Header Ads

  • Breaking News

    Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg Qua Lăng Kính Kế Sách Phát Triển Kinh Tế ...

     Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg Qua Lăng Kính Kế Sách Phát Triển Kinh Tế, Ngoại Thương VN, và Suy Tư Về Trách Nhiệm Của Việt Kiều 

    Gồm 2 phần 

    (Kỳ 1) 

    Ts. Nguyễn Văn Chữ 

    1 Tháng Sáu, 2024 


    https://usvietnam.uoregon.edu/wp-content/uploads/2023/05/Storm-by-Ilmari-Aalto.jpg

    1. Đặt Vấn Đề

    Sau năm 1975, thể chế độc đảng, chế độ công sản, luận cứ “đảng cử, dân bầu”, và qui trình phối trí lao động theo nguyên tắc “hồng hơn chuyên” trong nền kinh tế trung ương hoạch định của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đưa toàn thể đất nước này vào một thời gian cực kỳ khó khăn, khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này đe dọa sự tồn tại của đảng Cộng Sản và thể chế vào các năm đầu của thập niên 1980.  Bằng chứng là Đại hội Đảng lần thứ 6 vào cuối năm 1986 đã kết thúc bằng khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” (Kleinen, 2015). 

    Việt Nam đã đưa ra kế hoạch “đổi mới”, trong đó trên lý thuyết hoạt động kinh tế theo mô hình “trung ương hoạch định” được chuyển đổi sang mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, vào năm 1986. Quá trình chuyển đổi này bắt đầu khi các định chế tài chính quốc tế, như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân hàng Thế giới, cũng như lãnh đạo của nhiều quốc gia tân tiến đang rao giảng chủ thuyết kinh tế tân cổ điển, chủ trương rằng chiến thuật và chiến lược phát triển kinh tế  thời thượng là phát triển lãnh vực sản xuất để xuất cảng, được mệnh danh là “Chính sách Kinh tế Phát triển Hướng ngoại, được hiểu là đặt lãnh vực ngoại thương là cốt lõi hay vai trò mũi nhọn” trong kế sách phát triển kinh tế quốc gia. Dĩ nhiên, các định chế tài chính quốc tế này khuyế́n khích và hỗ trợ các quốc gia theo đuổi kế sách kinh tế phát triển hướng ngoại này. Tất yếu là “phần kinh tế thị trường” của kế sách phát triển kinh tế của Việt Nam dựa vào chiến lược xuất cảng để phát triển hay chiến lược kinh tế phát triển hướng ngoại.

    Phát triển kinh tế là một “quá trình dẻo-cứng (putty-clay process; Singer, 1998)”. Quá trình dẻo-cứng thuyết giải rằng nếu kế sách phát triển kinh tế không triển khai đúng, hay thực thi sai lạc sẽ vô cùng tốn kém, cả về tư bản, nhân lực và thời gian để, ngay cả không thể, chuyển sửa sau khi áp dụng.

    Ngoại thương và cán cân mậu dịch (hay cán cân ngoại thương) là các lãnh vực phức tạp và khô khan nên rất khó nuốt; dù vậy, trong những dòng sau đây, người viết xin mạo muội:


      1. Giải trình cán cân mậu dịch là gì và các tài khoản của nó.

      2. Trích dẫn dữ liệu thống kê chọn lọc từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), và những cảm thán của các chuyên gia và học giả về chiến thuật và chiến lược cũng như sự thực thi kế sách phát triển kinh tế Việt Nam gần đây, như dữ liệu thống kê phơi bày. 

      3. Dựa vào các dữ liệu thống kê trích dẫn, thử lượng giá hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

      4. Từ kết quả của sự lượng giá trên, người viết ước đoán chủ đích của Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg  và nói lên một vài suy tư về vai trò của  người Việt hải ngoại.

    Xin được bắt đầu phần (i).

    2. Cán cân mậu dịch 

    Cán cân mậu dịch, bao gồm các trương mục hay tài khoản, là sổ sách mà các quốc gia, hay lãnh thổ, ghi chép giá trị của những “thứ” (sản phẩm, dịch vụ, các công cụ đầu tư tài chính, và kiều hối, giá trị của các trao đổi quốc tế khác) mà người dân, doanh nghiệp, và chính phủ của họ trao đổi với nhau hàng năm.  Toàn thể các trương mục báo cáo/ghi chép giá trị các nghiệp vụ trao đổi quốc tế này, báo cáo của các nghiệp vụ ngoại thương của một nền kinh tế, được gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân thanh khoản quốc tế (balance of international payments hay chỉ đơn giản là balance of payments). Cán cân mậu dịch có ba nhóm tài khoản sau đây: (i) nhóm trương mục của tài khoản vãng lai (current account), (ii) nhóm trương mục của tài khoản tư bản (capital account), (iii) và nhóm trương mục của tài khoản tài chính (financial account).  Và, tổng số giá trị của ba trương mục này cùng với khoản điều chỉnh do sai số và bỏ sót là cán cân mậu dịch hay cán cân thanh khoản quốc tế của một nền kinh tế.

    Nhóm trương mục thuộc tài khoản vãng lai gồm có: (1) giá trị của các tác vụ xuất cảng (exports) sản phẩm hay dịch vụ, lợi nhuận doanh nghiệp quốc nội thu được do hoạt động tại ngoại quốc (profits), cổ tức (dividends) từ cổ phiếu (stocks), lãi nhuận (interest incomes) người dân nhận được từ những khoản đầu tư trái phiế́u (bonds), đầu tư danh mục (portfolio investments) tại ngoại quốc, và thu nhập của công dân làm việc tại hải ngoại, được ghi vào trương mục xuất cảng; (2) giá trị của các tác vụ nhập cảng sản phẩm hay dịch vụ, lợi nhuận doanh nghiệp quốc nội, cổ tức từ cổ phiếu, lãi nhuận từ những khoản đầu tư trái phiế́u hay đầu tư danh mục mà nền kinh tế phải trả ra ngoại quốc, cũng như thu nhập của người ngoại quốc phục vụ trong nền kinh tế sẽ được bút toán vào trương mục nhập cảng; (3) và sự khác biệt giữa giá trị của đơn phương chuyển nhượng (unilateral transfers) tài chính nhận từ và trả ra nước ngoài sẽ được bút toán vào trương mục đơn phương chuyển nhượng tài chính ròng (net unilateral transfers). 

    Giá trị của các tác vụ mua bán các của cải tài chính (financial assets) sẽ được bút toán vào các trương mục của tài khoản tài chính. Các món tài sản sau đây là những thí dụ của cải (wealth) tài chính: tiền (money), ngoại tệ (foreign currencies), cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp tư (corporate bonds) hay do chính phủ ấn hành (sovereign securities), hay giá trị của chính cơ sở doanh nghiệp (business).

     Có một số tương đối rất nhỏ, về cả số tác vụ lẫn số lượng hay giá trị tài chính của các tác vụ, khác với các trao đổi được ghi vào các trương mục của tài khoản tài chính, sẽ được bút toán vào các trương mục của tài khoản tư bản. Hầu hết các tác vụ này liên quan đến chuyển nhượng những món “của” hay tài sản không sản xuất (non-produced), không là của cải tài chính (non-financial), và thường là vô hình (intangible) như bản quyền (copyrights) hay thương hiệu (trademarks). Sai biệt giữa giá trị của các chuyển nhượng mà nền kinh tế nhận được và giá trị của các chuyển nhượng cho ngoại quốc sẽ được bút toán vào trương mục của tài khoản tư bản. 

    3. Dữ liệu thống kê chọn lọc từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, và cảm thán của các chuyên gia và học giả về kế sách phát triển kinh tế đưa đến kết quả như dữ liệu thống kê phơi bày. 

    3.1. Dữ liệu thống kê chọn lọc từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

    Bảng 1 dưới đây ghi lại giá trị của hoạt động ngoại thương của Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc, toàn thế giới, và một số các chỉ số kinh tế chọn lọc quan trọng khác từ Báo Cáo đợt tham vấn theo Điều IV năm 2023 của IMF với Việt Nam cũng như các chỉ số thống kê từ kho dữ liệu Direction of Trade Statistics (DOTS database) do IMF lưu trữ. Xin ghi nhận là các tài khoản “Giá trị sản phẩm nhập cảng và Giá trị sản phẩm xuất cảng” trong Bảng 1 chỉ báo cáo các giao dịch phát sinh từ giá trị xuất/nhập cảng đo lường bằng triệu Mỹ kim (trừ khi có ghi chú hay giải trình khác) của một nền kinh tế nhất định; được hiểu là chỉ báo cáo giá trị của các tác vụ được ghi trong hai trương mục xuất cảng và nhập cảng và số lượng sai biệt giữa hai trương mục này (xuất hay nhập siêu) của nhóm trương mục của tài khoản vãng lai. Nói cách khác, các dữ liệu này trong Bảng 1 không bao gồm giá trị của trương mục đơn phương chuyển nhượng tài chính ròng của tài khoản vãng lai.

    3.2. Cảm thán của các chuyên gia và học giả về kế sách phát triển kinh tế và hiệu quả tại Việt Nam

    W. Arthur Lewis có thể xem là một lý thuyết gia danh tiếng về phát triển kinh tế trong thế kỷ thứ 20. Trong tác phẩm kinh điển “Lý Thuyết Tăng Trưởng Kinh Tế (The Theory of Economic Growth)” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1955, và được tái bản nhiều lần, ông giải thích rằng chính phủ có thể có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Nếu họ triển khai và thực thi chính sách đúng thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh. Nếu họ làm quá ít, hoặc mắc phải những điều sai trái, hay quá độ thì mức độ phát triển kinh tế sẽ bị chậm lại.

