30/4/2024
Về hỗn loạn chính trị gần đây, blogger Trần Văn nhận định rằng những thay đổi nhân sự trong tầng cao của đảng gần đây chỉ là chuyện nhỏ, thể chế mới là chuyện lớn. Ông Văn dày công thu thập ý kiến để hiểu về thể chế, thí dụ như “Cái mất lớn nhất, phải cả trăm năm may ra mới khôi phục được là đạo đức, văn hoá, lương tri, phẩm giá. Có khi phải vài thế kỷ!”, … “Cơ chế này tạo ra lũ ăn cướp, nếu muốn sạch sẽ thì phải xóa đi làm ván mới. Đau nhưng phải làm. Đó chính là trách nhiệm của nhân dân”, … “Dù bắt đầu ngay thì trăm năm chưa chắc đã gột rửa được bản tính cũ nhưng vẫn cứ nên bắt đầu”. [1]
Gần đây các giám đốc điều hành các hãng công nghệ Nvidia và Apple đến Việt Nam xã giao rồi sang Indonesia để cam kết và tiến hành những đầu tư với các chi tiết thực hiện. Trả lời phỏng vấn từ Đài Á châu Tự do, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Trí ở Sài Gòn nói “Ngày còn đi du học, tôi thấy những bạn bè Indonesia thường ít được đánh giá cao như sinh viên Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng rõ ràng là thể chế của Indonesia hiện tại tốt hơn hẳn Việt Nam.” [2]
Trên báo Tiếng Dân trước ngày 30/4, nhiều cá nhân, nhóm trí thức và các tổ chức dân sự đồng lên tiếng với nhà cầm quyền về “49 năm sau ngày 30-4-1975: Con đường nào cho Việt Nam?”, với nhiều đề nghị về thể chế hiện nay. Đầu tiên là tích cực xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở thúc đẩy một cách chân thành chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc. Ngoại giao “cây tre” nếu làm phải có sự thành thật đúng mực, bởi thiếu yếu tố này thì cũng không lừa dối được ai. Thực hành các nội dung ghi trong Hiến pháp 2013 về các quyền tự do dân chủ và phóng thích toàn bộ “tù nhân lương tâm”. Nâng cao vai trò của quốc hội, tổ chức bầu cử tự do để dân tham gia, dẹp bỏ nạn cơ cấu sẵn. Những nhóm nầy đồng bày tỏ hy vọng vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của đoàn kết và phát triển phồn vinh. [3]
Bóng đá Việt Nam bị ràng buộc trong thể chế hiện nay. Ngày 27/04/2024, Việt Nam thua 0-1 trước Iraq ở tứ kết AFC U23 Asian Cup 2024 tại Qatar. Thất bại này đánh dấu lần thứ 2 liên tiếp đội tuyển không thể tiến xa hơn vòng tứ kết, đồng thời cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam không thể vượt qua vòng tứ kết Giải bóng đá Olympic 2024 ở Paris.
