(Preserving the lifeline of Southeast Asia: the urgent call to protect the Mekong River Basin)
Natalie Shahbol and Madalen Howard – Bình Yên Đông lược dịch
WWF – March 14, 2024
11/7/2024
Nằm giữa Đông Nam Á (ĐNA) là một mạch sống vô cùng quan trọng cho cả con người lẫn đời sống hoang dã: sông Mekong. Thường được ám chỉ bởi những người có tín ngưỡng như “mẹ của tất cả mọi thứ,” sông Mekong có tầm quan trọng văn hóa lớn lao. Các cộng đồng truyền thống ấp ủ sâu đậm sự nối kết với sông của họ, tham gia vào những lễ hội và những lễ nghi hàng ngày hình thành một phần chủ yếu của di sản văn hóa của họ. Tương tự, cá sông Mekong có tầm quan trọng sâu xa, đã được kết hợp vào nhiều đời sống, truyền thống nấu nướng, và cá tính văn hóa của người dân trong lưu vực trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, câu chuyện của dòng sông uy nghi nầy đã có một khúc quanh rắc rối từ khi bắt đầu việc xây cất đập đại qui mô trong năm 1965. Mặc dù các đập thường được ca ngợi như những nguồn năng lượng tái tạo và những giải pháp quản lý thực phẩm, những ảnh hưởng môi trường tai hại của chúng đối với hệ sinh thái Mekong không thể bị bỏ qua.
Lưu vực sông Mekong là nơi trú ẩn của nhiều đời sống hoang dã khác thường, nhất là các loại cá đa dạng đáng kinh ngạc. Với 1.148 loại cá làm choáng váng được chánh thức công nhận, Mekong là một điểm nóng toàn cầu cho đa dạng sinh học nước ngọt. Trong số những cư dân là 2 loại cá nước ngọt lớn nhất: cá tra dầu khổng lồ, có thể dài đến 3 yards và nặng đến 645 pounds, và cá đuối nước ngọt khổng lồ [Lời người dịch: còn thiếu cá hô.] Tuy nhiên, mặc dù sự to lớn của chúng, những loại cá biểu tượng nầy đối mặt với một tương lai bấp bênh. Bằng chứng gây sửng sốt trong một phúc trình của WWF “Những Con cá Bị bỏ quên của Mekong (Mekong’s Forgotten Fishes)” cho thấy rằng 74 loại cá trong Mekong được đánh giá có rủi ro tuyệt chủng, với 18 loại nay được xếp loại có nguy cơ tuyệt chủng cao. Hạ lưu Mekong kéo dài từ biên giới Trung Hoa, đã thấy khoảng 17% sông bị ảnh hưởng phần lớn vì việc xây cất đập ở Trung Hoa, theo một nghiên cứu của WWF trong năm 2022. Những hậu quả của sự can thiệp nầy có tác động xa về phía hạ lưu, ảnh hưởng đến các cộng đồng cũng như đời sống hoang dã. Một trong những nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là di ngư cần thiết cho cân bằng sinh thái của khu vực và cuộc sống của hàng triệu người.
© Thomas Cristofoletti / WWF-UK
Sự nối kết của những hệ thống sông là một khía cạnh căn bản thường bị bỏ qua, nhưng vô cùng quan trọng để hiểu những ảnh hưởng rộng lớn của sự can thiệp của con người. Như được minh họa bởi sông Mekong, những hành động trong những khúc sông ở thượng lưu có thể đổ xuống như thác, ảnh hưởng đến những hệ sinh thái và nhiều cộng đồng cách xa hàng trăm dậm. Di ngư đối mặt với vô số đe dọa từ việc xây đập gồm có chướng ngại cho việc di chuyển của chúng để đẻ trứng và di cư, trực tiếp nguy hại từ việc điều hành turbines, và sự xáo trộn của dòng chảy tự nhiên của sông. Những thách thức nầy được kết hợp với những đe dọa khác chẳng hạn như lề lối đánh cá hủy hoại, mất nơi cư trú, khai thác cát, và việc giới thiệu các loại cá xâm lấn. Trong trường hợp của Mekong, phúc lợi của cả con người lẫn cá được nối liền một cách phức tạp với sức khỏe của sông. Với 68 triệu người sống trong vùng lân cận với nó, sông duy trì cuộc sống, cung cấp nguồn chất đạm cần thiết cho hàng triệu người, và đóng một vai trò bản lề trong kinh tế khu vực, có tác dụng như nền thủy sản nội địa lớn nhất trên hành tinh.
Trên khắp thế giới, nhiều chủng loại được khám phá khi có cơ hội. Những thay đổi nhỏ có thể có những hậu quả lớn đối với cá, nhất là khi nỗ lực bảo tồn được cầm đầu và hỗ trợ bởi những cộng đồng địa phương. Và mặc dù nhiều chủng loại trong Mekong đang đối mặt với tuyệt chủng, sự biến mất sau cùng của chúng chưa được viết trên đá.
Làm thế nào để người dân và cá hiện hữu trong Mekong
uriya99 / WWF
Giữa những lo ngại gia tăng về bảo tồn các nguồn nước ngọt, Phúc trình Những Con cá Bị Bỏ quên của Mekong chiếu sáng những đường lối sáng tạo để bảo tồn và đầu tư vào sức khỏe của thủy lộ vô cùng quan trọng nầy.
