Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam

    15/7/2024

    Bộ Công an đề nghị Trung Quốc và Anh tương trợ pháp lý vụ bà Trương Mỹ Lan

    RFA

    15/7/2024


    Bộ Công an đề nghị Trung Quốc và Anh tương trợ pháp lý vụ bà Trương Mỹ Lan


    Bà Trương Mỹ Lan tại Toà án Nhân dân TPHCM hôm 5/3/2024 

    AFP 

    Bộ Công an Việt Nam đã gửi yêu cầu tương trợ tư pháp tới Trung Quốc, Hong Kong và hai vùng lãnh thổ thuộc Anh để xác minh pháp lý và mối quan hệ của 11 tổ chức, hai cá nhân trong vụ án bà Trương Mỹ Lan - cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao hôm 15/7 đã tống đạt cáo trạng đối với bà Trương Mỹ Lan và 34 người khác về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

    Bà Lan và đồng phạm bị cáo buộc có hành vi lừa đảo hơn 30.000 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư, rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng và chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỷ đô la.

    Bộ Công an đã gửi công văn yêu cầu tương trợ pháp lý tới Trung Quốc, Hong Kong và Tổng trưởng lý các quần đảo British và Cayman thuộc Anh, đề nghị xác minh về pháp lý của 11 tổ chức và giám đốc đại diện của họ. Những tổ chức này được cho là có quan hệ với vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ (Chu Nạp Kee).

    Hai cá nhân cũng bị đề nghị xác định là Chiu Bing Keung Kenneth, Chen Yi Chung. Tuy nhiên hiện tại chưa có trả lời gì từ các nơi được gửi công văn.

    Truyền thông Nhà nước dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát cho biết, người tên Chiu Bing Keung Kenneth (có quốc tịch Anh và Bắc Ireland) là luật sư, đại diện cho bà Trương Mỹ Lan quản lý các công ty, tổ chức nước ngoài thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát.

    Theo cáo trạng, Chiu Bing Keung Kenneth có hành vi tạo lập loạt hợp đồng khống giữa các công ty trong nước với công ty nước ngoài để làm hồ sơ chuyển tiền đi và ngược lại.

    Ông này bị cáo buộc đã chuyển đi hơn 556 triệu đô la và nhận về hơn 940 triệu đô la trong giai đoạn từ 2014 - 2022.

    Chen Yi Chung (quốc tịch Hong Kong) - quyền Tổng giám đốc SCB - bị cáo buộc đã thực hiện 13 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài hoặc nhận về Việt Nam cho các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát trong giai đoạn từ 10/2020 - 5/2021. Tổng số tiền là hơn 700 triệu đô la.

    Cáo trạng mới nhất dành cho bà Trương Mỹ Lan là giai đoạn hai của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ở giai đoạn 1 của vụ án đã bị đưa ra xét xử vào tháng ba năm nay. Bà Lan bị tuyên án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và 20 năm tù về “Đưa hối lộ”. 

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mps-asked-china-and-uk-for-help-in-truong-my-lan-suit-07152024084629.html

    Thái Lan hoãn phiên tòa dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap

    RFA

    15/7/2024

    Thái Lan hoãn phiên tòa dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap


    Nhà hoạt động Y Quynh Bdap trước khi bị bắt giữ 

    Fb Y Quynh Buondap 


    Một toà án ở Thái Lan hôm 15/7 lùi ngày xét xử dẫn độ đối với nhà hoạt động người Việt Y Quynh Bdap trong phiên tòa có sự hiện diện của quan chức Việt Nam.

    Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập tổ chức nhân quyền Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ), bị Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 về cáo buộc “lưu trú quá hạn” sau nhiều năm xin tị nạn và chờ được định cư ở một nước thứ ba.

    Tòa án Thái Lan cũng xem xét khả năng cho phép dẫn độ ông về nước theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.

    Nadthasiri Bergman, luật sư bào chữa của Y Quynh cho biết tòa án đã đồng ý với yêu cầu của bị cáo rằng các tài liệu vụ án phải được cung cấp bằng ngôn ngữ mà ông hiểu được.

    Nhà hoạt động này nói tiếng mẹ đẻ Ê đê và có thể nói tiếng Việt, trong phòng xử án ông có một phiên dịch viên tiếng Việt-Thái. 

    Bà Bergman nói với các phóng viên bên ngoài tòa án, rằng toà không cho giới truyền thông tham gia vì tính chất an ninh quốc gia của phiên tòa, nhưng lại cho phép sự có mặt của một số quan chức cộng sản Việt Nam.

