn đã yếu kém. Nhiều công trình xây dựng không tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và thoát nước, khiến tình trạng ngập lụt trở nên nghiêm trọng hơn.

    Chúng ta không thể không tự hỏi: Phú Quốc, với danh xưng là thành phố đảo hiện đại, đảo ngọc của Việt Nam…, có còn thực sự xứng đáng với danh hiệu này hay không? Ngập lụt tại một hòn đảo, nơi mà thoát nước lẽ ra phải dễ dàng hơn so với đất liền, rõ ràng là một sự thất bại lớn trong quy hoạch đô thị. Nếu cứ mãi để tình trạng này, không sớm thì muộn, Phú Quốc cũng sẽ tan nát và mau chóng lọt ra khỏi danh sách những hòn đảo đẹp. Ai muốn bỏ tiền ra đến một hòn đảo chỉ toàn sắt thép, bê tông và… ngập lụt?

    Phú Quốc đã được quảng bá rầm rộ với các dự án bất động sản sang trọng, khu nghỉ dưỡng cao cấp và các công trình quy mô lớn nhằm thu hút du khách và nhà đầu tư. Tuy nhiên, dưới lớp vỏ hào nhoáng đó, có một sự thật không thể chối cãi: cơ sở hạ tầng của thành phố không đủ khả năng chống chọi với những cơn mưa lớn và hệ thống thoát nước kém hiệu quả là một điểm yếu chết người. Các trận ngập lụt liên tiếp đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và doanh nghiệp địa phương, phá hủy tài sản và cản trở hoạt động kinh doanh. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng tăng cao khi nước lũ cuốn theo rác thải và các chất gây ô nhiễm khác ra biển.  

    Phú Quốc cần một kế hoạch dài hạn và toàn diện để cải thiện hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống thoát nước. Cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào các dự án xanh, bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống chống ngập hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quản lý và giám sát các công trình xây dựng phải được thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an toàn và bền vững được tuân thủ. Nếu không có những biện pháp quyết liệt và kịp thời, Phú Quốc sẽ tiếp tục đối mặt với những thảm họa ngập lụt nặng hơn trong tương lai và giấc mơ về một thành phố đảo hiện đại sẽ chỉ còn là ảo tưởng. Chúng ta không thể mãi chấp nhận những lời hứa hẹn về một tương lai sáng lạn trong khi hiện tại vẫn đang chìm trong nước lũ.

    https://vietnamthoibao.org/vntb-dao-ma-cung-ngap/

    1 người đàn ông Việt bị bỏ tù ở bang South Dakota, Mỹ, vì lưu giữ hình trẻ em khiêu dâm 

    13/07/2024 


    VOA Tiếng Việt 

    Thủ phủ Pierre của bang South Dakota, Mỹ, trên Google Map.


    Thủ phủ Pierre của bang South Dakota, Mỹ, trên Google Map. 

    Một người đàn ông Việt Nam ở bang South Dakota, Mỹ, với thị thực du học mới bị tòa án địa phương tuyên án tù 240 ngày và phải nộp phạt 2.000 đô la sau khi ông này đã nhận tội về hai tội danh liên quan đến sở hữu nội dung khiêu dâm bằng hình ảnh trẻ em, các trang tin DRGNews, KELOLand và Mitchell Republic đưa tin hôm 12/7.

    Các bài đăng trên mạng của 3 trang DRGNews, KELOLand và Mitchell Republic cho hay Bộ trưởng Tư pháp bang South Dakota là Marty Jackley nói rằng bị cáo Than Dat Nguyen, 28 tuổi, đã bị tuyên án hôm thứ Năm 11/7 tại Tòa án Quận hạt Hughes. Ông này nhận bản án 240 ngày tù cho mỗi tội danh và chấp hành án cho hai tội cùng một lúc.

    Theo tin của DRGNews, KELOLand và Mitchell Republic, dẫn lại thông tin từ nhà chức trách, ông Nguyen phạm tội ở Quận hạt Hughes hồi năm 2021. Ông sẽ bị trục xuất khỏi nước Mỹ sau khi mãn hạn tù.

