Nguyễn Hoàng Dũng – Cờ tàn hay khai cuộc mới?
Biết ngay mà.
18/5/2024
Thế là sau nhiều tháng xáo động kinh hoàng, chưa có tiền lệ trên thượng tầng chính trị Việt Nam khiến 2 CTN (Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng), 1 CTQH (Vương Đình Huệ) và 1 TTBBT(Trương Thị Mai) phải cởi áo Đảng viên cùng mũ ô sa UVBCT từ quan, nay có vẻ như tình hình chính trị thượng tầng ấy đã lắng dịu trở lại đôi chút sau Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII vừa bế mạc. Căn cứ theo thông báo của Hội nghị và nhìn vào bức ảnh chụp dàn lãnh đạo cao cấp nhất của BCT, BBT khi kết thúc Hội nghị, người ta biết rằng BT BCA Tô Lâm sẽ ứng cử chức danh CTN và PCTQH Trần Thanh Mẫn ứng cử chức danh CTQH trong kỳ họp QH sắp tới, dự kiến khai mạc 20/5/2024.
Bởi 4 UVBCT nêu trên, cùng ông TTCP Phạm Minh Chính, từng được xem là những ứng cử viên (ƯCV) sáng giá nhất cho chức danh TBT kế nhiệm, có thể thay thế ông Nguyễn Phú Trọng (NPT) vào bất cứ lúc nào, mà còn bị loại một cách ngon ơ, chóng vánh như thế thì trên lý thuyết, 3 ƯCV vừa được bầu bổ sung cũng sẽ chịu chung số phận như vậy, nếu họ dám có ý tơ tưởng tới vị trí TBT quyền lực nhất Việt Nam. Đó là các ông Tô Lâm (Tân CTN), Trần Thanh Mẫn (Tân CTQH) và Lương Cường (Tân TTBTT). Giờ ai ai cũng bắt đầu hiểu ra, điều ông NPT muốn ám chỉ qua dòng chữ “không chọn người tham vọng quyền lực vào BCH Trung ương” có nghĩa hẹp là vị trí TBT ông đang nắm giữ. Liệu hồn à!
Vậy tình thế hiện giờ là cờ tàn cho ông BT Tô Lâm và Bộ Phố Hiến sao? Chưa có gì chắc chắn. Cờ tàn là tàn cho 4 ƯCV kia thôi chứ là bàn cờ khai cuộc hoàn toàn mới cho ông BT BCA và các tân UVBCT mới được bổ sung, đặc biệt ông TBTCTW kiêm CVPTW Lê Minh Hưng, đến từ Hà Tĩnh.
Một lần nữa, có thể thấy, TBT NPT đặc biệt tin tưởng các chính trị gia xứ Nghệ, không chỉ đơn giản bởi họ có tầm nhìn xa trông rộng giống ông và đến từ vùng đất cách mạng đặc biệt Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Sau khi ông Vương Đình Huệ bất ngờ bị loại, kéo theo nhiều đồn đoán rằng, các UVBCT gốc Nghệ An nói riêng và Nghệ Tĩnh nói chung đứng trước nguy cơ bị lung lay vị trí do có khả năng liên đới trách nhiệm trong vụ ông Huệ, TBT NPT đã kịp thời “trám” vị trí TBTCTW đang khuyết (thuộc bà Trương Thị Mai trước đây) bằng ông Lê Minh Hưng như thượng dẫn. Như thế, trên bình diện lý thuyết, lực lượng UVBCT gốc Nghệ Tĩnh vẫn hùng mạnh như cũ với 4 uỷ viên. Hơn nữa, với ông Trần Cẩm Tú đảm nhiệm chức CNUBKTTW (chuyên lựa củi nhóm lò) và Lê Minh Hưng nắm TBTCTW (chuyên trồng cây lấy củi), phải nói Hà Tĩnh trong vùng chung Nghệ Tĩnh hiện thời là quyền lực nhất 63 tỉnh thành!
Như vậy thì sao đây? Liệu có còn những cuộc “đốt lò” thư hùng trên chốn thượng tầng như trước đây? Liệu rằng từ rày trở đi, “ổn định chính trị quốc gia” sẽ được phục hồi như trước ĐH XIII để các nhà đầu tư quốc tế an tâm rời Trung Cộng đến Việt Nam “làm tổ”? Liệu “Bộ Phố Hiến” đã mất dần tiếng nói uy lực trong công cuộc đốt lò và cá nhân ông BT đã bị thu hồi thượng phương bảo kiếm “tiền trảm hậu tấu” đối với các UVTW nhúng chàm?
