Header Ads

  • Breaking News

    Joseph S. Nye, Jr.* - Làm thế nào để ngăn chặn cuộc chiến Đài Loan

    How to Prevent a War Over Taiwan

    Project – Syndicate

    Đỗ Kim Thêm dịch

    10/4/2024 

    Song ngữ Việt Anh

    Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình.

    Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.

    Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và là tàn dư của cuộc nội chiến Trung Quốc trong thập niên 1940. Mặc dù mối quan hệ Mỹ-Trung đã được bình thường hóa vào thập niên 1970, Đài Loan vẫn là một điểm gây tranh cãi. Tuy nhiên, một công thức ngoại giao trên giấy tờ để giải quyết các bất đồng đã được tìm thấy: Người Hoa ở cả hai bờ eo biển Đài Loan đồng ý rằng, chỉ có “một Trung Quốc”. Đối với người Mỹ, việc từ chối công nhận bất kỳ lời tuyên bố độc lập nào về mặt pháp lý của Đài Loan sẽ bảo đảm rằng, mối quan hệ của hòn đảo với lục địa sẽ được giải quyết bằng đàm phán, không phải bằng vũ lực. Tuy nhiên, Trung Quốc không bao giờ loại trừ việc sử dụng vũ lực.

    Trong nhiều năm, chính sách của Mỹ được gọi là “sự mơ hồ chiến lược”, nhưng nó có thể được mô tả tốt hơn là “răn đe kép”. Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc trong việc sử dụng vũ lực, nhưng cũng ngăn chặn Đài Loan khiêu khích Bắc Kinh bằng cách tuyên bố tình trạng độc lập chính thức. Điều đó có nghĩa là, [Mỹ] cung cấp cho Đài Loan các vũ khí để tự vệ, nhưng không đưa ra lời bảo đảm chính thức về an ninh, vì điều đó có thể cám dỗ cho Đài Bắc tuyên bố độc lập.

    Do đó, khi tôi đến thăm Bắc Kinh vào năm 1995 với tư cách là một quan chức trong chính quyền Clinton và được hỏi, liệu Hoa Kỳ có thực sự mạo hiểm chiến tranh để bảo vệ Đài Loan không, tôi đã trả lời rằng điều đó có thể, mặc dù không ai có thể chắc chắn. Tôi chỉ ra rằng, vào năm 1950, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Acheson đã tuyên bố Triều Tiên nằm ngoài vành đai quốc phòng của chúng tôi. Tuy nhiên, trong vòng một năm, Trung Quốc và Mỹ đã giết hại lẫn nhau trên bán đảo Triều Tiên. Bài học lịch sử là, Trung Quốc không nên gây mạo hiểm.

    Năm sau, sau khi tôi rời chính phủ, tôi được yêu cầu tham gia một nhóm cựu quan chức lưỡng đảng đến thăm Đài Loan. Chúng tôi đã gặp Tổng thống Trần Thuỷ Biển, là người có chuyến thăm “không chính thức” trước đây tới Mỹ, đã gây ra một cuộc khủng hoảng, trong đó Trung Quốc bắn tên lửa ra biển và Mỹ triển khai các tàu sân bay ra ngoài khơi của Đài Loan. Chúng tôi đã cảnh báo ông Trần rằng, nếu ông tuyên bố độc lập, ông không thể trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ. Đó là “sự mơ hồ chiến lược”.

    Trong nửa thế kỷ, bất chấp sự khác biệt về cách giải thích, công thức “một Trung Quốc” và học thuyết mơ hồ chiến lược của Mỹ đã gìn giữ hòa bình. Nhưng hiện nay, một số nhà phân tích đang kêu gọi sự rõ ràng hơn về chiến lược trong việc bảo vệ Đài Loan. Họ lưu ý rằng, Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với năm 1971 hoặc năm 1995 và nước này đang phản đối mạnh mẽ hơn đối với các giai đoạn như chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện khi đó là Nancy Pelosi vào năm 2022.

    Thêm vào tiềm năng cho tình hình bất ổn, hai tổng thống gần đây nhất của Đài Loan thuộc đảng Dân Tiến, mà họ chính thức ủng hộ tình trạng độc lập, và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng, hầu hết người Đài Loan không tự coi mình là người Trung Quốc. Liệu việc răn đe kép vẫn còn tác dụng không?

    Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra bốn lời tuyên bố, cho thấy, ông sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực. Nhưng mỗi lần [ông Biden tuyên bố], Nhà Trắng đều “làm rõ” rằng Mỹ không thay đổi chính sách của mình.