Câu cá giải trí giới thiệu một con đường hứa hẹn cho phát triển kinh tế và bảo tồn. mặc dù qui mô hiện nay rất giới hạn. Cá nước ngọt mới lạ và khổng lồ đa dạng của khu vực cung cấp một tiềm năng đáng kể để thu hút những người câu cá trên khắp thế giới. Mặc dù những hồ thả cá bản xứ như cá hô Siamese và cá lóc khổng lồ, những loại cá không bản xứ tạo đe dọa nếu chúng thoát được. Câu cá giải trí trên sông, mặc dù hạn chế, nhưng đang có tiến bộ, nhất là ở Cambodia và Lào PDR, khi những nhà điều hành cung cấp những chuyến đi nhắm đến cá tra dầu và cá đuối khổng lồ Mekong. Tuy nhiên, lo ngại nổi lên liên quan đến cai quản và theo dõi, nhất là trong những vùng bảo tồn như Công viên Quốc gia Nakai-Nam Theun. Ở ĐBSCL, câu cá giải trí được tổ chức hơn, với việc du khách được cung cấp những kinh nghiệm như bắt cá bằng tay không. Mặc dù câu cá giải trí có tiềm năng cho cuộc sống và du lịch, quản lý cẩn thận rất quan trọng để giảm nhẹ rủi ro chẳng hạn như việc giới thiệu các loại cá ngoại lai và thiệt hại nơi cư trú. Với việc quản lý có hiệu quả và cộng tác cộng đồng, khuyến khích câu cá giải trí ở ĐBSCL có thể góp phần vào việc bảo tồn chủng loại và phúc lợi của cộng đồng.
Canh tác lúa-cá là một lề lối canh tác sáng tạo kết hợp cá vào ruộng lúa, thu hoạch cộng hưởng tự nhiên giữa 2 hệ sinh thái. Khi lúa tăng trưởng, nó cung cấp nơi che chở và thức ăn cho cá, trong khi cá, ngược lại, giúp kiểm soát sâu rầy và cung cấp phân bón tự nhiên, nâng cao năng suất lúa. Ngoài ra, cá làm xáo trộn đất làm cho nó thấm nhiều hơn và giúp tái chế chất dinh dưỡng. Một số nông dân đã phát minh ra nhiều phương pháp để làm tăng chiều sâu của nước trong ruộng lúa của họ trong mùa lũ tự nhiên, ngăn ngừa cá thoát đi và tạo nên một nơi cư trú ở dưới nước lớn mạnh. Công nhận tiềm năng của canh tác lúa-cá để khuyên khích tính khả chấp, WWF đang cộng tác tích cực với nông dân để thực hiện lúa nổi và nuôi cá trong mùa lũ. Sáng kiến nầy nhằm để phục hồi sự bồi lắng phù sa tự nhiên, cải thiện độ phì nhiêu và sức khỏa của đất, và chống sụt lún đất. Hơn nữa, nó tạo nên những thị trường mới và nâng cao tính chịu đựng và thu nhập của nông dân, cho thấy sức mạnh chuyển đổi của những lề lối canh tác khả chấp trong khu vực Mekong. Bằng cách bảo vệ dân số cá và duy trì những hệ sinh thái nước ngọt mạnh khỏe, chẳng hạn như thực phẩm, nước, và cuộc sống cho hàng triệu người trong khu vực.
Một tương lai tươi sáng hơn cho Mekong
Bảo vệ lưu vực sông Mekong không chỉ là bảo vệ đa dạng sinh học mà còn là bảo đảm phúc lợi cho những cộng đồng tùy thuộc vào sông cho cuộc sống của họ.
May mắn thay, những sáng kiến toàn cầu gần đây, chẳng hạn như Khuôn khổ Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (Kunming-Montreal Global Biodiversity Framework), cung cấp hy vọng cho việc bảo tồn và phục hồi các vùng nước nội địa, kể cả Mekong. Bằng cách tham giao vào các nỗ lực như Thách thức Nước ngọt (Freshwater Challenge), các quốc gia có thể cùng nhau làm việc để bảo vệ và phục hồi những nơi cư trú quan trọng, thực hiện những lề lối quản lý khả chấp, và ngăn ngừa việc lan tràn của những chủng loại ngoại lai. Ngoài ra, một Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp cho Đa dạng sinh học Nước ngọt (Emergency Recovery Plan for Freshwater Biodiversity), đã có sẵn, cung cấp một lộ đồ cho hành động tổng thể để bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt:
Để cho sông chảy tự nhiên hơn
Cải thiện phẩm chất nước trong những hệ sinh thái nước ngọt
Bảo vệ và phục hồi những chủng loại và nơi cư trú vô cùng quan trọng
Chấm dứt việc quản lý tài nguyên không khả chấp
Ngăn ngừa và kiểm soát sự xâm nhập của các chủng loại ngoại lai
Bảo vệ các sông chảy tự do và tháo bỏ những chướng ngại sông lỗi thời
Người dân Mekong không thể chịu mất cá nước ngọt của họ hay những hệ sinh thái nước ngọt mà chúng cư trú. Sông, hồ, đất ngập nước là những hệ thống hỗ trợ đời sống của họ và đa dạng khác thường của cá ở trong chúng rất cần cho sức khỏe của họ. Đảo ngược nhiều thế kỷ suy thoái sẽ rất khó, nhưng có thể được – nếu chúng ta hành động một cách tập thể và cấp bách.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2024/07/bao-ton-mach-song-cua-ong-nam-loi-keu.html
Không có nhận xét nào