Header Ads

  • Breaking News

    Kênh đào Phù Nam: coi chừng Campuchia gặp thảm họa diệt chủng lần nữa!

    https://vietquoc.org/

    Published 25/6/2024 


    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczNjaao7iiKE1p78h8IwM2lcmsUZJlHG815MIShStSl2vDuFVP7FAq0vaxl7q8Gkpg2xYC0JxJoRhDIFtOidmGVsEnLps9RuzB6Q9KH5l7zbi6AUTH4bYxdN3aLMCeztLcvh07m4lSje3O_p13c2q7a_iQ=w431-h245-s-no?authuser=0Kênh đào Funan Techo (Kênh đào Phù Nam) là dự án của Campuchia nằm trong kế hoạch  ​​“Vành Đai, Con Đường” (One Belt, One Road) của Trung Cộng, với mục đích kết nối thủ đô Trung Cộng với các địa điểm ven biển để thuận tiện chuyên chở hàng hóa thương mại, giảm chi phí vận chuyển, xây dựng các trạm hậu cần, đặc biệt giảm phụ thuộc vào đường thủy và các hải cảng của Việt Nam.

    Nhưng gần đây thấy rằng kênh đào trị giá 1.7 tỷ USD do Bắc Kinh tài trợ có ý định xử dụng vào hoạt động quân sự của Hải Quân Trung Cộng, gây nên sự đe dọa an ninh Việt Nam, cho nên dư luận cho rằng nhà nước Campuchia ủy quyền cho Trung Cộng xử dụng hải cảng của mình làm căn cứ quân sự cho Hải Quân Trung Cộng là không sai.

    Một báo cáo do nghiên của Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Công Nghệ Việt Nam thực hiện cho thấy kênh đào có thể mở đường cho các tàu quân sự Trung Cộng đi sâu vào Campuchia qua Vịnh Thái Lan và tiến gần tới biên giới Campuchia-Việt Nam.

    Mặc dù đã được các tổ chức của Việt Nam phân tích, lên tiếng cảnh báo và bày tỏ sự lo ngại của mình thông qua Kênh Đào Phù Nam có thể gây căng thẳng giữa Việt Nam và Campuchia, các nhà lãnh đạo nhà nước Campuchia cũng đã nghe sự phàn nàn của nhà nước Việt Nam, do đó cựu thủ tướng lâu năm, nay là đương kim Chủ Tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đã lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ cho rằng Kênh Đào Phù Nam có thể được xử dụng cho mục đích quân sự của Trung Cộng. Hun Sen đã viết một bài báo và đăng rộng rãi trên các báo Campuchia với những lập luận: “Đầu tiên và quan trọng nhất, tại sao Campuchia lại cần quân đội Trung Cộng? Thứ hai, Campuchia và Việt Nam là láng giềng tốt, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Thứ ba, Trung Cộng và Việt Nam có quan hệ tốt và là đối tác chiến lược toàn diện. Cuối cùng, Campuchia cho phép quân đội Trung Cộng vào nước này, đó là vi phạm Hiến Pháp sao?

    Bên cạnh những tổ chức Việt Nam lên tiếng, nhà nước Việt Nam chính thức lên tiếng về dự án Kênh Đào Phù Nam được Thủ tướng nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Phạm Minh Chính bày tỏ với Thủ Tướng Campuchia Hun Manet trong cuộc gặp vào tháng 12 năm 2023 tại Hà Nội. Sau đó, mối lo ngại chính thức của Việt Nam bày tỏ nhiều hơn về Kênh Đào Phù Nam sẽ phá hoại môi trường tại Nam Việt Nam, sẽ làm giảm lượng nước của sông Cửu Long đổ xuống đồng bằng các tỉnh miền Nam Việt Nam, gây khô hạn và làm cho người dân lục [6] tỉnh miền Nam Việt Nam khốn khổ.

    Nhưng điều quan trọng là Hà Nội quan tâm đến tham vọng chiến lược của Trung Cộng. Các hãng tin lớn bao gồm Nikkei Asia đã theo dõi các báo cáo về các tàu chiến Trung Cộng hiện đang cập cảng căn cứ Hải Quân Ream của Campuchia nằm trên Vịnh Thái Lan. Bài báo của Nikkei dựa trên phân tích hình ảnh của Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington cho thấy các tàu chiến đã cập cảng Campuchia trong “thời gian trong 5 tháng qua”.

    Trung Cộng gần đây đã giúp Campuchia nạo vét căn cứ Hải Quân Ream để cho phép các tàu lớn hơn cập bến. Các giới chức Campuchia ngụy biện, cho rằng sự hiện diện gần đây của tàu chiến Trung Cộng ở đó nhằm mục đích huấn luyện, diễn tập với hải quân Campuchia.