    Do đó, chính quyền đã cố gắng tăng cường khả năng răn đe quân sự để chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc, trong khi không kích động cho Trung Quốc đi vào một hành vi rủi ro hơn, bằng cách đặt vấn đề về chính sách “một Trung Quốc”. Mục tiêu là kéo dài hiện trạng vô thời hạn. Liệu việc này sẽ hữu hiệu? Theo Henry Kissinger, người làm trung gian trong việc bình thường hóa hồi thập niên 1970, Mao Trạch Đông đã nói với Richard Nixon rằng, Trung Quốc có thể đợi một thế kỷ cho việc thu hồi Đài Loan.

    Nhưng Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc, có vẻ như thiếu kiên nhẫn hơn nhiều. Mối quan tâm chính của ông ta là kiểm soát đảng Cộng sản Trung Quốc và bảo đảm đảng CSTQ tiếp tục kiểm soát Trung Quốc. Mặc dù một cuộc xâm lược Đài Loan thất bại có thể gây nguy hiểm cho cả hai phe, một lời tuyên bố độc lập của Đài Loan cũng có thể khiến ông [Tập] cảm thấy bị đe dọa ở trong nước và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro lớn hơn. Lời nói của các quan chức nhà nước có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng tinh tế này.

    Nhưng trong ngành ngoại giao, các hành động có ý nghĩa lớn nhất và có một số hành động mà Mỹ có thể thực hiện để tăng cường việc răn đe. Vì một hòn đảo có 24 triệu dân không bao giờ có thể đánh bại một quốc gia với hơn một tỷ dân về mặt quân sự, Đài Loan phải có khả năng kháng cự đủ mạnh để làm thay đổi sự tính toán của Tập Cận Bình. Người ta phải làm cho Tập hiểu rằng, ông ta không thể thực hiện một sự đã rồi nhanh chóng.

    Để đạt được điều đó, Đài Loan không chỉ cần máy bay và tàu ngầm tiên tiến, mà còn cần các tên lửa có thể được giấu trong hang động để tồn tại lâu dài hơn trong cuộc tấn công đầu tiên của Trung Quốc. Nó phải trở thành một con nhím mà không sức mạnh nào có thể nuốt chửng nhanh gọn được. Là một hòn đảo cách bờ biển Trung Quốc 100 dặm (161 km), Đài Loan được hưởng lợi từ một con hào rộng lớn khiến cho một cuộc xâm lược trở nên khó khăn. Nhưng vùng biển này cũng có nghĩa là Trung Quốc có thể thực thi một cuộc phong tỏa hải quân để buộc Đài Loan phải khuất phục.

    Do đó, Đài Loan cần tăng cường dự trữ lương thực và nhiên liệu, Mỹ và các đồng minh phải nói rõ rằng, họ sẽ không tôn trọng việc phong tỏa của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là, bố trí các hệ thống quân sự của Mỹ ở Nhật, Úc và Philippines có thể vươn tới Đài Loan trong vòng một tuần. Điều này sẽ làm giảm sự mơ hồ trong khả năng răn đe của Mỹ. Đồng thời, Mỹ không nên từ bỏ các đặc điểm cơ bản của việc răn đe kép.

    Ngăn chặn một cuộc chiến đòi hỏi phải cho Trung Quốc thấy rằng, Mỹ và các đồng minh có khả năng bảo vệ Đài Loan, và nhắc nhở các nhà lãnh đạo của hòn đảo rằng, việc tuyên bố độc lập về mặt pháp lý sẽ là sự khiêu khích và không thể chấp nhận được.

    Đã có nhiều thay đổi kể từ khi Nixon và Mao phát minh ra công thức “một Trung Quốc”. Nhưng công thức đó, nếu kết hợp với các biện pháp khác được nêu ở trên, vẫn có thể giúp ngăn chặn cuộc chiến Đài Loan.

    _______

    * Tác giả: Joseph S. Nye, Jr., là giáo sư hồi hưu của trường Harvard Kennedy và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (do NXB Oxford University Press ấn hành năm 2020) và “A Life in the American Century” (do NXB Polity Press ấn hành năm 2024).

    https://baotiengdan.com/2024/04/10/lam-the-nao-de-ngan-chan-cuoc-chien-dai-loan/

    How to Prevent a War Over Taiwan

    Apr 8, 2024 Joseph S. Nye, Jr. 


    nye255_Pictures From HistoryUniversal Images Group via Getty Images_nixonmao

    Pictures From History/Universal Images Group via Getty Images 

    Much has changed since the 1970s, when Richard Nixon and Mao Zedong devised the “one China” formula to paper over their differences on Taiwan's status. But, if combined with other measures to bolster deterrence against any sudden acts of aggression, this 50-year-old policy can still help to keep the peace.

    CAMBRIDGE – Might China try to attack Taiwan by 2027? The outgoing chief of the US Indo-Pacific Command, Philip Davidson, thought so in 2021, and he recently reaffirmed his assessment. But whether the United States and China are destined for war over the island is another question. While the danger is real, such an outcome is not inevitable. 