    Chúng tôi không có thời gian để chuẩn bị bảo vệ cho trường hợp này ngày hôm nay, một vụ án mang động cơ chính trị,” phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Bangkok ghi lại lời của luật sư trước trụ sở toà án.

    " Ông ấy, một người thuộc sắc tộc thiểu số, đã bị tra tấn và sợ hãi nếu bị đưa trở lại (Việt Nam- PV). Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó ở góc nhìn khác của câu chuyện," vị luật sư khẳng định.

    Thái Lan phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế vì ông ấy là người xin tị nạn được bảo vệ theo quy định của Liên Hiệp Quốc,” bà bổ sung.

    Vị luật sư này cũng cho biết phiên toà về cáo buộc “lưu trú quá hạn” sẽ được tiến hành vào ngày 05/8, và phiên xử về trục xuất sẽ được tổ chức trong hai ngày 01/8 và 19/8.

    Thân chủ của bà sẽ vẫn bị giam ở nhà tù đặc biệt và không được bảo lãnh tại ngoại.

    Lawyer.jpeg

    Luật sư Nadthasiri Bergman bên ngoài trụ sở Toà hình sự Bangkok (RFA)

    Trước phiên xử hai ngày, ông Phil Robertson, giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), viết trên mạng xã hội X:

    Trong mọi trường hợp, Thái Lan không nên cưỡng ép trả lại người tị nạn và nhà hoạt động người Thượng Y Quynh Bdap về Việt Nam, nơi ông sẽ phải đối mặt với việc bị bắt, bỏ tù, và những điều tồi tệ hơn vì các hoạt động chính trị của mình. Ông ấy là người tị nạn và phải được bảo vệ!

    Y Quynh Bdap đã cùng vợ con đi sang Thái Lan từ năm 2018 với hoạt động chính là cùng tổ chức MSFJ chuyên báo cáo về vi phạm nhân quyền đối với người bản địa ở Tây Nguyên, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.

    Tuy vậy, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk hồi đầu năm kết án vắng mặt 10 năm tù giam đối với ông Y Quynh về tội danh “khủng bố” vì cho rằng ông có liên quan đến vụ nổ súng ở trụ sở của hai xã ở huyện Cư Kuin rạng sáng ngày 11/6 năm ngoái.

    Kể từ khi ông Y Quynh Bdap bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ ngay sau cuộc phỏng vấn với Đại Sứ quán Canada ở Bangkok về định cư, nhiều tổ chức và cá nhân đồng loạt lên tiếng kêu gọi Chính phủ Thái Lan trả tự do cho ông và không trục xuất ông về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, nơi ông sẽ chịu tra tấn và tù đày dài hạn.

    Các báo cáo viên đặc biệt của LHQ, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế, Theo dõi Nhân quyền (HRW), Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS)… đều thúc giục Thái Lan tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền và không gửi trả ông về Việt Nam.

    CIVICUS thậm chí còn đưa Thái Lan vào Danh sách Giám sát trong tháng 7 vì các vi phạm nhân quyền, trong đó có việc bắt giữ Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Việt Nam mà tổ chức nhân quyền này cho rằng Thái Lan tham gia đàn áp xuyên biên giới.

    Trong nhiều năm gần đây, cảnh sát Thái Lan và an ninh Việt Nam thường hợp tác chặt chẽ. Năm 2019, blogger Trương Duy Nhất của RFA bị bắt cóc ở thủ đô Bangkok mà theo một số tổ chức nhân quyền quốc tế thì vụ bắt cóc này có sự nhúng tay của cảnh sát địa phương.

    Giữa tháng 4/2023, Youtuber Đường Văn Thái cũng bị bắt cóc và đưa về Việt Nam. Hiện ông vẫn đang bị tạm giam để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thai-court-postpones-hearing-on-extradition-of-vietnamese-activist-y-quynh-07152024045144.html

    Tập đoàn của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani 'có kế hoạch xây cảng ở Đà Nẵng'

    Nguồn hình ảnh, VPG

    Chụp lại hình ảnh, Phối cảnh cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng

    Công ty của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Adani Ports, có kế hoạch xây dựng một cảng mới ở Đà Nẵng.

