Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 18 tháng 4 năm 2024

    Quê Hương tổng hợp

    Trường quốc tế Mỹ kết thúc năm học sớm do không đủ giáo viên và hết tiền

    Khánh Vy

    18/4/2024

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/04/fdfdet65.jpg

    Trường Quốc tế Mỹ. (Ảnh: ais.edu.vn) 

    Nhiều giáo viên xin nghỉ việc, trong khi nguồn tiền không còn đủ để chi cho các hoạt động thiết yếu như tiền điện, thuê máy photocopy, máy chiếu và dịch vụ xe buýt khiến trường Quốc tế Mỹ Việt Nam buộc phải kết thúc năm học sớm, theo Tổng hiệu trưởng.

    Ngày 16/4, Văn phòng Tổng hiệu trưởng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) thông báo lý do kết thúc năm học vào ngày 26/4, thay vì tháng 6 như dự kiến.

    Tổng hiệu trưởng Chandra McGowan cho biết một lượng lớn giáo viên nước ngoài đã thông báo nghỉ việc từ trước hoặc đầu tháng 5. Trong hai tuần cuối tháng 4, trường phải liên tục xếp lịch dạy thay thế cho các giáo viên này.

    Phần lớn giáo viên còn lại cũng không đồng ý tiếp tục làm việc khi không được trả lương đầy đủ. Họ chọn dạy đến hết ngày 26/4 vì lợi ích của học sinh. Sau ngày này, trường không có đủ giáo viên để duy trì hoạt động.

    Đồng thời, nguồn tài chính hiện tại của AISVN không đủ để trang trải các chi phí hoạt động thiết yếu như tiền điện, điện thoại hay thuê máy photocopy, máy chiếu và dịch vụ xe buýt.

    Theo Tổng hiệu trưởng, việc kết thúc năm học vào ngày 26/4 là lựa chọn tốt nhất trong tình hình hiện tại, đảm bảo sự ổn định và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho học sinh, giáo viên.

    Về kết quả học tập, hiệu trưởng cho biết ở cấp tiểu học, điểm số của học sinh được dựa trên đánh giá liên tục về thành tích, sự phát triển của các em ở tất cả môn học, thông qua nhiều hoạt động.

    Ở cấp trung học, giáo viên đang xét điểm học kỳ II dựa trên các bài đánh giá, cũng như cả quá trình, từ tháng 1 đến nay. Tới nay, AISVN đã đáp ứng số giờ học theo yêu cầu của Tổ chức Tú tài Quốc tế (IBO).

    “Nhà trường có đủ bằng chứng học tập và đủ số giờ cho năm học này nên IBO hiểu và ủng hộ kế hoạch hoàn thành năm học sớm nhằm ứng phó với tình huống bất khả kháng của AISVN”, trích thông báo.

    Từ nay đến khi kết thúc năm học, giáo viên và ban giám hiệu sẽ đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường, ưu tiên nội dung đánh giá để học sinh đủ điều kiện lên lớp. Trường cũng lên kế hoạch ôn tập cho kỳ thi lấy bằng Tú tài quốc tế với học sinh lớp 12 và chuẩn bị kế hoạch học chương trình IB cho học sinh lớp 11 năm tới.

    Theo thống kê của Sở GD&ĐT vào ngày 13/4, 26 giáo viên nước ngoài và 5 giáo viên Việt Nam không đến lớp. Toàn trường vắng 145 học sinh. 10 giáo viên nước ngoài đã gửi đơn chính thức xin thôi việc.

    Trường AISVN được thành lập năm 2006, khuôn viên ở huyện Nhà Bè (TP.HCM). Trường hiện có hơn 1.310 học sinh, phần lớn theo chương trình IB. Học phí của AISVN là 280-725/năm, tùy bậc học.

    Tháng 7/2023, chủ trường này bị phụ huynh tụ tập trước cổng trường đòi nợ. Ngày 18/3/2024, toàn bộ học sinh phải nghỉ học do phần lớn giáo viên không đi dạy vì bị nợ lương.