    Ba trang tin Mỹ nói rằng bộ phận chuyên trách Tội phạm Internet đối với Trẻ em (ICAC) thuộc Phòng Điều tra Hình sự South Dakota và Sở Cảnh sát Pierre, tức thủ phủ bang, đã tiến hành điều tra về hành vi phạm tội của ông Nguyen. Bà Jessica LaMie đã truy tố vụ án, đầu tiên với tư cách là công tố cấp bang chuyên trách Quận hạt Hughes và sau đó với tư cách là người thuộc Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp South Dakota.

    Theo số liệu tính đến tháng 6/2023 do cơ quan chính phủ có tên Ủy ban Mỹ về Án tù công bố, trong năm tài chính 2022, có 1.435 người phạm tội về nội dung khiêu dâm trẻ em bị phạt tù trong hệ thống liên bang. Các hành vi phạm tội về khiêu dâm trẻ em ở Mỹ đã tăng 1,3% trong giai đoạn đó so với năm tài chính 2018.

    https://www.voatiengviet.com/a/dan-ong-viet-bo-tu-south-dakota-my-luu-giu-hinh-tre-em-khieu-dam/7696451.html

    Việt Nam: 2025 ưu tiên hạ tầng, cải cách lương; không miễn giảm thuế phí nữa 

    16/7/2024


    VOA Tiếng Việt 

    Tiền tại một quầy giao dịch ở một ngân hàng tại Hà Nội.


    Tiền tại một quầy giao dịch ở một ngân hàng tại Hà Nội. 

    Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc nói tại một hội nghị hôm 15/7 rằng đất nước sẽ phải thực hiện “chính sách tài khoá thắt chặt” kể từ năm 2025, do đó, các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sẽ chấm dứt, VietnamNet, Tiền Phong và một số báo trong nước đưa tin.

    Nói tại hội nghị về công tác tài chính-ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm và bàn việc thực hiện các nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý rằng “Chính sách tài khoá mở rộng của chúng ta hết năm nay là kết thúc để cho một chu kỳ mới”, theo tường thuật trên VietnamNet, Tiền Phong và một số báo Việt Nam. 

    "Giờ cần đầu tư năng lực tài chính công để làm sân bay, cao tốc, cải cách tiền lương… Cho nên chúng ta phải thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, không giảm thuế phí nữa”, ông Phớc nói thêm, được báo chí trích dẫn. 

    “Chúng ta cần thông điệp ra để Quốc hội, Chính phủ ủng hộ, để 2025 chúng ta thôi thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, tập trung vào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, đẩy nền kinh tế lên, tăng cường năng lực cho doanh nghiệp", vẫn lời vị bộ trưởng tài chính, hàm ý về việc đơn giản hóa hoặc cải cách các quy định, thủ tục, giấy tờ...

    Người đứng đầu ngành tài chính cũng đề nghị các địa phương quan tâm đến giải ngân đầu tư công, nếu không tháo gỡ được vấn đề này sẽ rất khó thúc đẩy kinh tế phát triển, các bản tin của VietnamNet, Tiền Phong và một số báo trong nước viết.

    "Số tiền không giải ngân được nằm ở kho bạc là hơn 1 triệu tỷ đồng, trong khi vay vốn ODA 6%. Doanh nghiệp vay vốn tới 12%/năm. Đây chính là một sự lãng phí, cho nên phải quan tâm đầu tư công", ông Phớc thúc giục.

    Bộ trưởng Phớc cũng đề nghị ngành của ông và các bên liên quan cần quan tâm đến bất động sản, vì theo số liệu chưa đầy đủ, hiện nợ thuế sử dụng đất toàn quốc là 98 nghìn tỷ đồng, một thực trạng cho thấy ngân sách bị thất thu, nguồn lực xã hội bị lãng phí, bên cạnh đó, điều này còn tạo ra xung đột trong xã hội.

    Điểm lại kết quả nổi bật của ngành tài chính, Bộ trưởng Phớc cho biết thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023.