    Adani Ports và Special Economic Zone Ltd, nhà khai thác cảng lớn nhất Ấn Độ, đã đạt được một sự “chấp thuận về nguyên tắc” của chính phủ Việt Nam cho một dự án phát triển mới ở Đà Nẵng, Karan Adani, giám đốc quản lý của công ty nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

    Công trình này sẽ bao gồm các bến cảng container và bến đa năng để xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau.

    Dự án này đang trong giai đoạn đầu của quá trình lập kế hoạch.

    Đây sẽ là cảng quốc tế thứ tư của tập đoàn Adani sau Haifa ở Israel, Colombo ở Sri Lanka và the Port of Dar es Salaam ở Tanzania.

    Báo Việt Nam hồi cuối tháng 12/2023 đã đưa tin về việc Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính tiếp ông Gautam Adani, Chủ tịch tập đoàn Adani Group của Ấn Độ.

    Tập đoàn này khi đó cho hay đang xem xét đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào Việt Nam trong thập kỷ tới.

    Ca ngợi môi trường đầu tư của Việt Nam, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã giới thiệu chiến lược hợp tác của Adani tại nước này trong 10 năm tới trong lĩnh vực cảng biển, logistics, cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.

    Điểm nổi bật trong số đó là dự án cảng Liên Chiểu tại thành phố biển miền Trung Đà Nẵng.

    Trong cuộc gặp với ông Phạm Minh Chính thời điểm nói trên, ông Gautam Adani lưu ý rằng tập đoàn mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực cảng biển, năng lượng xanh, truyền tải điện, sân bay, đường thủy nội địa và các lĩnh vực khác mà hai nước quan tâm khác.

    Ông cũng đề nghị Adani phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để triển khai hiệu quả dự án cảng Liên Chiểu, nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay Chu Lai và các dự án năng lượng tái tạo cụ thể. 

    Với giá trị vốn hóa thị trường hơn 200 tỷ USD, Tập đoàn Adani sở hữu 14 cảng biển lớn và 7 sân bay ở Ấn Độ.

    Việt Nam đã chọn Adani Ports?

    Nằm dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, cảng Liên Chiểu được kỳ vọng sẽ trở thành cửa ngõ hàng hải lớn, giúp dễ dàng xử lý hàng hóa cho cảng Tiên Sa đang quá tải. 

    Cảng này cũng sẽ giúp tăng cường kết nối nội địa với Thái Lan, Lào và Myanmar.

    Mặc dù việc xây dựng cảng đã được triển khai từ năm 2022 nhưng dự án này đang phải đối mặt với sự chậm trễ đáng kể do thiếu nhà đầu tư, theo The Maritime Executive.

    Dự án cảng này bao gồm hai hợp phần.

    Hợp phần đầu tiên bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung như đê chắn sóng, kênh vận chuyển và đường vào.

    Hợp phần này được thực hiện bởi ngân sách nhà nước với số tiền khoảng 140 triệu USD.

    Hợp phần thứ hai liên quan đến việc phát triển khu vực bến cảng mà chính phủ đang cố gắng kêu gọi nhà đầu tư hỗ trợ.

    Mục tiêu là xây dựng 8 bến container và 6 bến hàng tổng hợp cũng như các công trình dịch vụ bổ sung, tất cả ước tính trị giá 1,9 tỷ USD.

    Với việc lựa chọn Adani Ports, việc xây dựng giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ sớm bắt đầu, bài viết trên The Maritime Executive hôm 14/7 cho hay.

    Gia đoạn này bao gồm việc xây dựng hai bến cảng dài 750m cho tàu container sức chở từ 8.000 TEU trở lên.

    Tuyến đường ven biển 6 làn xe dài 2 dặm nối hệ thống đường quốc gia và cảng Liên Chiểu cũng đã được khởi công xây dựng, vẫn theo The Maritime Executive.

    Tuy nhiên, chưa có thông tin chính thức từ phía Việt Nam về việc lựa chọn Adani Ports làm nhà đầu tư chính cho dự án cảng Liên Chiểu.

    Trước đó, hồi tháng 5/2024, một bài báo trên Baochinhphu.vn cho hay dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu dự kiến hoàn thành tháng 11/2025 nhưng đến tthời điểm này vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

    Hồi tháng 2/2024, có thông tin về 'cuộc so găng' giữa hai tập đoàn lớn là Adani và Sumitomo khi cả hai đều muốn tham gia đầu tư tại đại dự án cảng Liên Chiểu Đà Nẵng.