                                 Bảng 1.  Việt Nam: Các Chỉ Số Kinh Tế Chọn Lọc

    (Đơn vị đo lường: triệu Mỹ kim, trừ khi có ghi chú hay giải trình khác)

    Lãnh vực ngoại thương



    Năm



    1. Việt Nam sang/từ Mỹ

    2010

    2015

    2020

    2021

    2022

      1-a. Giá trị sản phẩm xuất cảng

    14.238,13

    33.475,03

    77.151,20

    96.390,16

    109.111,56

    1-b. Giá trị sản phẩm nhập cảng

    3.766,91

    7.792,51

    13.758,47

    15.020,63

    14.438,83

    1-c. Giá trị xuất(+)/nhập (-) siêu

    10.471,22

    25.682,52

    63.392,73

    81.369,52

    94.672,73


    2. Việt Nam sang/từ Trung Quốc

    2010

    2015

    2020

    2021

    2022

    2-a. Giá trị sản phẩm xuất cảng

    7.308,80

    16.567,69

    49.094,89

    56.200,56

    58.464,69

    2-b. Giá trị sản phẩm nhập cảng

    20.018,83

    49.441,12

    84.374,28

    109.825,13

    117.700,34

    2-c. Giá trị xuất(+)/nhập (-) siêu

    -12.710,03

    -32.873,44

    -35.279,38

    -53.624,57

    -59.235,65


    3. Việt Nam sang/từ Liên Âu

    2010

    2015

    2020

    2021

    2022

    3-a. Giá trị sản phẩm xuất cảng

    8.746,21

    24.123,31

    30.332,87

    35.067,90

    40.935,11

    3-b. Giá trị sản phẩm nhập cảng

    5.053,73

    8.674,85

    13.121,79

    14.833,67

    13.458,46

    3-c. Giá trị xuất(+)/nhập (-) siêu

    3.692,48

    15.448,46

    17.211,07

    20.234,23

    27.476,65

    1. Việt Nam sang /từ toàn thế giới

    2010

    2015

    2020

    2021

    2022

    4-a Giá trị sản phẩm xuất cảng

    70.249,10

    160.261,88

    277.270,84

    330.432,00

    364.262,42

    4-b  Giá trị sản phẩm nhập cảng

    83.364,78

    174.965,99

    258.784,44

    324.832,95

    350.869,49

    4-c. Giá trị xuất(+)/nhập (-) siêu

    -13.115,68

    -14.704,12

    18.486,39

    5.599,05

    13.392,93

    • Ngoại thương (tỷ Mỹ kim)

    2019

    2020

    2021

    2022

    2023

    5-a. Tài khoản vãng lai

    12,5

    15,50

    -8,10

    -1,10

    1.00

    5-b. Tài khoản tư bản & tài chính

    19,00

    8,50

    30,80

    9,50

    11,00

    5-c. Giá trị âm của lỗi và bỏ sót

    -8,20

    -6.90

    -8,40

    -31,10

    0,00

    5-d. Cán cân mậu dịch

    23,30

    16,60

    14,30

    -22.70

    12,00

    • Đo lường độ mở của nền kinh tế

    2019

    2020

    2021

    2022

    2023

      6-a. Giá trị xuất cảng bằng % GDP

    79,60

    81,60

    91,40

    81,60

    80,90

      6-b. Giá trị nhập cảng bằng % GDP

    73,30

    72,70

    86,70

    85,00

    75,80

      6-c.  Độ mở của nền kinh tế

    152,90

    154,30

    178,10

    166,60

    166,70

    7. GDP (tỷ Mỹ kim)

    331,80

    346,30

    369,70

    406,50

    438,20

    8. Độ kinh tế tăng trưởng bằng %GDP

    7,40

    2,90

    2,60

    8,00

    4,70

    Nguồn:  Báo cáo đợt Tham vấn Điều IV năm 2023 của IMF với Việt Nam, và Direction of Trade Statistics (DOTS, database) do IMF lưu trữ.

    Một điểm thú vị là Giáo Sư Lewis cho rằng chính quyền sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế khi dùng quá nhiều tài nguyên của xã hội để xây tượng đài (monuments) hay tòa thị chính (town halls) vì khả năng sinh lời của các sản phẩm này rất nhỏ, nhưng chi phí phát sinh sau khi hoàn thành sản phẩm rất cao. Tác phẩm của ông xuất bản vào năm 1955, nên nguyên do của lời phê phán này là nhằm vào các công trình này tại Nga và khối Đông Âu. Tuy nhiên, trong hai thập niên gần đây; truyền thông quốc nội VN đã hãnh diện tường trình khá nhiều công trình xây dựng tượng đài to lớn, cổng làng, và cổng xóm hay cơ sở văn hóa đồ sộ; và gần đây, các bảo tàng nghìn tỷ ngạo nghễ, với chi phí hoạt động và bảo trì hàng năm cao ngất ngưởng, trong khi bệnh viện không đủ cả cơ sở lẫn thuốc; học sinh, là tương lai của đất nước, phải dùng thùng xốp qua sông vì không có cầu và chia nhau từng  gói mì tôm hàng ngày.

    Cần quan tâm nơi đây là những thay đổi nhanh chóng trong hơn ba thập niên qua trên thương trường làm cho vai trò và trách nhiệm của chính phủ khi triển khai và thực thi chính sách một cách đúng đắn trở nên khó khăn và nhiều thử thách hơn bội phần. Kang và Paus (2020) lập luận rằng đây là những thách thức mà các quốc gia thành công trong quá trình công nghệ hóa tại Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, và Tân Gia Ba đã không gặp phải trước đây. Do đó, nhu cầu “chính phủ phải làm đúng” mà Giáo Sư Lewis thuyết giảng trở nên tối cần, nếu một quốc gia hy vọng không bị sập bẫy thu-nhập-trung-bình. Bẫy thu- nhập-trung-bình giả thuyết rằng các quốc gia vừa vượt qua ngưỡng cửa từ “quốc gia có mức thu nhập thấp-cao” lên “quốc gia có mức thu nhập trung-bình-thấp” có thể lâm vào tình trạng là mức tăng trưởng mà các quốc gia này đã từng trải nghiệm trong nhiều thập niên trước bị chậm lại vì sự gia tăng năng suất sản xuất không tăng đồng bộ với chi phí sản xuất, hoặc nói cách khác, gia tăng năng suất sản xuất tụt hậu phía sau gia tăng chi phí sản xuất.

    Ngoài ra, Kang và Paus (2020) cho rằng tập trung hoàn toàn vào các yếu tố quốc nội không cung cấp một khuôn khổ hữu ích để hiểu/thoát bẫy thu-nhập-trung-bình. Cách tiếp cận như vậy bỏ lỡ hai thách thức quan trọng mà các quốc gia có thu nhập trung-bình phải đối mặt: (i) những thách thức nội bộ phức tạp trong việc nâng cấp và xây dựng khả năng đổi mới trong nước, với sự hỗ tương hay giao thoa cần thiết giữa các yếu tố tương quan, và (ii) tác động của ngoại lực, có thể thay đổi theo thời gian, và – tương tác với các yếu tố nội tại – tạo ra nhiều thách thức cho công tác nâng cấp và đẩy mạnh các hoạt động chuyên sâu về đổi mới và sáng tạo. Và từ hai nhận định trên, Kang và Paus (2020) tin rằng phương thức để có thể đưa ra các khuyến nghị về giải pháp để thoát bẫy thu-nhập-trung-bình phải được xây dựng trên các công trình của các nhà kinh tế và các nhà khoa học chính trị.

    Trong phạm trù này, Kang và Paus (2020) đưa ra các khuyến nghị để thoát bẫy thu-nhập-trung-bình là chính sách phát triển kinh tế phải có một cách tiếp cận có hệ thống và lâu dài hầu xây dựng khả năng sản xuất cũng như sự cần thiết phải hành động mạnh mẽ của nhà nước để: (i) thúc đẩy sự phát triển của khả năng sản xuất (productive capacities) trong nước để nâng cấp và tăng mức tăng trưởng phát triển năng suất sản xuất của các yếu tố sản xuất (tư bản và lực lượng lao động) cao hơn; (ii) kịp thời đối phó hay lợi dụng sự tương tác của quốc tế với các yếu tố trong nước, vì sự tương tác này sẽ thay đổi theo thời gian và có thể đưa đến những thách thức cho đổi mới trong nước hay mang đến cơ hội cho kế hoạch gia tăng mức tăng trưởng năng suất sản xuất; và (iii) thấu hiểu bản chất của các hoạt động liên kết giữa chính phủ và khu vực tư nhân, đồng thời tận dụng sự liên kết này để tối đa hóa mức tăng trưởng của năng suất sản xuất

    Hơn nữa, Raj-Reichest (2020) còn khuyến cáo thêm rằng các khuyến nghị để thoát bẫy thu-nhập- trung-bình hay đuổi kịp các nền kinh tế có thu nhập-cao trên đòi hỏi những điều kiện tiên quyết là chính quyền phải sẵn có nền giáo dục đại học chất lượng cao, bao gồm các ngành khoa học (bao gồm những ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội); đầu tư của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển; và thực hiện những thay đổi cấu trúc khó khăn để loại bỏ các công ty cũ và công nghệ cũ không còn thích hợp với thời đại hiện nay. Đồng thời, Raj-Reichest (2020) cũng chỉ ra rằng tại các quốc gia vượt qua tình trạng thu nhập trung-bình như Hàn Quốc và Đài Loan có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ sở kinh doanh lớn quốc nội để cải thiện giáo dục hầu đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động với kỹ năng cao và thích nghi.

