Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 10 tháng 4 năm 2024

    Quê Hương tổng hợp

    Chảy máu ngoại tệ báo hiệu một chu kỳ kinh tế đầy sóng gió

    Nguyên Hương/ Báo Tri Thức VN

    Thứ Tư, 10/04/2024

    Sau một năm, tiền VND đã mất giá 6.6% so với USD. Dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài đã gây áp lực lên tỷ giá, nhen nhóm thổi bùng một chu kỳ lạm phát mới.

    Hình ảnh minh họa. Nguồn Báo đầu thầu

    Khoảng 80 tỷ USD đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam trong 2 năm qua

    Theo tính toán của các chuyên gia NTDVN dựa trên số liệu trên bảng Cán cân thanh toán quốc tế từ năm 2013-2023, dòng vốn ngoại tệ đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam ở mức cao chưa từng có, gấp 4-5 lần số liệu bình quân của giai đoạn 9 năm trước đó.

    Về nguồn cung ngoại tệ chính thức, kết thúc quý đầu tiên của năm 2024, thặng dư thương mại đạt 8,1 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, giải ngân vốn FDI cũng lên tới 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là số vốn giải ngân trong 3 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, nguồn cung USD từ xuất khẩu có thể mới là nguồn cung được ghi nhận sổ sách, mới là ngày hoàn tất thủ tục trên tờ khai hải quan (theo luật pháp Việt Nam), chứ chưa phải dòng USD hữu hình.

    Mặc dù số liệu chính thức cho thấy nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam khá dồi dào, được hỗ trợ bởi cán cân thanh toán thặng dư (xuất siêu) và nguồn vốn FDI, nguồn kiều hối khá ổn định. Tuy nhiên, nguồn cung ngoại tệ trên thực tế có lẽ không nhiều như vậy.

    Để né các chính sách quản lý ngoại tệ hà khắc của Việt Nam, các nhà xuất khẩu đã treo các khoản ngoại tệ nhận được từ các hợp đồng xuất khẩu ở nước ngoài, kiều hối cũng treo ở nước ngoài để đầu tư tài chính, …

    Trong khi đó, nhu cầu ngoại tệ thực tế của Việt Nam vẫn không ngừng tăng cao, vừa phục vụ nhu cầu nhập khẩu, vừa dùng để trả nợ. Theo Bộ Tài chính, trả nợ gốc và lãi nợ công năm 2024 cao hơn 40% so với 2023.

    Thị trường vàng trong nước cũng không ngừng thu hút một lượng lớn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài nhập lậu vàng về. Các thị trường tiền ảo, vàng ảo, tỷ giá, … kêu gọi không ít người dân đầu tư kiếm lợi.

    Vũ khúc nhảy múa tỷ giá USD/VND trên cả hai thị trường chính thức và chợ đen không ngừng đun đẩy nhau thiết lập mặt bằng mới. Lợi suất từ đầu cơ tỷ giá càng lớn, các nhà đầu tư càng dồn tiền đặt cược vào tỷ giá hơn.

    Trong thời gian qua, NHNN đã không ngừng sử dụng các nghiệp vụ thị trường mở để hút ra, bơm vào thị trường tiền tệ nhằm hạn chế nguồn tiền đầu cơ tỷ giá, tuy nhiên tác dụng cũng rất hữu hạn. Hết quý I.2024, tỷ giá USD/VND đã vượt mốc 25.000, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Tỷ giá USD/VND. Nguồn Google Finance

    Đồng nội tệ mất giá, dòng tiền từ các quỹ ngoại rời khỏi thị trường

    Cũng từ tháng 5/2023, các quỹ ngoại liên tục bán ròng, rút tiền khỏi Việt Nam. Chỉ tính riêng trên sàn HoSE, năm 2023 giá trị bán ròng của khối ngoại là 24.661 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD). Sang năm 2024, xu thế bán ròng vẫn tiếp tục với quy mô, tần suất lớn hơn. Giá trị bán ròng Quý 1. 2024 đạt 13.858 tỷ đồng (hơn 500 triệu USD).

    Theo các chuyên gia, từ đầu năm 2023, chênh lệch lãi suất tiền USD và tiền VND quá lớn. Lãi suất chính sách của đồng USD đã cao nhất trong 22 năm qua, ở mức 5 -5,25%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động của tiền đồng giảm; ở nhiều ngân hàng và tại nhiều thời điểm, lãi suất huy động thực âm (lãi suất huy động danh nghĩa bình quân ở mức 3,9%/năm, thấp hơn mức lạm phát kỳ vọng 12 tháng tới 4,5% – 5%).

    Chênh lệch lãi suất không ngừng áp lực lên tỷ giá USD/VND, khiến đồng VND ngày càng rớt so với USD, thúc đẩy dòng vốn rút mạnh khỏi thị trường Việt Nam để di chuyển tới các khu vực có lợi suất cao hơn, ổn định hơn như trái phiếu Chính phủ Mỹ hay thị trường chứng khoán các nước phát triển.

    Nguy cơ thổi bùng chu kỳ lạm phát mới

    Tỷ giá USD/VND tăng cao tác động trực tiếp tới chi phí sản xuất, giá cả hàng hóa chung. Bởi lẽ, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn. Giá trị gia tăng nằm chủ yếu ở phần gia công. Đầu vào nguyên liệu hầu hết là nhập khẩu.

    Trong xu thế tăng của tỷ giá USD/VND, doanh nghiệp, ngành nghề chịu sức ép trực diện là các doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu, vay nợ bằng USD. Đáng lưu ý là các ngành sản xuất điện, cung ứng xăng dầu sẽ có điều chỉnh mạnh về chi phí hàng bán. Bên cạnh đó, đầu vào thức ăn chăn nuôi, phân bón, dược phẩm, vắc xin,… cũng gia tăng đáng kể.

    Vòng xoáy của lạm phát có thể diễn ra trong quý tới khi các mặt hàng nhập khẩu về theo giá mới được đưa ra thị trường.

