Header Ads

  • Breaking News

    Ác mộng Đệ Tam Thế Chiến tại ở Biển Đông

    09/6/2024

    https://vietquoc.org/

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczOr3djgWx1rA1Kpwu3FRhzvd-xKZE0QQR81WH4KEn5dk6RnszEv3DqJ-XvXGuYBfAI9RCh0sZsRvrKD1np2FEFR9_Fd8E3_RsWKNpzTEOYbfbmSnAHOYKhvwYgmXO_iMN3MhS7Y1gkc_gXBrStl0Ks6Tg=w621-h436-s-no?authuser=0

    Vùng Biển Đông dậy sóng

    Tuyên bố của Trung Cộng (TC) về ý định thi hành luật do Trung Cộng đặt ra là bắt giữ các công dân nước ngoài mạo hiểm đi vào vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông (South China Sea) có thể là ngòi nổ cho một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ. Sự áp dặt nay TC gọi là Thủ tục thực thi pháp luật hành chánh dành cho các cơ quan Cảnh Sát Biển thực hiện, sẽ có hiệu lực vào trong 5 ngày nữa (15/06/2024).

    Các vụ bạo lực giữa đồng minh của Mỹ, Philippines và Trung Cộng đã gia tăng không ngớt trong những tháng gần đây. Đoạn phim căng thẳng của đài Sky News nước Anh ghi lại một số tàu Cảnh Sát Biển lớn của Trung Cộng tấn công một tàu Cảnh Sát Biển Philippines nhỏ hơn súng nước bắn vòi rồng cực mạnh trong vùng biển tranh chấp xung quanh Bãi cạn Scarborough.

    Trước đó không lâu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington DC để thảo luận về an ninh khu vực. Joe Biden khẳng định sự ủng hộ “bền vững và sắt thép” dành cho Philippines dưới sự bảo trợ của hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ-Nhật-Philippines, bao gồm cả việc bảo vệ các tàu tuần duyên bị tấn công vũ trang ở Biển Đông.

    Vì hiệp ước yêu cầu ngay từ đầu một cuộc tấn công “vũ trang” phải được báo cáo cho Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UNSC), nên việc Trung Cộng sử dụng vòi rồng, mặc dù có khả năng gây chết người, cho đến nay vẫn chưa được hiểu như vậy. Chắc chắn Philippines đã không nộp báo cáo về việc mà Sky News quay phim lên cho Hội Đồng Bảo An.

    Tuy nhiên, tại Đối Thoại An ninh Shangri-la ở Singapore được tổ chức vào cuối tháng 5, Marcos tuyên bố “Nếu một công dân Philippines bị giết bởi một hành động cố ý, điều đó rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là một hành động chiến tranh. Nói như vậy có phải chăng là lằn ranh đỏ? Gần như chắc chắn”.

    https://i0.wp.com/asiatimes.com/wp-content/uploads/2022/11/Marcos-Jr-Philippines-2022.jpg?resize=1200%2C819&ssl=1

    Marcos tuyên bố tại Đối Thoại An ninh Shangri-la ở Singapore được tổ chức vào cuối tháng 5/2024

    Lằn ranh đỏ này sẽ càng trở nên đỏ hơn kể từ ngày 15/06 tới vì bất kỳ vụ bắt giữ nào được thực thi theo luật mới của Trung Cộng tự đặt ra đều có thể được thực hiện bằng súng, làm tăng nguy cơ xảy ra một sự việc chết người.

    Marcos Jr, đã mô tả việc thực thi luật pháp của Trung Cộng là “leo thang” và “khác biệt” với bất cứ điều gì mà Bắc Kinh đã áp đặt trước đây tại khu vực biển có đường hàng hải chiến lược và đang tranh chấp, trong đó Trung Cộng tuyên bố gần 90% diện tích nằm trong đường chín đoạn [lưỡi bò] của mình.