    Về vấn đề triển khai và thực thi kế sách phát triển kinh tế Việt Nam, hai học giả có nhiều liên quan đến và rất am tường VN, Giáo Sư Klingler-Vidra và Wade, trong bài nghiên cứu mang tựa đề “Những Chính Sách Khoa Học và Kỹ Thuật và Bẫy Thu-Nhập Trung-Bình: Những Bài Học từ VN” (Science and Technology Policies and the Middle-Income Trap: Lessons from Vietnam, 2020) chỉ ra rằng VN đã được các tổ chức trong giới nghiên cứu về phát triển kinh tế xem là có thể như một con hổ Đông Á mới nổi, nhanh chóng di chuyển lên trong thu nhập và công nghệ, từ những năm đầu của kỷ nguyên 2000, bằng chứng là các dự án sau đây: Intel khai trương trung tâm sản xuất chip lớn nhất bên ngoài Mỹ trong năm 2010 dường như xác nhận VN được coi là một quốc gia với công nghệ thông tin và truyền thông (information and communication technology) mới nổi; các tập đoàn đa quốc gia (multinational corporations) lớn khác của phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc, chẳng hạn như Samsung, Fujitsu, và Toshiba, cũng thành lập các cơ sở sản xuất tại VN.

    Cùng thời gian đó, ‘VN vừa vượt qua ngưỡng của Ngân Hàng Thế Giới từ “thu nhập-thấp-cao” đến “thu nhập trung-bình-thấp” vào năm 2010. Chính phủ và các nhà tài trợ và viện trợ bắt đầu bàn thảo về “bẫy thu-nhập-trung-bình” như một vấn đề trọng yếu sắp tới cho VN. Và để khung “chính sách khoa học và công nghệ” (Science and Technology) như một phương tiện để duy trì tăng trưởng kinh tế và do đó tránh được cái bẫy thu-nhập-trung-bình, các giới hữu trách xác định Trung Quốc và chính sách khoa học và công nghệ như là một mô hình, và chỉ vào cơ sở 1 tỷ Mỹ kim do Intel đầu tư vào VN như là bằng chứng của một trung tâm công nghệ đang phát triển.’ Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, chính sách khoa học và công nghệ của VN đã đi khập khiễng, với những nỗ lực đơn giản là tăng số lượng các công ty khởi nghiệp theo phong cách Thung Lũng Silicon của Mỹ; thay vì triển khai và thực thi một chính sách khoa học kỹ thuật sâu rộng thích hợp với môi trường xã hội Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển của năng suất sản xuất, hay theo đuổi chương trình giống như “Made in China 2025”. 

    Không phải là chính phủ VN không biết, nhưng lãnh đạo dường như chỉ triển khai và thực thi các công trình mà họ có thể ăn chia. Klingler-Vidra và Wade (2020) chỉ ra rằng “…báo cáo VN 2035 được công bố rộng rãi vào tháng 2, năm 2016, khuyến nghị chính phủ ‘tăng cường’ và ‘điều phối’ hệ thống khoa học và kỹ thuật của mình như một ưu tiên để ‘tránh rơi vào bẫy thu-nhập- trung-bình và tụt hậu’ (Ngân Hàng Thế Giới & Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư VN, 2016). Vào tháng 11 năm 2018, Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ VN, tiến sỹ Chu Ngọc Anh đã tuyên bố rằng: ‘VN cần xây dựng chiến lược quốc gia’” (Akhaya, 2018). Klingler-Vidra và Wade (2020) báo cáo rằng “Ngay sau khi công bố báo cáo VN 2035, tháng 5, năm 2016, Nghị quyết 35 của chính phủ xác định các mục tiêu tiếp theo để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các mục tiêu bao gồm kế hoạch tạo ra 5.000 doanh nghiệp, vừa và nhỏ, tập trung vào khoa học và kỹ thuật, và 30 doanh nghiệp công nghệ cao và trung tâm phát triển công nghệ cao giữa 2016 và 2020. Klingler-Vidra và Wade (2020) cảm thán rằng cũng như nhiều mục tiêu đã đề cập trước đó; chẳng hạn, vào năm 2011, tuyên bố là sẽ đào tạo 80.000 kỹ sư, kỹ thuật viên, và quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào năm 2020, những con số này được đưa ra mà không có cơ bản hay phân tích nào cả.” 

    Klingler-Vidra và Wade (2020) dựa trên các tài liệu về chính sách từ những nguồn công cộng, các cuộc phỏng vấn các nhà hoạch định chính sách khoa học và công nghệ VN, nhân viên của các tổ chức tài trợ hay viện trợ, và các nhà đầu tư khởi nghiệp mà họ thực hiện từ năm 2012 đến 2018, và tư liệu của họ, hai học giả này kết luận rằng có ít nhất là ba nguyên nhân chính đã ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến chính sách khoa học và công nghệ VN:  (i) bộ Khoa học và Công nghệ là bộ yếu kém, ngân sách ít, không  thể hối lộ quan chức các bộ khác để hợp tác trong các chiến lược cần thiết cho kế hoạch gia tăng mức tăng trưởng năng suất sản xuất; (ii)  các nhà hoạch định chính sách nói rằng họ muốn mô phỏng cả Thung Lũng Silicon và Made in China 2025 của TC, và biện minh là để thoát bẫy thu-nhập-trung-bình mà trong thực tế giới hữu trách chỉ có xu hướng giúp thiết lập các công ty khởi nghiệp dễ dàng hơn; (iii) cộng đồng các nhà tài trợ viện trợ lớn của VN đã ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực xây dựng thị trường khởi nghiệp.

    Bộ Khoa học và Công nghệ là bộ yếu kém vì ngân sách của bộ rất ít, không thể thuyết phục được các bộ khác để hợp tác trong các chiến lược cần thiết cho kế hoạch gia tăng mức tăng trưởng năng suất sản xuất và các kế hoạch này cần nhiều tư bản hay vốn. Klingler-Vidra và Wade (2020) tiết lộ trong trao đổi cá nhân (giao tiếp cá nhân, ngày 29 tháng 11 năm 2018 – personal communication, 29 November 2018) để giải thích rằng bộ Khoa học và Công nghệ là bộ yếu kém tương quan với các bộ hay cơ phận khác trong chính quyền là do bản chất của việc đầu tư vào các dự án thuộc chính sách khoa học và công nghệ: không có tiền mặt để ăn chia hay hối lộ các quan chức chính phủ khác. Ví dụ như các công trình xây dựng có nhiều tiền mặt để ăn chia nên được cung cấp các dự án với ngân sách lớn. Theo cảm tính của người viết, điều này, một lần nữa, giải thích tại sao các công trình thua lỗ hàng tỷ tỷ đồng vẫn tiếp tục tại VN.

    Do đó, tổng quan về hiệu quả của chính sách kinh tế của lãnh đạo Việt Nam, Klingler-Vidra và Wade (2020)  kết luận rằng: “Xu hướng sản xuất đồng thời ngày nay được tổ chức trong chuỗi giá trị toàn cầu, độc quyền kiến thức (bởi các công ty có trụ sở tại các nền kinh tế tiên tiến), tài chính hóa và áp lực điều chỉnh bất đối xứng đối với các quốc gia thâm hụt, cùng có nghĩa là các nước đang phát triển khó có thể hội tụ hay bắt kịp với các nền kinh tế tiên tiến về mức năng suất thông qua ‘sức mạnh hay cơ chế của thị trường’. Nhà nước phải phối hợp để hướng dẫn, thúc đẩy, cũng như định hướng cho đầu tư bằng cách mở rộng khả năng hấp thụ công nghệ từ nơi khác và đổi mới tại quốc nội là một điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững. Chính sách khoa học và công nghệ không định hướng, không có nhà nước phối hợp có thể sẽ không ‘bắt kịp’, vì chỉ tạo điều kiện giúp thiết lập các công ty khởi nghiệp dễ dàng hơn theo mô hình của Thung Lũng Silicon mà không tăng đầu tư vào các khả năng kỹ thuật làm nền tảng cho những nỗ lực tương tự ở Trung Quốc. Điều này khiến các công ty khởi nghiệp được định sẵn vẫn là những doanh nghiệp bắt chước và lắp ráp. Chính sách này sẽ không có triển vọng cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế hầu thoát bẫy thu-nhập-trung–bình, mà đại đa số các nền kinh tế có mức thu nhập trung–bình, như nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, trên thế giới đã bị sập.”

    Khi lượng giá khả năng “thành công” của chính sách khoa học và công nghệ tại VN thì Klingler-Vidra và Wade (2020) đã cho rằng: “‘Thay vì đầu tư vào công nghệ và kiến thức, các doanh nghiệp VN vẫn còn chủ yếu dựa vào những lợi thế của lao động giá rẻ và khai thác nguyên liệu’. Các cái gọi là các công ty công nghệ cao vẫn còn nhỏ và cạnh tranh quốc tế gần như hoàn toàn về chi phí, không phải đổi mới hoặc chất lượng.”

    4. Thiển ý của người viết về thành quả của chính sách “Kinh tế Thị trường theo Định hướng Xã hội Chủ Nghĩa” của quan chức và đảng Cộng sản Việt Nam.