    11 người chết vì sạt lở và 65 ngàn hecta rừng bị “mất tích”

    Dân Trần/VNTB

    15/7/2024


    VNTB – 11 người chết vì sạt lở và 65 ngàn hecta rừng bị “mất tích”

     (VNTB) – Nhà chức trách tỉnh Gia Lai phát hiện 65.000 hecta rừng bị biến mất.

    Trong một ngày, có hai sự kiện xảy ra cách nhau hàng ngàn cây số tưởng chừng không liên quan nhưng lại là nguyên nhân và hậu quả của nhau. Ở Hà Giang, một tỉnh miền núi Tây Bắc, đất đá sạt lở khiến 11 người chết. Ở Gia Lai, một tỉnh Tây Nguyên, nhà chức trách phát hiện 65.000 hecta rừng bị mất.

    Khoảng 4h sáng ngày 13/7, một chiếc xe khách 16 chỗ đang chạy trên quốc lộ 34 từ TP. Hà Giang sang Cao Bằng thì gặpị đất đá sạt lở. Ngay lúc đó, nhiều hành khách và người dân đi đường đã cùng đẩy xe ra khỏi chỗ sạt lở. Nhưng bất ngờ khoảng 50.000 m3 đất đá ở vạt núi sạt xuống, nhiều người không chạy kịp, bị vùi lấp. Cho đến tại thời điểm viết bài, đã có 11 người chết được đưa ra khỏi đống đất nhão, 4 người đang cấp cứu và 2 người mất tích (nghi là không qua khỏi). (1)

    Cũng trong ngày 13/7, báo Tuổi Trẻ đưa thông tin tỉnh Gia Lai phát hiện gần 65.000ha rừng tự nhiên bị mất sau khi rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Ông Lưu Trung Nghĩa (giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai) giải thích rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất rừng. Trong đó có 130ha được xác định do lâm tặc phá; 94ha giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. 

    Ngoài ra, phần lớn diện tích rừng tự nhiên giảm do sai sót trong quá trình kiểm kê rừng trước đó mà khi rà soát điều chỉnh 3 loại rừng chưa được điều tra, cập nhật lại. Trong đó có 5.154ha diện tích rừng tự nhiên giảm khi rà soát do sai sót nay chuyển thành rừng trồng và cây trồng chưa thành rừng. 10.117ha diện tích rừng tự nhiên giảm khi rà soát cập nhật sai hiện trạng, đánh giá là đất trống có cây gỗ tái sinh. Và có 50.588ha diện tích rừng tự nhiên giảm do dữ liệu đầu vào sử dụng kết quả kiểm kê rừng năm 2014 chưa chính xác. (2)

    Như vậy, cơ quan chức năng xác nhận là có tình trạng số liệu dữ liệu đầu vào không chính xác. Nhưng không chính xác ở đâu thì họ không nói rõ. Và con số chưa chính xác lên tới hơn 50 ngàn hecta rừng, chứ không phải vài ba mét vuông. Rất cần phải coi lại rằng có hay không chuyện báo cáo láo, làm giả số liệu để chiếm đoạt ngân sách quốc gia.

    Một là cán bộ phụ trách quản lý và bảo vệ rừng cố tình thay đổi, làm giả số liệu để che đậy các hoạt động khai thác rừng trái phép. Hai là con số ban đầu đã bị làm giả để tham nhũng tiền quản lý bảo vệ rừng. Ba là có sự tiếp tay giữa các bên thanh tra, bảo vệ, quản lý rừng cũng như chính quyền địa phương. Những số liệu sai lệch này chắc chắn sẽ khiến cho việc quản lý và bảo vệ rừng không còn hiệu quả. Các hoạt động khai thác rừng trái phép không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, dẫn đến tình trạng mất rừng ngày càng nghiêm trọng.

    Bên cạnh đó cũng cần phải coi lại năng lực bảo vệ rừng của các cán bộ hiện nay. Nhiều người chưa được đào tạo bài bản về lâm nghiệp, sinh thái học và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Cán bộ kiểm lầm thiếu hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của rừng, không có khả năng lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án bảo vệ rừng. Người có trách nhiệm bảo vệ rừng lại vô trách nhiệm và không có đạo đức nghề nghiệp, tiếp tay cho lâm tặc.