    Ngành của ông “đã hỗ trợ doanh nghiệp và người nộp thuế theo các chính sách đã được Quốc hội, Chính phủ phê chuẩn”, ông nói, bao gồm “chính sách giãn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất lên đến 184 nghìn tỷ đồng trong điều kiện kinh tế và tài chính công còn khó khăn”. Nhưng với sự thay đổi về các ưu tiên, các ưu đãi đó sẽ không còn nữa trong năm sau, ông nhấn mạnh.

    https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-2025-uu-tien-ha-tang-cai-cach-luong-khong-mien-giam-thue-phi-nua/7699841.html

    Việt Nam - Campuchia nhất trí củng cố tin cậy chính trị

    Vietnam+ (VietnamPlus) 

    13/07/2024

    Kinhtedothi - Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Campuchia nhất trí tăng trao đổi thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh; triển khai tốt các cam kết, thỏa thuận, hiệp định đã ký.

    Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Campuchia nhất trí tăng trao đổi thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh; triển khai tốt các cam kết, thỏa thuận, hiệp định đã ký.

    Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 13/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia.

    Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm cấp Nhà nước tới Campuchia trên cương vị mới và trân trọng chuyển lời thăm hỏi và lời chúc sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Thủ tướng Hun Manet.

    Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu to lớn, đáng tự hào mà nhân dân Campuchia đã đạt được và tin tưởng Campuchia sẽ đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao trong năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050, đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, vai trò và vị thế của Campuchia ngày càng được nâng cao ở khu vực và trên thế giới.

    Thủ tướng Hun Manet trân trọng việc Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Campuchia không lâu sau khi nhậm chức, thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cá nhân Chủ tịch nước đối với đất nước và nhân dân Campuchia.

    Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Manet chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

    Thủ tướng Hun Manet bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, ngày càng phát triển thịnh vượng, trở thành một điểm sáng của khu vực và thế giới.

    Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mỗi nước; duy trì thường xuyên trao đổi, gặp gỡ các cấp, các kênh, nhất là kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, giao lưu nhân dân.

    Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn của Campuchia, riêng trong quý 1/2024, kim ngạch thương mại đứng thứ hai, chiếm 22,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Campuchia và tin tưởng thương mại hai nước sẽ sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD.

    Trao đổi sâu về phương hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ song phương thời gian tới, hai nhà lãnh đạo thống nhất cao về những định hướng lớn, nổi bật là tiếp tục duy trì và củng cố tin cậy chính trị; nhấn mạnh hai nước cần hợp tác chặt chẽ để gìn giữ và phát huy đoàn kết hai nước; tăng cường trao đổi thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh; triển khai tốt các cam kết, thỏa thuận, hiệp định đã ký và các cơ chế hợp tác; tăng cường kết nối, phối hợp tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, về quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa hai nước.

    Hai bên nhất trí sớm thu xếp đoàn lãnh đạo trẻ Campuchia thăm và đi thực tế ở Việt Nam.

    Hai bên cam kết tiếp tục đưa trụ cột hợp tác quốc phòng-an ninh đi vào chiều sâu, nhấn mạnh nguyên tắc không cho phép thế lực thù địch sử dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia; hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong phòng chống tội phạm công nghệ cao và tội phạm xuyên biên giới, tiếp tục xây dựng đường biên giới hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững; hỗ trợ nhau đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực thực thi pháp luật.

    Về kết nối hai nền kinh tế, hai bên nhất trí đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận đã ký như Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam-Campuchia, Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025-2026; quyết liệt đẩy nhanh kết nối giao thông, các cặp cửa khẩu, tích cực phối hợp với Lào triển khai tốt các gói du lịch “Một hành trình ba điểm đến” qua Campuchia-Lào-Việt Nam; khai thác tốt tuyến đường bay thẳng mới mở Hà Nội - Phnom Penh-Hà Nội của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam; đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân, nhất là giữa thanh thiếu niên hai nước, cũng như các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thông tin báo chí, thể thao, tổ chức Ngày/Tuần văn hóa tại mỗi nước.

    Cảm ơn Chủ tịch nước Tô Lâm về việc khẳng định Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào Campuchia, Thủ tướng Hun Manet cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam và hỗ trợ, bảo vệ các nhà đầu tư Việt Nam cũng là mục tiêu quan trọng của Chính phủ Campuchia nhằm tăng cường kết nối giữa khu vực tư nhân hai nước.

    Đánh giá cao tầm quan trọng của hợp tác phát triển nguồn nhân lực, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực quan trọng này, trong đó có việc Việt Nam tiếp tục cấp học bổng cho sinh viên Campuchia sang học tập tại Việt Nam.

