Header Ads

  • Breaking News

    VNCS: Báo cáo PAPI: Người Việt lo lắng về tham nhũng và thu nhập hộ gia đình

    2023 PAPI shows progress in citizen perceptions on local anti-corruption efforts and e-governance amid concerns on transparency and the economy | United Nations Development Programme (undp.org)

    Tin tổng hợp và  BBC News 

    03/4/2024

    Song ngữ Việt Anh

    " (DFAT) từ năm 2018 đến năm 2025; Đại sứ quán Ai-len tài trợ từ 2018 đến 2025. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đóng góp về tài chính và chuyên gia trong suốt tiến trình phát triển của PAPI từ 2009 đến nay.

    Báo cáo PAPI 2023 và các phân tích sâu được đăng tải tại: www.papi.org.vn
    Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

    Nguyễn Việt Lan
    Trưởng Ban Truyền thông UNDP

    DĐ: (+84) 91 4436 769
    Email: nguyen.viet.lan@undp.org".


    Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng bị áp giải sau phiên tòa "chuyến bay giải cứu" hồi tháng 7/2023. Tham nhũng vẫn là mối bận tâm lớn của người dân Việt Nam.

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng bị áp giải sau phiên tòa "chuyến bay giải cứu" hồi tháng 7/2023. Tham nhũng vẫn là mối bận tâm lớn của người dân Việt Nam.

    Người Việt vẫn lo lắng về nạn tham nhũng, tình hình kinh tế quốc gia và thu nhập hộ gia đình.

    Thông tin trên được rút ra từ Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Báo cáo này được thực hiện bằng cách khảo sát 19.536 người dân là cử tri trên phạm vi toàn quốc.

    Về nạn tham nhũng tại thủ đô Hà Nội và trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh, chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” lần lượt là 6,73 và 6,63 – đều thuộc mức “Trung bình thấp”, theo thang đánh giá của UNDP.

    Trước đó, vào năm 2022, Hà Nội từng đạt 6,8 – là mức “Trung bình cao”, còn TP Hồ Chí Minh đạt mức 6,32 – là mức “Trung bình thấp”.

    Do những ảnh hưởng từ chiến dịch chống tham nhũng, thường được gọi là “đốt lò”, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng loạt đại án tham nhũng đã được xét xử trong năm 2023.

    Tuy nhiên, tỉ lệ những người cho rằng chính quyền cấp tỉnh và cấp trung ương nghiêm túc trong việc giải quyết tham nhũng năm 2023 lại thấp hơn so với năm 2022.

    Dù vậy, trang Facebook Thông tin Chính Phủ (Việt Nam) đánh giá rằng người dân có "đánh giá cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng". 

    Trong khi đó, theo UNDP, báo cáo phản ảnh cảm nhận của người dân chỉ là cho thấy "có sự cải thiện trong hiệu quả phòng, chống tham nhũng", chứ không phải "đánh giá cao". 

    Ảnh chụp màn hình trang Facebook Thông tin Chính phủ

    Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình trang Thông tin Chính Phủ

    Chụp lại hình ảnh, 

    Trang Thông tin Chính Phủ (Việt Nam) đưa thông tin về báo cáo PAPI 2023

    Theo báo cáo, có bốn trên tám chỉ số nội dung PAPI có chiều hướng giảm sút, bao gồm những chỉ số sau:

    Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

    Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương

    Trách nhiệm giải trình với người dân

    Thủ tục hành chính công

    Hai nội dung khác “hầu như không thay đổi” là “Cung ứng dịch vụ công” và “Quản trị môi trường”.

    Hai nội dung còn lại là “Quản trị điện tử” có gia tăng và “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” tăng ở mức “khiêm tốn”.

    Xu thế biến đổi ở tám chỉ số nội dung PAPI từ 2020 đến 2023

    Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình báo cáo PAPI 2023

    Chụp lại hình ảnh, 

    Bốn trên tám chỉ số nội dung PAPI có chiều hướng giảm sút

    Về kinh tế, người dân Việt Nam có cái nhìn bi quan cả về tình hình phát triển kinh tế cấp quốc gia và thu nhập cấp hộ gia đình.

    Tỉ lệ người trả lời cảm thấy bi quan hơn về mức kinh tế quốc gia và của gia đình đều có xu hướng gia tăng.

    Không chỉ nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dân cư có mức thu nhập hộ gia đình thấp, ngay cả nhóm có mức thu nhập cao cũng dần mất đi sự lạc quan về nền kinh tế Việt Nam.

    Bức tranh tham nhũng ở Việt Nam

    Đáng chú ý nhất có lẽ là hai chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” và “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”.

    Hai yếu tố này được UNDP đánh giá là “trụ cột then chốt tạo nền móng cho một nền quản trị, hành chính hoạt động minh bạch, trong sạch và hiệu quả”.

    Đầu tiên, về “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, UNDP đánh rằng sự hiệu quả gia tăng ở mức “khiêm tốn” so với năm 2022.

