17/5/2024
Blog "Chân dung quyền lực" xuất hiện trên Internet vào khoảng tháng 10 năm 2014, thường đưa các thông tin tham nhũng chưa được kiểm chứng của các thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Tính tới tối 14 tháng 1 năm 2015, blog Chân dung quyền lực đã có hơn 13 triệu người truy cập. Các vụ tố cáo tham nhũng trên trang Chân dung quyền lực, thứ nhất, xuất phát từ trong nội bộ cao cấp của Đảng Cộng sản, và thứ hai, gắn liền với các tranh chấp chính trị thời kỳ trước Đại hội Đảng vào đầu năm 2016. [1]
Trước thềm Đại hội Đảng vào năm 2026, những bất ổn dưới dạng “đảo chánh” ngầm đang diễn ra có phần quyết liệt, cụ thể là các vụ thôi chức của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, và trước đó là thôi chức chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.[2] Hành vi của các thành viên trong Bộ Chính trị ĐCSVN thường rất dễ thấy bởi chúng thiếu sáng tạo và hay bắt chước những lề lối làm việc cũ.
Trang “Đại Ngu” ngày 16/05/2024 đưa các tố cáo tham nhũng và hành vi ngu xuẩn của các thành viên bộ chính trị ĐCSVN hiện nay, tiêu biểu là bài “Những sai phạm của Tô Lâm”, với nội dung lượt duyệt bên dưới. [3]
Thứ nhất, vai trò của Đại tướng Tô Lâm trong vụ đánh bạc qua mạng Internet liên quan đến Cục C50, Bộ công an. Vụ đánh bạc nghìn tỉ do Nguyễn Văn Dương (con rể của nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội) cầm đầu xảy ra 02 năm dưới thời Tô Lâm làm Bộ trưởng. Tô Lâm có mối quan hệ rất mật thiết với Nguyễn Văn Dương và ủng hộ Dương tổ chức đánh bạc qua mạng Internet dưới hình thức trò chơi Rikvip để lấy lời chia nhau.
Thứ hai, vụ án Mobifone mua cổ phần AVG: vụ án này chủ mưu là Nguyễn Bắc Son và Phạm Nhật Vũ nhưng Tô Lâm đã thể hiện rõ vai trò đồng phạm giúp sức bằng việc ký các công văn: công văn số 2889/BCA- A61, ngày 21/12/2015 khẳng định việc mua bán giữa Mobifone và AVG là đúng pháp luật đúng quy định, giá cả hợp lý. Chính nhờ công văn có đóng dấu “MẬT” này của Bộ Công an mà Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký hợp đồng chuyển nhượng giữa Mobiphone và AVG. Công văn 2889/BCA- A61 hoàn toàn sai chức năng vì Bộ Công an không phải là cơ quan định giá tài sản cho doanh nghiệp.
Thứ ba, vụ đưa lực lượng an ninh, tình báo sang CHLB Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đây là vụ án vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng, khiên cho uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài. Cho đến bây giờ một số quốc gia Châu Âu vẫn cảnh giác và vô hiệu hoá lực lượng an ninh tình báo của Việt Nam. Vụ bắt cóc này Tô Lâm trực tiếp chỉ huy là để thoả mãn ý chí cá nhân của ông Trọng muốn nhanh tróng trả thù Trịnh Xuân Thanh vì dám chửi Tổng Bí thư trên Internet khi đang trốn ở Đức và thông qua lời khai của Thanh để làm rõ thêm tội danh của Đinh La Thăng là thuộc hạ thân tín của “Đồng chí X”.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 13, Tô Lâm nhất quyết xin Bộ Chính trị và Trung ương cho ở lại Bộ Công an vì ông ta hiểu rằng nếu rời chiếc ghế Bộ trưởng ông ta có nguy cơ bị xử lý hình sự về những tội phạm đã thực hiện. Vào ngày 19/ 02/2021, Bắc Kinh cũng đã bảo vệ tên tay sai của mình bằng việc Tập Cận Bình cử Triệu Khắc Chí, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc sang gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm như một sự sắc phong và nhắn nhủ sâu sắc với thái độ bề trên cả ngàn năm nay của Thiên triều phương bắc. Tô Lâm đã nhận thấy rằng sự ủng hộ của Bắc Kinh sẽ là lá chắn rất an toàn trong trường hợp Tổng Trọng muốn biến ông ta thành “củi gộc” cho cái lò khi hết giá trị sử dụng và đã có một lựa chọn rất khôn lanh để thoát thân và tiếp tục mưu lợi.