    Từ những trích dẫn trên và trên lý thuyết, các chuyên gia và học giả danh tiếng đã chỉ ra những khó khăn và trở ngại cũng như đề nghị sách lược kinh tế cho một nền kinh tế mới khởi sắc,  như nền kinh tế Việt Nam, vừa vượt từ nền kinh tế có mức thu-nhập-thấp (Low-Income) lên nền kinh tế có mức thu nhập trung-bình-thấp (Low-Middle-Income) được tiếp tục tăng trưởng hầu thoát khỏi bẫy thu nhập trung-bình để thành nền kinh tế có mức thu nhập trung-bình cao (Upper-Middle-Income), và có thể trở thành nền kinh tế tiến bộ có thu-nhập-cao (High-Income); nhưng “để tạo và tối đa hóa cơ hội cho tham nhũng và lợi ích nhóm”, các quan chức Việt Nam “nói một đàng, làm một nẻo”

    Khi bắt đầu quá trình đổi mới, VN là một quốc gia nghèo và lạc hậu theo chính sách hướng ngoại phát triển nên được hưởng các quy chế trợ cấp tài chính cũng như những chương trình cho vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới và trợ giúp tài chính dưới cơ chế viện trợ từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Những tài trợ từ thế giới cùng với tài nguyên quốc gia qua chính sách công hữu, đảng viên /quan chức có nhiều nguồn để có nhiều cơ hội để tham nhũng.

    Trong thập niên bắt đầu từ 2010, khi Việt Nam trở thành một quốc gia có mức thu-nhập-trung-bình thấp thì tài trợ từ những định chế tài chính quốc tế, như ưu đãi vay mượn, viện trợ, không còn như xưa; không những thế, mà một quốc gia với mức thu nhập-trung-bình thấp còn phải có trách nhiệm tương trợ tài chính đối với các quốc gia nghèo hơn mình. Thế nhưng, tài nguyên quốc gia qua chính sách công hữu đã bị đã cạn kiệt cũng do tham nhũng. 

    Cũng trong thập niên trên, nhiều chuyên gia và tổ chức trong giới nghiên cứu về phát triển kinh tế tầm cỡ cho rằng Việt Nam có thể nhanh chóng di chuyển lên trong thu nhập và công nghệ để trở thành một con hổ Đông Á mới nổi, nếu lãnh đạo đảng Cộng Sản và quan chức chính quyền triển khai và thực thi chiến thuật và chiến lược phát triển đúng như giáo sư Lewis khuyến cáo.  Tuy nhiên, triển khai chính sách đúng cần nhiều tư bản hay vốn và mất đi cơ hội để tham nhũng tiền và quyền. Do đó, lãnh đạo đảng và quan chức cố ý làm sai để tối đa hóa cơ hội tham nhũng. 

    Các cuộc điều tra của những vụ đại án của phong trào đốt lò do TBT Nguyễn Phú Trọng khởi động (Công ty Việt Á, Chuyến bay giải cứu, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn FLC, các vụ phát hành trái phiếu riêng lẻ, v.v…)  đã phơi bài bày những tệ nạn tràn lan, cũng như đội vốn, đình trệ, kết quả không đủ tiêu chuẩn được đưa vào khai thác gây thiệt hại vô cùng to lớn cho nền kinh tế quốc gia.  Trớ trêu thay, các tham quan này được đảng cho rằng họ là những đảng viên ưu tú đầy tinh thần trách nhiệm và làm gương, đạo đức cao, không vi phạm những điều đảng viên không được làm  nên là “công bộc” tốt cho dân; do đó, được đảng điều vào các chức vụ lãnh đạo qua quá trình phân phối nhân lực của đảng. 

    Bản chất của mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thật ra là hai nền kinh tế mâu thuẫn, đối nghịch. VN không có nền kinh tế thị trường thực sự. Thực tế, kinh tế xã hội chủ nghĩa hướng dẫn kinh tế thị trường. Cho nên khu vực tư doanh kể cả tư doanh ngoại quốc bị đối xử không công bằng.  Và, môi trường chính trị dù “ổn định”, nhưng không có dân chủ tự do và nhân quyền mà luật lệ của các quốc gia đối tác bắt buộc các đối tác phải thỏa mãn yêu cầu và bắt buộc phải thực thi trong trong các hiệp thương mà Việt Nam đã cam kết như: Hiệp định Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Thương Ước giữa Việt Nam và Liên Âu (EU-VFTA). 

    Giáo dục yếu kém, không đi sát với bước phát triển kinh tế quốc gia.  Cho nên, mặc dầu công nhân rẻ, rất siêng năng, và hiếu học; nhưng có thể không đủ kỹ năng do giáo trình của hệ thống giáo dục quốc gia không thích nghi với nhu cầu cho thị trường nhân dụng. Tiêu biểu là Intel đã không thể tuyển đủ nhân công khi mới bước vào thị trường VN. Samsung học từ kinh nghiệm của Intel nên đưa nhân viên VN đến các quốc gia khác để huấn luyện.  Năm 2021 Apple đã phải thu dụng nhân viên tại Mỹ để đưa vào làm việc tại VN khi cơ sở tại đây bắt đầu hoạt động. Hạ tầng cơ sở còn rất kém, bằng chứng là tình trạng các hải cảng lớn, đường xá cầu cống, điện nước, không khí bị ô nhiễm.  

    Về bộ máy công quyền, đảng đứng trên luật pháp quốc gia, theo tôn chỉ “đảng cử, dân bầu” hay đúng hơn chỉ là “đảng chỉ định”, còn “đốt lò” là để hạ đối thủ, bộ máy hành chính công quyền rất tệ hại. Luật lệ rắc rối, thường mâu thuẫn giữa luật đảng và luật chính quyền, một số không theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ máy có hai hệ thống rất to lớn và rất tốn kém: nhà nước và đảng.  Nhân sự của đảng và nhà nước thì kém khả năng chuyên môn, kém đạo đức hành chính, và không minh bạch. Tham nhũng, bất công xã hội đầy dẫy và khủng khiếp. Các tệ trạng này là một trong những khó khăn cho doanh nhân ngoại quốc.

    Sang vấn đề chỉ số/dữ liệu thống kê về hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam, một quy luật cơ bản của cả môn Thống kê (Statistics) và Kinh toán (Econometrics) là các dữ liệu thống kê không thể chứng minh bất cứ luận cứ, biện luận, hay lý thuyết nào; mà chúng chỉ có thể được dùng như là bằng chứng để yểm trợ các luận cứ, biện luận, hay lý thuyết; hoặc là cơ sở để diễn đạt, đề nghị, chỉ ra, biểu hiện một số lượng, hay vấn đề nào đó mà thôi. Trong quy luật này thì các chỉ số kinh tế chọn lọc trong Bảng 1 chỉ ra các điểm sau đây và các dữ liệu này cảnh báo nhiều khó khăn sắp đến cho nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân:

    1. Một chỉ số mà lý thuyết kinh tế dùng để chẩn đoán hay đo lường độ mở/mức độ hội nhập của một nền kinh tế là tổng số trị giá xuất và nhập cảng chia cho GDP hay là tổng số của hai chỉ số giá trị xuất cảng đo bằng % GDP và giá trị nhập cảng đo bằng % GDP của nền kinh tế đó. Dữ liệu thống kê từ IMF, trích dẫn trong dòng thứ 6-c của Bảng 1, cho thấy chỉ số đo lường độ mở/mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam luân chuyển từ 152,90 đến 178,10 phần trăm của GDP trong những năm gần đây, rất cao; mang ý nghĩa là nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc cực kỳ cao và quấn quyện vào trình trạng kinh tế thế giới.

    2. Chỉ sổ thống kê trong dòng thứ 1c  của Bảng 1 cho thấy giá trị xuất siêu của Việt Nam đến Mỹ trong năm 2022 là 94.672,73 triệu Mỹ kim.

    3. Trong khi đó, chỉ sổ thống kê trong dòng thứ 2-c của Bảng 1 cho thấy giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong năm 2022 là -59.235,65 triệu Mỹ kim.

    4. Chỉ sổ thống kê trong dòng thứ 3-c của Bảng 1 cho thấy giá trị xuất siêu của Việt Nam đến toàn khối Liên Âu trong năm 2022 chỉ là 27.476,65 Mỹ kim.

    Điểm quan trọng cần quan tâm nơi đây là chỉ sổ thống kê trong dòng thứ 4-c  của Bảng 1 cho thấy giá trị xuất siêu của Việt Nam đến toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, trong năm 2022 chỉ là 13.392,93 triệu Mỹ kim.  

    https://usvietnam.uoregon.edu/quyet-dinh-so-1334-qd-ttg-qua-lang-kinh-ke-sach-phat-trien-kinh-te-ngoai-thuong-vn-va-suy-tu-ve-trach-nhiem-cua-viet-kieu-ky-1/

    Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg Qua Lăng Kính Kế Sách Phát Triển Kinh Tế, Ngoại Thương VN, và Suy Tư Về Trách Nhiệm Của Việt Kiều 

    (Kỳ 2)

    Ts. Nguyễn Văn Chữ 

    15 Tháng Sáu, 2024 

    https://usvietnam.uoregon.edu/wp-content/uploads/2021/11/Screenshot-82.png

    Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg Qua Lăng Kính Kế Sách Phát Triển Kinh Tế, Ngoại Thương VN, và Suy Tư Về Trách Nhiệm Của Việt Kiều (Kỳ 1, Kỳ 2)

    5. Ước đoán chủ đích của Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg của chính quyền cộng sản Việt Nam và vài suy tư theo thiển ý về cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

    5.1. Ước đoán chủ đích của Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg của chính quyền cộng sản Việt Nam

    Do được điều kiện hóa trong một văn hóa, môi trường kinh tế và kinh doanh của phần “theo định hướng của xã hội chủ nghĩa – bao gồm cả chính sách công hữu và đặt lãnh vực quốc doanh vào vai trò mũi nhọn trong kế sách phát triển kinh tế” của chính sách “kinh tế thị trường” mà chính phủ VN theo đuổi trong nhiều thập niên qua, nên trong quá trình hội nhập hơn 30 năm qua, cấp lãnh đạo VN đã không thể mà cũng không cần kiến tạo “một xã hội công bằng, một nhà nước có trách nhiệm, và minh bạch”. Do đó, VN đã nhiều lần xin các đối tác ngoại thương công nhận nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường thực sự; nhưng cho đến ngày nay, mọi yêu cầu đều bị khước từ. 