    Những nghi ngờ về tham vọng của Trung Cộng ở Campuchia đã được truyền thông quốc tế nói đến từ năm 2019, khi tờ Wall Street Journal đăng một bài báo buộc tội nhà nước Campuchia đã ký một “mật ước” cho phép Trung Cộng xử dụng căn cứ hải quân Ream của mình trong 30 năm, với sự gia hạn cho mỗi 10 năm sau đó.

    Bài báo gây xôn xao dư luận thế giới cho rằng bản dự thảo của thỏa thuận giữa hai nước Trung Cộng – Campuchia được các giới  chức Mỹ nhìn thấy. Việc Căn cứ Hải Quân Ream nằm gần Kênh đào Phù Nam sắp được xây dựng “như đổ thêm dầu vào lửa” các cáo buộc về một thỏa thuận bí mật giữa Campuchia và Trung Cộng.

    Các giới chức lãnh đạo Campuchia thường xuyên và mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc về một thỏa thuận cho phép sự hiện diện quân sự lâu dài của Trung Cộng trên đất nước Campuchia. Hun Sen và những người khác đã trích dẫn Điều 53 của Hiến pháp Campuchia, trong đó quy định rằng Campuchia phải giữ thái độ trung lập và không liên kết. Các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Campuchia bị cấm theo quy định của hiến pháp Campuchia.

    Nhà nước Campuchia đã đi xa hơn khi mời các nhà báo nước ngoài đến thăm Căn cứ Hải quân Ream vào tháng 7 năm 2019 để chứng tỏ rằng không có sự hiện diện quân sự nước ngoài tại căn cứ này. Tuy nhiên, nhiều người ở phương Tây và một số nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và có thể cả Thái Lan, nghi ngờ Trung Cộng có âm mưu hiện diện quân sự để có thể thay đổi lập trường của Campuchia.

    Trung Cộng mập mờ đánh lận con đen bằng cách lập luận rằng “hiến pháp và các luật liên quan là điều hiện nay, nhưng sau này có thể được sửa đổi để cho phép quân đội nước ngoài hiện diện”.

    Điều căn bản rất đau thương cho Campuchia đã được chứng minh qua lịch sử nếu Campuchia bỏ thái độ trung lập trong một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên mà sự cạnh tranh giữa các siêu cường có khả năng gây bất ổn. Nhớ lại gần đây nửa thế kỷ, trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, chính sự hiện diện của quân đội Cộng Sản Bắc Việt trên đất Campuchia đã lôi kéo họ vào cuộc chiến Việt Nam, châm ngòi cho một cuộc nội chiến thảm khốc kéo dài ba thập niên.

    Quân đội Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) xâm nhập vào biên giới phía Đông của Campuchia và xử dụng lãnh thổ phía đông xa xôi của đất nước này làm nơi trú ẩn và làm tuyến đường an toàn vận chuyển khí tài và lương thực… dẫn đến sự xâm nhập sâu hơn vào miền Nam của quân đội CSBV, từ đó đã đánh chiếm được Miền Nam Việt Nam.

    Điều đó đã dẫn đến một chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã giết hại từ 1.7 đến 3 triệu người dân từ năm 1975 đến năm 1979.

    Sự hiện diện của các thế lực nước ngoài trên đất Campuchia là nguyên nhân sâu xa của thảm kịch bi đát cho người dân Campuchia. Sau nhờ giải pháp chính trị được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn cuối cùng dân tộc mới đạt được ổn định.

    Tất cả những cái chết và xung đột không cần thiết này đã để lại một vết thương quá lớn và hằn sâu, một tai họa khôn lường cho đất nước và người dân. Campuchia đã học được một hậu quả tàn phá dã man trong việc cho phép các lực lượng nước ngoài – dù được mời hay không – trên đất của mình, nhất là hiện nay đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc trên thế giới.

    Việc Campuchia bây giờ sẽ cho phép một sự hiện diện quân sự nước ngoài trên đất của mình, cho thấy các nhà lãnh đạo của Campuchia đã quên mất quá khứ đau thương của dân tộc với tất cả những người đã nằm xuống trong “The Killing Field” (Cánh Đồng Chết)

    Lãnh đạo Campuchia phải hiểu rất rõ mối nguy hiểm khi xảy ra giữa các nước bá chủ tranh dành quyền lực. Người xưa có câu: “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Campuchia có muốn những cuộc xung đột địa chính trị xảy ra trên đất của mình hay sao? 

    Lê Thành Nhân 

    https://vietquoc.org/kenh-dao-phu-nam-coi-chung-campuchia-gap-tham-hoa-diet-chung-lan-nua/


    Không có nhận xét nào