Thứ tư, Tô Lâm là tay sai của Trung Quốc. Trong “Đề án tái cấu trúc lại Bộ Công an” Tô Lâm đã cho thay đổi Bộ Công an theo mô hình tổ chức của Công an Trung Quốc. Tô Lâm cho giải tán hết cấp tổng cục trong Bộ Công an, thực ra từ 6 Tổng cục, 2 Bộ Tư lệnh có thể giải tán 4 tổng cục, 2 Bộ tư lệnh để giảm bớt đầu mối, bớt cồng kềnh. Riêng 2 Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát là tối quan trọng để giữ vững trận tuyến đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phải giữ lại để công tác phối hợp, chỉ đạo được thống nhất.
Là một cán bộ trưởng thành từ Tổng cục An ninh, Tô L.âm được nâng đỡ và có bước tiến thân nhảy vọt khi Tổng cục An ninh bị tách ra làm TCAN I và TCAN II. Tô Lâm được bổ nhiệm Tổng cục trưởng TCAN I phụ trách đối ngoại tiếp tục tiến thân lên Thứ trưởng rồi Bộ trưởng. Tô Lâm nhận thức rõ hành động, sách lược của mình đã làm giảm công tác phối kết hợp, thống nhất chỉ đạo, suy yếu khả năng phòng vệ, chiến đấu của đơn vị mình trực tiếp chỉ huy. Nguy hiểm hơn nữa Tô Lâm cho xoá bỏ hết các Phòng tình báo của Công an các tỉnh biên giới phía bắc khiến công tác nắm tình hình ngoại biên giờ không có. Với quyết sách này, Tô Lâm muốn chứng tỏ sự thần phục hoàn toàn đối với Bắc Kinh để mưu toan tìm sự che chở cho âm mưu tiếp tục nắm giữ quyền lực, làm tay sai cho Trung Quốc. Rất nhiều cán bộ lão thành trong lực lượng Công an có ý kiến nhưng Tô Lâm phớt lờ tất cả nhằm thực hiện mục tiêu cá nhân.
Bộ trưởng Tô Lâm cho giải tán hết các tổng cục để nắm quyền bổ nhiệm đến Trưởng, Phó phòng các Cục, Công an các tỉnh. Việc bổ nhiệm bây giờ nhất thiết phải có tiền: theo dư luận trong ngành Công an thì cấp Phòng cao nhất cả tỷ đồng; những phòng như kinh tế, giao thông thì nhiều tỷ đồng. Cấp Cục trưởng, Phó cục trưởng, Giám đốc, phó giám đốc tuỳ từng đơn vị, địa phương từ vài trăm ngàn hoặc lên đến cả triệu USD. Mục đích của Tô Lâm giải tán hết cấp tổng cục là để thâu tóm quyền lực và vơ vét.
Tô Lâm cũng rất yếu kém về năng lực lãnh đạo. Đặc biệt vụ Đồng Tâm, một vụ việc rất đơn giản có thể xử lý bằng biện pháp “vận động quần chúng” như nguyên chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã làm rất tốt. Nhưng Tô Lâm do muốn hạ uy tín, phá ông Chung để củng cố quyền lực của bản thân, phe nhóm nên đã để kéo dài 2 năm không có phương án giải quyết và cuối cùng duyệt kế hoạch nổ súng tiêu diệt ông Kình lúc nửa đêm. Công tác trinh sát cũng không đảm bảo để chết oan mạng 3 cán bộ; rõ ràng sai về chiến thuật, chiến lược, nghiệp vụ vô cùng non kém.
Tô Lâm đã coi nhân dân của mình như kẻ thù, chắc từ bé ông ta chưa bao giờ đọc câu “Dân vi bản”; một tên võ bền khát máu chỉ biết dùng dùi cui và súng đạn. Với trình độ đó mà Tô Lâm xưng là Giáo sư Tiến sỹ an ninh. Thông tin nội bộ cho biết người viết luận án tiến sỹ cho Tô Lâm là thượng tá Nguyễn Xuân Thao được Tô Lâm bổ nhiệm chức Phó giám đốc CA Đồng Nai để trả ơn. Nhà khoa học, nhà giáo được phong Giáo sư phải lăn lộn trong khoa học, phải giảng dạy, phải nghiên cứu có công trình. Tô Lâm không lên bục giảng, chỉ nói chuyện vài buổi rồi cho lính viết vài cuốn sách cũng ngồi chễm trệ hàm Giáo sư an ninh.
Nguồn:
1. Nguyễn Hưng Quốc. Góc khuyết của Chân Dung Quyền Lực. VOA 27/01/2015; Available from: https://www.voatiengviet.com/a/goc-khuyet-cua-chan-dung-quyen-luc/2613882.html.
2. LS Đặng Đình Mạnh. VNTB – Đảo chính tại Việt Nam. 11/05/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-dao-chinh-tai-viet-nam/.
3. vô danh. Những sai phạm của Tô Lâm. Đại Ngu 16/05/2024; Available from: https://www.daingu.com/2024/05/sai-pham-cua-to-lam.html.
Không có nhận xét nào