    Chủ trường sau đó kêu gọi phụ huynh hỗ trợ thêm 9,5-25,5 triệu đồng/học sinh/tháng, ngoài các gói học phí đã đóng. Sau đó, trường mở cửa lại từ ngày 3/4.

    Hiện, gần 750 trong tổng số hơn 1.000 phụ huynh đã đóng góp các khoản hỗ trợ cho AISVN. Tổng số tiền thu được là hơn 30 tỷ đồng, trong khi chủ trường cho hay trường cần tới 125 tỷ đồng để dạy trực tiếp tới hết năm.

    Từ tháng năm, nhiều địa phương trên cả nước chịu khô hạn, thiếu nước

    17/4/2024

    Từ tháng năm, nhiều địa phương trên cả nước chịu khô hạn, thiếu nước

    Một người đàn ông đi qua một hồ cạn nước ở Bến Tre hôm 19/3/2024 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (TTDBKTQG) Việt Nam thông báo từ tháng năm đến tháng bảy năm nay, tình trạng khô hạn và thiếu nước sẽ diễn ra tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, và các địa phương từ Phú Yên đến Bình Thuận, cùng khu vực Tây Nguyên.

    Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) loan tin ngày 16 tháng tư dẫn thông báo từ Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ông Hoàng Phúc Lâm, về tình trạng khô hạn và thiếu nước tại những địa phương như vừa nêu.

    Vị chuyên gia này cho biết mùa lũ năm nay ở khu vực Bắc bộ ít có khả năng đến sớm; trong khi đó vào khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng bảy, dòng chảy trên các sông và hồ chứa lớn tại khu vực này tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

    Vào ngày 14/4, tại trạm Yên Châu, tỉnh Sơn La nhiệt độ ghi nhận được lên đến 42,2 độ C.

    Tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên, từ cuối tháng tư và tháng năm, mực nước trên các sông biến đổi chậm, lưu lượng dòng chảy trên một số sông trong hai khu vực này ở mức thấp hơn từ 15% đến 55% so với trung bình nhiều năm.

    Tại khu vực Nam bộ, từ nay đến cuối tháng năm, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn Sông Mekong về hạ lưu và Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng thiếu hụt từ 15% đến 20% so với trung bình nhiều năm.

    Trần Thanh Cảnh - Tổng quan Vạn Thịnh Phát, màn đầu! 

    17/4/2024

    1- Trương Mỹ Lan làm chủ SCB.

    2 - Huy động vốn trong dân TPHCM gửi vào SCB. 

    3 - Dùng các thủ thuật gian manh rút tiền mặt: 1 triệu tỉ đồng Việt Nam ( 42 tỉ đô la) từ SCB đi tiêu!

    3 - Vạn Thịnh Phát nổ, Trương Mỹ Lan bị bắt.

    4 - Kê biên, thu hồi tài sản các kiểu...vẫn còn âm 673 ngàn tỉ đồng Việt Nam (cỡ 23-24 tỉ đô la).

    5 -Tuyên án tử Trương Mỹ Lan.

    6 - Nhà nước bơm 24 tỉ đô cứu SCB.

    7 - Trương Mỹ Lan tuyên bố: 673 ngàn tỉ trôi ra bể!

    8 - Dân mạng hô hào nhau "lặn bể vớt tiền"!

    Các câu hỏi đặt ra:

    - Ai là người chống lưng cho Trương Mỹ Lan, từ một kẻ buôn vải chợ Soái Kình Lâm trở thành tài phiệt khét tiếng Sài thành?

    - Các quan chức, các cơ quan chức năng bị mù hết hay sao mà không nhìn thấy núi tiền khổng lồ 1 triệu tỉ bị chuyển đi?

    - 673 ngàn tỉ kia, thực ra có bao nhiêu đang ở trong két của các anh Hai, anh Ba, anh Tư...?

    Màn 1 tạm dừng ở đây. Hứa hẹn còn nhiều kịch hay phía trước. Chờ xem!

    Phần cuối án tử hình Trương Mỹ Lan, sẽ lộ mặt Lê Thanh Hải?