    Bên cạnh việc đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng, chỉ số này cũng phản ánh mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân cũng như quyết tâm kéo giảm tham nhũng của chính quyền và người dân.

    Theo đó, chỉ số này tăng từ 6,71 vào năm 2022 lên 6,77 vào năm 2023 (chỉ số tính theo thang điểm từ 0 đến 10).

    Mức 6,77 đạt mức "Trung bình cao" theo thang đo của UNDP. 

    Chỉ số này cũng được UNDP đánh rằng có “mối tương quan chặt chẽ nhất với chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng chung của người dân đối với các cấp chính quyền”.

    Đáng chú ý, khi nhìn vào dữ liệu từ những năm trước đó được đề cập trong báo cáo, chỉ số vào năm 2023 thậm chí còn thấp hơn năm 2021 (đạt 6,88) và năm 2020 (đạt 6,9).

    Chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” của Hà Nội năm 2023 cũng thấp hơn năm 2022.

    Chỉ có 12 trên 64 tỉnh thành có mức tăng đáng kể chỉ số này.

    Trong khi đó, có 19 tỉnh, thành phố có mức sụt giảm đáng kể và 28 tỉnh, thành phố không đạt bước tiến đáng kể nào so với năm 2021.

    Mức độ kiểm soát tham nhũng của Việt Nam đạt mức "Trung bình cao"

    Chụp lại hình ảnh, 

    Mức độ kiểm soát tham nhũng của Việt Nam đạt mức "Trung bình cao" vào năm 2023

    Theo báo cáo, việc phải đưa “lót tay” khi làm thủ tục cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn là một tập quán phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố.

    Về “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”, UNDP đánh giá rằng tính hiệu quả “có xu hướng giảm sút”. Năm 2023, chỉ số này của Việt Nam là 5,16 – là mức thấp nhất tính từ năm 2020.

    Chỉ số này đo lường hiệu quả của chính quyền các cấp trong việc công khai hóa, minh bạch hóa thông tin nhằm đáp ứng “quyền được biết” của người dân về những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sinh kế.

    Có tới 23 tỉnh, thành phố có chỉ số nội dung về công khai, minh bạch giảm đáng kể so với năm 2021, đặc biệt là trong công khai, minh bạch thu, chi ngân sách cấp xã.

    Cụ thể, chỉ số “công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương” bao gồm bốn nội dung thành phần:

    Tiếp cận thông tin

    Công khai danh sách hộ nghèo

    Công khai thu chi ngân sách cấp xã

    Công khai kế hoạch sử dụng đất/bảng giá đất

    Về sự sụt giảm của chỉ số này, UNDP giải thích bằng việc viện dẫn sự “sự sụt giảm mạnh” của cả “công khai thu chi ngân sách cấp xã” và “công khai danh sách hộ nghèo”.

    Đáng chú ý, việc công khai thu chi ngân sách cấp xã không chỉ được quy định trong Luật Tiếp cận thông tin 2016 mà cả trong Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022.

    Tuy nhiên, năm 2023, chỉ có 38,9% người dân được hỏi cho biết bảng thu chi ngân sách của chính quyền cấp xã được niêm yết công khai.

    Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2016.

    Chỉ số về niêm yết công khai thu chi ngân sách của chính quyền cấp xã giảm sâu so với năm 2022

    Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình báo cáo PAPI 2023

    Chụp lại hình ảnh, 

    Chỉ số về niêm yết công khai thu chi ngân sách của chính quyền cấp xã giảm sâu so với năm 2022

    Tiếp đó, trong khi chỉ số “tiếp cận thông tin” tăng từ 0,80 lên 0,86 (trong thang đo từ 0 đến 2,5), chỉ số “công khai kế hoạch sử dụng đất/bảng giá đất” giữ nguyên ở mức 1,33, tương tự năm 2022.

    Tương tự, chỉ số “trách nhiệm giải trình với người dân” giảm liên tiếp trong vòng bốn năm gần đây, từ 4,91 vào năm 2020 xuống 4,24 vào năm 2023.

    Một xếp hạng khác về tình hình tham nhũng ở các quốc gia là Bảng Cảm nhận Tham nhũng (The Corruption Perceptions Index) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International).

    Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đạt hạng 83/180 vào năm 2023, thấp hơn hạng 77/180 vào năm 2022.

    Canh cánh nỗi lo kinh tế, việc làm

    Về kinh tế Việt Nam nói chung, người trả lời có cảm nhận bi quan so với năm 2022. Từ năm 2016 đến nay, tỉ lệ người có quan ngại về kinh tế liên tục tăng, từ mức 23,11% (2016) lên 33,58% (2023).

    Có 54,4% người được hỏi cho rằng tình hình kinh tế của đất nước ở mức “tốt”, thấp hơn so với 66,1% vào năm 2022.

    Trong khi đó, tỷ lệ đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam ở mức “kém” là 13,6% - tăng hơn gấp đôi so với mức 6,1% vào năm 2022 và cao thứ hai kể từ năm 2018 khi câu hỏi này bắt đầu được đưa vào PAPI.