    Kết quả thực thi chính sách tiền …tệ

    Trong thời gian qua, NHNN đã dùng nhiều biện pháp để kìm chế đà tăng tỷ giá như điều hành lãi suất, điều hành tỷ giá trung tâm, phát hành tín phiếu để hút tiền về, duy trì chính sách quản lý ngoại tệ hà khắc để phi USD hóa (quy định NHTM không được huy động, cho vay USD, quy định mức lãi suất tiền gửi USD bằng 0%, quy định doanh nghiệp có nguồn USD về tài khoản phải bàn cho NHTM lấy USD, quy định mức dự trữ tối thiểu các khoản tiền gửi ngoại tệ tại NHNN,…).

    Tuy nhiên, chính sách càng hà khắc, càng phi thị trường càng tạo ra những đường mòn, lối mở lớn cho dòng chảy máu ngoại tệ. Con số người Việt thu được 1 tỷ USD tiền lãi từ tiền ảo năm 2023, vụ buôn lậu 6 tấn vàng qua biên giới Campuchia và hình ảnh thị trường USD chợ đen hoạt động sôi động từng phút từng giờ đang phản ánh một dòng chảy tài chính phi chính thức vẫn đang cuồn cuộn sóng mỗi ngày, không ngừng gây áp lực lên cơ quan điều hành cũng hệ thống ngân hàng chính thức.

    Nguyên Hương (t/h)

    Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.co. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự  cho phép của Trí Thức VN.

    Chảy máu ngoại tệ báo hiệu một chu kỳ kinh tế đầy sóng gió (trithucvn.co)

    Nghịch lý dòng ngoại tệ chảy đi khỏi Việt Nam

    Nghịch lý dòng ngoại tệ chảy đi khỏi Việt Nam

    Nghịch lý dòng ngoại tệ chảy ra khỏi Việt Nam (Ảnh MANAN VATSYAYANA / AFP qua Getty Images)

    BTV Epoch Times Tiếng Việt

    Thứ ba, 04/08/2020

    Việt Nam còn nghèo lắm, rất cần những dòng vốn ngoại tệ để phát triển kinh tế. Thật trân trọng biết bao những đồng ngoại tệ mồ hôi nước mắt của Việt kiều gửi về nước và của những người Việt đang lao động vất vả ở nước ngoài để gửi tiền về cho gia đình. Thế nhưng ngược lại có không ít người, có cả nguyên là thứ trưởng, nguyên là phó chủ tịch tỉnh, nguyên là chủ tịch, tổng giám đốc của những tập đoàn nhà nước lớn lại mang những đồng ngoại tệ từ nơi nghèo khó ấy ra nước ngoài chỉ vì lợi ích của riêng mình.

    Ai cũng biết ngoại tệ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tiền đồng chỉ có thể tiêu dùng trong nước, không thể mua hàng từ nước ngoài. Mỗi quốc gia muốn phát triển thì phải ưu tiên ngoại tệ cho đầu tư sản xuất. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, … cho thấy, trong giai đoạn đầu khi phát triển kinh tế, đất nước họ đã rất coi trọng những đồng ngoại tệ như thế nào. Tuy nhiên, nước ta dù còn nghèo nhưng dường như lại không biết trân quý những đồng ngoại tệ ấy. Những thông tin được báo chí đăng công khai đã chứng minh rõ ràng cho nhận định này.

    Người Việt gửi tiền ra nước ngoài

    Tháng 5/2016, sự kiện hồ sơ Panama được tiết lộ trên trang web offshoreleaks.icij.org của Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã gây chấn động toàn cầu. Báo Việt Nam đưa tin 189 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama.

    Ngoài danh sách 189 cá nhân, tổ chức nói trên, còn rất nhiều người Việt cũng có tên trong danh sách nhưng địa chỉ không ở Việt Nam mà được khai tại Singapore, Hongkong, Nga, Ucraina, Séc và nhiều nước Đông Âu khác… và cả những người không có địa chỉ xác thực. Theo báo chí ước tính có khoảng 400 cá nhân, tổ chức người Việt Nam trong danh sách này. Số tiền mà 400 người này gửi là bao nhiêu thì không được tiết lộ? Nhưng có thể là một số tiền không nhỏ đối với nước nghèo.

    Người Việt chi 3 tỷ USD/năm để mua nhà ở Mỹ

    Hàng năm, Hiệp hội Quốc gia môi giới bất động sản Mỹ (NAR) đều công bố hồ sơ về hoạt động bất động sản quốc tế tại Mỹ. Nhưng mãi đến năm 2017 báo chí Việt Nam mới biết chuyện này. Dư luận đã không khỏi ngỡ ngàng khi biết chỉ riêng kỳ báo cáo 4/2016 đến 3/2017, người Việt đã chi 3.06 tỷ USD để mua nhà ở Mỹ – đứng thứ 6/10 trong số các quốc gia có nhiều người mua nhà tại Mỹ.

    Báo cáo cho thấy trong 5 năm liên tiếp, từ năm 2013 đến 2017, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có công dân mua nhà đất tại Mỹ nhiều nhất thế giới. Lưu ý là trong thống kê này chỉ tính người mua nhà là người quốc tịch Việt Nam, không tính đến người Việt Nam quốc tịch Mỹ hoặc mang quốc tịch khác.

    Đây mới chỉ tính riêng nước Mỹ, nhưng giới quan chức, giới kinh doanh, người giàu người Việt Nam còn cho con cháu đi học, lấy quốc tịch định cư ở rất nhiều nước như Úc, New Zealand, Canada, Anh, Pháp, Đức, … vậy nên số tiền mua nhà ở các nước ấy hàng năm có thể cũng là con số không nhỏ hơn so với mua ở Mỹ.

    Giả sử giá bình quân một ngôi nhà ở Mỹ là 500 ngàn USD, thì 3 tỷ USD sẽ mua được khoảng 6.000 ngôi nhà. Có thể nói người Việt mua nhà ở Mỹ nhiều quá sức tưởng tượng, nếu tính cả số lượng mua ở các nước còn lại thì không phải là con số nhỏ nữa.

    Thử làm một phép tính nhỏ, theo quy định của Việt Nam, chức danh chủ tịch, tổng giám đốc của ngân hàng thương mại có cổ phần nhà nước là 36 triệu VNĐ/tháng, tương đương 1,565 USD/tháng; nếu dành tất cả tiền lương, thì cần đến 319 tháng, tức là 26.6 năm làm chủ tịch ngân hàng mới mua được một ngôi nhà ở Mỹ.

