VNCS: lạm phát tăng cao nhất trong vòng 16 tháng
O Sen Ngọc Mai và video cờ vàng: Công an vào cuộc, trung ương 'xem xét'
BBC News
28/5/2024
Chụp lại hình ảnh,Mức 4,44% đã gần chạm mức trần kiểm soát lạm phát của năm 2024 là 4,5% do Chính phủ đề raTỷ lệ lạm phát năm của Việt Nam đã tăng lên 4,44% vào tháng 5/2024, đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2023, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.
Mức 4,44% đã gần chạm mức trần kiểm soát lạm phát của năm 2024 là 4,5% do Chính phủ đề ra và có thể gây ra khó khăn cho các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để kích thích hoạt động kinh tế, theo Reuters.
Hồi tháng 11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó đặt ra mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 ở mức 4 - 4,5%.
Đầu tháng 5/2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương có biện pháp hợp lý để kiểm soát tình trạng lạm phát trong giới hạn 4 - 4,5% theo đúng nghị quyết nói trên.
Theo một bài viết ngày 29/5 trên Bloomberg, điều này sẽ gây gây áp lực lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn và giá điện tăng là hai nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng cao trong tháng Năm.
Lạm phát đã duy trì trên mức 4% liên tiếp hai tháng, ngay cả khi tỉ giá giữa VND/USD tăng lên mức cao kỷ lục và khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 15,8% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái lên 32,81 tỷ USD, dẫn đầu là hàng điện tử và điện thoại thông minh.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng ước tính tăng 29,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 33,81 tỷ USD.
Như vậy, Việt Nam có mức thâm hụt thương mại là 1 tỷ USD trong tháng 5/2024.
Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 – 6,5%, cao hơn mức 5,05% của năm ngoái.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nhắm tới mức tăng tín dụng 15% để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo Reuters, các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tăng khối lượng cho vay.
Reuters trích dự báo của Công ty tư vấn Oxford Economics rằng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng sẽ không tạo ra sự thúc đẩy đáng kể tới tăng trưởng GDP.
"Mức lãi suất của Mỹ, đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, có khả năng sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
“Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung là yếu.
"Chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP năm 2024 [của Việt Nam] sẽ không đạt được mục tiêu 6,0-6,5%,” Reuters dẫn đánh giá của Oxford Economics.
Philippines vượt mặt Việt Nam về tăng trưởng1 tháng 2 năm 2024
Những nạn nhân 'vô hình' của lạm phát toàn cầu26 tháng 4 năm 2023
Việt Nam: giờ làm cao, năng suất có cao?27 tháng 5 năm 2024
Cần kiểm soát lạm phát ngay
Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, kiểm soát lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị cải cách tiền lương từ ngày 1/7, được nhiều đại biểu quan tâm.
Ngày 23/5, đại biểu Nguyễn Thị Yến, đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu, nêu ý kiến:
“Cần kiểm soát tốt lạm phát, nhất là tới tháng Bảy khi thực hiện cải cách tiền lương, tăng lương… Cán bộ công chức không khỏi lo lắng khi lương tăng, giá vàng cũng tăng.
“Do vậy, cần quan tâm thêm chính sách tín dụng và mong rằng Chính phủ quan tâm chỉ đạo ngành ngân hàng.”
Cũng trong phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng cần quan tâm hơn tới thị trường vàng và tỷ giá USD.
Theo ông Mẫn, việc giá vàng và tỷ giá USD tăng sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp, tác động đến lạm phát trong nước.
Tính từ ngày 22/5, giá vàng trong nước, sau khi giảm trong hai ngày 23 và 24/5, tiếp tục đà tăng.
Hôm nay 29/5, vàng miếng SJC có giá mua vào là 88,9 triệu VND và giá bán ra là 90,9 triệu VND.
Đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội, đã nêu nhận định rằng áp lực lạm phát năm 2024 là không nhẹ.
“Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đang xem xét dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), tuy nhiên tôi cho rằng thời điểm này không nên nghĩ đến chuyện tăng thuế giá trị gia tăng,” báo Hà Nội Mới dẫn lời đại biểu Cường.
Trong một diễn biến liên quan, sáng nay 29/5, khi nêu ý kiến về thuế thu nhập cá nhân, đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nói rằng nhiều mặt hàng dịch vụ thiết yếu còn tăng nhanh hơn tăng thu nhập.
Ngày 27/5, phóng viên TTXVN đã trao đổi với một số đại biểu xung quanh vấn đề kiểm soát lạm phát.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi, đoàn Bến Tre, cho rằng việc kiểm soát lạm phát là điều cần làm ngay để đảm bảo ổn định tăng trưởng vĩ mô.
Bà Nhi cũng nhắc tới việc tăng lương vào tháng 7 tới có thể khiến nhiều mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng theo. Do đó, Chính phủ cần có chính sách điều hành vĩ mô hợp lý để kiểm soát vấn đề lạm phát.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Thịnh, đoàn Bắc Giang, nói với TTXVN rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát là rất căng "nhưng vẫn khả thi”.
Việt Nam: lạm phát tăng cao nhất trong vòng 16 tháng - BBC News Tiếng Việt
O Sen Ngọc Mai và video cờ vàng: Công an vào cuộc, trung ương 'xem xét'
BBC news
28/5/2024
MÀN HÌNH
Chụp lại hình ảnh,Hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện trong video đã bị gạch chéo khi được đăng tải lại trên báo Người Lao Động ở Việt Nam
Video của ca sĩ Ngọc Mai có hình ảnh lá cờ vàng sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét. Công an TP HCM cũng đã "làm việc" với cơ quan cũ của ca sĩ.
Sáng 28/5, Công an TP HCM đã có buổi làm việc với Nhạc viện TP HCM liên quan đến vụ ca sĩ Ngọc Mai (tên đầy đủ Lê Như Ngọc Mai, thường gọi là O Sen Ngọc Mai) đăng tải video có hình ảnh cờ vàng ba sọc đỏ.
Báo Pháp luật TP HCM dẫn nguồn tin từ Nhạc viện TP HCM cho hay cơ quan an ninh đã làm việc để nắm thêm thông tin vì trước đây cô từng công tác tại nhạc viện.
Chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Mỹ Hạnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Nhạc viện TP HCM, cho biết cơ quan này đã chấm dứt hợp đồng với giảng viên Ngọc Mai từ năm 2019.
Trao đổi với Pháp luật TP HCM, ông Tạ Minh Tâm, cựu Bí thư Đảng ủy, cựu Phó Giám đốc Nhạc viện TP HCM, cho hay thời điểm Ngọc Mai là giảng viên tại nhạc viện, nữ ca sĩ đã vào Đảng và sinh hoạt ở chi bộ sinh viên.
Tuy nhiên, sau đó Ngọc Mai có báo cáo lại vì vướng bận chuyện gia đình nên không thể tham gia sinh hoạt đảng và đã bị khai trừ đảng.
Sự “vào cuộc” của Công an TP HCM diễn ra ngay sau khi Ngọc Mai đưa lên mạng một video quay cảnh gia đình cô đang ở Mỹ.
Một số người xem video phát hiện căn phòng mà gia đình cô ở trọ có cắm một lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 27/5, trang Facebook Tifosi (có gần 300.000 người theo dõi) đã đăng tải bài viết về video nói trên và bình luận rằng ca sĩ Ngọc Mai đã có hành động “qua cầu rút ván”.
Bài đăng cũng nhắc tới việc ca sĩ Ngọc Mai sắp tới sẽ có nhiều chương trình biểu diễn tại Việt Nam và kêu gọi các bộ, ban ngành Việt Nam cần cho ca sĩ Ngọc Mai “hướng đúng về ‘bản chất’”.
Một số tờ báo của chính quyền Việt Nam cũng đã đưa tin về sự việc này, bao gồm báo Công Thương, báo Lao Động.