    Bên cạnh việc hỗ trợ nhau nâng cao năng lực cho cán bộ, hai bên cũng sẽ chú trọng hơn thúc đẩy thu hút sinh viên hai nước sang học tập tại mỗi nước tại các nhóm ngành phù hợp với xu thế phát triển mới như chuyển đổi số, ứng dụng khoa học-công nghệ.

    Hai bên nhất trí phối hợp thực hiện tốt các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận liên quan đến biên giới mà hai nước đã ký kết; tiếp tục đàm phán, tìm giải pháp công bằng, hợp lý thúc đẩy giải quyết các khu vực chưa hoàn thành phân giới cắm mốc trong thời gian tới; tăng cường hợp tác ngăn chặn buôn bán người, vận chuyển ma túy qua biên giới, bảo đảm an ninh an toàn cho nhân dân các tỉnh biên giới; nhấn mạnh hai bên tiếp tục phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, trong đó chú trọng đến xây dựng và phát triển hệ thống cửa khẩu, bảo đảm kết nối giao thông thông suốt hai bên biên giới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của hai nước nói chung và các địa phương biên giới nói riêng, tham gia hiệu quả vào các sáng kiến liên kết vùng, khu vực.

    Nhân dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn và đánh giá cao việc Campuchia mới cấp quốc tịch cho 3 trường hợp người gốc Việt, tạo tiền đề để hai bên tiếp tục phối hợp giải quyết các trường hợp tiếp theo.

    Chủ tịch nước mong muốn phía Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người gốc Việt an tâm, hòa nhập với cuộc sống ở sở tại, tiếp tục là cầu nối tình hữu nghị hai nước.

    Về hợp tác khu vực và quốc tế, hai bên nhất trí ủng hộ Lào hoàn thành vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2024 và Hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) 2024; thúc đẩy hợp tác Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và Tiểu vùng Mekong mở rộng; hợp tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong vì lợi ích cộng đồng người dân trên lưu vực, vì tương lai của các thế hệ mai sau và tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia ven sông, trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi.

    Nhân dịp này, Thông tấn xã Việt Nam và hãng Thông tấn quốc gia Campuchia AKP đã ký thỏa thuận hợp tác nghiệp vụ trên lĩnh vực thông tin, truyền thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay của báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số; góp phần củng cố mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống.

    https://kinhtedothi.vn/viet-nam-campuchia-nhat-tri-cung-co-tin-cay-chinh-tri.html

    2 hồ thuỷ điện xả lũ, Hà Nội và 12 tỉnh thành khẩn trương ứng phó

    Tùng Nguyễn 

    16/07/2024

    Kinhtedothi - 13 tỉnh thành trên lưu vực sông Hồng (bao gồm cả Hà Nội) cần tập trung triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang vào hồi 16 giờ chiều 16/7.

    Mực nước sông Hồng có khả năng lên cao khi các hồ chứa thuỷ điện xả lũ.


    Mực nước sông Hồng có khả năng lên cao khi các hồ chứa thuỷ điện xả lũ. 

    Liên quan đến việc hai hồ thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang xả lũ, chiều 16/7, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận đã ký văn bản của Bộ NN&PTNT gửi 13 tỉnh thành gồm: Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội.

    Theo công điện trước đó, thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vào 16 giờ chiều 16/7, Công ty thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang mở cửa một xả đáy. Riêng đối với hồ thuỷ điện Hoà Bình, đây là cửa xả đáy thứ hai được mở.

    Để đảm bảo an toàn cho công trình và các hoạt động ven sông, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, TP tổ chức thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, đò dọc; công trình đang thi công; các hoạt động khai thác tập kết, trung chuyển cát sỏi... biết thông tin xả lũ hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang để chủ động các biện pháp phòng, tránh, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

    Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với chủ hồ thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang có giải pháp đảm bảo an toàn đối với người dân hiếu kỳ đến gần khu vực xem xả lũ. Báo cáo và đề xuất kịp thời phương án xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra trong quá trình xả lũ về Bộ NN&PTNT.

    https://kinhtedothi.vn/2-ho-thuy-dien-xa-lu-ha-noi-va-12-tinh-thanh-khan-truong-ung-pho.html

    Để ‘đại bàng’ đến Việt Nam làm tổ

    Tô Văn Trường

    Điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 là GDP tăng 6,42%, thuộc tốp các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu trên thế giới và khu vực.