    Dĩ nhiên không thể không nói tới những chủ trương sai lầm trong chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các địa phương. Hầu như tất cả các lý do đều tới từ con người, lãnh đạo nhà nước, chủ trương chính sách. Thế nhưng cứ mỗi lần sạc lở hay lũ lụt thì cứ đổ lỗi cho thiên tai thì không thể chấp nhận được. 

    Và thật ra đây không phải là vấn đề mới, hậu quả của việc tàn phá rừng cũng không phải là cán bộ không biết, nhưng thay vì tìm cách giải quyết, họ lại tìm lý do để đổ lỗi…

    ——————-

    Tham khảo
    (1) https://vnexpress.net/sat-lo-vui-xe-16-cho-8-nguoi-chet-4769474.html
    (2) https://tuoitre.vn/so-nn-ptnt-gia-lai-giai-trinh-gi-ve-65-000ha-rung-tu-nhien-bi-mat-20240713104923334.htm

    https://vietnamthoibao.org/vntb-11-nguoi-chet-vi-sat-lo-va-65-ngan-hecta-rung-bi-mat-tich/

    Việt Nam, Trung Quốc sắp huấn luyện chung về chống khủng bố ở thành phố Nam Ninh 

    VOA Tiếng Việt 

    13/7/2024

    Cảnh sát cơ động Việt Nam là lực lượng chính được giao nhiệm vụ chống khủng bố.


    Cảnh sát cơ động Việt Nam là lực lượng chính được giao nhiệm vụ chống khủng bố. 

    Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc dẫn lời một phát ngôn viên bộ quốc phòng của nước này nói hôm 12/7 rằng hai nước Trung Quốc, Việt Nam sẽ tổ chức huấn luyện chung về chống khủng bố từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.

    Ông Zhang Xiaogang (Trương Hiểu Cương), người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng cuộc huấn luyện dự kiến diễn ra tại thành phố Nam Ninh, miền nam Trung Quốc, với các bên tham gia là lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc và lực lượng cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an Việt Nam, Tân Hoa Xã tường thuật.

    Trong bản tin của Tân Hoa Xã, ông Zhang cho hay sự kiện này được tổ chức theo kế hoạch hợp tác hàng năm và có sự đồng thuận giữa hai bên, đồng thời ông nói thêm rằng sự kiện này nhằm tập trung vào chống các hoạt động khủng bố và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho hai nước trao đổi kinh nghiệm huấn luyện và chiến đấu chống khủng bố cũng như thúc đẩy sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

    Theo quan sát của VOA, báo chí nhà nước Việt Nam chưa đưa tin về cuộc huấn luyện chung được lên kế hoạch nêu trên.

    Cách đây chưa lâu, hôm 21/11/2023, bộ trưởng công an Việt Nam khi đó, ông Tô Lâm, nay là chủ tịch nước, đã đề nghị hai bên Việt Nam, Trung Quốc “nghiên cứu, hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện dành cho cán bộ lực lượng chống khủng bố, biểu tình, bạo loạn; cùng tập chung, diễn tập chung...” khi ông tiếp Tham mưu trưởng Bộ đội Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc Chu Kiến Quốc.

    Trong nhiều năm gần đây đã có một loạt các hoạt động hợp tác về chống khủng bố giữa hai nước láng giềng chung ý thức hệ cộng sản, bao gồm diễn tập liên hợp phòng chống khủng bố Việt Nam-Trung Quốc bắt đầu từ ít nhất là hồi cuối tháng 7/2015 ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; nối vào đó là các hoạt động tượng tự trong 3 năm tiếp theo.

    https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-trung-quoc-huan-luyen-chung-chong-khung-bo-tinh-nam-ninh/7696187.html

    Lê Phú Khải - Tùy bút về Thích Minh Tuệ 

    13/7/2024

    Theo dõi hiện tượng tu hành của thầy Thích Minh Tuệ mấy tháng nay, tôi suy nghĩ miên man. Liên tưởng đến nhiều nhân vật trong quá khứ, cũng như nhiều lĩnh vực như triết học, mỹ học, tâm linh học v.v…

    Nhân vật đầu tiên mà tôi nghĩ đến là nhà văn hóa nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện (1913-1997). Sau 26 năm sống ở Pháp, dẫm nát những nẻo đường châu Âu và thế giới, ông trở về nước năm 1963, vẫn sống bình dị trong những bộ đồ không ủi bao giờ. 