    Còn lương chức danh thứ trưởng khoảng 700 USD/tháng, thì cần có 714 tháng, tức là 59 năm làm thứ trưởng thì mới có 500.000 USD. Đối với người lao động có thu nhập tương đối cao khoảng 300 USD/tháng, thì cần 1,667 tháng, tức là 139 năm liên tục mới tích lũy được đủ 500.000 USD để mua 1 ngôi nhà ở Mỹ.

    Vậy mà mỗi năm người Việt mua 6.000 căn nhà ở Mỹ thì quả là ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

    Tiền theo quan chức, doanh nhân trốn ra nước ngoài

    Thời kỳ này ở Việt Nam quan chức trốn ra nước ngoài khá nhiều. Một người đi sẽ mang theo hàng trăm ngàn USD, thậm chí hàng chục triệu USD để sinh sống, nếu kể cả số tiền họ đã gửi ra nước ngoài từ trước thì số tiền theo chân họ cũng không biết là bao nhiêu.

    Ví dụ một vài quan chức đã trốn ra nước ngoài, có người xác thực là mang theo hàng chục triệu USD mà báo chí đã đăng tải như:

    Hồ Thị Kim Thoa, đang trốn tại Pháp, là nữ doanh nhân nổi tiếng, rất giàu có, nguyên là chủ tịch, tổng giám đốc của Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang, chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam trước khi làm thứ trưởng Bộ Công thương.

    Trịnh Xuân Thanh, trốn sang Đức đã bị bắt, là nhân vật quá nổi tiếng bởi báo chí đã tốn không ít giấy mực để đưa tin. Ông nguyên là chủ tịch Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nguyên vụ trưởng- trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệp, Bộ Công thương, trước khi làm đại biểu quốc hội, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

    Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công Ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), nguyên Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương. Duy đã gây thất thoát cho PVTex số tiền lớn, bị cho là ăn hối lộ hàng triệu USD, đã bỏ trốn ra nước ngoài năm 2016, hiện giờ đang sống sung túc tại Châu Âu.

    Dương Chí Dũng nguyên là Chủ tịch Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines), nguyên cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam, là nhân vật lẫy lừng một thời, vào thời hoàng kim đó các ngân hàng chỉ mong được cho Vinalines vay tiền, các doanh nghiệp khác chỉ mong được làm đối tác liên kết với Vinalines. Khi lên đến chức cục trưởng thì ông Dũng bỏ trốn ra nước ngoài nhưng đã bị bắt lại.

    Giang Kim Đạt bỏ trốn cùng núi tiền cũng là một câu chuyện về tham nhũng vặt ở Việt Nam. Đạt nguyên chỉ là quyền trưởng phòng kinh doanh của Công ty Vinashinlines. Đây là quan chức rất bé nhưng đã lấy được rất nhiều tiền một cách dễ dàng, chỉ đến khi công ty thua lỗ thì sự việc mới bại lộ. Đạt đã ôm hàng chục triệu USD ra nước ngoài, mua 2 ngôi nhà ở Singapore, mỗi nhà giá trị 3 triệu USD và rất nhiều tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.

    Trần Duy Tùng (con trai Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch ngân hàng BIDV), hiện nay đang bỏ trốn ra nước ngoài, theo cáo trạng cho biết đã gửi hơn 10 triệu USD ở ngân hàng Lào, rồi thông qua Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú để góp vốn 10% vào LaoVietBank. Cáo trạng cũng cho biết Trần Duy Tùng có trang trại khủng ở Lào.

    Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, cựu thượng tá tình báo và là cổ đông của nhiều doanh nghiệp khác. Vũ “nhôm” đã bỏ rất nhiều tiền để thuê làm quốc tịch nước ngoài, luật sư của Vũ cho biết Vũ nhập quốc tịch và chính thức trở thành công dân Antigua và Barbuda từ năm 2017.  Vũ cũng bị lừa 700.000 USD làm quốc tịch Mỹ nhưng chưa xong thì đã bị bắt khi đang trốn ở Singapore.

    Gần đây nhất là Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) đã bỏ trốn ra nước ngoài với một khoản tiền không nhỏ.

    Chảy máu ngoại tệ, ảnh hưởng cán cân thanh toán quốc tế

    Theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước, bình quân hàng năm kiều hối chuyển về Việt Nam khoảng 16 tỷ USD, chiếm 6.3% GDP, đây là tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Lượng kiều hối này được ghi nhận là một sự đóng góp rất lớn của gần 4 triệu kiều bào và người lao động Việt Nam ở nước ngoài đối với gia đình và đất nước. Còn ở chiều ngược lại thì ước tính có khoảng 14 tỷ USD hàng năm được tiêu dùng cho du học, chữa bệnh, mua nhà, du lịch nước ngoài. So với kiều hối thì thặng dư 2 tỷ USD.

    Nhưng quả thực là rất khó có thể biết được con số thật hàng năm chuyển ra nước ngoài là bao nhiêu, đặc biệt là đối với những khoản tiền theo chân quan chức, doanh nhân đi ra nước ngoài như đã nói trên. Vậy thì thực sự cán cân ở đây đã âm hàng tỷ USD. Đây chính là sự thất thoát nguồn lực tài chính cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước.

    Thực tế là nguồn lực phát triển kinh tế bị chảy ra bên ngoài. Chỉ nói riêng về việc chi 3 tỷ USD/năm cho mua nhà ở Mỹ, trong khi nền kinh tế còn quá khó khăn, nghèo nàn thì cũng là vấn đề rất đáng phải suy nghĩ. Chỉ với mức thu nhập bình quân hơn 2,200 USD/người mà mỗi năm mua hàng chục ngàn căn nhà ở nước ngoài thì đúng là một sự lãng phí. Hơn nữa, những người ra đi chân chính còn mang theo cả trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm kinh doanh, điều này còn đáng tiếc hơn là số tiền họ mang đi. Còn đối với những người phải trốn đi thì cũng đáng tiếc vì họ đã để lại những hậu quả xấu cho đất nước, đặc biệt là tạo ảnh hưởng không tốt trong ý thức của người dân trong nước và quốc tế.

