01/5/2024
" Từ ngày 30 tháng Tư năm 1975 tới nay đã gần nửa thế kỷ qua rồi, người dân trong nước, đa số là cô nhi quả phụ, những người già cả, những người tàn tật, thương phế binh của quân đội miền nam, vẫn phải sống nhờ vào sự hỗ trợ tài chánh của người Việt hải ngoại. Ngân Hàng Phát Triển Quốc Tế cho hay trong 30 năm qua nguồn tiền từ hải ngoại gởi về trong nước lên tới 190 tỷ USD. Người dân Việt Nam không thể chủ yếu sống nhờ mãi vào nguồn tài trợ của hải ngoại. Những người có trách nhiệm cần đưa ra một chính sách mới về mọi lãnh vực, đặc biệt là đẩy mạnh kinh tế để đời sống của người dân được ổn định và đất nước có cơ hội phát triển".
30 tháng Tư là một ngày đau thương của dân tộc Việt Nam. Vào ngày này năm 1975, quân đội Bắc Việt đã tiến chiếm Sài Gòn, một số lớn người dân miền nam đã tức tưởi, bỏ lại tất cả, vội vã ra đi tìm tự do vì không chấp nhận chế độ cộng sản. Hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên biển cả. Những người may mắn đến được bến bờ tự do, đã phải vất vả vừa gầy dựng lại cuộc sống, vừa lo gởi tiền về cứu đói thân nhân còn ở lại quê nhà hoặc bị giam cầm trong các trại tù cải tạo.
Trước năm 1975, miền nam mặc dù phải đối phó với chiến tranh nhưng vẫn có một nền nông nghiệp trù phú, được coi là vựa lúa của vùng Đông Nam Á. Vậy mà sau chiến tranh chỉ có mấy năm, vào năm 1979, Việt Nam đã bị thiếu lương thực trầm trọng, người dân phải ăn độn khoai sắn và bo bo. Tình trạng này là hậu quả của việc chính phủ đánh tư sản và trưng dụng đất đai, nông trại của người dân.
Sau khi chiến tranh với Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt, chính quyền cộng sản Bắc Việt lại phải đương đầu với Trung Cộng trong một cuộc chiến tranh mới. Từ lâu rồi, Trung Cộng vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng cho Việt Nam. Ngoài việc tiến hành cuộc xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải có hệ thống, Trung Cộng còn đẩy mạnh và ngăn chặn nguồn nước từ thượng lưu sông Mekông, gây tình trạng thiếu nước cho những quốc gia vùng hạ lưu là Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt và Lào trong nhiều năm qua. Tin của BBC và RFI cho hay năm 2024 này Việt Nam phải đối phó với thời tiết hạn hán khắc nghiệt. Hiện nay vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bị khô cạn, nông dân sẽ bị mất mùa, người dân giờ đây lo lắng về tình trạng thiếu lương thực có thể xảy ra.
Đất nước tuy đã không còn chiến tranh nhưng người dân vẫn chưa thực sự được “ấm no hạnh phúc.” Chính quyền vẫn tiếp tục bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động môi trường, tranh đấu cho dân quyền, . . . Tin BBC News cho hay vấn đề nhân quyền của Việt Nam bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích là rất tồi tệ. Thêm vào đó, vì cuộc sống khó khăn, thanh niên thiếu nữ Việt Nam phải tha phương cầu thực trên khắp thế giới. Nhiều trường hợp đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người, phải sống lén lút ngoài vòng pháp luật. Việt Nam bị Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách những quốc gia có tổ chức buôn người cần theo dõi. Di dân bất hợp pháp tại Anh, trong đó có nhiều người Việt Nam đang có nguy cơ bị trục xuất. Mới đây Quốc Hội Anh đã quyết định trục xuất di dân bất hợp pháp, đưa họ tới Rwanda, Nam Phi. Rwanda là một quốc gia nhỏ bé, nghèo đói, bất ổn, thường xảy ra những vụ xung đột về chủng tộc.
Từ ngày 30 tháng Tư năm 1975 tới nay đã gần nửa thế kỷ qua rồi, người dân trong nước, đa số là cô nhi quả phụ, những người già cả, những người tàn tật, thương phế binh của quân đội miền nam, vẫn phải sống nhờ vào sự hỗ trợ tài chánh của người Việt hải ngoại. Ngân Hàng Phát Triển Quốc Tế cho hay trong 30 năm qua nguồn tiền từ hải ngoại gởi về trong nước lên tới 190 tỷ USD. Người dân Việt Nam không thể chủ yếu sống nhờ mãi vào nguồn tài trợ của hải ngoại. Những người có trách nhiệm cần đưa ra một chính sách mới về mọi lãnh vực, đặc biệt là đẩy mạnh kinh tế để đời sống của người dân được ổn định và đất nước có cơ hội phát triển.