Vào chiều 28/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt - Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ với báo Tiền Phong rằng bộ này đã nắm được thông tin và đang xác minh.
Lời thanh minh bị xóa
MÀN HÌNH
Chụp lại hình ảnh,Bài viết thanh minh của Nghệ sĩ Giang Quốc Nghiệp
Sau khi video được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, ca sĩ Ngọc Mai đã có lời giải thích trong một bài viết hôm 27/5 trên báo Tuổi Trẻ.
Ca sĩ Ngọc Mai giải thích rằng video trên quay cảnh căn phòng của một gia đình tình nguyện viên ở Mỹ mà cô được sắp xếp ở trọ.
Cô thanh minh rằng đoàn xếp ở đâu thì cô ở đó và video trên là “vô tình bị lọt ra ngoài”.
Đáng lưu ý là bài viết của bảo Tuổi Trẻ sau khi xuất hiện khoảng hai tiếng đồng hồ đã bị gỡ bỏ. Tờ báo không giải thích lý do gỡ bài.
Tương tự, báo Dân trí và trang Việt Báo (thuộc Cục thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã xóa bài viết liên quan tới ca sĩ Ngọc Mai.
Bài viết trên hai tờ báo này có cùng nhan đề là: “O Sen” Ngọc Mai lên tiếng về đoạn clip chứa hình ảnh gây tranh cãi.
Sau đó không lâu, nghệ sĩ Giang Quốc Nghiệp, chồng của ca sĩ Ngọc Mai, cũng đã đăng tải một bài viết trên Facebook giải thích sự việc.
Theo anh Quốc Nghiệp, ngôi nhà trong video là của một “cô chú tình nguyện viên” và vợ chồng hai người chỉ tạm thời ở lại đây.
“Sau hơn 2 tuần xa cách, cả gia đình vui mừng gặp lại trong ngôi nhà của một cô chú tình nguyện viên để chờ vô ngôi nhà ở chính. Chồng vợ, cha con hạnh phúc vui đùa nên không để ý xung quanh, không kiểm soát chi tiết gì lọt vào camera.
“Qua việc này Quốc Nghiệp-Ngọc Mai đã rút kinh nghiệm sâu sắc và sẽ không để những việc tương tự xảy ra," nghệ sỹ xiếc Quốc Nghiệp viết trên trang cá nhân.
Tuy nhiên, tới khoảng 18 giờ ngày 28/5, Nghệ sĩ Quốc Nghiệp đã khóa trang cá nhân.
Biểu tượng cấm kỵ
Đã gần 50 năm trôi qua kể từ khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.
Tuy nhiên, với chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay, các biểu tượng Việt Nam Cộng hòa vẫn là điều cấm kỵ.
Báo chí mọi lúc mọi nơi đều phải kiểm soát chặt, không để lọt các hình ảnh có cờ vàng ba sọc đỏ lên trang báo.
Ở các di tích liên quan đến Việt Nam Cộng hòa, cờ vàng trên các hiện vật lịch sử (như máy bay, xe,…) cũng bị gạch chéo, chẳng hạn tại Dinh Độc Lập.
Trong các nội dung giáo dục và tuyên truyền của chính quyền đối với người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên, lá cờ này là đối tượng cần bị bài xích, phủ nhận.
Điều đó đã hình thành một tâm lý “dị ứng”, thù ghét hoặc cảnh giác ở một bộ phận người dân khi thấy hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ, theo đánh giá của một nhà quan sát tại Sài Gòn.
Trên mạng xã hội, có nhiều nhóm chuyên đi lùng các hình ảnh cờ vàng để đả phá, những ai xuất hiện cùng hình ảnh cờ vàng, dù vô tình hay hữu ý, đều trở thành đối tượng bị công kích, mà trường hợp ca sĩ Ngọc Mai chỉ là một trong số đó.
Vào năm 2021, một du học sinh Việt Nam đã giẫm đạp lên một lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo trên đường phố tại Úc. Vừa giẫm người này vừa nói mình đại diện cho “90 triệu dân Việt Nam” và buông những lời tục tĩu.