    Vì sao doanh nhân, quan chức và người giàu, kể cả những người đã bị bắt hoặc có thể bị bắt lại thích định cư nước ngoài? Nếu bạn vào bất kỳ trang web nào có tiếng Việt thì quảng cáo nổi bật nhất thường là những thông tin về định cư, như là định cư Mỹ diện EB3, EB5, định cư Canada, định cư Úc diện doanh nhân visa 188, định cư Châu Âu… Phải chăng là rất nhiều người quan tâm thì mới có nhiều quảng cáo đến thế, cũng có thể là kinh doanh ở nước ngoài dễ kiếm tiền hơn ở nhà. Thực tế đang có không ít doanh nhân đã nắm giữ quốc tịch của những nước khác, họ đã gửi tiền ra nước ngoài, mua nhà sẵn sàng và thậm chí họ còn lấy được hộ chiếu ngoại giao, khi cần thì chỉ cần mua vé máy bay là có thể ra nước ngoài định cư.

    Vậy làm sao để giữ chân người giàu ở lại Việt Nam để góp phần xây dựng quê hương? Đó là câu hỏi dành cho bạn, cho tôi, cho chúng ta!

    Hy Vọng

    Nghịch lý dòng ngoại tệ chảy đi khỏi Việt Nam | Việt Nam | Epoch Times Tiếng Việt (epochtimesviet.com)

    Rừng Đắk Đoa tiếp tục bị phá, kiểm lâm ở đâu?

     Minh Triều/VNTB

    10/4/2024

    VNTB – Rừng Đắk Đoa tiếp tục bị phá, kiểm lâm ở đâu?

     (VNTB) – Nạn phá rừng ở Việt Nam có lẽ sẽ không bao giờ dừng lại cho tới khi không còn rừng…

    Lại một lần nữa rừng phòng hộ Đắk Đoa bị tàn phá theo như thông báo mới nhất của ông Nguyễn Văn Sơn – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Đoa (Gia Lai). Ngày 8/4, ông Sơn cho biết nhiều vị trí rừng bị phá ở huyện Đăk Đoa; trong đó, có 3 vị trí rừng bị chặt phá trái pháp luật.

    Tại lô 88b, 88d, khoảnh 3, tiểu khu 401 thuộc lâm phần do Cộng đồng làng Kon PơDam và UBND xã Hà Đông quản lý có 2.700m2 rừng tự nhiên bị phá hoàn toàn. Vị trí thứ 2 thuộc lô 14, khoảnh 8, tiểu khu 399, lâm phần do UBND xã Hà Đông quản lý bị chặt phá 3.300m2. Vị trí 3 tại tại lô 100, khoảnh 3, tiểu khu 401 thuộc địa giới hành chính xã Hà Đông, có 6.800m2 bị chặt phá trái pháp luật. Diện tích này là đất đã giao cho Công ty Hoàng Kim Tây Nguyên quản lý. (1)

    Rừng thông Đắk Đoa được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai ở phía Bắc Tây Nguyên. Với cả một rừng thông cổ thụ có dáng bonsai độc đáo. Tuy nhiên, hiện nay khu rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng mỗi ngày, hàng ngàn mét vuông của rừng Đắk Đoa biến mất do các hoạt động phá rừng trái phép. Theo ban quản lý rừng thì ở đợt chặt phá này là do người dân muốn phá rừng làm rẫy, nhưng không xác định được đối tượng cụ thể.

    Tuy nhiên, lý do này không thể chấp nhận được. Nếu người dân phá rừng làm rẫy thì phải làm trong khoảng thời gian dài mà kiểm lâm không thể không biết được. Nếu không xác định được đối tượng thì chỉ cần kiểm tra xem ai đang làm rẫy ở khu vực đó là sẽ tìm ra. Còn nếu thật sự không thể biết được gì thì cơ quan này không đủ khả năng làm việc. Được lập ra để quản lý rừng mà vì sao mất rừng, ai làm mất cũng không biết thì cơ quan này cần phải bị đóng cửa để tránh lãng phí tiền thuế của dân.

    Việc phá rừng ở Đăk Đoa đã liên tục xảy ra từ nhiều năm nhưng vẫn chưa có sự can thiệp nào từ phía Ban quản lý rừng. Ngược lại, ban quản lý rừng này lại có dấu hiệu tiếp tay, bao che, làm ngơ cho việc phá rừng này. Thậm chí, đơn vị này còn trục lợi trên danh nghĩa trồng và bảo vệ rừng.

    Năm 2018, báo chí Nhà nước đã đưa tin về việc “Ban quản lý rừng Đăk Đoa có dấu hiệu trục lợi gần 5,4 tỷ đồng”. Điển hình là việc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa làm các hợp đồng thuê, khoán chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng giai đoạn năm 2013-2016. Mặc dù những sai phạm tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa rất nghiêm trọng nhưng không được chuyển sang cơ quan điều tra. (2)

    Như vậy, rất cần phải làm rõ xem cơ quan kiểm lâm có tiếp tay cho lâm tặc để phá rừng trái phép hay không hoặc làm rõ xem ai đứng phía sau bảo kê cho việc phá rừng này. Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết vì câu chuyện phá rừng Đắk Đoa này đã diễn ra suốt nhiều năm qua, nếu không nhanh tay xử lý kịp thời thì chắc chắn khu rừng này sẽ chỉ còn trong ký ức của người dân.

    Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng một diện tích lớn của rừng phòng hộ Đắk Đoa từng bị quy hoạch để làm dự án sân golf do tập đoàn FLC đầu tư. Không chỉ xây sân golf mà FLC cũng sẽ phân lô bán nền để thu về lợi nhuận cho tập đoàn.

    http://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2021/04/Trịnh-Dình-Dũng-Trịnh-Văn-Quyết.jpg

    Nguyên PTT Trịnh Đình Dũng và Trịnh Văn Quyết –  Chủ dự án Sân Golf FLC Đắk Đoa Tây Nguyên tại Gia Lai 

    Dự án này đã gặp phải nhiều sự phản đối quyết liệt từ người dân và các chuyên gia vì sẽ phá đi mất khoảng 174ha đất rừng, trong đó gần 156ha rừng trồng thông từ năm 1976. Năm 2022, có thông tin dự án sân golf đã “di thực” khoảng 2.100 cây thông, khiến số cây này bị chết khô sau đó.