    Nếu mượn ngôn từ của Giáo Sư Lewis (1955) và qua các dữ kiện cũng như chi tiết do Klingler-Vidra và Wade trình bày trên thì đây là điều sai trái mà giới hữu trách trong chính phủ VN đã phạm đã và sẽ tiếp tục gây nguy hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và đất nước. Trong khi đó, nếu theo ngôn từ thời thượng thì ngoài hai chiến thuật và chiến lược phát triển kinh tế hiện đại từ hai trường phái kinh tế Keynesian (hướng nội phát triển) và tân cổ điển (hướng ngoại phát triển), các viên chức VN qua hành động đã phát minh ra một chiến thuật và chiến lược phát triển kinh tế mà Giáo Sư Tiến sỹ Nguyen (Nguyen, Hiệp,  Lộc; 2021) gọi là chiến thuật và chiến lược phát triển kinh tế “hướng tôi, kê tính, và chọn lựa đối tác để phát triển”.  “Hướng tôi, kê tính, và chọn lựa đối tác để phát triển”, được hiểu là: “hướng tôi” là quan chức chỉ triển khai và thực thi các dự án mà họ có thể bòn rút để ăn chia; “kê tính” là cụm từ  mà ông đặt ra để nói lên hiện tượng cung cấp dịch vụ hay sản phẩm trị giá x đồng, làm hóa đơn (x+y) đồng, để có y đồng cho công tác bôi trơn và ăn chia; đồng thời, “chọn đối tác để phát triển” là chỉ hợp tác với bất cứ đối tác nào mà “họ” có thể hướng về mình và kê tính, bất kể sự tồn vong của đất nước hay số phận cũng như phúc lợi dân tộc. Hoạt động của công ty Việt Á là một trường hợp đơn cử.

    Trở lại dữ liệu thống kê chọn lọc trong Bảng 1 trên đây, một vài thiển kiến của người viết,  giá trị nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam được báo cáo chính thức chỉ là -59.235,65 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, Việt Nam giáp giới với Trung Quốc và tham nhũng tại Việt Nam thì rất khủng khiếp; do đó, không phải không có cơ sở để phỏng đoán rằng số lượng sản phẩm của Trung Quốc được nhập lậu vào Việt Nam sẽ không nhỏ. Tất yếu là giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc sẽ vượt trội hơn -59.235,65 triệu Mỹ kim rất nhiều.

    Như đã trình bày trên đây, tổng số giá trị của tài khoản vãng lai, tài khoản tư bản, tài khoản tài chính và khoản điều chỉnh do sai số là cán cân mậu dịch hay cán cân thanh khoản quốc tế giữa một nền kinh tế và tất cả các quốc gia cũng như lãnh thổ đối tác trên thế giới. Hai điểm quan trọng tiềm ẩn cần chỉ ra đây là: cán cân thanh khoản quốc tế bao gồm cả viện trợ từ các quốc gia hay lãnh thổ khác và kiều hối của một nền kinh tế, và giá trị của hai ngân khoản này được bút toán như là một số dương vào hạn mục đơn phương chuyển nhượng tài chính ròng.

    Phân tích dữ liệu thống kê trong trong Bảng 1 (dòng 5-d) cho thấy cán cân thanh khoản quốc tế của Việt Nam trong năm 2023 thặng dư hay xuất siêu (bao gồm cả viện trợ của ngoại quốc và kiều hối: hai khoản thu này có thể xem là xuất cảng không vốn của VN) đến toàn thế giới chỉ vỏn vẹn 12 tỷ Mỹ kim. So sánh dữ liệu thống kê trong các dòng 1-c, 2-c, 3-c, 4-c, và 5-d dường như đề nghị rằng hạn mục đơn phương chuyển nhượng tài chính ròng của tài khoản vãng lai của VN khiếm hụt khá nghiêm trọng. Các khoản chi trả được bút toán trong hạn mục này thường bằng ngoại tệ và với số lượng lớn như: chương trình EB-5, chi phí của du sinh, mua quốc tịch của nhiều quốc gia, mua tài sản tại nước ngoài. Sự thật khó phản biện là các tác vụ này vượt rất  xa khả năng của công nhân hay người lao động VN. 

    Trong khi đó, theo báo VietnamNet  (ngày 3 tháng 2, năm 2024), Việt Nam nhận 16 tỷ Mỹ kim kiều hối trong năm 2023. Tương quan với 438,20 tỷ Mỹ kim GDP của Việt Nam trong năm 2023, kiều hối bằng 3,65% và thặng dư ngoại thương chỉ 2,74%. Đây là chưa tính số ngoại tệ mà Việt kiều chi tiêu, biếu thân nhân, bạn bè, làm từ thiện khi thăm viếng Việt Nam và giá trị của sản phẩm xách tay (xa xỉ phẩm yêu chuộng của thành phần trưởng giả và quan chức Việt Nam). 

    Trước khi ước đoán chủ đích của Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg, mà chính quyền và đảng đã huy động gần như toàn bộ các cơ quan của chính phủ để thực thi, một vài động tác thú vị  và cam kết vẫn chưa hoàn tất sau đây của Đảng Cộng Sản và chính quyền VN cần chỉ ra:

    Vấn đề thú vị là Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết dự luật cho phép Việt kiều có quyền sở hữu bất động sản như người Việt trong nước, có hiệu lực vào đầu năm 2025. Dự luật này không ngoài mục đích giải cứu vấn đề đóng băng thị trường bất động sản do kết quả của các nhóm lợi ích lướt sóng và thổi giá trong thị trường này của nền kinh tế hoạt động theo quy trình của chiến lược phát triển theo thuyết kinh tế “hướng tôi, kê tính, và chọn lựa đối tác để phát triển”; bằng chứng là hơn 80 phần trăm tỷ phú Việt Nam, ngay cả ngài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, làm giàu từ cấu kết với đảng viên quan chức để cướp đất của dân và tài sản quốc gia, cũng như các trò lừa bịp trong thị trường tài chính, để làm giàu.

    Vấn đề chưa hoàn tất là VN đã cam kết hoàn tất sửa đổi luật lao động để cho người lao động thành lập nghiệp đoàn độc lập vào cuối năm 2023. Hơn nữa, các thị trường nhập cảng lớn từ Việt Nam đòi hỏi vấn đề liên quan đến thẩm định như quyền con người, môi trường, quy luật đánh bắt hải sản, thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, ngành dệt may nói riêng và các ngành xuất khẩu nói chung, như đã cam kết trong các hiệp thương toàn diện. Cho đến hôm nay, nhiều nhà hoạt động trong lãnh vực này đã bị đàn áp và giam cầm, và  VN chỉ có Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN).  TLĐLĐVN là một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản Việt Nam thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, và người đứng đầu do đảng chỉ định và trả lương.  Hơn nữa, theo luật hiện hành của Việt Nam, một cuộc đình công hợp pháp phải thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất, phải tuân theo trình tự quy định trong bộ luật lao động, trong đó không được phép đình công về quyền; và thứ hai, phải do tổ chức công đoàn lãnh đạo. Và, cho đến ngày nay, không một cuộc đình công nào tại VN (hơn 7.000) hợp pháp vì không thể thỏa mãn ít nhất là một trong hai điều này.

    Ngành may mặc của Việt Nam, dùng vải làm từ bông vải trồng tại Tân Cương, chiếm một tỷ trọng khá lớn trong xuất cảng; nhưng gần đây bị ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng bởi đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, do TT Biden ký ngày 23/12/2021, cấm các đơn hàng sử dụng nguyên liệu từ nơi đó. Trong khi, do không minh bạch trong quy luật đánh bắt/nuôi thủy sản, nhiều lô hàng xuất cảng của ngành này này đã bị khước từ. Thay vì nói lên sự thật đề khắc phục, chính quyền và báo chí lề đảng cố ru ngủ quần chúng rằng sự khó khăn kinh tế Việt Nam là do suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của hậu Covid-19, và chiến tranh Ukraine.  

     Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây tổn thương và thiệt hại nghiêm trọng cho người dân; tuy nhiên, để bảo tồn đảng, họ chỉ cố biện minh, giải thích, nhận lỗi, hứa hẹn sửa đổi đối với các thiệt hại nghiêm trọng nào có thể đe dọa đến sự tồn vong của đảng mà thôi. Tiêu biểu cho các tội tày trời này phải kể là cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc, áp đặt chủ thuyết kinh tế trung ương hoạch định trên miền Bắc và toàn Việt Nam sau năm 1975 đưa đến vấn nạn và nhiêu khê trong thập niên 1980. Mới nhất là chương trình đổi mới của VN năm 1986 chuyển đổi từ mô hình “Kinh tế trung ương hoạch định” sang mô hình “Kinh tế Thị trường theo Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” mà thành quả được các chỉ số thống kê trích dẫn trong Bảng 1 trên đây trực tiếp và gián tiếp chỉ ra. 

    Về mặt văn hóa -cách hành xử- người viết mãi tin rằng người Việt luôn trọng nghĩa tình và anh dũng, “chị ngã em nâng” trong gia đình, “lá lành đùm lá rách” ngay cả “áo rách đùm áo tả tơi” ngoài xã hội, và bao đấng anh hùng đã hy sinh tất cả cho đại nghĩa-các anh hùng Yên Bái, là một tiêu biểu. Trong khi đó, cũng không thiếu người thân vì tâm lý chỉ vì không chịu thua kém chòm xóm (keeping up with the Joneses) cho nên kêu gọi, thuyết phục người Việt hải ngoại gửi tiền về giúp.