Trong bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc năm 2018, cựu TT Trump đã nói: “Venezuela từng là một quốc gia thịnh vượng, giàu có nhưng quốc gia này đã bị chủ nghĩa xã hội đẩy vào tình trạng kiệt quệ, nghèo đói. Hầu hết những quốc gia theo xã hội chủ nghĩa hay cộng sản đều xảy ra tham nhũng, suy tàn và đói khổ cùng cực.” Trước đây Obama đã bắt đầu chủ trương đưa Hoa Kỳ vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa nhưng đã bị cựu TT Trump phá vỡ. Khi Biden đắc cử Tổng Thống, ông ta lại tiếp nối chủ trương của Obama. Trong tuần qua, Biden tuyên bố sẽ đánh thuế thành phần giàu có lên tới 47%. Rồi đây đa số các doanh nghiệp sẽ bỏ Hoa Kỳ đi đầu tư ở nước ngoài để tránh đóng thuế cao, và hậu quả tất nhiên sẽ dẫn tới thất nghiệp, suy giảm kinh tế. Đánh thuế mạnh vào giới nhà giàu là một hình thức đánh tư sản. Đa số người dân Hoa Kỳ không chấp nhận quan điểm của Biden và đảng Dân Chủ.
Cựu TT Trump chủ trương chống xã hội chủ nghĩa và những hệ lụy do chủ nghĩa này đem lại. Quan điểm của cựu TT Trump được đa số người dân ủng hộ, và điểm tín nhiệm của ông vẫn tiếp tục tăng mạnh. Ngay cả truyền thông thiên tả CNN mới đây cũng phải nhìn nhận rằng cuộc thăm dò của họ cho thấy cựu TT Trump có điểm tín nhiệm tới 49%, trong khi đó điểm của Biden là 43%. Cuộc thăm dò của Gallup cho biết “Biden là một Tổng Thống tệ nhất trong lịch sử.”
Đảng Dân Chủ nhận thấy không thể thắng cựu TT Trump trong cuộc bầu cử cuối năm nay nên họ đã đưa ra nhiều vụ kiện chống lại cựu TT Trump. Thứ Năm 25/4/2024 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã nghe đại diện của cựu TT Trump và đại diện của Bộ Tư Pháp trình bày quan điểm về vụ kiện xin được hưởng đặc quyền miễn nhiễm của cựu TT Trump. Washington Examiner, Breitbart News và đa số truyền thông đã thuật lại một số điểm quan trọng sau đây:
-Thẩm Phán Ketanji Brown Jackson theo khuynh hướng thiên tả do Biden chỉ định, đã đưa ra giả thuyết “Liệu chấp nhận quyền miễn nhiễm cho Tổng Thống có thể khiến Tòa Bạch Ốc trở thành nơi phạm pháp hay không?”
-Thẩm Phán Neil Gorsuch có khuynh hướng bảo thủ do cựu TT Trump chỉ định lập luận rằng: “Nếu không được hưởng đặc quyền miễn nhiễm, các Tổng Thống sẽ lo sợ rằng khi trở về đời sống thường dân họ sẽ bị truy tố vì những hành động của họ khi còn tại nhiệm.” Thẩm Phán này đưa ra việc liệu cựu TT Obama có thể bị truy tố vì đã cho phép máy bay không người lái tấn công thường dân hay không. Thẩm Phán Gorsuch còn nhấn mạnh rằng “Các cựu Tổng Thống như Trump có quyền hưởng miễn nhiễm, nếu không, các Tổng Thống tương lai có thể trở thành mục tiêu bị truy tố, và họ sẽ tìm cách ân xá bản thân trước khi chấm dứt nhiệm kỳ.” Sau cùng, Thẩm Phán Gorsuch kết luận “Từ trước tới nay chưa có tiền lệ về việc Tối Cao Pháp Viện phải xác định đặc quyền miễn nhiễm cho Tổng Thống. Tối Cao Pháp Viện sẽ quyết định một lần cho tất cả.”