    Nam Việt

    Saigon Nhỏ 

    17 tháng 4, 2024

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/04/image_2022-10-09_113540168.png

    Lê Thanh Hải và Trương Mỹ Lan (Ảnh: Đất Việt) 

    Ngay trước khi kết thúc phiên xử sơ thẩm, người nhà bà Lan nói với hãng tin Reuters rằng luật sư sẽ nộp đơn kháng cáo.

    Có nghĩa là trước khi có kết quả phán quyết, bà Lan và luật sư đã chuẩn bị nội dung sẵn để kháng cáo, như một nước cờ được tính trong cuộc chơi với luật pháp Việt Nam, mà bà Lan lúc này phải một mình gánh tội thay cho những bóng đen đứng sau cánh màn nhung sự nghiệp của mình.

    Có rất nhiều nhà bình luận thời sự nhấn mạnh rằng, trong một nền kinh tế chỉ huy của nhà nước cộng sản, những kẽ hở trục lợi chỉ có thể được tạo ra bởi các quan chức, và phối hợp bên ngoài để làm giàu. Một mình bà Trương Mỹ Lan có tài thánh đến đâu cũng không thể tự mình mở lối đi từ địa phương đến Trung Ương thành tập đoàn như hôm nay, và cuối cùng, là người kinh tài cho nhóm cộng sản miền Nam.

    Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Singapore (ISEAS – Yusof Ishak Institute), ít nhất một lần nhắc đến khái niệm “bảo trợ chính trị” cho sự hình thành quy mô làm ăn của bà Lan. Còn nói toẹt ra, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A khẳng định “trong cơ chế nhà nước này, một mình bà Lan không thể nào làm nên chuyện như vậy được.”

    Sự có mặt không quá nổi bật của tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhiều năm trước, nhưng luôn hiện diện bên cạnh các quan chức miền Nam, cũng tạo nên lời xì xầm về một hệ thống kinh tài, nối dài đến Hong Kong, Trung Quốc, nuôi lớn những con cá mập gian tham, đứng đầu là ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư TP.HCM trong suốt nhiều năm.

    Ông Hải có nụ cười hiền lành nhưng nham hiểm tột cùng. Trong chiến dịch đốt lò của Trọng, Hải liên tục đẩy đàn em ra chịu đòn, còn mình vẫn an toàn sau những cú đánh chí tử.

    Từng làm ủy viên Trung Ương Đảng 3 khoá, trong đó có 2 khóa là ủy viên Bộ Chính Trị, nên ông Hải hiểu rõ mọi chuyện, và có đủ hồ sơ “đen” của những kẻ muốn hại mình, để tung ra khi cần thiết, vào ván cờ cuối.

    Cụ thể một trong những bê bối năm 2006, vẫn được dân Hà Nội thì thào nói với nhau chuyện bí thư Hà Nội Nguyễn Phú Trọng là làm biến mất 3,000 tỷ đồng ngân sách, và món quà căn nhà trị giá cả triệu đô từ tập đoàn Ciputra, mà sau đó bán gấp để xóa dấu vết.

    Ông Trọng cũng không phải sạch sẽ gì khi nắm toàn quyền, nên hiểu rõ ai là người nhìn thấy vết của mình, và thận trọng trong từng bước đi. Dĩ nhiên, ông Hải biết rõ và có lẽ cũng tạo điều kiện cho ông Trọng biết là mình có đủ hồ sơ. Chính vì vậy, trong cuộc chinh phạt “đốt lò” vinh quang của mình, ông Trọng không dám nhắc gì đến ông Hải. Nhưng cay thì chắc là rất cay.

    Thói thường của hậu trường chính trị, khi biết ai nắm thóp của mình, tức kẻ đó phải bị tiêu diệt. Ông Trọng không muốn để yên cho ông Hải, và cũng muốn có một cước phá đảo, chiếm lấy lực lượng kinh tài cho phe cộng sản miền Nam, mà rành rành là bà Trương Mỹ Lan cùng tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Chính vì vậy, vụ cướp đất Thủ Thiêm được ông Trọng cho mở lại, siết chặt ông Hải vào những sai phạm mà người dân ở vùng đất này bị màn trời chiếu đất mấy mươi năm, nguyền rủa và quyết đòi cho bằng được.