    China considers Taiwan a renegade province and a remnant of the Chinese civil war of the 1940s. Although US-China relations were normalized in the 1970s, Taiwan remained a point of contention. Nonetheless, a diplomatic formula to paper over disagreement was found: Chinese on both sides of the Taiwan Strait agreed that there was just “one China.” For the Americans, refusing to recognize any de jure declaration of independence by Taiwan would ensure that the island’s relationship with the mainland would be settled by negotiation, not force. China, however, never ruled out the use of force. For years, the US policy was known as “strategic ambiguity,” but it could be better described as “double deterrence.” The US wanted to deter China from using force, but also to deter Taiwan from provoking Beijing by declaring formal independence. That meant providing Taiwan with weapons for its self-defense, but not issuing a formal security guarantee, since that might tempt Taipei into declaring independence. Thus, when I visited Beijing in 1995 as an official in the Clinton administration and was asked whether the US would really risk war to defend Taiwan, I replied that it was possible, though no one could be sure. I pointed out that in 1950, US Secretary of State Dean Acheson had declared Korea to be outside our defense perimeter; yet within the year, Chinese and Americans were killing each other on the Korean Peninsula. The lesson of history was that China should not take the risk. 

    Sign up for our weekly newsletter, PS on Sunday 

    The next year, after I had left government, I was asked to join a bipartisan group of former officials to visit Taiwan. We met with President Chen Shui-bian, whose previous “unofficial” visit to the US had caused a crisis in which China fired missiles into the sea and the US deployed carriers off the coast of Taiwan. We warned Chen that if he declared independence, he could not count on American support. Such was “strategic ambiguity.” 

    For a half-century, despite differences of interpretation, the “one China” formula and the US doctrine of strategic ambiguity kept the peace. But now, some analysts are calling for greater strategic clarity about the defense of Taiwan. They note that China has become much stronger than it was in 1971 or 1995, and that it is objecting more vociferously to episodes like then-Speaker of the House Nancy Pelosi’s visit to Taiwan in 2022. Adding further to the potential for instability, Taiwan’s two most recent presidents are from the Democratic Progressive Party, which officially favors independence, and polls show that most Taiwanese do not consider themselves Chinese. Can double deterrence still work? 

    For his part, US President Joe Biden has made four statements suggesting that he would defend Taiwan if China were to use force. But each time, the White House has “clarified” that America has not changed its policy. The administration thus has tried to bolster its military deterrence against a Chinese attack, while not provoking China into riskier behavior by questioning the “one China” policy. The goal is to extend the status quo indefinitely. 

    Will it work? According to Henry Kissinger, who brokered normalization in the 1970s, Mao Zedong told Richard Nixon that China could wait a century for the return of Taiwan. But China’s current leader, Xi Jinping, has sounded much more impatient. His primary concern is control of the Communist Party of China and ensuring the CPC’s continued control of China. Though a failed invasion of Taiwan could jeopardize both, a declaration of Taiwanese independence also could make him feel threatened at home and more willing to take big risks. Public officials’ words can affect this delicate balance. But in diplomacy, actions speak loudest, and there are several moves that the US could make to increase deterrence. Since an island of 24 million people can never militarily defeat a country of more than one billion, Taiwan must be able to mount resistance that is strong enough to change Xi’s calculation. He must be made to understand that he cannot possibly pull off a quick fait accompli. To that end, Taiwan needs not only advanced aircraft and submarines, but also shore-to-ship missiles that can be hidden in caves to outlast a Chinese first strike. It must become a porcupine that no power can swallow quickly. As an island 100 miles (161 kilometers) off the Chinese coast, Taiwan does benefit from a vast moat that makes an invasion difficult. But the sea also means that China could enforce a naval blockade to squeeze Taiwanese into submission. Taiwan therefore needs to boost its stockpiles of food and fuel, and the US and its allies must make clear that they would not respect a Chinese blockade. That means positioning American military systems in Japan, Australia, and the Philippines that can reach Taiwan within a week. This would reduce the ambiguity in US deterrence. At the same time, the US should not give up the basic features of double deterrence. Preventing a war requires showing China that the US and its allies have the capacity to defend Taiwan, and reminding the island’s leaders that a de jure declaration of independence would be provocative and is unacceptable. Much has changed since Nixon and Mao invented the “one China” formula. But that formula, if combined with the other steps outlined above, can still help avert a war over Taiwan. 

    Joseph S. Nye, Jr. 

    Writing for PS since 2002
    257 Commentaries

    Joseph S. Nye, Jr., an emeritus professor at Harvard Kennedy School and a former US assistant secretary of defense, is the author of Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2020) and A Life in the American Century (Polity Press, 2024).


    Không có nhận xét nào