    Khi khối cộng sản thế giới lung lay trước khi Liên Bang Soviet và Đông Âu sụp đổ, dân tộc Việt Nam đứng trên bờ vực đói  nghèo thăm thẳm.  Những người Việt hải ngoại hôm nay được vinh danh là “khúc ruột nghìn dặm” đã từng được đảng và nhà nước thân mến mệnh danh là “thành phần du đãng và đĩ điếm chạy theo đế quốc Mỹ” đã gửi về VN hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm để nâng, đùm người thân tại quê hương mà mình đã đào thoát mà một số ra đi bất kể mạng sống

    Hai tỷ Mỹ kim do thành phần “bất hảo” này gửi về đã làm giảm đi cơn đói trong thời gian khốn cùng tại VN và cứu chế độ năm 1987. Cựu quân nhân Mỹ đã tham chiến tại VN trở lại, hầu hết với gia đình, để thăm lại các vùng mà họ đã lưu đóng cùng với Việt kiều du lịch thăm quê hương không những đã mang vào VN một luồng ngoại tệ to lớn mà còn giúp dưỡng nuôi con bò sữa từ lúc sơ sinh: kỹ nghệ du lịch VN. Đây là hai trong các nguyên nhân, nếu không là hai nguyên nhân chính, giúp cho sự tồn tại của chế độ, khi Đông Âu và Nga tan rã. 

    Dù đúng hay sai, các động tác trên đây của nền kinh tế đều nằm trong quá trình phát triển kinh tế  dẻo-cứng. Và,  sau gần 40 năm, nền kinh tế Việt Nam đã sang trạng thái cứng (của quá trình dẻo-cứng), nên sẽ rất khó khăn và tốn kém để hiệu chỉnh. Hơn nữa,  trên bình diện quốc tế, vì Đảng Cộng Sản và quan chức Việt Nam không luôn trung thực nên đang “thưởng thức” chân lý của câu nói của Tổng Thống thứ 16 của Mỹ, ông Abraham Lincoln, rằng: “Bạn có thể đánh lừa một số người mọi lúc, và tất cả mọi người một số lúc, nhưng bạn không thể đánh lừa tất cả mọi người mọi lúc.” 

    Do văn hóa hướng tôi, kê tính, và chọn lựa đối tác để phát triển, nguồn nhân lực không được đào tạo thích nghi cho nhu cầu cho hoạt động kinh tế 5-G của thế giới. Chính sách công nghệ hóa bị thực thi sai lệch (nói một đàng làm một nẻo)  nên không thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo trào lưu thế giới. Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia bị thui chột do tham nhũng. Trong khi lịch sử đã cho thấy nhiều lần trong quá khứ rằng dù bị cai trị bởi một thể chế bạo tàn sắt máu đến đâu, người dân luôn “bỏ phiếu” theo bao tử và bằng đôi chân của họ, một điều thú vị là mục tiêu tổng quát của Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg được đề xuất rằng:

     “Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài NVNONN (người Việt Nam ở nước ngoài) tham gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục tiêu phát triển của Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội Đảng lần XIII đã đề ra; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước; củng cố sức mạnh, tiềm năng của cộng đồng NVNONN đóng góp cho đất nước.”

    Ngay câu đầu của đoạn trích từ Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg trên đây cùng với quá trình phát triển kinh tế đã sang thời kỳ cứng (của quá trình dẻo-cứng của quá trình phát triển kinh tế) và đang gần đến điểm đổi chiều Lewis (Lewis turning point) cho thấy rằng Đảng và quan chức của chính quyền Việt Nam đã vẳng nghe tiếng còi báo của đoàn xe tốc hành mang tai họa nghiêm trọng và mối đe dọa đến sự tồn vong của đảng và ghế của họ. Đảng và quan chức biết rằng chính họ không thể hạ cánh an toàn trong hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng, do chính họ gây nên, mà đoàn xe tốc hành đang mang đến.

    Do đó, chủ đích của Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg không thể nào không là để: (i) đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại để giảm thiểu sự chống đối, tố cáo, phơi trần  những sai trái, các vi phạm các nguyên tắc dân chủ trong xã hội, hầu giảm thiểu những khó khăn chồng chất trong lãnh vực ngoại giao và ngoại thương; (ii) nhằm vào khối tài chính và kỹ năng kỹ thuật của Việt kiều để cứu vãn hay sửa các thiệt hại nghiêm trọng do chính sách quốc gia của chế độ độc tài độc đảng của VN đã theo đuổi trong gần 40 năm qua – lùa gà hải ngoại.

     

    6. Một vài suy tư về vai trò của người Việt hải ngoại

     

    Khi người Việt Nam trong nước nhận ngoại tệ, họ phải chuyển sang tiền đồng của VN trước khi có thể sử dụng. Tiền Việt Nam thuộc chủ quyền của chính phủ Việt Nam, nên  qua quá trình chuyển đổi này, chính phủ sẽ là sở hữu chủ và bút toán vào quỹ ngoại tệ dự trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc vào túi của ai đó. Công dụng của số lượng ngoại tệ dự trữ là  giúp ổn định nền kinh tế, giá trị của chính đồng tiền Việt Nam và hối suất giữ đồng tiền Việt Nam đối với các ngoại tệ; tất yếu là sẽ gián tiếp bảo vệ chế độ. 

     Các tiềm ẩn quan trọng hơn nữa của kiều hối là hạn mục xuất cảng không vốn (kiều hối) làm gia tăng: (i) số đo lường của trương mục đơn phương chuyển nhượng tài chính ròng, GDP, Cán Cân Thanh Khoản Quốc Tế, của VN bằng số lượng tương đương; và (ii) mức tăng trưởng kinh tế cũng như Giá Trị của Trương Mục Ngoại Tệ Dự Trữ của VN cũng gia tăng một cách đáng kể. Đây là các chỉ số thống kê đo lường thành quả hoạt động kinh tế vĩ mô mà đảng và quan chức với căn bệnh khoe thành tích kinh niên tự hào rao giảng.

    Một thí dụ đơn giản sẽ cho thấy tầm quan trọng của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam.  Theo báo cáo, trong năm 2023: (i) GDP của VN là 438,20 tỷ Mỹ kim; (ii) mức tăng trưởng kinh tế là 4,7%; (iii) kiều hối là 16 tỷ (chưa tính đến số ngoại tệ mà Việt kiều chi tiêu khi thăm viếng cũng như giá trị của hàng tiêu thụ xách tay, tiền biếu người thân và bạn bè và làm từ thiện khi họ thăm viếng VN); (iv) Cán Cân Thanh Khoản Quốc Tế thặng dư hay xuất siêu là 12 tỷ Mỹ kim (chưa khấu trừ giá trị nhập cảng lậu từ Trung Quốc)

    Để đơn giản, giả dụ rằng kiều hối bị giảm 10 tỷ Mỹ kim và giá trị nhập lậu từ Trung Cộng là 10 tỷ Mỹ kim thì: (i) GDP của Việt Nam bị giảm 20 tỷ Mỹ kim hay 4.56% chỉ còn là 418,20 tỷ Mỹ kim; (ii) Cán Cân Thanh Khoản Quốc Tế thặng dư hay xuất siêu là 12 tỷ bây giờ thành nhập siêu -8 tỷ Mỹ  kim; (iii) mức tăng trưởng kinh tế bây giờ chỉ còn lơ lửng gần zero.  Đồng thời: (i) số lượng ngoại tệ dự trữ sẽ bị giảm; (ii) hối suất của đồng bạc Việt Nam đối với các ngoại tệ sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ gây khó khăn khá nghiêm trọng đến nền kinh tế của Đảng cũng như ghế của các quan chức chính quyền.

    Một hiện tượng khá phổ thông là chúng ta thường cho những gì ta thấy trước mắt là sự thật hay chân lý, nhất là các hiện tượng ở tầm cỡ vĩ mô, mà không suy tư, phân tích, hay so sánh để kiểm nghiệm nhận định của chính mình. Chẳng hạn, kế hoạch “đổi mới” năm 1986, khởi đầu cho quá trình phát triển đất nước trong  gần 4 thập niên qua, được rao giảng và nhiều người trong chúng ta cho là kế sách “ưu việt” này là công lao của đảng và nhà nước Việt Nam, 

    Nhưng nếu suy gẫm kỹ hơn, chúng ta có thể thấy rằng chính các rào cản của chủ thuyết kinh tế trung ương hoạch định mà đảng và nhà nước đã áp đặt lên nền kinh tế từ năm 1975 đã đưa nền kinh tế đến khó khăn và nghèo đói.  Kế hoạch “đổi mới” chỉ  là tháo gỡ một số những rào cản mà chính nhà nước cài đặt đưa đến vấn nạn quốc gia để chuyển nền kinh tế sang mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để người dân có cơ hội để kinh doanh và phát triển. 

    Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà cũng do chính đảng và nhà nước tạo ra từ năm 1986, quan chức đã lại bày ra và áp đặt nhiều rào cản mới dưới muôn hình vạn trạng mà  rào cản nguy hại nhất là tạo môi trường cho và dung túng tham nhũng, rồi lại đốt lò để thanh trừng hay triệt hạ phe nhóm đối lập hầu tạo uy tín cá nhân. Các rào cản này cản trở mức độ phát triển kinh tế nghiêm trọng và đưa nền kinh tế đến cửa của bẫy thu-nhập-trung-bình. 