Sau gần 3 tiếng thảo luận, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện đồng ý đưa vụ kiện trở lại cho Chánh Án Tanya Chutkan của tòa án liên bang trong khu vực Washington để xác định rõ những trường hợp Tổng Thống được hưởng đặc quyền miễn nhiễm vì công vụ và những trường hợp không được hưởng đặc quyền vì lý do cá nhân. Thủ tục này sẽ kéo dài vụ kiện, Công Tố Viên Đặc Biệt Jack Smith sẽ không còn hy vọng vụ kiện được kết thúc trước ngày bầu cử.
Một vụ kiện khác, “hush money” đã bắt đầu được xử tại tòa án Manhattan từ 2 tuần nay. Đảng Dân Chủ cũng không hy vọng gì ở vụ kiện này vì đây là một vụ kiện không có căn bản pháp lý. Giả sử cựu TT Trump đã vi phạm luật trong việc khai báo tài chánh của công ty thì đây cũng chỉ là một tội nhẹ và đã hết thời hạn truy tố vì sự việc đã xảy ra từ năm 2016. Giới luật gia cho rằng đây là một vụ kiện yếu nhất, không có căn bản pháp lý vững chắc, trên nguyên tắc vụ kiện này phải bị loại bỏ ngay từ đầu.
Tạp Chí Newsweek cho rằng chính Công Tố Viên Alvin Bragg là người đã vi phạm luật, đương sự đã cố ý xuyên tạc sự thật, đã đưa ra một vụ kiện phi lý chống cựu TT Trump. Newsweek khẳng định rằng mục đích của vấn đề là ngăn chặn cuộc tranh cử của cựu TT Trump. Alvin Bragg, Jack Smith và Letitia James chỉ là công cụ của Bộ Tư Pháp trong nỗ lực gây phá sản và bỏ tù cựu TT Trump bởi lẽ Biden biết rằng ông ta không thể đánh bại cựu TT Trump trong một cuộc tranh cử công bằng, lương thiện. Mỗi ngày cựu TT Trump phải hầu tòa là mất đi thời gian không được vận động tranh cử, và mỗi Dollar tốn phí cho vấn đề pháp lý là một Dollar bị giảm đi trong quỹ tranh cử. Newsweek kết luận rằng “Tại Hoa Kỳ, không thể xử dụng luật pháp như trò chơi của những kẻ đang nắm quyền lực. Việc này chỉ có thể xảy ra tại những nước phi dân chủ.”
Biden và đảng Dân Chủ đã lạm dụng quyền lực, đã xéo lên pháp luật, đã xem thường dư luận, đã biến Hoa Kỳ thành một quốc gia nhược tiểu. Người dân biết rõ nếu cựu TT Trump không ra tranh cử thì ông đã có một cuộc sống an nhàn, không phải đối phó với những vụ kiện hiện nay. Cuộc thăm dò của National Poll cho hay đa số cử tri nói rằng họ vẫn bỏ phiếu cho cựu TT Trump ngay cả khi ông bị kết án.
Trong lịch sử Hoa Kỳ vào thế kỷ 18 đã có trường hợp giống như cựu TT Trump. Tạp Chí Time đã đăng bài viết của nhà sử học Shira Lurie nói về sự tương đồng của cựu TT Trump với Dân Biểu Matthew Lyon thuộc tiểu bang Vermont trước đây. Năm 1797, ông Matthew Lyon là một người không tham gia sinh hoạt chính trị, đã tranh cử vào Hạ Viện với thông điệp chống thành phần tinh hoa, phản đối chương trình nghị sự của nhóm quý tộc. Cử tri đã ủng hộ ông ta và ông ta đã đắc cử. Trong thời gian tái tranh cử, ngoài việc tấn công giới tinh hoa, Dân Biểu Matthew Lyon còn tấn công Tổng Thống John Adams. Dân Biểu Matthew Lyon đã bị truy tố và bị kết án về tội Nổi Loạn, ông bị nhốt tù và từ trong nhà tù ông vẫn tiếp tục gởi thư vận động tranh cử, cuối cùng Dân Biểu Matthew Lyon đã giành được chiến thắng.
Từ hơn 200 năm qua, Dân Biểu Matthew Lyon là người duy nhất đã đắc cử trong thời gian bị giam tù. Lịch sử của thế kỷ 18 có thể tái diễn trở lại?
Kim Nguyễn
April 30, 2024
Không có nhận xét nào