    Tương tự, tỉ lệ người trả lời cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình của mình là “kém” hoặc “rất kém” tăng lên trong năm 2023 so với kết quả khảo sát từ năm 2018 đến năm 2022 (ngoại trừ năm 2021 khi đại dịch Covid-19 xảy ra trên diện rộng).

    Theo UNDP, mối quan ngại của người dân có ý nghĩa lớn, đặc biệt là khi người lao động phải dùng đến các nguồn tiền tiết kiệm, bao gồm bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, có chưa đến 30% số người được UNDP khảo sát có bảo hiểm xã hội.

    Trong buổi công bố báo cáo, bà Deirdre Ní Fhallúin, Đại sứ Cộng hòa Ireland tại Việt Nam, phát biểu:

    “Đói nghèo và việc làm vẫn là những vấn đề người dân quan ngại nhất theo kết quả khảo sát PAPI năm 2023.”

    Cụ thể, báo cáo cho thấy “đói nghèo”, “việc làm” và “tăng trưởng kinh tế” là ba yếu tố nhận được nhiều quan tâm nhất so với những vấn đề quản trị hay xã hội khác.

    Điều này phần nào phản ảnh những thách thức về kinh tế và việc làm của Việt Nam trong năm 2023.

    Theo đó, “đói nghèo” vẫn luôn là mối quan ngại hàng đầu của người dân trong suốt thời gian từ 2015 đến nay, ngoại trừ năm đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 là năm 2021. Khi đó, vấn đề y tế/bảo hiểm được quan tâm hơn cả.

    Tỉ lệ quan ngại của người dân về việc làm tăng 2,7%, còn về thu nhập tăng 1,3%.

    Xu hướng này còn được phản ánh rõ hơn qua việc có 26% người trả lời cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình của họ hiện nay kém hơn so với 5 năm trước.

    Đây là mức tỉ lệ cao nhất từ năm 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19).

    https://www.bbc.com/vietnamese/articles/crgrr10gyqno

    Theo khảo sát PAPI 2023, người dân cho biết có cải thiện trong nỗ lực phòng chống tham nhũng và quản trị điện tử ở địa phương trong bối cảnh lo ngại về tính minh bạch và tình hình kinh tế

    2 APRIL, 2024

    https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/2024-04/dsc04250_.jpg

    Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Ramla Khalidi phát biểu khai mạc

    UNDP tại Việt Nam

    15 năm lắng nghe tiếng nói của người dân nhằm năng cao hiệu quả quản trị địa phương

    Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2024 – Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) lần thứ 15 phản ánh cảm nhận, trải nghiệm, ý kiến và kỳ vọng của người dân Việt Nam về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023. Báo cáo cho thấy, năm 2023, người dân đánh giá cao hơn hiệu quả phòng, chống tham nhũng và quản trị điện tử, nhưng lại đánh giá thấp hơn hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định tại địa phương. Tình hình kinh tế của Việt Nam và điều kiện kinh tế hộ gia đình là mối quan ngại hàng đầu của người dân trong năm qua.

    Báo cáo PAPI 2023 được công bố tại Hà Nội vào sáng ngày 2 tháng 4, với sự tham gia của đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, các viện nghiên cứu và các cơ quan thông tấn, báo chí.

    Trên chặng đường phát triển 15 năm qua, từ năm 2009, Chỉ số PAPI đã lắng nghe 197.779 lượt người dân thuộc mọi thành phần nhân khẩu học phản ánh về hiệu quả quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Với ‘mỏ vàng’ dữ liệu định lượng, Chỉ số PAPI ngày một trở thành một công cụ đo lường ‘của dân, do dân và vì dân’ đáng tin cậy, cung cấp thông tin thực chứng cho quá trình xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan tới người dân, cũng như cho quá trình xây dựng kế hoạch hành động nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân phản ánh qua Chỉ số PAPI của tất cả 63 chính quyền cấp tỉnh.

    Phát biểu khai mạc Lễ công bố, PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (HCMA), điểm lại một số kết quả quan trọng mà HCMA và UNDP đã cùng nhau đạt được trong chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của Bộ chỉ số PAPI, bền bỉ đóng góp cho những thay đổi to lớn, tích cực, có hệ thống trong nền hành chính công Việt Nam.