Một nền văn hóa bóng đá mạnh mẽ được xây dựng trên nền tảng của tư duy tăng trưởng và trách nhiệm giải trình của người chơi và đoàn kết và vị tha của cả đội. Khi mọi người yêu thích và chấp nhận những thử thách và khó khăn, kỹ năng cá nhân và toàn đội được cải thiện. Khi các câu lạc bộ ưu tiên phát triển cầu thủ chứ không phải giành thắng bằng mọi giá, khi văn hóa đồng sáng tạo được xác định và sở hữu bởi cả nhóm chứ không chỉ do huấn luyện viên áp đặt, kỷ năng của cầu thủ, đội tuyển và câu lạc bộ gia tăng. Khi tất cả những yếu tố này hiện diện, văn hóa nầy sẽ tạo ra một môi trường nơi người chơi có thể phát triển và các đội có thể phát huy hết tiềm năng. [4]
Bộ phim tập TV ngắn “Cảm tình viên” gần đây được quay ở cả Los Angeles và Thái Lan, tập trung vào một điệp viên Việt cộng đội lốp quốc gia trong và sau chiến tranh Bắc Nam. Nội dung bộ phim dựa trên bộ truyện cùng đề từng đoạt giải Pulitzer của nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt. Bộ truyện nầy chưa bao giờ được xuất bản ở Việt Nam do nó mô tả cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn từ một góc nhìn đa sắc thái. Theo lý giải của tác giả, ở Việt Nam “người dân chỉ nghe sự thật một phía” về cuộc chiến. Loạt phim được quay ở Thái để tránh được những hạn chế về thể chế chính trị khi quay phim ở Việt Nam. [5]
Việc thiếu tự do học thuật được thể chế hóa, kiểm duyệt chính trị, những hạn chế về thể chế và bầu không khí nghi ngờ tổng thể đối với giới trí thức đã hạn chế nghiêm trọng khả năng của các học giả Việt Nam trong việc tự do tham gia nghiên cứu, giảng dạy và diễn thuyết trước công chúng. Đây là một thách thức đáng kể đối với sự phát triển của một nền văn hóa học thuật mạnh mẽ trong nước. Các trường đại học ở Việt Nam thiếu quyền tự chủ và độc lập thực sự với chính phủ. Bộ Giáo dục và chính quyền địa phương giám sát và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động học thuật, hạn chế khả năng các học giả tự do theo đuổi sở thích nghiên cứu của họ. [6]
Các phân tích thực nghiệm xuyên quốc gia, kết hợp với các nghiên cứu ở cấp độ vi mô, cung cấp bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ cho tầm quan trọng vượt trội của các thể chế trong việc dự đoán mức độ phát triển ở các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ quyền sở hữu, thực thi pháp luật hiệu quả và bộ máy hành chánh trong sạch, cùng với một loạt các chuẩn mực và tập tục công dân, được cho là có mối tương quan chặt chẽ với hiệu quả phát triển tốt hơn theo thời gian. [7]
Do đó, các thể chế xác định mức độ mà những người nắm quyền có thể tước đoạt các nguồn lực của nền kinh tế để thu lợi riêng cho họ. Thể chế bất bình đẳng hạn chế mạnh mẽ sự phát triển bằng cách giảm khả năng tiếp cận nguồn lực của cá nhân, thu hẹp mức làm ăn của công nghệ và doanh nhân, và giảm thu nhập cho đại đa số người dân.
Trích dẫn:
1. Trần Văn. Ông Huệ là chuyện nhỏ, thể chế mới là chuyện lớn. Tiếng Dân 27/04/2024; Available from: https://baotiengdan.com/2024/04/27/ong-hue-la-chuyen-nho-the-che-moi-la-chuyen-lon/.
2. RFA. Thấy gì từ việc CEO các tập đoàn công nghệ đến Việt Nam ca tụng rồi sang Indonesia đầu tư? 19/04/2024; Available from: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-can-see-from-ceos-of-technology-corporations-coming-to-vietnam-to-praise-and-then-going-to-indonesia-to-invest-04192024145653.html.
3. Tiếng Dân. 49 năm sau ngày 30-4-1975: Con đường nào cho Việt Nam? 29/04/2024; Available from: https://baotiengdan.com/2024/04/29/49-nam-sau-ngay-30-4-1975-con-duong-nao-cho-viet-nam/.
4. Jenn Ireland. Strong Team Culture In Soccer: Here’s 5 Ways To Make It Happen. 20/02/2023; Available from: https://expandyourgame.com/strong-team-culture-in-soccer/.
5. Rick Porter. HBO’s Post-Vietnam War Series ‘The Sympathizer’ Sets Main Cast. The Hollywood Reporter, 09/11/2022; Available from: https://www.hollywoodreporter.com/tv/tv-news/hbo-the-sympathizer-cast-1235258808/.
6. Ngo, H.T.M., Opportunities and constraints on human rights education when academic freedom is not guaranteed: the case of Vietnam. Human Rights Education Review, 2019. 2(2): p. 7-25.
7. Ferrini, L., The importance of institutions to economic development. E-International Relations, 2012. 5.
Không có nhận xét nào