    Đòn quyết định của Tổng Trọng đưa ra vào Tháng Ba 2020, là lúc cho Bộ Chính Trị khóa 12 xem xét kỷ luật đối với ông Hải, mức cao nhất mà ông Hải nhận được chỉ là “cách chức bí thư Thành Ủy” đã kinh qua.


    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/image.jpg

    Ngày 20 Tháng Ba 2020, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố cách chức nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 của Lê Thanh Hải (MXH) 

    Chính ông Trọng cũng bất ngờ vì nghĩ rằng mình đã hạ được con cáo già này, nhưng ông Hải khéo léo “lobby” đủ từ trên xuống dưới, khiến cả hội nghị lúc đó, không ai đồng ý mức án cao hơn, mà vốn ông Trọng từ đầu nhắm tới là khai trừ Đảng và khởi tố.

    Để bảo đảm sự an toàn cho mình, ông Hải chạy kiếm cái vé vinh danh 55 tuổi Đảng vào năm 2023, để ràng chặt sự nghiệp đen tối của mình với hình ảnh đảng cầm quyền. Đồng thời lúc đó, ông quyết định “bán” người bạn, vốn thân thiết như chị em – là bà Trương Mỹ Lan cho cuộc thâu góm của Trọng, để có thể an tâm rút về làm “người tử tế,” theo sách lược từng thỏa thuận của ông Nguyễn Tấn Dũng với Tổng Trọng.

    Chuyện bán Trương Mỹ Lan cho ông Trọng là phương án phòng thân của ông Hải. Phía tay chân của bà Lan cũng báo động những giả định sự gian ác của Hải, nên từ năm 2014, gia đình bà đã vài lần định thôi quốc tịch Việt Nam, nhằm chuẩn bị mọi bước rút nhanh khi Hải trở mặt.

    Người trong cuộc giấu tên nói “Hải đã nói với bà Lan là: tui còn ở đây, chị không phải lo gì cả, bộ chị không tin tui sao?” Nghe thuyết phục nhiều lần, bà Lan cũng chần chừ cho đến khi ý định bí mật rời khỏi Việt Nam bị lộ, Hải là người báo cho Tô Lâm bắt, chận lại mọi thứ.

    Việc chận bắt diễn ra ngay trên đường đi, chứ không phải tại nhà, và cũng bắt trước hai ngày theo tin công an đưa ra cho báo chí.

    Giờ đây, khi án tử hình gọi tên bà Trương Mỹ Lan, mà không thấy bất kỳ sự vận động hay ra mặt nào của Hải, có thể phần kháng cáo của bà Lan sẽ vô cùng hấp dẫn với những tin tức mới mà chính Đảng Trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng muốn nghe, là cơ hội để làm bàn đạp quét sạch ông Lê Thanh Hải và đám cộng sản Miền Nam.

    Còn chưa biết phiên phúc thẩm của bà Lan sẽ ra sao, nhưng chắc chắn nếu bà chết, sẽ không chọn chết một mình. Và những giờ phút này, ông Hải đang toát mồ hôi lạnh từng ngày, chạy đôn chạy đáo để tìm một sự bảo đảm cho số phận của mình, cũng như có thể đang lên kế hoạch bịt miệng bà Lan, chẳng hạn như một cái chết bất ngờ trong trại?

    Đánh từ Phạm Thái Hà, Tô có thể lôi Huệ xuống vực thẳm?

    Hoàng Anh – Thoibao.de

    18/4/2024 

    https://i.ytimg.com/vi/vLRzFEehxO4/hqdefault.jpg

    Bộ Công an mới chỉ ra thông báo bắt Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn Thuận An. Tuy nhiên, nhân vật được nhiều người chờ đợi bị cho vào “lò” nhất lại là Phạm Thái Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm Trợ lý Chủ tịch Quốc hội. Nguồn tin riêng cho biết, chiều ngày 12/4, khi tháp tùng ông Vương Đình Huệ đi chầu Thiên Triều về đến sân bay quốc tế Nội Bài, thì ông Hà đã bị lính của Tô Lâm cho mời về trụ sở Cơ quan Điều tra Bộ Công an, để làm việc. Thông tin cho biết, ông Hà bị tạm giam 2 ngày để lấy lời khai.