    “Nhìn lại những thành tựu hợp tác giữa HCMA và UNDP trong 15 năm qua, có thể thấy chúng ta đang đi đúng hướng, kết quả nghiên cứu đã có tác động tích cực, trực tiếp đến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thực tiễn quản trị công ở các địa phương của Việt Nam,” PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,  phát biểu. “Các bộ chỉ báo khách quan như PAPI, PCI, hay chỉ số Cải cách hành chính công (PAR Index), một mặt được coi là một căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của các bộ, ngành địa phương; mặt khác, cung cấp những gợi ý quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển đất nước, triển khai Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, lấy người dân làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

    Xu hướng chính trong đánh giá của người dân về hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2023

    Trong 15 năm qua, khảo sát PAPI năm 2023 đạt số lượng phỏng vấn trực tiếp ở mức kỷ lục là 19.536 người dân là cử tri trên phạm vi toàn quốc. So sánh kết quả khảo sát PAPI năm 2023 với năm 2021 và năm 2022 cho thấy, nhìn chung hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và hiệu quả quản trị điện tử được cải thiện phần nào. Ngược lại, hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương có xu hướng giảm sút. Năm chỉ số nội dung còn lại, gồm ‘Tham gia của người dân ở cấp cơ sở’, ‘Trách nhiệm giải trình với người dân’, ‘Thủ tục hành chính công’, ‘Cung ứng dịch vụ công’ và ‘Quản trị môi trường’ cho thấy hiệu quả thực hiện công vụ ở những lĩnh vực này ít thay đổi so với hai năm trước.

    Trong bối cảnh tham nhũng vẫn là vấn đề hệ trọng được Đảng và người dân hết sức quan tâm, kết quả đánh giá về hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công cũng như trong thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương có ý nghĩa quan trọng, cho dù đánh giá của người dân ở hai chỉ số này đang cho thấy hai chiều hướng khác nhau trong năm 2023.

    Theo đánh giá của người dân, công tác kiểm soát tham nhũng trong khu vực công ở địa phương có cải thiện nhưng chưa đáng kể, thể hiện qua mức tăng điểm ở chỉ số nội dung này còn khiêm tốn, từ 6,71 điểm vào năm 2022 lên 6,77 vào năm 2023. Mức thay đổi theo hướng tích cực hơn này cũng phù hợp với xếp hạng của người dân về các vấn đề Nhà nước cần tập trung giải quyết trong thời gian tới: tham nhũng đã giảm từ vị trí thứ năm vào năm 2022 xuống vị trí thứ sáu vào năm 2023 trong danh mục top 10 vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm.

    Bên cạnh đó, người dân có cảm nhận hiện trạng tham nhũng có xu hướng giảm ở 5 trong số 8 hoạt động công vụ đo lường qua PAPI. Đó là: cán bộ chính quyền dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng, người dân phải đưa ‘lót tay’ để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính quyền địa phương nhận chung chi để doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phụ huynh phải “bồi dưỡng” giao viên để con em được quan tâm hơn ở trường tiểu học công lập, và người dân phải đưa “lót tay” để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh ở bệnh viện công. Mặc dù vậy, trong năm 2023, tỉ lệ người cho rằng cần phải đưa ‘lót tay’ để đảm bảo xin được việc làm trong khu vực Nhà nước cao hơn so với năm 2021.

    Kết quả khảo sát PAPI 2023 cũng cho thấy một số hành vi tham nhũng vẫn tồn tại trong khu vực công ở địa phương, tác động tiêu cực đến niềm tin của người dân. Đáng chú ý là số người cho rằng cần phải dựa vào “quan hệ” để có được việc làm trong cơ quan Nhà nước vẫn ở mức cao, mặc dù tỉ lệ người dân có cảm nhận như vậy đã giảm kể từ năm 2016. Trên phạm vi toàn quốc, có từ 56% đến 62% số người được hỏi cho biết vẫn tồn tại hiện trạng ‘vị thân’ này. Cũng cần nhấn mạnh lại rằng ‘Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công’ là chỉ số có mối tương quan mạnh nhất với sự hài lòng chung của người dân đối với công tác quản trị và hành chính công ở địa phương.

    Bên cạnh bức tranh nhiều màu thể hiện đánh giá của người dân về hiệu quả kiểm soát tham nhũng ở địa phương là một bức tranh có màu sắc xám hơn về hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương trong năm 2023. Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công, bởi khi người dân có thông tin đúng đủ, họ mới có thể thực hiện “kiểm tra, giám sát” và yêu cầu cán bộ, công chức giải trình. Điều đáng lo ngại là có tới 23 tỉnh, thành phố có điểm số ở chỉ số nội dung về công khai, minh bạch giảm đáng kể so với năm 2021, đặc biệt là trong công khai, minh bạch thu, chi ngân sách cấp xã. Nếu như từ năm 2018 đến năm 2022, có khoảng 43% đến 46% số người được hỏi trên toàn quốc xác nhận bảng kê khai thu, chi ngân sách cấp xã được niêm yết công khai, thì đến năm 2023, tỉ lệ này giảm xuống còn 39%, mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tương tự, mức độ công khai, minh bạch trong lập và niêm yết danh sách hộ nghèo ở địa phương cũng giảm sút rõ rệt kể từ năm 2019.

    Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Ramla Khalidi phát biểu: “Dữ liệu từ Chỉ sô PAPI phục vụ cung cấp bằng chứng cho việc hoạch định chính sách rất phong phú. Dựa trên những dữ liệu này, chúng tôi mong rằng tất cả các tỉnh, thành phố sẽ trao đổi cởi mở với các bên liên quan và có những hành động cụ thể để cải thiện sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Mặc dù chúng ta thấy có những điểm sáng trong năm 2023, đặc biệt trong kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và trong thúc đẩy tiềm năng của quản trị điện tử, chúng ta vẫn còn có những mảng màu chưa sáng ở những lĩnh vực khác, đặc biệt trong đánh giá của người dân về mức độ công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương.” (Đọc toàn văn bài phát biểu)

    Một trọng tâm quan trọng khác của Báo cáo PAPI năm 2023 là kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện quản trị điện tử trong bối cảnh Chính phủ và chính quyền các cấp thúc đẩy việc phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số và công dân số trong thời gian qua. Quản trị điện tử là một trụ cột quan trọng cho ngồi nhà quản trị công hiệu quả. Quản trị điện tử hiệu quả có ý nghĩa quan trọng bởi qua đó người dân có thể tránh được thủ tục hành chính rườm rà, đồng thời thúc đẩy công khai, minh bạch trong mối quan hệ giữa chính quyền với người dân. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc áp dụng chính quyền điện tử đã giúp kiểm soát tham nhũng tốt hơn, nhất là các hành vi tham nhũng như vòi vĩnh trong cung ứng dịch vụ công gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.

    Kết quả khảo sát năm 2023 cho thấy những thay đổi tích cực về điều kiện tiếp cận internet của người dân và mức độ sử dụng các cổng dịch vụ công ở địa phương so với năm 2020. Mặc dù có tới gần 80% người dân tham gia khỏa sát PAPI năm 2023 cho biết họ đã dùng internet tại nhà, song “khoảng cách số” trong tiếp cận internet giữa các nhóm dân cư khác nhau về giới tính, khu vực sinh sống, dân tộc hoặc tình trạng hộ khẩu vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Đáng chú ý là tỉ lệ nam giới có điều kiện sử dụng internet cao hơn từ 5%-10% so với nữ giới, và người đồng bào dân tộc thiểu số cũng có mức độ tiếp cận internet thấp hơn từ 10%-20% so với người Kinh qua các năm từ 2016 đến 2023. 

    Bên cạnh đó, kết quả PAPI năm 2023 cũng cho thấy đa số người dân chưa dùng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, có khoảng 8,3% số người được hỏi cho biết họ đã sử dụng Cổng dịch vụ công Quốc gia, và và 7,6% sử dụng Cổng dịch vụ công cấp tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Một trong những lý do khiến người dân chưa dùng dịch vụ công trực tuyến là do lo ngại về quyền riêng tư, với 1/3 số người đã dùng các cổng dịch vụ công nêu lý do này.
    Những phát hiện này cho thấy cần cải thiện tính dễ tiếp cận và thân thiện với người dùng của các cổng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo tính thuận tiện và toàn trình cho tất cả các đối tượng người dùng là công dân. Một biện pháp thiết thực là thiết kế cổng dịch vụ công trực tuyến theo hướng tạo điều kiện cho người dùng có thể truy cập và sử dụng mọi lúc, mọi nơi bằng điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, các cổng dịch vụ công phải đảm bảo quyền riêng tư của công dân.

    “Úc và Việt Nam có một số kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng hợp tác theo khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện. Trong chuyến thăm Úc gần đây, Thủ tướng Chính phủ Pham Minh Chính đã gặp gỡ các lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp để tìm hiểu những cách làm mới trong phát triển kinh tế xanh, toàn diện và sáng tạo nhằm tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế đáng kể của Việt Nam. Dữ liệu của PAPI giúp Việt Nam hiểu được những chiều cạnh cần thay đổi trong nền hành chính công để đạt được tầm nhìn này. Đặc biệt, tôi vui mừng khi thấy kết quả năm nay cho thấy một số bước tiến trong thu hẹp khoảng cách số, đảm bảo mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ, người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, thực hiện các quyền của mình với tư cách là công dân số,” Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski cho biết.

    Những vấn đề đáng quan ngại nhất đối với người dân trong năm 2023

    Năm 2023, ba vấn đề người dân cho rằng Nhà nước cần tập trung giải quyết trong năm tiếp theo đó là nghèo đói (chiếm 22,39% tổng số người trả lời), việc làm (12,79%) và tăng trưởng kinh tế (9,2%). Những kết quả này cho thấy người dân thực sự quan ngại về tình hình kinh tế trong năm qua. 

    Bà Deirdre Ní Fhallúin, Đại sứ Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam phát biểu: “Đói nghèo và việc làm vẫn là những vấn đề người dân quan ngại nhất theo kết quả khảo sát PAPI năm 2023. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, tất cả mọi người trong xã hội – đặc biệt là người dân tộc thiểu số và người dân nông thôn – được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của Việt Nam, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.”