Sự tình diễn ra sắp tới có khi sẽ không như người ta suy tưởng, tính toán. Thứ nhất, chắc chắn ông Lê Minh Hưng sẽ phải nhường bớt chức CVPTW cho một nhân vật khác. Nếu vị tân CVPTW lại đến từ BCA, coi như Bộ Phố Hiến đã thêm một lần nữa cài cắm thành công người của mình theo thế răng lược ở các ban ngành quan trọng nhất bên Đảng. Trường hợp đầu là thiếu tướng Vũ Hồng Văn, cựu Cục trưởng Cục an ninh chính trị nội bộ, được biệt phái sang UBKTTW. Thứ hai, dựa vào các tính toán và cả tính cách ông NPT mà xét, cả vị trí CNUBKTTW do ông Trần Cẩm Tú đang đảm nhiệm cũng sẽ bị thay đổi. ƯCV thay ông Tú có khi sẽ là nữ UVBCT duy nhất hiện giờ: Bà Bùi Thị Minh Hoài. Trong trường hợp đó, ông Tú sẽ qua thay vị trí bà Hoài làm TB Dân vận Trung ương. Còn không, bà Hoài sẽ thay vị trí ông Hưng nắm Ban TCTW. Nên nhớ, bà Hoài từng là Phó Chủ nhiệm UBKTTW. Như vậy, sức mạnh của Nghệ Tĩnh sẽ bị phân tán bớt.
Thứ ba, tương lai chính trị của ông Tô Lâm thì sao? Ông sẽ dừng ở vị trí CTN và về hưu? Với tính cách vẽ tranh chính trị theo trường phái tự do đầy ngẫu hứng như vừa qua, ai tin ông ta cam chịu và chịu thúc thủ chứ người viết không tin. Trong một ngày đẹp trời và dựa trên quá nhiều tiền lệ được tạo lập từ sau ĐH XIII tới nay, tại sao không thể đặt cược tin rằng, ông Tô Lâm sẽ làm CTN và kiêm luôn BT BCA? Nếu ông NPT từng là TBT kiêm CTN, bà Trương Thị Mai từng làm TTBTT kiêm TBTCTW và ông Lê Minh Hưng hiện đang nắm 2 chức TBTCTW và CVPTW cùng một lúc thì tại sao ông Tô Lâm không thể vừa làm CTN vừa kiêm BT BCA? Chúng ta đang sống trong một giai đoạn chính trị mà “trường hợp đặc biệt” và “tiền lệ” lên ngôi, cho nên không có chuyện gì là không có thể xảy ra. Nếu vậy, vị trí CTN, chức danh “nguyên thủ quốc gia” theo hiến định, lần đầu tiên trở thành vị trí quyền lực nhất nước.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện cho rằng, việc đưa đại tướng Lương Cường, CNTCCT QĐNDVN, lên nắm TTBBT là nhằm kềm chế bớt quyền hành của BCA. Nhận định này cũng có nửa phần đúng, nửa phần sai. Phần đúng thì quá hiển nhiên, không cần bàn thêm. Phần sai nằm ở chỗ nào? Không thể đổ dồn mọi trách nhiệm cho việc “phế truất” ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai lên vai BCA của ông Tô Lâm cho được. Không được sự đồng ý của ông TBT NPT, của ông CNUBKTTW TCT, của ông TBNCTW PĐT và các ông bà khác trong BCT thì làm sao các ông bà ƯCV cho chức vụ TBT kế nhiệm ông NPT bị “cho ra rìa” cho được? BCA không thể có thứ quyền hành đó so với BQP mà ông NPT là BT Quân uỷ Trung ương. Việc loại bỏ 4 ông bà Phúc, Thưởng, Trọng, Mai sau ĐH XIII và mở rộng ra là 2 ông Đinh Thế Huynh, Trẩn Quốc Vượng sau ĐH XII lẽ nào không phải là quyết định của ông TBT NPT cho được?