    Nếu Manila buộc phải viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung để được Mỹ hỗ trợ, sẽ không khó để tưởng tượng các tàu tuần duyên Trung Cộng sẽ nhanh chóng phải đối đầu với các tàu chiến Mỹ hiện đang tuần tra trong khu vực để thực thi quyền tự do hàng hải quốc tế.

    Biden có thể sẽ phải phản ứng tích cực trong trường hợp đó, nếu không sẽ gây ra mối nghi ngờ là lo lắng với các đồng minh của Mỹ đã có hiệp ước an ninh chính thức – đặc biệt là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang sừng sững trước mặt.

    Hơn nữa, khi nhấn mạnh sự tập trung của Washington vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào thời điểm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore rằng “bất chấp những xung đột ở châu Âu và Trung Đông, Ấn Độ – Pacific vẫn là nơi hoạt động ưu tiên của chúng tôi”.

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczNXrD6Tz98wJivffh_IWuyrTxZNn_nYrushdqA4i5_5Oz1p0g6BDdLnHzSeirCObz0069pqqaKWzda9TP_kxP4pYWHFe9fIUe0ZdTgX-kJBrr5VMYSFmL2s6H8aqII9YEDpJbXPjkmdiIyPQxBJuf8Blg=w480-h320-s-no?authuser=0

    Lloyd Austin tại Đối Thoại An ninh Shangri-la ở Singapore vào cuối tháng 5/2024

    Ngược lại, Trung tướng Trung Cộng Jing Jianfeng trả lời một cách khinh bỉ rằng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ nhằm “gây chia rẽ, kích động đối đầu và làm suy yếu sự ổn định”.

    Do Lloyd Austin tuyên bố tái tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có vẻ như bất kỳ yêu cầu hỗ trợ quân sự nào của Philippines đối với Philippines sẽ được Washington cứu xét tích cực, có thể nhận được đại đa số ủng hộ của lưỡng đảng từ các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong Quốc Hội.

    Điều thú vị là, một trong những đồng minh trung thành nhất của Washington, nước Anh, đã có lực lượng hải quân đáng kể điều động tới Biển Đông, có thể đang chuẩn bị sẵn sàng cho một chiến tranh xẩy ra.

    Thông báo đột ngột và bất ngờ của Thủ tướng Anh Rishi Sunak về ngày bầu cử vào ngày 4 /7 [Ngày Độc Lập Hoa Kỳ] – ít nhất cũng biểu hiện lợi ích chung của Anh với Mỹ nhân Ngày Độc Lập Hoa Kỳ – đi đôi với đề xuất nghĩa vụ quốc gia, bề ngoài là để chuẩn bị cho chiến tranh và có thể đặc biệt là ở Biển Đông.

    Bên cạnh những làn sóng chấn động kinh tế và tài chính toàn cầu thảm khốc có khả năng phát sinh từ bất kỳ cuộc đối đầu quân sự trực tiếp nào giữa Mỹ và Trung Cộng, đó có thể là một cuộc xung đột mà Washington đang chuẩn bị, tùy thuộc vào một yếu tố hạn chế chính: bất kỳ cuộc đối đầu quân sự trực tiếp nào đều chỉ được kiềm chế ở vùng biển phía Nam Trung Cộng.

    Nó có thể không phải là một tình hình rất xa vời khi người ta xem xét Chiến tranh Triều Tiên 1950-53. Trong cuộc xung đột này, khoảng hai triệu quân nhân Hoa Kỳ đã chiến đấu ác liệt chống lại ba triệu quân Trung Cộng và 100,000 quân Liên Xô, cùng với các đồng minh Nam và Bắc Triều Tiên tương ứng của họ.

    Tuy nhiên, đó là một cuộc xung đột được các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Cộng và Liên Xô lúc bấy giờ là Truman, Mao và Stalin kiềm chế chỉ giới hạn trong vùng đất Triều Tiên, tránh lan sang tình hình rộng lớn hơn của Chiến Tranh Lạnh thời kỳ đầu.