    Hiện nay lãnh đạo của tập đoàn này đã bị bắt giam vì liên quan tới nhiều sai phạm. Vì vậy dự án sân golf có thể tạm ngừng để chờ đổi chủ mới. Và chủ mới cũng sẽ không dừng việc phá rừng để tiếp tục phân lô bán nền. Câu chuyện phá rừng ở Việt Nam có lẽ sẽ không bao giờ dừng lại cho tới khi không còn rừng…

    _____________

    Tham khảo:

    (1) https://m.baophapluat.vn/phat-hien-nhieu-vi-tri-rung-bi-pha-o-huyen-dak-doa-post509003.html 

    (2) https://truyenhinhthanhhoa.vn/dieu-tra-dau-hieu-truc-loi-hon-5-ty-dong-o-bql-rung-dak-doa-1808171381.htm

    10 triệu người Việt đi xuất khẩu lao động: Đảng Cộng sản coi chừng dính hồi mã thương

    Dân Trần/VNTB

    10/4/2024

    VNTB – 10 triệu người Việt đi xuất khẩu lao động: Đảng Cộng sản coi chừng dính hồi mã thương 

    (VNTB) – Khi người trẻ ra nước ngoài làm việc sẽ là ngòi nổ, khi nhận ra những sai lầm, dối trá của cộng sản và… muốn thay đổi

    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, từ sau đại dịch COVID-19 số lượng người Việt ra nước ngoài xuất khẩu lao động và học tập tăng đột biến. Nếu năm 2022, có khoảng 3,8 triệu lượt công dân của Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì tới năm 2023 con số đã lên đến hơn 10 triệu lượt người.

    Đối với Đảng Cộng sản, đây là con số đáng mừng, vì sẽ thu về một lượng kiều hối đáng kể cho Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là con số đáng lo với người dân trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng sau đại dịch, chiến tranh và biến đổi khí hậu.

    Việc xuất khẩu lao động của người Việt Nam đến các quốc gia nước ngoài không đơn thuần chỉ là sự gia tăng nhu cầu của các quốc gia tiếp nhận lao động mà lý do chính là thu nhập. Ở một số quốc gia phát triển, lương của lao động ngoại quốc thường cao hơn so với ở Việt Nam, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp và dịch vụ như: xây dựng, chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng… Thu nhập ổn định và hấp dẫn này là một động lực lớn khiến nhiều người quyết định rời bỏ quê hương để tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài.

    Người Việt phải ra nước ngoài tìm việc cho thấy cơ chế quản lý thị trường, bảo vệ lao động của Nhà nước tỏ ra vô cùng yếu kém. Nhà cầm quyền chỉ lo thu hút nhà đầu tư quốc tế bằng cách bán sức lao động của người dân với giá rẻ mạt, mỗi tháng lương công nhân tại các xí nghiệp trong nước chỉ khoảng 5-6 triệu đồng. Trong khi chỉ cần đi sang các nước tư bản Đông Á như: Đài, Nhật, Hàn, mức thu nhập của công nhân đã cao gấp 7-10 lần.

    Trong số 100 triệu dân Việt Nam hiện nay, có 66,6 triệu người nằm trong độ tuổi lao động. Với 10 triệu lượt người ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm và học tập, tức là có tới 15% người trong độ tuổi lao động phải xuất ngoại mưu sinh. Cần lưu ý là phần lớn người Việt đi du học đều phải đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí và sinh hoạt phí. Tức là dù mang danh nghĩa đi du học nhưng thực tế vẫn là đi lao động.

    Bên cạnh đó cũng có một vấn đề nguy cấp khác nữa là tình trạng thất nghiệp của thanh niên Việt Nam khi mà thanh niên chấp nhận lương thấp nhưng vẫn không có việc làm. Tức là kinh tế ảm đạm tới mức các nhà doanh nghiệp quốc tế không muốn đầu tư vào Việt Nam, còn các doanh nghiệp trong nước thì phải đóng cửa liên tục. Không hẳn chỉ do tình hình quốc tế, thiên tai, dịch bệnh, mà còn là do cơ chế quản lý đầy bất cập và tham nhũng của nhà cầm quyền Việt Nam.

    Một trong những tệ nạn phổ biến khi nạn thất nghiệp gia tăng là tỉ lệ tội phạm sẽ tăng cao. Với cơ hội kiếm tiền ít, nhiều người bị thất nghiệp dễ dàng trở thành mục tiêu của các nhóm tội phạm hoặc thậm chí là bị đẩy vào việc tham gia vào các hoạt động phạm pháp như trộm cắp, buôn bán ma túy hoặc cướp giật để kiếm sống. Điều này không chỉ gây ra nguy hiểm cho bản thân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh và trật tự xã hội.

    Theo báo cáo cuối năm 2023 của Uỷ ban Tư pháp quốc hội, số vụ tội phạm về trật tự xã hội đã tăng tới 18%, số vụ giết người tăng 12,6%, cướp tăng 44,4%, lừa đảo tăng 61%, cho vay nặng lãi tăng 67%, gây rối trật tự tăng 80%.

    Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp cũng thường đi kèm với những vấn đề về tâm lý và tinh thần. Người bị thất nghiệp có thể trải qua cảm giác mất tự tin, lo lắng và stress do không có nguồn thu nhập ổn định cũng như không biết làm thế nào để cải thiện tình hình. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, tự tử và nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

    Thanh niên là tương lai của đất nước, nắm giữ vận mệnh của dân tộc nên thay vì tự hào vì những con số ảo tưởng, hãy nhìn lại thực tế đất nước để có những thay đổi cần thiết và nhanh chóng. Nếu Nhà nước không thúc đẩy kinh tế trong nước mà chỉ lo xuất khẩu lao động để kiếm kiều hối thì có thể dính đòn hồi mã thương. 

    10 triệu người trẻ ra nước ngoài sẽ tiếp thu được các giá trị nhân bản, nhân quyền, tự do, dân chủ của thế giới tư bản. Họ sẽ là ngòi nổ, khi nhận ra những sai lầm, dối trá của cộng sản và muốn thay đổi. Còn những người thất nghiệp trong nước chính là trái bom nổ chậm, chờ ngòi nổ quay về…

    https://vietnamthoibao.org/vntb-10-trieu-nguoi-viet-di-xuat-khau-lao-dong-dang-cong-san-coi-chung-dinh-hoi-ma-thuong/

    Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

    RFA

    09/4/2024

    Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Paul Gallagher ở Hà Nội hôm 9/4/2024 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallaghe đến Việt Nam vào ngày 9/4 bắt đầu chuyến thăm kéo dài sáu ngày lần đầu tiên của một quan chức cấp cao Tòa thánh đến quốc gia cộng sản.