    Mặc dù với nhiều rào cản, nền kinh tế VN vẫn đạt được nhiều thành quả đáng kể nhờ vào năng khiếu và tinh thần cầu tiến cùng sáng tạo cá nhân của người dân, và không thể phủ nhận vai trò của kiều hối. Tuy nhiên cũng vì các rào cản này nên nếu so sánh với quá trình khởi sắc của các lân bang trong vùng Đông Nam Á, thì thành quả của VN thật khá khiêm tốn. Dù vậy,  đảng và nhà nước không những che dấu sự thật này mà còn rất tự hào và cho đây là thành quả và công lao cao dày của họ. 

    Trên đây là khó khăn nan giải của Đảng Cộng Sản và quan chức Việt Nam.  Hơn nữa, các khó khăn này là do chính họ gây ra mà dường như  hiện nay chính họ không thể khắc phục. Ngoài ra, lịch sử đã cho thấy một cách rõ ràng rằng chế độ độc đảng, độc tài toàn trị không thể mang lại ấm no, thịnh vượng cho dân tộc, dù những lãnh đạo cộng sản luôn biện minh và bảo vệ vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm của họ. Hệ luận tất yếu là để mang lại tự do, ấm no  và hạnh phúc cho dân tộc, thể chế này phải thay đổi. 

    Và, như vừa chỉ ra trong thí dụ trên, người Việt hải ngoại có một vũ khí sát thương để thay đổi chế độ đó là nguồn kiều hối và “áo gấm về làng”.

    Nghi vấn phải đặt ra là tại sao vũ khí sát thương này không được đem ra để mang lại tự do, ấm no, và hạnh phúc cho người Việt tại Việt Nam? 

    Đáp án phổ thông nhất là truyền thống trọng nghĩa tình của người Việt hải ngoại: “chị ngã em nâng” trong gia đình và “lá lành đùm lá rách” ngay cả “áo rách đùm áo tả tơi” ngoài xã hội, và tâm lý không chịu thua kém chòm xóm của một số người thân (keeping up with the Joneses), như đã trình bày trên đây. 

    Một lý do khác có thể là có thể là vấn đề sau đây không được tranh luận công khai và tường tận để chỉ ra bản chất thật của người cộng sản. Ở một tầm cỡ nào đó, ngoài bản chất khác, chỉ trên phương diện lý luận thì trong thiên đàng cộng sản thành phần lãnh đạo phải trần truồng. Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay, quan chức lãnh đạo, ngay cả tại cấp xã cũng sống trong biệt phủ thì thân thể không thể  trần truồng. Thế nên, chúng ta không thể không hoang mang là chủ thuyết cộng sản mà họ tuyệt đối tôn thờ và thiên đàng cộng sản mà họ rao giảng cũng như nhưng lời Bác đã dạy là gì. Ngoài ra, các đảng viên cũng là quan chức luôn có trình độ lý luận cao, nhưng chúng ta thấy họ chỉ thể hiện khi thành khẩn khai báo trước tòa và đem huy chương và bằng khen ra xin giảm án do tham nhũng, chứ không nghe hay thấy họ lý luận hiệu quả hay hợp lý nơi nào khác. 

    Một mặt khác nữa là sự hiện hữu rất rõ hiện tượng xã hội Post-truth (do Pinker diễn giải; Pinker, 2018) trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Xã hội Post-truth là một xã hội  mà trong đó các cá nhân hay các tập thể thành viên “không còn đồng thuận về tiêu chuẩn khách quan để minh định sự thực hay chân lý” mà các cá nhân hay tập thể  “đã đồng thuận khi dùng những tiêu chuẩn chủ quan của riêng họ để minh định sự thực hay chân lý theo tư duy của họ”. 

    Để nắm bắt vấn đề này, thử quan sát ba làn sóng di dân theo thời điểm họ rời Việt Nam: (i) trước 30 tháng 4, năm 1975; (ii) từ 30 tháng 4, năm 1975 đến 1 tháng 1, năm 2000, và (iii) sau 1 tháng 1, năm 2000. Vì khác biệt lý do và hoàn cảnh khi họ rời Việt Nam cũng như những trải nghiệm của cuộc sống của họ trước khi họ rời VN nên Việt kiều trong các làn sóng di dân này không đồng thuận về tiêu chuẩn khách quan để minh định văn hóa hay cách hành xử của Đảng và quan chức chính quyền VN mà khi suy tư đến đề tài này, mỗi nhóm sẽ dựa vào những tiêu chuẩn chủ quan của riêng họ.

    Không những thế mà các cá nhân hay tập thể của các làn sóng di dân này còn khác nhau khá nhiều trong các lãnh vực sau đây: (i) mức độ hội nhập vào xã hội; (ii)  công việc/nghề nghiệp và hiển nhiên những khó khăn hay nhiêu khê của công việc tại quốc gia thứ hai; (iii) nhu cầu và mức độ vui vẻ hạnh phúc khi thăm viếng VN; (iv) vấn đề an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, an toàn cá nhân khi thăm VN; (v) mức độ gắn bó với gia đình và bạn bè tại VN; (vi) mức độ tương đồng và dị biệt giữa tư duy và văn hóa tại VN;  (vii) khả năng, thiện chí để du lịch/tham quan tại các quốc gia và lãnh thổ khác hơn là VN, có rất nhiều quốc gia và lãnh thổ có nhiều phong cảnh đẹp và hữu tình không kém VN, nhưng đến đây, người Việt sẽ không có “hào quang Việt kiều” như tại VN; và nhiều vấn đề tế nhị khác nữa. Một hệ luận gần như không thể phản biện là do các dị biệt này mà cộng đồng người Việt hải ngoại tại một quốc gia hay lãnh thổ, hay rộng lớn hơn, các cộng đồng Việt kiều tại các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, kể cả tại Việt Nam, đều mang bản chất rõ rệt của một xã hội Post-truth.

    Các dữ liệu thống kê, vì chỉ từ một mẫu nhỏ được lấy một cách ngẫu nhiên (a small convenient sample) nên xác suất sai lạc có thể sẽ cao, dường như yểm trợ các luận cứ rằng: dù trong xã hội post-truth như thuyết giải trên, hầu hết các quyết định về kiều hối và áo gấm về làng dựa trên truyền thống trọng nghĩa tình của người Việt hải ngoại cùng với văn hóa của một số người thân tại quê nhà, và các khác biệt (i) –(vii) nêu trên, nhất là trường hợp của số đông người Việt trong làn sóng di dân từ sau 1 tháng 1, năm 2000.

    Trong giả định rằng dữ liệu thống kê trên không quá sai lạc thì những quyết định liên quan đến kiều hối và áo gấm về làng mang bản tính cục diện, kích động, theo xu hướng nhất thời (impulsive) và chỉ nhằm vào chủ đích riêng tư mà không quan tâm  đến bao hệ quả tiêu cực, có thể, đến tha nhân, và tập thể  xã hội VN do cách hành sử của đảng và quan chức.  Trong khi những người đưa ra quyết định để hành động này luôn cảm thán về hành vi của Đảng và quan chức Việt Nam như kinh nhật tụng mà lại vô tình tích cực bảo vệ họ bằng hành động phát sinh từ tư duy ích kỷ riêng tư. Các ước mơ và kỳ vọng nhan nhản sau đây phản ảnh bản chất của quyết định mang bản chất nhất thời về kiều hối và áo gấm về làng: tôi cố dành dụm tiền để gửi tiền về cho gia đình tôi có cái tết vui vẻ (hoành tráng) hay gia đình tôi cố dành dụm để về thăm quê và du lịch để ngắm cảnh đẹp, hùng vĩ, và hữu tình tại Việt Nam.

    Một tư duy cũng nhằm vào chủ đích riêng tư trong xã hội xã hội Post-truth nữa là nghi kỵ rằng “nếu mình không gửi tiền về giúp người thân sẽ đưa đến hai hệ quả tiêu cực sau đây: (i) người thân sẽ  nghèo khổ, và (ii) trong khi  người khác gửi tiền về không những sẽ  giúp đở người thân của họ mà còn có thể tạo nên cơ hội để ‘ăn trên, ngồi trước’ sau này”.  Lối suy tư này cũng là một nguyên nhân khá quan trọng cho số kiều hối gửi về Việt Nam. 

    Một sự thật khó có thể phản biện là không mấy ai bị bắt buộc phải rời quê cha đất tổ để di cư đến các quốc gia Tây Âu và bắc Mỹ; do đó, những nơi này phải có những cái gì đó thu hút những luồn người di dân qua năm tháng trong lịch sử. Ba trong những cái thu hút này chắc phải là tự do, dân chủ, và cơ hội kinh tế, tại các nơi này.

    Công dân của một xã hội dân chủ có nhiều quyền tự do, trong số các quyền tự do đó, quyền  quyết định về mọi mặt của cuộc sống của chính mình là quyền cơ bản nhất. Và, cũng trong xã hội dân chủ, các quyết định cá nhân trong xã hội sẽ tập đại thành nền tảng của “nguyên tắc đa số lãnh đạo và quyền của thiểu số (The principle of majority rule and minority right)”. Nền dân chủ của một quốc gia không phải là một thiên khải mà là hình thành qua một chuỗi của các tập đại từ các quyết định của những con người trong xã hội đó qua thời gian

    Do đó để xây dựng, bảo tồn nền dân chủ, hay thay đổi nguyên tắc “thiểu số lãnh đạo và đa số là công cụ”, các quyết định cá nhân trong xã hội phải toàn diện, trung thực, và nhất quán. Và, đây là trách nhiệm của những con người yêu chuộng tự do. Hơn nữa, trách nhiệm này không thể hoàn tất bằng những quyết định theo xu hướng nhất thời, chỉ nhằm vào chủ đích riêng tư. Một quyết định toàn diện, trung thực, và nhất quán cho một vấn đề trọng đại đòi hỏi người quyết định phải cẩn thận tìm kiếm (đến mức tối đa có thể) tất cả các yếu tố liên hệ đến vấn đề và phân tích, suy gẫm, đắn đo, so sánh cả hai mặt tích cực (bao gồm cả lợi ích cá nhân) và tiêu cực của các yếu tố này trước khi chọn lựa một quyết định để hành động

    Những quyết định theo xu hướng nhất thời hay do thúc dục của người thân từ quê nhà, chỉ nhằm vào chủ đích riêng tư của các thành viên trong trong xã hội và tư duy nghi kỵ, vừa trình bày, qua quá trình tập đại thành thường có thể không những không mang lại kết quả tối ưu mà còn có thể gây nguy hại đến tha nhân, hoặc lợi ích tập thể của xã hội và dân tộc mà lắm khi chính những cá nhân quyết định cũng không ngờ. Trớ trêu thay, dù vô tình hay cố ý, đây là sự lừa dối chính mình, tha nhân, và tập thể xã hội. 