    Vai trò của Phạm Thái Hà là kết nối cho những dự án được khởi động, và điểm đến cuối cùng của dòng tiền đầu tư là phần lại quả rót về tay Hà, sau đó được Hà giao cho sếp. Phạm Thái Hà là mối dây kết nối từ quan chức chính quyền địa phương đến Vương Đình Huệ; đồng thời cũng kết nối từ chính quyền địa phương với Nguyễn Duy Hưng, rồi sau đó thu nhận phần lại quả của dự án, do Nguyễn Duy Hưng phân phối lại.

    Được biết, Phạm Thái Hà sinh năm 1976, quê Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hà có học vị tiến sĩ kinh tế; là kiểm toán viên chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hà từng kinh qua các chức vụ: Thư ký Tổng Kiểm toán Nhà nước; Thư ký Bộ trưởng Bộ Tài chính; hàm Vụ trưởng, Thư ký Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ; Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội; Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Tất cả các chức vụ mà Phạm Thái Hà có được trong gần 20 năm qua, đều là chức vụ bên cạnh ông Vương Đình Huệ. Có thể nói, Hà chính là “tay hòm chìa khóa” cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

    Nếu nói Đặng Trung Hoành – Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, là “tử huyệt” của Võ Văn Thưởng, thì Phạm Thái Hà cũng có vai trò tương tự và ở mức độ cao hơn, đối với ông Vương Đình Huệ.

    Tô Lâm chỉ khai thác được vụ ông Hoành nhận 64 tỷ đồng từ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, để xây nhà thờ tổ cho ông Thưởng, mà đã đủ để hạ bệ Võ Văn Thưởng. Trong khi đó, thông tin ngoài luồng cho biết, ông Phạm Thái Hà đã nhận đến 2.000 tỷ, lớn hơn con số 64 tỷ của Đặng Trung Hoành rất nhiều. Chỉ cần xoáy vào số tiền này, thì đã thừa sức để hạ ông Huệ. Bởi không có cái uy, cái quyền và yêu cầu từ ông Vương Đình Huệ, thì ông Hà không đủ khả năng khiến người ta phải đưa cho ông đến 2000 tỷ đồng. Hãy chờ xem miệng của Phạm Thái Hà cứng, hay “biện pháp nghiệp vụ” của lính Tô Lâm cứng hơn.

    Tô Lâm bắt Hậu “Pháo” và Đặng Trung Hoành để lấy bằng chứng trưng ra trước Bộ Chính trị, còn thông báo trước báo chí thì chỉ nói rằng: “Tại cơ quan điều tra, Hậu khai đưa tiền cho nhiều người, trong đó có Đặng Trung Hoành. Hậu chuyển cho Hoành số tiền 64 tỉ. Bước đầu, Hoành khai sử dụng số tiền này vào nhiều mục đích khác nhau”. Công an không đả động gì đến sự liên quan của Hậu “Pháo” và Võ Văn Thưởng.

    Trường hợp Nguyễn Duy Hưng và Phạm Thái Hà cũng tương tự, Tô Lâm chỉ cần bằng chứng để đưa ra trước Bộ Chính trị là đủ. Nếu Vương Đình Huệ tự nguyện rút lui, thì Tô Lâm cũng chỉ cho thông báo với báo chí về sai phạm của 2 đệ tử kể trên.

    Trò chơi chính trị là thế. Kẻ chủ mưu chỉ bị mất quyền lực, còn tiền của dân mà họ chiếm được qua tham nhũng, thì không thu hồi được.

    Hiện tình hình chốn cung đình đang rất căng, Tô Lâm quyết ép Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải ra tay với Vương Đình Huệ. Nếu bằng chứng chưa đủ thuyết phục, rất có thể, Tô Lâm sẽ cho bắt thêm người. Xem ra, Vương Đình Huệ đang rơi vào tình cảnh tứ bề thọ địch, mà hướng nào cũng chỉ có một kẻ địch duy nhất – đó là Tô Lâm.

    Không biết, Vương Đình Huệ còn trụ được bao lâu? Hãy chờ xem kết quả trong thời gian tới.