    Tuy nhiên, các nước trên thế giới đang cạnh tranh thu hút đầu tư ráo riết trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn. Có thông tin rất đáng quan tâm và suy ngẫm là theo báo cáo về dự thảo nghị định thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư, Bộ KH-ĐT thống kê, trong thời gian qua, có nhiều tập đoàn lớn đã đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam, nhưng cuối cùng các “đại bàng” đã không làm tổ và chuyển sang quốc gia khác.

    Trên các phương tiện thông tin đại chúng, người dân được biết “đại bàng” LG Chemical đề xuất dự án sản xuất pin với đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí sản xuất nhưng sau đó chuyển sang Indonesia. Intel đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỉ USD, đề xuất Việt Nam hỗ trợ 15% tiền mặt, sau đó chuyển sang Ba Lan. Tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo đã khảo sát, dự kiến đầu tư, nhưng Việt Nam không đáp ứng được về hỗ trợ theo chi phí và lao động công nghệ cao có sẵn, nên đã chuyển sang Malaysia…

    Để 'đại bàng' đến Việt Nam làm tổ- Ảnh 1.


    Sản xuất cánh tà máy bay dân dụng Boeing tại Công ty TNHH MHI Aerospace Vietnam, KCN Thăng Long, Hà Nội (Thanh Niên) 

    Để ứng phó, theo dự thảo mới nhất của Bộ KH-ĐT, Quỹ Hỗ trợ đầu tư sẽ có nguồn thu là ngân sách nhà nước cấp từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và các nguồn ngân sách nhà nước khác. Quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển.

    Bất cập về hỗ trợ chi phí sản xuất

    Dự thảo của Bộ KH-ĐT dự kiến hỗ trợ chi phí, bao gồm chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao và chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội. Trong số này thì hỗ trợ chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao là loại trợ cấp không được WTO chấp nhận.

    Nếu là sản phẩm xuất khẩu thì các nước có thể áp thuế chống trợ cấp. Còn chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội (cần làm rõ đấy là chi phí gì: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông hay nhà ở trong khu công nghiệp) nhưng nó không phải là trợ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp, không trừ vào giá thành sản xuất của doanh nghiệp nên có thể chấp nhận được. Chúng ta cần đối chiếu với các điều khoản cụ thể của Hiệp định WTO mà Việt Nam đã ký để đưa ra các giải pháp thiết thực.

    Có một vấn đề cần thảo luận: Có ý kiến cho rằng, quỹ không phải là hình thức hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Nên xem xét điều này. Thuế tối thiểu toàn cầu Việt Nam phải tham gia nhưng về thời gian thì sẽ có hiệu lực sau khi Quốc hội, Chính phủ đã ban hành luật và nghị định cho phép ưu đãi đầu tư và có quyết định cấp ưu đãi đầu tư. Vì vậy, cần hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu mới áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo hiệu lực pháp luật Việt Nam. Việc xóa bỏ ưu đãi thuế dưới 15% trên danh nghĩa là ngay từ 1.1.2024, nhưng theo nguyên tắc pháp luật về không hồi tố thì cần giảm nhẹ tác động tiêu cực trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động, nghĩa là cần có thời gian chuyển đổi ít nhất là 3 – 5 năm.

    Lưu ý là WTO General Agreement cấm các subsidies (trợ cấp), nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm cụ thể sản xuất trong nước đối với hàng nhập khẩu, hay xuất khẩu. Nói chung là được nếu hỗ trợ về xây dựng hạ tầng cơ sở (từ đường, điện nước, sân bay, bến tàu hay nghiên cứu…), hỗ trợ chung mang tính phát triển vùng hay vùng đặc quyền kinh tế, hoặc phát triển nói chung thay vì tập trung cụ thể vào một ngành công nghiệp nào đó 

    (https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/24-scm.pdf).