Tóm lại, hãy nhìn kỹ vào cơ cấu 16 UVBCT mới được bầu bổ sung để thấy thêm một điều “bất bình thường”, “chưa có tiền lệ” và “vô cùng đặc biệt” khác nữa: 9/16 vị, tức quá bán số lượng UVBCT, đến từ 2 bộ sức mạnh là BQP và BCA. Cụ thể, các ông Lương Cường (đại tướng, TTBBT), Phan Văn Giang (đại tướng, BTBQP) và Nguyễn Trọng Nghĩa (thượng tướng, TBTGTW) có xuất thân từ quân đội. Phía BCA góp mặt 6 vị là các ông Phạm Minh Chính (TTCP), Tô Lâm (BTBCA), Phan Đình Trạc (TBNCTW), Nguyễn Hoà Bình (Ch/Án TANDTC), Lê Minh Hưng (TBTCTW) và Nguyễn Văn Nên (BT Thành ủy TPHCM). 7 vị còn lại hầu hết đều xuất thân từ ngành xây dựng Đảng hoặc phong trào Đảng Đoàn. Do đó, một câu hỏi vô cùng quan trọng được đặt ra: Để đối phó với ai mà cơ cấu BCT hiện nay phải gồm 3 vị "súng dài" (BQP) và 5 vị "súng ngắn" (BCA) như trong thời chiến vậy?
Chắc chắn không phải để đối phó với dân vì dân Việt Nam giờ đây cơ bản không còn ai là "phản động" nữa cả. ĐCSVN hoàn toàn khống chế cục diện lãnh đạo đất nước. Vậy thì, đối phó với "nội xâm" tham nhũng hay "ngoại xâm" Bắc phương láng giềng? Cả hai là câu trả lời, nhất là vế "ngoại xâm". Muốn xem tiến trình diệt "nội xâm" diễn biến đến đâu, hãy nhìn vào thị trường vàng, NHNN, TTCK, Bộ Tài chính, Bộ KHĐT, Bộ TNMT… sẽ được cải tổ, thanh lọc thế nào trong vài tháng tới. Đối với tiến trình chống "ngoại xâm" phương Bắc, hãy quan sát cách thức Việt Nam thực hiện "cải cách chính trị". Sắp tới có ký quy chế "Đối tác Chiến lược Toàn diện" với Anh Quốc (thuộc liên minh tàu ngầm AUKUS, cấu phần NATO Châu Á) không? Ngoài ra, cũng phải xem quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Cộng hay Nga tiến triển hay thụt lùi ra sao vì Trung Cộng và Nga đã hợp thành 1 trục khăng khít trước sức ép của Hoa Kỳ và phương Tây. Quan trọng nhất, hãy nhìn xem hợp tác về khai thác đất hiếm, sản xuất chip bán dẫn và trí tuệ nhân tạo giữa Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ như thế nào trong thời gian tới… Đó là vài chỉ dấu cần tham khảo.
Nói gì thì nói, ngoài dấu chỉ chống tham nhũng nội xâm trên thượng tầng kim tự tháp chính trị, có vẻ như Việt Nam đang tiến hành "Cải Cách Thể Chế Chính Trị" hết sức mạnh mẽ để phòng thế lực "ngoại xâm ngàn năm" Đại Hán. Nếu dự đoán về vế sau đúng, sẽ sớm có những xáo trộn tiếp theo về nhân sự ở BCT và BBT mới vừa kiện toàn. Vẫn có cảm giác rằng, ĐH XIII sẽ là ĐH kém may nhất cho các chính trị gia xứ Nghệ dù nhìn từ ngoài, họ vẫn còn rất hùng mạnh.
Lami Nguyễn Hoàng Dũng
Biết ngay mà.
19/5/2024
Nằm lòng câu “ôn cố tri tân”, thấm nhuần ý nghĩa lởi dạy của người xưa “cẩn tắc vô áy náy” và nhất là “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ gương các CTN tiền bối, đại tướng Tô Lâm, đương kim Bộ trưởng Công an (BTCA), đã đề nghị BCT và BCHTW chấp thuận cho mình “suất đặc biệt” nhưng không phải là “tiền lệ” để “phù hợp với tình hình mới”: vừa làm CTN vừa kiêm chức BTCA trong một thời gian nhất định nào đó hoặc cho đến ĐH XIV.