    So với năm 2022, tỉ lệ người dân quan ngại về việc làm tăng mạnh nhất (+2,7%), tiếp đến là về thu nhập (+1,3%). Những mối quan ngại liên quan tới sinh kế càng trở nên rõ nét kể từ năm 2017 khi phân tích theo nhóm các vấn đề người dân cần Nhà nước tập trung giải quyết.

    Xu hướng này còn được phản ánh rõ hơn qua tỉ lệ người trả lời (26%) cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình của họ hiện nay kém hơn so với 5 năm trước đạt mức cao nhất từ năm 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19). Người dân cũng có cảm nhận bi quan hơn về tình hình kinh tế của đất nước, với 54,4% số người được hỏi đánh giá nền kinh tế quốc gia là “tốt”, thấp hơn gần 12% so với năm 2022. Năm qua, người dân cũng lo lắng về tính ổn định của dòng điện cho sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh, với hơn 70% số người trả lời cho biết hộ gia đình họ thi thoảng bị mất điện lưới trong năm 2023, tăng gần 7% so với tỉ lệ 63,5% của năm 2022. Người dân các địa phương gần Hà Nội và Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng đặc biệt.

    Sinh kế cũng là yếu tố nổi bật thúc đẩy di cư nội địa ở Việt Nam. Năm 2023, tỉ lệ người dân cân nhắc di cư tới địa phương khác để có việc làm tốt hơn là 21,8%, chỉ đứng sau tỉ lệ mong muốn di cư vì lý do đoàn tụ gia đình (40,68%). Lý do thúc đẩy di cư được đề cập nhiều thứ ba là điều kiện môi trường sống xấu đi. Đây là một kết quả khảo sát quan trọng trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Mối quan ngại về môi trường sống đặc biệt phổ biến trong cư dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long—một điểm nóng về di cư với điểm đến nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích về nguy cơ thiên tai từ khảo sát PAPI 2023 cho thấy, tỉ lệ người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho biết canh tác của họ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn cao hơn gấp đôi so với các vùng duyên hải khác. 

    Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới thực hiện chuyển đổi năng lượng với nhiều mục tiêu tham vọng và trong nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với xã hội, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cần quan tâm đến những vấn đề người dân quan ngại liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu và khả năng tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý./.

    https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/2024-04/dsc00448-.jpg

    UNDP tại Việt Nam

    Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (với tên viết tắt tiếng Anh là PAPI) là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn hơn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Năm 2023, 19.536 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đã tham gia khảo sát PAPI. Trong suốt 15 năm qua, có tới 197.779 lượt người dân trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI từ năm 2009.

    PAPI đo lường 8 chỉ số nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; và quản trị điện tử. 

    Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ trong điều phối khảo sát thực địa của các cơ quan trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc từ trung ương đến cơ sở từ năm 2009. 

    Trong suốt 15 năm hình thành và phát triển, PAPI đã nhận được sự tài trợ của Cơ quan hợp tác và phát triển Tây Ban Nha từ năm 2009 đến năm 2010; Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) từ năm 2011 đến năm 2017; Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) từ năm 2018 đến năm 2025; Đại sứ quán Ai-len tài trợ từ 2018 đến 2025. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đóng góp về tài chính và chuyên gia trong suốt tiến trình phát triển của PAPI từ 2009 đến nay.

    Báo cáo PAPI 2023 và các phân tích sâu được đăng tải tại: www.papi.org.vn
    Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

    Nguyễn Việt Lan
    Trưởng Ban Truyền thông UNDP

    DĐ: (+84) 91 4436 769
    Email: nguyen.viet.lan@undp.org

    Theo khảo sát PAPI 2023, người dân cho biết có cải thiện trong nỗ lực phòng chống tham nhũng và quản trị điện tử ở địa phương trong bối cảnh lo ngại về tính minh bạch và tình hình kinh tế | United Nations Development Programme (undp.org)


    2023 PAPI SHOWS PROGRESS IN CITIZEN PERCEPTIONS ON LOCAL ANTI-CORRUPTION EFFORTS AND E-GOVERNANCE AMID CONCERNS ON TRANSPARENCY AND THE ECONOMY

    2023 PAPI shows progress in citizen perceptions on local anti-corruption efforts and e-governance amid concerns on transparency and the economy

    APRIL 2, 2024

    https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/2024-04/dsc04250_.jpg

    Opening remarks by UNDP Resident Representative in Viet Nam Ramla Khalidi

    UNDP in Viet Nam

    15 years’ putting citizen voices at the heart of local governance

    Ha Noi 02 April 2024 – The 15th edition of the Provincial Governance and Public Administration Performance Index (PAPI) report capturing citizen perceptions of local governance in 2023 shows progress in anti-corruption and e-governance but a backsliding in transparency. The state of the economy and household prosperity were the top concern for citizens.

    The 2023 PAPI report was launched at an event in Ha Noi on 2 April in the presence of representatives from the Party, State, National Assembly, Fatherland Front, central and local governments, diplomatic corps, UN agencies, other international organizations, non-government organizations, academia, and the media.