    Bài học cũ vẫn chưa thuộc

    Việt Nam đã có bài học đắt giá về câu chuyện khoản tài trợ 2,5 tỉ USD phải trả lại do hết hạn tài trợ. Tiền tài trợ hết sức quý giá do lãi suất thấp, là một ưu ái dành cho nước nghèo. Chẳng bao lâu, Việt Nam không còn được xem là nghèo nữa thì sẽ hết được tài trợ. Vậy mà người ta không biết khai thác tiền tài trợ, “cầm vàng lại để vàng rơi”.

    Câu chuyện tương tự bắt đầu từ thập niên 1990. Trong khi Việt Nam đang chắt chiu từng triệu USD cho công cuộc phát triển thì lại để tiền tài trợ hàng chục triệu USD ký kết rồi không dùng được, phải trả lại cho nhà tài trợ chuyển qua nước khác. Nguyên nhân thì có nhiều: cơ chế, chính sách, quy định, con người – mà các cơ quan hữu trách vẫn chưa có phân tích thấu đáo để cải thiện, rút kinh nghiệm.

    Thời đại ngày nay

    Trong thời đại ngày nay, việc hợp tác để phát triển bền vững phải dựa trên cơ sở win-win, hai bên đều thắng. Bộ KH-ĐT cần rà soát bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam tương thích, cập nhật với bối cảnh mới. Hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nên tìm hiểu kỹ và thông thạo thông lệ quốc tế để phục vụ quá trình đàm phán với đầu tư nước ngoài.

    Nhìn chung, doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu các quy định về đầu tư cần phải rõ ràng, minh bạch, theo thông lệ quốc tế. Điều này cũng dễ hiểu vì tiền họ bỏ ra đầu tư thì phải đem lợi nhuận càng nhiều càng tốt, đồng thời giảm thiểu các rủi ro, đặc biệt họ ngại rủi ro về pháp lý và thiếu ổn định về chính trị.

    Bộ KH-ĐT chỉ ra rằng chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chưa tương thích với bối cảnh mới trong khi chính bộ này có trách nhiệm tham mưu soạn chính sách mới trình Chính phủ ban hành. Đáng tiếc là dự thảo của Bộ KH-ĐT không thấy đả động gì về chính sách.

    Cũng cần đề nghị các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài tích cực, chủ động phát huy vai trò của mình trong việc nắm bắt xu hướng, nguyện vọng của các nhà đầu tư tiềm năng. Tham tán thương mại nhiều nước hoạt động như là tình báo kinh tế, chứ không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu. Cần tìm hiểu xem các nhà đầu tư muốn gì nơi Việt Nam, so sánh với điều kiện ưu đãi của các nước khác để phân tích, kiến nghị giải pháp và thông tin kịp thời cho Nhà nước sớm điều chỉnh chính sách, quy định.

    Đầu tư nước ngoài, nhất là của các tập đoàn lớn được ví như đại bàng vào Việt Nam càng có ý nghĩa vì giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân, đóng thuế thu nhập cho Nhà nước, đồng thời qua tiếp nhận đầu tư và hợp tác, ta có thể học hỏi được cái hay, cái tốt của họ, nhất là về phương pháp quản trị và khoa học công nghệ.

    Trong cuốn sách “Chiếc Lexus và cây Olive” có câu chuyện đàn thú điện tử dát vàng bỏ chạy. Hy vọng đàn thú dát vàng ấy bỏ đi nhanh thì cũng trở về nhanh khi việc sửa lỗi được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

    Vì thế, Bộ KH-ĐT cần cho biết rõ hỗ trợ tiền mặt cụ thể là gì, nhất là chi phí sản xuất vì không có quốc gia nào làm chuyện này. Các nước có thể giảm tỷ lệ thuế về hàng hoá đầu vào nhập từ nước ngoài, giảm thuế suất, cho thuê đất giá rẻ hơn với điều kiện sản xuất theo đúng hợp đồng cho phép. Mấu chốt là phải làm nên các chính sách phù hợp, kịp thời nắm bắt các cơ hội để đưa các đại bàng đến làm tổ ở một đất nước đang muốn hoá thành rồng.

    T.V.T.

    Nguồn: Thanhnien.vn

    https://vietluan.com.au/119111/de-dai-bang-den-viet-nam-lam-to/


    Không có nhận xét nào