Cũng phải thôi, nếu TBT Nguyễn Phú Trọng (NPT) đã từng kiêm nhiệm chức vụ CTN, TTBBT Trương Thị Mai một thời kiêm luôn vị trí TBTCTW và vừa mới đây, ông Lê Minh Hưng một mình nắm luôn 2 chức là CVPTW và TBTCTW thì đâu có gì lạ nếu ông Tô Lâm sẽ là người đầu tiên vừa đảm nhiệm chức CTN vừa lãnh đạo BCA? Từ tiền lệ mẹ là TBT NPT được gia hạn thêm nhiệm kỳ III sau ĐH XIII đã đẻ ra liên tiếp nhiều tiền lệ khác để rồi mọi thứ trở nên bình thường, không còn là tiền lệ nữa.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi vào phút chót, đại tướng Tô Lâm sẽ là nguyên thủ quốc gia đầu tiên nắm thực quyền “thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân” gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ, được quy định ở Điều 88 - Hiến pháp 2013, đối trọng trực tiếp với vai trò Bí thư Quân uỷ Trung ương do TBT NPT đảm nhận. Chưa bao giờ bàn cờ thế sự Việt Nam trên thượng tầng chính trị kim tự tháp lại phức tạp, kỳ lạ và khó đoán như hiện nay.
Không cần phải quay lại thời Tam Quốc (220 - 280) để chứng kiến cuộc đấu trí, đấu quân, đấu trận thư hùng giữa 3 nhà Nguỵ, Thục, Ngô chi cho xa xôi diệu vợi, chính trường Việt Nam vừa mới bày ra “thế chân vạc” sau Hội nghị Trung ương 9, nào có khác gì ngày xưa? Dù không theo thể chế “tam quyền phân lập” như nhiều quốc gia khác nhưng không sao, Việt Nam sẽ vận hành theo cơ chế “tam đầu chế” sơ khai với 3 nhánh sức mạnh gần như tương đương nhau lần lượt do TBT NPT, TTCP PMC và tân CTN TL lãnh đạo, tạo thế cân bằng và kiểm soát quyền lực lẫn nhau. Thú vị biết chừng nào!
Từ đó, mặt trận truyền thông báo chí biết đâu cũng vì thế mà sẽ chia 3, xoay vòng theo thế chân vạc ấy với một bên kiểm soát Đảng luật nắm tuyên giáo, một bên khác vận hành mạng lưới kinh tài quốc gia nắm VTV và bên còn lại quản lý bộ hình nắm VOV. Nóng bỏng quá còn gì! Có khi đây là tiền đề cho báo chí tư nhân không chừng. Điều này chắc sẽ làm phật lòng Trung Nam Hải. Tuy nhiên, nhà anh Hai láng giềng hiện còn khối việc bề bộn phải lo, có đâu rảnh tay mà thò qua nhà thằng em đâm bị thóc, thọc bị gạo “phân hoá” nội bộ như trước đây nữa? Ốc không mang nổi mình ốc có đâu lại còn mang cọc cho rêu?
Hơn nữa, hình như đại tướng bộ Hình đã tính toán đâu vào đó cả rồi. Để phòng ngừa bọn Hoa Nam và Hán gian ám sát, làm liều làm ẩu, ông và BQP đã “thuyết phục” Chính phủ thông qua tiêu chuẩn nhà công vụ cho hàm đại tướng là biệt thự từ 450 - 500m2, ngang với tiêu chuẩn UVBCT. Vậy nếu các ông Phan Văn Giang, Lương Cường và Tô Lâm vừa mang hàm đại tướng vừa là UVBCT thì liệu diện tích nhà công vụ sẽ được cấp tăng gấp đôi, đủ để bố trí hàng rào an ninh lớp trong lớp ngoài, làm bãi đáp trực thăng và xây lô cốt, boong-ke trú ẩn tránh bom nhằm bảo vệ các vị này? Dám lắm à!
Thế là, ông Tô Lâm đã trở thành một hiện tượng rất lạ, hết sức thú vị trong chính trường Việt Nam thời ĐH XII và ĐH XIII, đáng được phân tích mổ xẻ từ nhiều góc cạnh. Tính cách ông giống cựu TT Nguyễn Tấn Dũng nhưng quyền biến, thâm trầm hơn rất nhiều, vừa đủ để trở thành hoạ sĩ chuyên vẽ tranh cung đình chính trị Việt Nam, cụ thể là thượng tầng BCT. Có điều, muốn trỡ thành danh hoạ đương đại, tề danh phần nào với tiền bối Tô Ngọc Vân cùng quê với ông, và để vẽ nốt bức tranh dang dở (mới 6 UVBCT được họa), dứt khoát phải có người của BCA ở BBT. Khi đó, biết đâu, làng hội hoạ trường phái cung đình Việt sẽ chào đón sự xuất hiện một hoạ sĩ tài năng mới mang tên: Tô Ngọc Lâm!
https://www.facebook.com/dungnh5
Lami Nguyễn Hoàng Dũng
Không có nhận xét nào