    Ông thường nói: Tôi “nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức”! Đến nhà ông chơi, ông bảo: Nếu thấy nóng thì cậu cứ ở trần! Nhà tôi không có quạt! Khi ông nhận chức giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, lúc đến nhiệm sở, cả cơ quan Nhà xuất bản lo cuống quýt vì Nhà xuất bản chỉ ở gọn trong một ngôi biệt thự cổ từ thời Pháp, không thu xếp được một phòng riêng cho giám đốc ngồi làm việc. 

    Ông đi một vòng quanh cơ quan, thấy có một cái buồng tắm bỏ không, mạng nhện giăng kín trên tường. Ông bảo: Dọn cái “buồng” nhỏ này cho sạch sẽ, rồi kê một cái bàn nhỏ, một cái ghế dựa, vài cái ghế đẩu để ông làm việc và tiếp khách. Ai cũng tưởng ông nói đùa… 

    Vậy mà từ cái “buồng” nhỏ ấy, ông đã chỉ đạo Nhà xuất bản Ngoại văn và hai tờ báo đối ngoại bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, cho ra những ấn phẩm rất có giá trị, giới thiệu Việt Nam ra thế giới, góp phần giúp đối ngoại cho Việt Nam những năm tháng khó khăn nhất. Riêng ông, đã viết từ căn “phòng” nhỏ này những tấc phẩm đồ sộ bằng tiếng Pháp như: Miền Nam Việt Nam sau Điện Biên Phủ (Le Sud Vietnam après Điện Biên Phủ; Lịch sử Việt Nam (Historie du Vietnam), Lịch sử văn học Việt Nam (Anthologie de la litérature Vietnam); Truyện Kiều dịch ra tiếng Pháp! 

    Lúc tặng tôi cuốn Truyện Kiều bằng tiếng Pháp, ông cười nói: Lúc dịch Kiều, đến hai câu: “Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần”, tôi phải suy nghĩ cả đêm, vì trong tiếng Pháp chữ tài và chữ tai đâu có vần với nhau! (Nguyên văn dịch sang tiếng Pháp: De son talent, que nul n’en tire orguel, La malheur suit le talent comme son ombre. Nghĩa tiếng Việt của hai câu tiếng Pháp đó: Không ai có thể tự kiêu về tài của mình; sự bất hạnh đi theo tài như cái bóng của nó!). 

    Tháng 11/1992 ông Viện được nước Pháp trao giải thưởng lớn Pháp văn (Grand prix de la Francophonie). Ngày lĩnh giải, hai vợ chồng ông vào tiệm Phở Hòa nổi tiếng trước cửa Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, gọi một tô phở và mượn chủ quán thêm một cái bát không để chia đôi cho hai người ăn! Ông chủ quán tỏ vẻ khó chịu. Tôi phải rỉ tai ông chủ quán rằng, ông già này mới lĩnh giải thưởng lớn, trị giá 400.000 franc, tương đương 80.000 đô, nhưng vì hai người già ăn không hết hai tô phở to nên ông tiết kiệm, chỉ gọi một tô! Ông chủ quán tỏ ra hiểu vấn đề và vui vẻ!

    Lối sống “nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức” của ông Viện có cái gì đó đồng điệu đối với tu hành của thầy Thích Minh Tuệ. Đó là một Giá trị Việt Nam trước một nhân loại đang thi nhau sống gấp, thi nhau xa xỉ, thi nhau phá hủy môi sinh. Một người có đến hàng trăm bộ quần áo mà vẫn đua nhau đi shopping sắm đồ! 

    Tôi rất bất ngờ khi thấy những giá trị mà nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện gửi thông điệp từ những năm 60 của thế kỷ trước về một lối sống ít hưởng thụ nhất nhưng cống hiến nhiều nhất, nay lại có một vị chân tu là Thích Minh Tuệ lan tỏa nó đi khắp hành tinh này. Hai con nguòi Việt Nam này đã được lịch sử giao phó nhắc nhở nhân loại rằng, phải sống khiêm nhường với trái đất… để còn trời đất mà sống! Mảnh đất mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đang sống hôm nay chỉ là đất mượn của các thế hệ mai sau. Không thể trả lại cho chúng những bãi biển đầy rác ni-lông và những hận thù xuyên biên giới…

    LÊ PHÚ KHẢI 12.07.2024

    Ảnh: Sách « Nguyễn Khắc Viện như tôi đã biết », NXB Thanh Niên 1999

    https://thuymyrfi.blogspot.com/2024/07/le-phu-khai-tuy-but-ve-thich-minh-tue.html#more


    Không có nhận xét nào