    Since its inception 15 years ago, PAPI has collected the voices of 197,779 citizens from all demographic backgrounds on the state of governance and public service provision at the local level. With its wealth of quantitative data, PAPI has emerged as a trusted, citizen-centric tool to inform the country’s legislative and policy agendas and the action plans of all 63 provincial governments. 

    In his opening remarks, Associate Professor, Dr. Duong Trung Y, Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics (HCMA), reflected on the important results that HCMA and UNDP have achieved together during the 15 years’ formulating and developing the PAPI Indicators. These have consistently contributed to positive and systematic changes in Viet Nam's public administration. 

    “Reflecting on the achievements of the HCMA – UNDP partnership over the past 15 years, we can see that we are on the right track. The research results have exerted positive, direct impacts on the guidelines and policies of the Party and the State as well as in the practice of public administration in Viet Nam's localities," said Associate Professor, Dr. Duong Trung Y. “Objective metrics such as PAPI, PCI, or the Public Administration Reform Index (PAR Index), serve as important benchmarks for evaluating the effectiveness of public service delivery by ministries and local governments. Furthermore, they offer important suggestions for Viet Nam to advance its national development policy, implement the National Digital Transformation Strategy, and foster a people-centered, inclusive state, ensuring that no one is left behind."

    Key 2023 trends 

    A record 19,536 respondents from across the country participated in the 2023 PAPI survey. Based on their responses, Control of Corruption in the Public Sector and E-Governance were the key PAPI dimensions to register progress relative to 2021 and 2022. Transparency in Local Decision-Making, conversely, saw a drop. The remaining five dimensions on local governance, public administration and service delivery saw little change relative to the preceding two years.

    With corruption high on the agenda for both the Party and citizens, the results on Control of Corruption in the Public Sector and Transparency in Local Decision-making are significant, even if they paint contrasting pictures. 
    The improvement in citizen perceptions on control of corruption at the local level rose only modestly, from 6.71 points in 2022 to 6.77 in 2023. The slight improvement, however, also aligned with citizen rankings of national issues of greatest concern. Corruption dropped from being the fifth national issue of greatest anxiety for citizens in 2022 to the sixth in 2023. 

    Citizens reported a perceived decline in five out of the eight types of corruption measured by PAPI. These are diversion of state funds, bribes for land use rights certificates, bribes to avoid environmental regulations, bribes for teachers' favoritism, and bribes for better public health service. Despite this progress, more respondents believed that informal payments were needed to secure State employment in 2023 compared to 2021. 

    The results suggest that certain types of corrupt practices are seen to persist in the local public sector, negatively impacting citizen trust. Interestingly, despite a downtrend since 2016 in the number of respondents believing that State connections are key to securing public office positions, concern about nepotism to secure these jobs remains high. Across provinces, 56 to 62 percent of 2023 respondents expressed this concern. It merits emphasizing that year after year, Control of Corruption in the Public Sector is the PAPI dimension most prominently correlated with overall citizen satisfaction with local governance and public administration.

    Adding further complexity to the corruption panorama, transparency in governance saw the biggest drop in 2023. Transparency is important to prevent corruption in the public sector, as citizens can only hold local officials accountable if they have access to accurate information. Concerningly, 23 provinces in 2023 saw significant year-on-year declines in scores compared to 2021, especially in transparency around commune budgets and expenditure. While between 43 and 46 percent of respondents across provinces confirmed that commune budget and expenditure worksheets were publicly available between 2018 and 2022, this dropped to 39 percent in 2023, the lowest since 2016. Similarly, transparency in poverty lists also dropped, part of a decline evident since 2019.

    “With PAPI’s wealth of data providing evidence for policymaking, we encourage all provinces to engage stakeholders and take action to increase citizen satisfaction with their performance in 2024 and beyond. While bright spots were evident in 2023, especially in combatting corruption and unlocking the potential of e-governance, they contrast with a slightly gloomier picture elsewhere – particularly around transparency,” said United Nations Development Programme Resident Representative Ramla Khalidi. (Read full speech)

    Another key PAPI focus in 2023 was e-governance, following the Government’s push to expand digital citizenship. E-governance is a force multiplier for better governance. It can help provinces streamline administrative procedures while helping citizens interact with the government in a more transparent manner. Around the world, the introduction of e-governance has also reduced opportunities for corruption, especially corrupt practices most directly affecting the average citizen, like the request of bribes in exchange of public services. 

    It is thus positive to note that, in 2023, access to the internet and access to provincial e-governance portals both rose relative to 2020. At the same time, while nearly 80 percent of PAPI survey respondents in 2023 had internet access at home, the results also highlighted digital divides. Access to the internet varies across gender, living areas, ethnicity and migrant status. A persistent 5-10 percent gap has favoured men over the years, while ethnic minorities have 10-20 percent less access than the Kinh majority. 

    Findings also revealed that citizens are slow to switch to e-governance, with just 8.3 and 7.6 percent of respondents using the umbrella National E-Service Portal (NESP) or Provincial E-Service Portals (PESP) available in all 63 provinces, respectively. A reason for the limited users is privacy concerns, as stated by one-third of users.