    Tòa thánh trước đó cho biết, chuyến thăm này của Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher đến Việt Nam sẽ được nối tiếp bởi các chuyến thăm cấp cao khác bao gồm Giáo hoàng Francis, người có kế hoạch đến Indonesia vào tháng 9 năm nay.

    Reuters cho biết, của Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vào chiều ngày 9/4.

    Theo Thông tấn xã Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican cũng sẽ gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và tổ chức buổi lễ ở các nhà thờ tại Hà Nội, Huế và TP HCM.

    Việt Nam với dân số khoảng 100 triệu người hiện có bảy triệu người theo Công giáo, theo số liệu của Chính phủ.

    Quan hệ giữa Việt Nam và Vatican bị cắt đứt sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt vào năm 1975.

    Chính phủ  Việt Nam áp đặt nhiều giới hạn lên hoạt động của Công giáo, bao gồm giới hạn về số giáo xứ, theo UCA – hãng tin Công giáo độc lập chuyên đưa tin về Châu Á.

    Trong chuyến thăm Vatican hồi tháng 7 năm ngoái, Chủ tịch Võ Văn Thưởng và Giáo hoàng Francis đã thống nhất đề cử Tổng giám mục  Marek Zalewski trở thành Đại diện thường trú Tòa thánh tại Hà Nội.

    Ứa nước mắt nghe lại hành trình Việt bằng âm nhạc

    Tuấn Khanh 

    Saigon Nhỏ 

    10/4/2024

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/20240406_222239-1280x960.jpeg

    Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cùng các nghệ sĩ ở cuối chương trình (Ảnh: TK) 

    Những tràng pháo tay kéo dài, tiếng huýt sáo cổ vũ, và cả những giọt nước mắt thầm lặng đã rơi xuống vào cuối chương trình hòa nhạc A Legacy Of Sounds tại nhà hát Performing Arts Center tại thành phố Allen, Texas đã nói hết về giá trị của buổi biểu diễn và tấm lòng của những khán giả Việt Nam về một dòng chảy không ngừng của văn hóa Việt, dù cách trở quê hương, ngôn ngữ và tư tưởng. 

    Nói đến chương trình hòa nhạc đặc biệt này, mở đầu cho hành trình Tháng Tư thường niên của người Việt ra đi tìm tự do, không thể chỉ nói đến tài nghệ của những người tham gia chương trình, mà cả lòng hãnh diện của thế hệ người Việt xa xứ đã dựng lên những thế hệ tài hoa tiếp nối, phối hợp với dòng nhạc classical chính mạch ở Mỹ Quốc. Dàn nhạc Allen Philharmonic và hai ban hợp xướng Allen Symphoby Chorus, Dallas Chamber Choir đã thể hiện tuyệt luân những âm điệu và tiết tấu Việt Nam qua từng chương trong bản Symphony Vietnam 1975 của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, dựng hợp xướng bài Đừng Đứng Bên Mộ Tôi Mà Khóc của Patrick Vũ, tấu khúc Chiều Làng Tôi của Dylan Trần… và không thể không nhắc đến tiếng hát đẹp đến sững sờ người nghe của hai giọng ca đoạt giải Grammy là Teresa Mai (2022) và Hilá Plitmann (2019), cùng các nghệ sĩ khác đã làm đầy một không gian nhà hát đầy khán giả Mỹ – Việt.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/423619425_748356364096173_7382679338045956710_n-640x988.jpg

    “Đây là là một chương trình độc nhất, chưa từng có, và quý vị là những khán giả may mắn là người được thưởng thức”, giáo sư, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, cây đại thụ của văn hóa Việt, đại diện cho di sản Việt Nam Cộng Hòa đã nói với khán giả ở phần cuối chương trình. Cùng với sự cảm nhận sự diễm tuyệt của chương trình, còn có cả lòng tự hào của khán giả Việt Nam, khi nhìn lại một chặng đường vượt qua và dựng lên thế hệ Việt Nam bên ngoài Việt Nam, có những cây đại thụ như giáo sư Lê Văn Khoa, và có những người trẻ tiếp nối mạnh mẽ, góp sức gìn giữ và phát huy sự tự hào của dòng di dân khắc khoải và ngơ ngác từ bên kia đại dương như Đức Đạt (guitar), Phạm Hà (tenor), Sumo Bùi (cello), Hải Yến (cổ nhạc), Lily Nguyễn (cổ nhạc), Chí Tâm (cổ nhạc), Ngọc Hà (soprano), Duy Trần (piano, composer), John Lê Culpepper (soạn nhạc và chỉ huy hợp xướng) Ianbui (dịch giả, và điều phối chương trình)…

    Hai tiếng đồng hồ trôi qua, nhưng khán giả vẫn háo hức chờ đợi các tiết mục tiếp theo, vì mọi thứ đều là những bất ngờ và cảm nhận độc đáo. Chương trình khéo léo dắt mọi người đi từ những ngày đầu của âm nhạc Việt Nam với tác phẩm Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sư Cao Văn Lầu. Trải qua những tác phẩm con người (Chiều Làng Tôi, Mừng Xuân), dẫn đến những đề tài thời sự Đừng Đứng Bên Mộ Tôi Mà Khóc, Hòn Vọng Phu…) và cuối cùng cái kết là sự dâng trào mãnh liệt trong tâm thức người Việt nghĩ, nhớ về cội nguồn, là ca khúc Việt Nam, Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy, với sự trình bày bởi dàn nhạc  Allen Philharmonic và dàn hợp xướng Allen Symphony Chorus- được hát nguyên bản với tiếng Việt (cùng tiếng Anh) bởi các nghệ sĩ Mỹ cùng những tiếng vỗ tay, hát theo của các khán giả. 