    Hy vọng rằng, hoạt động ngoại giao đang diễn ra trong các lĩnh vực hợp tác khác nhau giữa Mỹ và Trung Cộng sẽ chiếm ưu thế và một cuộc xung đột quân sự trực tiếp, bao gồm cả một cuộc chiến tranh hạn chế. Nhưng tình hình này hai chữ hòa bình một kết quả hòa bình không phải  là đương nhiên.

    Căng thẳng ở Biển Đông, chưa kể đến Đài Loan lân cận, đang leo thang gần như từng ngày, từng giờ. Xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington cũng đang gia tăng với nhiều lệnh trừng phạt thắt chặt hơn bao giờ hết đối với xuất khẩu kỹ thuật công nghệ của Mỹ sang Trung Cộng trong tình trạng các mức thuế trừng phạt mới đối với nhập khẩu công nghệ xanh của Trung Cộng bao gồm cả xe chạy bằng pin điện.

    Trong khi đó, những cáo buộc về việc Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ủng hộ cuộc chiến Ukraine của Tổng thống Nga Putin dường như đang ngày càng gia tăng ở phương Tây. Chúng bao gồm những tuyên bố vẫn chưa có chứng cớ của Bộ trưởng Quốc Phòng Anh cho rằng về việc cung cấp quân sự từ Trung Cộng trực tiếp đến Nga.

    Ngoài ra, Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Kurt Campbell [Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 2024. Trước đó, ông là điều phối viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ năm 2021-2024. Ông là  “sa hoàng châu Á” của chính phủ Mỹ hiện nay và là chiến lược gia về châu Á của Tòa Bạch Ốc] tuyên bố rằng sự hỗ trợ của Trung Cộng đã giúp tái thiết quân đội Nga một cách hiệu quả dưới với máy bay không người lái, pháo binh, hỏa tiễn tầm xa và theo dõi các chuyển động trên chiến trường từ trên không. trong chuyến thăm Brussels vào cuối tháng 5/2024, Campbell tuyên bố  “Đây là một nỗ lực bền vững được hỗ trợ bởi lãnh đạo Trung Cộng nhằm cung cấp cho Nga mọi sự hỗ trợ ở hậu trường”.

    Người ta không thể chỉ gạt bỏ những nguy cơ nảy sinh từ sự cạnh tranh Mỹ-Trung trên nhiều mặt trận, giống như những gì họ đã làm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất khi các cường quốc châu Âu tranh giành quyền lực tối cao trên lục địa.

    Trong môi trường quân sự hóa và phân cực như ngày nay, điều cực kỳ quan trọng là phải xác định và làm dịu đi bất kỳ điểm phát khởi tiềm ẩn nào, dù cố ý hay vô tình, có thể bùng nổ thành một cuộc xung đột khu vực thảm khốc làm rung chuyển cả địa cầu.

    Nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra vào ngày 28/06/1914, với vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand tại một quốc gia ở Đông Nam châu Âu. Lần này, nguyên nhân có thể là cái chết của một thủy thủ Philippines ở vùng biển nhiệt đới của khu vực Đông Nam Á.

    Hoa Kỳ và Trung Cộng phải đảm bảo rằng họ không gây ra ác mộng lặp lại thảm kịch năm 1914 vào nửa cuối tháng 6/2024 hoặc thực tế là vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai.

    Phiên dịch: Admin https://vietquoc.org

    Tác giả: Bob Savic là nhà Nghiên Cứu Cao Cấp thuộc Viện Chính Sách Toàn cầu, Luân Đôn Anh Quốc và là Giáo Sư Thỉnh Giảng, Trường môn Quan Hệ Quốc Tế và Chính trị của trường Đại học Nottingham Anh Quốc.


    Nguyên tác: https://asiatimes.com/2024/06/sleepwalking-toward-wwiii-in-the-south-china-sea/?mc_cid=fc87cf71db&mc_eid=492bb69ae3

    https://vietquoc.org/ac-mong-de-tam-the-chien-tai-o-bien-dong/#more-37315


    Không có nhận xét nào