    Trở lại chủ đích của những dòng tạp ghi này, người viết không có bất kỳ ảo tưởng nào cho rằng những dữ liệu thống kê, sự kiện, vấn đề, cảm thán trình bày trên đây là trung thực hay độc nhất, vì đây là các vấn đề rất to lớn và phức tạp vượt xa sự hiểu biết cá nhân. Do đó, xin xem đây là một vài nét chấm phá đơn sơ của một bức tranh thủy mạc nên  “chân dung thật” của nó còn tùy theo suy diễn trong tâm tư của mỗi người, được lấy một cách ngẫu nhiên.  

    Từ một góc độ khác, các cuộc đấu tranh của  Ba Lan, Tiệp Khắc, và Nam Phi, đã không có Charles de Gaulle của Pháp, mà chỉ có Lech Wałęsa, Václav Havel, và Nelson Mandela; được hiểu là chỉ có người VN quốc nội mới có khả năng đấu tranh cho tự do và hạnh phúc cho dân tộc. 

    Tuy nhiên, dùng bạo lực để áp đặt quy luật “thiểu số lãnh đạo và đa số là công cụ” nên Đảng Cộng Sản và  quan chức chính quyền Việt Nam đã đưa nền kinh tế quốc gia vào bẫy thu-nhập- trung-bình mà dường như  họ không thể tìm ra lối thoát tại quốc nội nếu họ không nhìn ra được cái lỗi cơ bản này.  Sau gần nửa thế kỷ,  sức mạnh kinh tế và chất xám của Việt kiều rất lớn và vì văn hóa trọng nghĩa tình đã gián tiếp giúp chế độ vượt qua cơn khủng hoảng vào cuối thập niên 1980. Trong khi tình hình thế giới, nhất là tại Mỹ, đang giao động, chính phủ Việt Nam đang động viên gần như tòan bộ hệ thống chính phủ mang Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg đến sân nhà của các cộng đồng Việt kiều không ngoài chủ đích là lập lại trải nghiệm của cuối thập niên 1980. 

    Tại khúc quanh của lịch sử này, các cộng đồng người Việt năm châu trực diện với cơn hồng thủy đang ồ ạt tràn đến để vô hiệu hóa vũ khí sát thương của chúng ta. Như vừa trình bày ở trên, chỉ có người VN quốc nội mới có khả năng đấu tranh cho tự do và hạnh phúc cho dân tộc.  Tuy nhiên, đây là vấn đề trọng đại của đất nước, Việt kiều có trách nhiệm phải chân thật với chính mình và với đồng bào trong nước qua hình thức nhất quán giữa tư duy qua lời nói và hành động. Trong xã hội tự do mà chúng ta đang sống, không cá nhân hay đoàn thể nào có thể áp đặt tư duy của mình lên kẻ khác. 

    Do đó, nếu ai  cho rằng chân thật với chính mình và với đồng bào trong nước qua hình thức nhất quán giữa tư duy qua lời nói và hành động là việc nên làm thì  cần cẩn thận tìm kiếm, đến mức tối đa mà mình có thể, tất cả các yếu tố liên hệ đến vấn đề này và phân tích, suy gẫm, đắn đo, so sánh cả hai mặt tích cực (bao gồm cả lợi ích cá nhân)  và tiêu cực của các yếu tố tìm được trước khi chọn lựa một quyết định để hành động trong vấn đề “kiều hối và áo gấm về làng” theo tư duy và hoàn cảnh của chính mình. Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg cũng nhắm vào chất xám từ cộng đồng Việt kiều, những hiện tượng du sinh từ VN luôn tìm đường ở lại, quan chức mua quốc tịch cũng như tài sản ngoại quốc, và quá trình phối trí nhân dụng tại VN là vài biến số, trong nhiều biến số khác, mà các bậc muốn “vác chuông về đánh tại quê hương” nên suy gẫm.  Đồng thời cũng không thể quên rằng tại sao mình đang sống tại đất nước thứ hai này và không có cuộc đấu tranh nào mà không có sự hy sinh, ngay cả đổ máu. 

    Qua quá trình này, mỗi cá nhân trong cộng đồng người Việt hải ngoại, dù trong xã hội post-truth, sẽ quyết định và hành động theo tư duy và điều kiện của chính mình trong vấn đề “kiều hối, áo gấm về làng, vác chuông về đánh tại quê nhà”. Những kết quả của tất cả các quyết  định để hành động cá nhân này sẽ tập đại thành số kiều hối và số ngoại tệ từ số lượt áo gấm về làng, cũng như số lượng chuông được mang về đánh tại quê hương.

    Nếu hầu hết người Việt hải ngoại cho rằng nên chân thật với chính mình và với đồng bào trong nước qua hình thức nhất quán giữa tư duy qua lời nói và hành động thì đa số các quyết định sẽ không còn chỉ nhằm vào chủ đích riêng tư. Kết quả tất yếu có thể là  kiều hối và số chuông mang về VN tập đại thành vẫn có thể giúp Đảng Cộng Sản tiếp tục áp đặt quy luật “thiểu số lãnh đạo và đa số là công cụ” và bảo toàn ghế của quan chức, để một số chúng ta nhìn cơ hội lịch sử có thể mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân tộc trôi  qua trong hối tiếc; hay có thể giảm đi giúp thiết lập cơ bản của nền dân chủ “nguyên tắc đa số lãnh đạo và quyền của thiểu số” tại Việt Nam. Dù kết quả nào cũng đều cho đồng bào quốc nội rõ tư duy thật của Việt kiều về Đảng Cộng Sản và quan chức chính quyền cũng như cách hành xử của họ. 

    Sau cùng, để thay  lời tạ từ, xin ghi nhận những dòng tạp ghi này là những hạt bụi đời còn lưu đọng lại trên mái tóc đã đổi màu và luyến lưu trong tâm tư của người viết trong những bước chân lần đá qua suối tại quê hương thứ hai.  Do đó, đây chỉ là những suy tư theo thiển kiến của mình về vấn đề rất lớn hiện nay.

    Tài liệu tham khảo

    1. IMF. 2023. Vietnam: 2023 Article IV Consultation-Press Release; Staff Report; and    Statement by the Executive Director for Vietnam. IMF Country Rport No. 23/338 (September 27, 2023). https://www.imf.org. Truy cập vào ngày 15, tháng 1, năm 2024.

    2. IMF. Direction of Trade Statistics (DOTS). https://data.imf.org . Truy cập vào ngày 15, tháng 1, năm 2024.

    3. Kang, N., and Paus, E. 2020. The Political Economy of the Middle Income Trap: The Challenges of Advancing Innovation Capabilities in Latin America, Asia and Beyond, The Journal of Development Studies, 56:4, 651-656, DOI: 10.1080/00220388.2019.1595601.

    4. Kleinen, J. 2015. Vietnam: One-Party State and the Mimicry of Civil Society. Occasional Paper-Investigation Series 03. Research Institute on Contemporary Southeast Asia. Bangkok, Thailand.

    5. Klingler-Vidra, R. and Wade, R. 2020. Science and Technology Policies and the Middle-Income Trap: Lessons from Vietnam. The Journal of Development Studies, Vol. 56(4), pp. 717-731, DOI: 10.1080/00220388.2019.1595598.

    6. Lewis, W.A. 1955. The Theory of Economic Growth. Routledge Library Editions (2003), London, U.K., and New York, USA.

    7. Nguyen, C.V., Hiệp, N.P., Lộc, N.B. 2021. Một Góc Nhìn Về Chiến Tranh “Mậu Dịch” Mỹ-Trung Và Hệ Quả Đến Việt Nam. Nhóm Việt 2000, Houston, U.S.

    8. Raj-Reichert, G. 2020. Global Value Chains, Contract Manufacturers, and the Middle-Income Trap: The Electronics Industry in Malaysia, The Journal of Development Studies, 56:4, 698-716, DOI: 10.1080/00220388.2019.1595599.

    9. Pinker, S. 2018.  Enlightenment NOW: The Case for Reason, Science, Humanism, and Progress. Viking, an imprint of Penguin Random House, LLC.

    10. Singer, H. W. 1998. Growth, Development and Trade. Edward Elgar Pub lishing Company, UK.

    11. VietnamNet (2024) Remittances to Vietnam hit record high of US$16 billion in 2023 (03/02/2024). https://vietnamnet.vn/en/remittances-to-vietnam-hit-record-high-of-us-16-billion-in-2023-2246752.html.

    https://usvietnam.uoregon.edu/quyet-dinh-so-1334-qd-ttg-qua-lang-kinh-ke-sach-phat-trien-kinh-te-ngoai-thuong-vn-va-suy-tu-ve-trach-nhiem-cua-viet-kieu-ky-2/


    Không có nhận xét nào