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/433042219_1485004605383749_2237124770915057886_n-640x853.jpg

    Dịch giả, điều hợp chương trình Ian Bui trong tiết mở màn Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sư Cao Văn Lầu (ảnh:TK) 

    Ông Ianbui, dịch giả của các ca khúc cũng như là người giúp phiên âm và luyện tập cho các nghệ sĩ trong dàn hợp xướng người Mỹ, kể rằng quá trình để hát được toàn vẹn tiếng Việt là một câu chuyện vô cùng khó với những người không quen âm vị tiếng Việt. “Khởi đầu tôi phải phiên âm quốc tế toàn bộ các chữ tiếng Việt để phía các người Mỹ hiểu là phát âm như thế nào, rồi tự mình ghi âm, hát lại bài hát một cách chậm chạp bằng âm tiếng Việt, để họ nghe, tập hát theo, rồi sau đó đến buổi tập của họ điều chỉnh từng đoạn để có thể gần với ngôn ngữ Việt nhất, ” ông Ianbui nói. Thời gian để luyện tập thực chất của dàn nhạc với dàn hợp xướng không nhiều trong một tháng, nhưng những nghệ sĩ này đã hoàn thành công việc của mình xuất sắc đến mức những khán giả phải ngạc nhiên.

    Ngược lại, hiền thê của của giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa, là ca sĩ Ngọc Hà, cũng trình bày một vài phân khúc trong bài Hòn Vọng Phu của Lê Thương bằng tiếng Anh (cũng được chuyển ngữ bởi Ianbui) để khán giả người Mỹ có thể hiểu được câu chuyện của một giai đoạn lịch sử Việt Nam những năm chinh chiến và hỗn loạn.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/20240406_2000361-640x360.jpg

    Teresa Mai và Guitarist Nguyễn Đức Đạt (Ảnh: TK) 

    Điểm nổi bật của chương trình, có lẽ đó là phần song ca của hai giọng ca đoạt giải Grammy là Teresa Mai (nghệ danh quốc tế là Sangeetar Kaur) và Hilá Plitmann với bài Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn qua hòa âm và đệm piano của Duy Trần. Thật sự cách trình diễn đẳng cấp thế giới cùng nền hòa âm phương Tây đã đem lại một cảm giác kinh ngạc cho người nghe. Cả cách mà hai nghệ sĩ này nương nhau một cách điệu nghệ qua phần bè và hát đuổi, như dắt khán giả vào một con suối âm nhạc trong vắt. 

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/20240406_201527-640x480.jpg

    Hilá Plitmann (Grammy 2019) trong tác phẩm Diễm xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (ảnh: TK) 

    Ở ngoài đời, Teresa Mai và Hilá Plitmann là hai người bạn thân thiết, sống gần nhau và cùng chia sẻ đam mê âm nhạc. Và đó có thể là lý do khi trình bày ca khúc Việt Nam quen thuộc này, Teresa Mai đã nhường cho Hilá Plitmann hát chính và hỗ trợ cho bạn mình hát hoàn toàn bằng tiếng Việt. Diễm xưa trong đêm 6 Tháng Tư 2024 ở Dallas, có lẽ là phiên bản đẹp và hút hồn chưa từng có trong nhạc Việt.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/20240406_203416-640x421.jpeg

    Teresa Mai (Grammy 2022) trong phần biểu diễn ca khúc Hương xưa của nhạc sĩ Cung Tiến – Ảnh: TK 

    Hoàn hảo thưởng thức và tự hào trong tâm thức của người Việt làm trọn vẹn đêm diễn. Khán giả phải ứa lệ khi nhìn thấy những thế hệ người Việt đã lớn lên, tài năng được nhìn nhận và thành công ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ cũng như thế giới. Từ giáo sư, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đem âm nhạc Việt Nam đến thế giới và trở thành nhân vật biểu tượng, đã có thêm những gương mặt nối tiếp, chẳng hạn như Patrick Vũ, 1998 (Giải Raymond Bock Prize 2023 của American Choral Directors Association), Dylan Trần, 1994 (đoạt nhiều giải thưởng và là nhà soạn nhạc, biểu diễn khắp thế giới), John Lê Culpepper, 1978 (Giải thưởng mới nhất 2021 American Prize, là Dale Warland trong hạng mục chỉ huy hợp xướng), Nguyễn Đức Đạt, 1970 (đoạt nhiều giải thưởng và được mời tham gia nhiều chương trình lớn, và mời biểu diễn chung với Stevie Wonder tại Universal Studio), Duy Trần (đoạt nhiều giải thưởng, và là nhà soạn nhạc cho nhiều dự án lớn của Sony, Samsung, Tetra Pak)… và còn nhiều người khác nữa, đã dựng nên bức tranh sống động của Tháng Tư, không thể nào kể hết.

    Trong chuyến xe rong ruổi cùng nhạc sĩ Lê Văn Khoa, khi người điều hợp chương trình, ông Ianbui, hỏi rằng ông muốn chương trình lần sau sẽ như thế nào, ở đâu. Con người thiên tài này đã nói dứt khoát rằng “không cần như thế nào, diễn ở đâu cũng được, diễn như thế nào cũng được, miễn sao là người Việt được nghe thấy mình trong nền văn minh thế giới, và để cho thế giới được biết về một di sản cao đẹp của người Việt tự do”. 

    https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/ua-nuoc-mat-nghe-lai-hanh-trinh-viet-bang-am-nhac/

    EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về kinh tế Việt Nam, nêu lên vài trở ngại 

    10/4/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Tốc độ xây dựng tăng lên theo đà tăng của kinh tế Việt Nam.

    Tốc độ xây dựng tăng lên theo đà tăng của kinh tế Việt Nam. 

    Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) vừa công bố Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) của quý 1 năm 2024 cho thấy cộng đồng các hãng châu Âu ở Việt Nam có mức lạc quan cao vào nền kinh tế nước chủ nhà.

    Theo bài đăng của EuroCham tại Việt Nam trên trang web của họ hôm 7/4, BCI trong quý đầu tiên của năm nay đạt con số 52,8, là mức cao nhất kể từ quý 3 năm 2022 và được xem là dấu hiệu rõ ràng về niềm tin tăng lên trong các doanh nghiệp châu Âu hiện diện ở Việt Nam.

    “Xu thế tích cực này nhấn mạnh quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cho rằng Việt Nam là thị trường năng động với các triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn”, ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham, bày tỏ quan điểm trên trang web của hiệp hội.

    EuroCham cho hay việc khảo sát về chỉ số nêu trên được tổ chức nghiên cứu Decision Lab thực hiện với hơn 1.400 thành viên của hiệp hội đang hoạt động ở Việt Nam.