Hồi tháng 2/2023, Hanni Phạm, ca sĩ người Úc gốc Việt và là thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc NewJeans, đã bị nhiều người kêu gọi tẩy chay sau khi có người phát hiện trang mạng xã hội của thành viên gia đình cô treo cờ vàng.
Khi đó, trang Facebook Tifosi nói trên cũng đăng tải bài viết chỉ trích ca sĩ Hanni, đồng thời cáo buộc cô lừa dối khán giả.
Những người tẩy chay ca sĩ Hanni cho rằng việc ủng hộ một người có gia đình “theo” VNCH là bội phản đất nước Việt Nam.
Vụ việc này khi đó căng thẳng tới mức khiến Ban Tuyên giáo Trung ương phải chỉ đạo báo chí tránh làm căng thẳng và gây ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.
Khi đó, Giáo sư Alex-Thái Đình Võ hiện công tác tại Trung Tâm Việt Nam và Lưu Trữ, Đại học Texas Tech (Mỹ) đã bình luận với BBC News Tiếng Việt:
“Lời kêu gọi tẩy chay cho ta thấy sự độc hại của những sự phân biệt vẫn tồn tại gần 50 năm sau cuộc chiến, dù ở Việt Nam hay ở cộng đồng tỵ nạn hải ngoại. Phần nhiều cũng do giáo dục, giáo dục ở đây là sự bưng bít thông tin về lịch sử, chính trị và xã hội."
Theo ông, cách phản ứng của giới trẻ cho thấy lỗ hổng trong việc tìm hiểu một cách trung thực và cẩn trọng nhất có thể về lịch sử và văn hóa của chính họ, tức của Việt Nam.
OFFICIAL
Chụp lại hình ảnh,Bài viết của L'Officiel nhắc đến Hanni Phạm và cho rằng cô "không làm sai" nhưng "vẫn chịu chỉ trích" gây phẫn nộ dư luận khiến tạp chí phải gỡ bài
Tới tháng 5/2023, tạp chí thời trang L'Officiel Việt Nam có bài viết nhắc đến ca sĩ Hanni Phạm. Bài viết này cho rằng ca sĩ Hanni "không làm sai" nhưng "vẫn chịu chỉ trích".
Tương tự với trường hợp của Hanni Phạm, tạp chí này cũng hứng chịu làn sóng tẩy chay.
Không lâu sau, L'Officiel đã đăng bài xin lỗi và cho gỡ bài viết nói trên với lý do đã làm phiền lòng khán giả.
Bài xin lỗi dài hơn 300 chữ của L'Officiel không đề cập đến tên của ca sĩ Hanni Phạm, về gốc Việt Nam Cộng hòa của cô hay cuộc chiến trong quá khứ.
Khoảng thời điểm này, một bạn trẻ từ Sài Gòn bình luận với BBC rằng, vụ việc của tạp chí L’Officiel là minh chứng cho việc những người trẻ tự kiểm duyệt mình bằng việc nhân danh tinh thần dân tộc:
"Thay vì phản biện thì những người dùng mạng xã hội hùa nhau tẩy chay, dập tắt tiếng nói đối ngược với ý chí của mình. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan này được dùng như thứ vũ khí để điều hướng dư luận, tạo ra những đội ngũ troll một cách hữu cơ mà không cần đào tạo.
"Gieo rắc và kích thích lòng thù hận, căm ghét dưới bầu trời chung của tinh thần ái quốc luôn dễ dàng hơn là lý trí tìm hiểu sự thật lịch sử. Chưa kể là người trẻ vẫn đang học về lịch sử thật mơ hồ, chưa hiểu rõ các mặt của một cuộc chiến, ngoài những gì trong sách vở tuyên truyền hay báo chí dưới gông cùm kiểm duyệt," người này nói.
O Sen Ngọc Mai và video cờ vàng: Công an vào cuộc, trung ương 'xem xét' - BBC News Tiếng Việt
Không có nhận xét nào