    These findings underline the need for substantial improvements to make services more accessible, user-friendly, convenient and inclusive for all citizen users. A practical measure is to design a single-device approach to online public service portals, so users can access them from anywhere with smartphones. Addressing citizens’ privacy concerns is also important.

    “Australia and Vietnam have ambitious plans for expanding our cooperation under our Comprehensive Strategic Partnership. During his recent visit to Australia, Prime Minister Pham Minh Chinh met with government and business leaders to explore new ways of continuing Vietnam’s remarkable economic growth by ensuring it is green, inclusive and innovative. PAPI’s data helps Vietnam to understand where changes in public administration are needed to achieve this vision. In particular, I am pleased to see in this year’s results progress in closing the digital divide and real progress in everyone, especially women, people with disability and ethnic minorities, exercises their rights as digital citizens,” said Australian Ambassador to Viet Nam Andrew Goledzinowski

    Issues of greatest concern in 2023

    The top three issues of greatest concern to citizens in 2023 were poverty/hunger (22.39 percent), followed by jobs/employment (12.79 percent) and economic growth (9.2 percent). These results suggest widespread economic anxiety among citizens. 

    “Poverty, hunger and employment remain key issues of concern for citizens under the latest PAPI survey. It is more important than ever that all members of society – especially ethnic minorities and rural communities – benefit from Viet Nam’s rapid socio-economic development, to ensure no one is left behind,” said Irish Ambassador to Viet Nam Deirdre Ní Fhallúin.

    Compared to 2022, concerns over jobs and employment saw the biggest rise (+2.7 percent), followed by income (+1.3 percent). This continues a trend evident since 2017 of economic issues figuring as the most prominent cluster of citizen concerns demanding State attention. 

    This trend is further reflected by the highest ever percentage of PAPI respondents (26 percent) reporting their household economic situation is worse today than five years ago, except for the COVID-19 impacted year of 2021. Citizens applied the same pessimism to Viet Nam’s overall economic situation, with 54.4 percent of respondents - nearly 12 percent less than in 2022 - appraising the national economy as “good.” A prominent economic concern was electricity grid pressures with respondents reporting an increase in power outages from 63.5 percent in 2022 to 70.1 percent in 2023. Provinces surrounding Ha Noi and the Mekong Delta were particularly impacted.

    Economic considerations were also a prominent factor driving migration within Viet Nam, with the search for better jobs (21.8 percent) being the second biggest motivation to migrate in 2023 following reuniting with family (40.68 percent). The third most cited reason for migration is deteriorating environmental conditions; an important result given that Viet Nam is one of the world’s most vulnerable countries to climate change. This concern was particularly prominent among respondents from the Mekong River Delta, a hotspot of migration, especially to Ho Chi Minh City. More than twice as many respondents from these provinces reported that their agricultural fields experienced salinization. As Viet Nam moves forward in its ambitious energy transition and efforts to mitigate the impacts of climate change on society, it will be vital to pay increasing attention to citizen concerns related to the environment, climate change and access to affordable energy./. 
     

    https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/2024-04/dsc00448-.jpg

    UNDP in Viet Nam

    The Vietnam Provincial Governance and Public Administration Performance Index (PAPI) is a policy monitoring tool that assesses citizen experiences and satisfaction with government performance at the national and sub-national levels in governance, public administration and public service delivery. Following the initial pilot in 2009 and a larger survey in 2010, the PAPI survey has been implemented nationwide each year since 2011. For the 2023 PAPI Report, 19,536 randomly selected citizens were surveyed. In total, 197,779 Vietnamese citizens nationwide have been directly interviewed for PAPI since 2009.

    PAPI measures eight dimensions: participation at local levels, transparency, vertical accountability, control of corruption, public administrative procedures, public service delivery, environmental governance and e-government. 
    PAPI is the result of collaboration between the Centre for Community Support and Development Studies (CECODES), Real-Time Analytics and the United Nations Development Programme (UNDP), with the support for fieldwork coordination from the Vietnam Fatherland Front’s central agencies and their provincial to grassroots chapters since 2009. 

    During its 15 years in existence, PAPI has been generously funded by the Government of Spain from 2009 to 2010; the Swiss Agency for Cooperation and Development (SDC) from 2011 to 2017; the Department of Foreign Affairs and Trade (DFAT) of Australia from 2018 to 2025; the Embassy of Ireland from 2018 to 2025; and the United Nations and UNDP in Viet Nam since 2009. 

    The full 2023 PAPI Report and more in-depth analysis of the findings are available at: www.papi.org.vn

    For more information, contact: 
    Nguyen Viet Lan
    UNDP Communications Lead

    Mob: (+84) 91 4436 769
    Email: nguyen.viet.lan@undp.org

    2023 PAPI shows progress in citizen perceptions on local anti-corruption efforts and e-governance amid concerns on transparency and the economy | United Nations Development Programme (undp.org)


    Không có nhận xét nào