    “Chỉ số lại tăng trên mức 50 càng khẳng định thêm mức hấp dẫn ngày càng lớn của Việt Nam. Các nỗ lực không ngừng nhằm củng cố sự ổn định và tính lường trước được sẽ càng làm tăng tính cạnh trạnh toàn cầu của Việt Nam và giải phóng toàn bộ tiềm năng của đất nước”, vẫn lời ông Meichle.

    Cũng bình luận về chỉ số vừa công bố, Tổng giám đốc của Decision Lab, Thue Quist Thomasen, nói: “Dữ liệu khách quan từ Chỉ số Niềm tin Kinh doanh cho thấy bức tranh rõ ràng, đó là sự lạc quan của giới đầu tư đang cải thiện một cách vững chắc. Việt Nam chắc chắn có năng lực trở thành điểm đến nổi bật để đầu tư ở trong khu vực, và các chính sách chủ động, tập trung vào giới đầu tư sẽ càng đẩy nhanh sự trỗi dậy của nước này”.

    Theo cuộc khảo sát của EuroCham, có tới 54% doanh nghiệp được hỏi thể hiện rằng họ nghiêng mạnh về hướng khuyên các doanh nghiệp nước ngoài khác đầu tư vào Việt Nam, xem nơi này là một điểm đến hàng đầu cho việc đầu tư và chấm điểm ở mức 8 trên 10.

    Nhìn về phía trước, trang của EuroCham tóm tắt kết quả khảo sát cho biết đa số các doanh nghiệp lạc quan về quý 2, thậm chí còn cao hơn quý 1. Cụ thể, mức lạc quan là 45%, tăng thêm 6 điểm phần trăm từ quý vừa qua, trong khi mức bi quan chỉ là 10%.

    Hơn một nửa các doanh nghiệp cũng trả lời rằng họ tiên liệu sẽ nhận nhiều đơn hàng hơn và có doanh thu cao hơn trong quý 2. Cùng lúc, 40% số doanh nghiệp có kế hoạch sẽ tuyển dụng thêm nhân viên trong quý 2.

    Con số các hãng dự tính giảm chi tiêu trong quý 2 là 15%, giảm đáng kể với con số 23% của quý trước, báo hiệu rằng các doanh nghiệp thấy tin tưởng nhiều hơn vào hoạt động đầu tư.

    Về dài hạn, mức độ lạc quan càng cao hơn, với 71% doanh nghiệp cảm thấy tích cực về triển vọng ở Việt Nam trong 5 năm tới.

    Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng chỉ ra một số trở ngại đối với giới kinh doanh. Hơn một nửa các hãng được hỏi ý kiến nói rằng các gánh nặng hành chính là trở ngại chính đối với cả việc khởi sự kinh doanh, làm ăn, lẫn việc mở rộng hoạt động.

    Bên cạnh đó, 36% số doanh nghiệp nói rằng họ vất vả với những luật lệ, quy định khó hiểu, gây rắc rối cho việc hoạch định chiến lược của họ; 28% gặp phải những trì hoãn gây nhiều tốn kém khi xin giấy phép, làm nản chí đối với việc mở các hoạt động mới và tăng rủi ro cho giới đầu tư; và 26% phàn nàn về các quy định xét, cấp visa, cản trở việc đi lại của những người có kỹ năng, chuyên môn cao và vốn.

    Giới doanh nghiệp, thông qua cuộc khảo sát, đề nghị Việt Nam cải cách một số những vấn đề chính. Trong đó, 37% kêu gọi đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm quan liêu để tạo điều kiện dễ dàng cho việc gia nhập thị trường; 34% nhấn mạnh cần phải có các luật lệ rõ ràng, nhất quán bảo đảm môi trường kinh doanh có thể lường trước được; và 28% kiến nghị tăng cường cải thiện đường sá, cảng và cầu để phục vụ thương mại và hoạt động kho vận.

    Việt Nam phá đường dây cho vay lãi suất lên đến 2000% do người Ukraine cầm đầu

    RFA

    10/4/2024

    Việt Nam phá đường dây cho vay lãi suất lên đến 2000% do người Ukraine cầm đầu

    Một người Ukraine trong đường dây cho vay nặng lãi tại trụ sở công an 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBộ Công An 

    Công an TPHCM và tỉnh Khánh Hòa vừa triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi do người Ukraine cầm đầu và bắt giữ hai người Ukraine trong đường dây này hôm 8/4. Công an cho biết, ước tính số tiền thu lợi bất chính của đường dây này lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

    Truyền thông Nhà nước hôm 9/4 cho biết Bộ Công an gần đây phát hiện nhóm tội phạm nước ngoài liên kết với người Việt Nam thành lập các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao để hoạt động "tín dụng đen" với quy mô lớn. Lãi suất cho vay của các công ty này cao nhất lên đến 2000%.

    Hôm 8/4, công an đã bắt giữ hai người mang quốc tịch Ukraine là Bugaevskiy Tymur và Kravchuk Iryna, đồng thời đồng loạt khám xét bốn công ty tại TPHCM.

    Theo điều tra của công an được báo trong nước trích đăng, đường dây này do Katerynchyk Roman (38 tuổi, quốc tịch Ukraine, hiện đã bỏ trốn) cầm đầu. Người này kết hợp với hai người Việt Nam khác để hoạt động tín dụng đen qua các ứng dụng như Easycash.vn, Oncredit hoặc trang web Oncredit.asia.com.

    Cũng theo điều tra, các hoạt động cho vay được bắt đầu từ năm 2019. Katerynchyk Roman đã đưa cho người Việt tên Lê Thanh Huỳnh Cang 400.000 đô la để lập các công ty tài chính, cho vay. Vào năm ngoái, Katerynchyk Roman tiếp tục đưa thêm 11 triệu đô la. Nguồn tiền được xác định từ công ty SCA của Singapore và ngân hàng TAS của Đảo Cyprus.

    Số tiền cho vay thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất lên đến vài chục triệu đồng một người. Lãi suất được tính từ 365% đến 2000% năm. Bộ Công an xác định đường dây này có hàng trăm nghìn khách hàng người Việt. Đã có 63 người liên quan bị công an triệu tập trong vụ án này.


    Không có nhận xét nào