    Vụ Tập đoàn Thuận An: rà soát hồ sơ những gói thầu tại các tỉnh

    17/4/2024

    Vụ Tập đoàn Thuận An: rà soát hồ sơ những gói thầu tại các tỉnh

    Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBộ Công An 

    Hồ sơ các gói thầu của Tập đoàn Thuận An tại tỉnh Đắk Lắk được yêu cầu cung cấp cho cơ quan điều tra. Yêu cầu này được đưa ra sau khi Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, ông Nguyễn Duy Hưng, và một số người liên can bị bắt vào ngày 15 tháng tư.

    Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 16 tháng tư dẫn văn bản của Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng, Kinh tế, Buôn lậu (C03) thuộc Bộ Công an yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan gói thầu của Tập đoàn Thuận An tại tỉnh này.

    Đó là hồ sơ liên quan gói thầu số 3 thi công xây dựng đoạn Km0-Km20+50 dự án đầu tư xây dựng Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh đông thành phố Buôn Ma Thuột.

    Cũng vào ngày 16 tháng tư, hai Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên và Quảng Nam gửi công văn đến các sở, ngành, địa phương trong tỉnh yêu cầu rà soát các công trình, dự án liên quan Tập đoàn Thuận An để báo  cáo lại cho Ủy Ban Nhân dân tỉnh.

    Tại tỉnh Phú Yên, Tập đoàn Thuận An vào năm 2019 trúng gói thầu số 01EC khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công-dự toán và thi công xây lắp. Gói thầu này thuộc Dự án Nút giao thông khác mức đường số 2 Khu Đô thị Nam Tuy Hòa-đường Nguyễn Văn Linh, TP Tuy Hòa với giá trị hơn 496 tỷ đồng.

    Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết Tập đoàn Thuận An trong những năm gần đây liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô vài trăm tỷ đồng. Tập đoàn này cũng đang thi công hàng loạt gói thầu tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

    Phát ngôn nhân Bộ Công an Việt Nam, Trung tướng Tô Ân Xô, vào ngày 15 tháng tư cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ này đang tập trụng mở rộng điều tra để làm rõ những sai phạm tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, thu hồi tài sản cho Nhà nước.

    Lao động Việt Nam tại Đài Loan bị đồng hương bắt cóc rồi sát hại 

    17/4/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Cảnh sát Đài Loan ập vào bắt giữ các nghi phạm (Ảnh do văn phòng Công tố viên huyện Văn Lâm cung cấp, được chụp lại từ màn hình CNA).

    Cảnh sát Đài Loan ập vào bắt giữ các nghi phạm (Ảnh do văn phòng Công tố viên huyện Văn Lâm cung cấp, được chụp lại từ màn hình CNA). 

    Một nam thanh niên Việt Nam xuất khẩu lao động ở Đài Loan đã bị các đồng hương người Việt bắt cóc, đòi gia đình tiền chuộc, sau đó sát hại và chôn xác trong vườn mía, báo chí Việt Nam và Đài Loan đưa tin.

    Nạn nhân được xác định là một nam thanh niên tên V.V.H., 24 tuổi, hộ khẩu thường ttrú tại phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tờ Người Lao Động cho biết. Chính quyền địa phương ở Hải Dương đã xác minh danh tính của nạn nhân này.

    Anh H. sang Đài Loan làm việc theo hợp đồng từ tháng 10 năm ngoái cho một công ty ở đường Đông Viên, khu Trung Lịch, thành phố Đào Viên, theo trang mạng Dân Trí.

    Hãng thông tấn CNA của Đài Loan cho biết hôm 10/4, một đội đặc nhiệm bao gồm nhiều đơn vị cảnh sát phối hợp Sở Di trú Quốc gia Đài Loan do một công tố viên huyện Vân Lâm dẫn đầu đã khám xét một ngôi nhà ở địa phương sau khi nhận được thông báo từ Sở Cảnh sát Khu Trung Lịch về vụ mất tích một người lao động Việt Nam có họ là ‘Vũ’.

    Đội đặc nhiệm này đã bắt giữ ba người đàn ông Việt Nam có họ là Lê, Hoàng và Vũ Duy, một một phụ nữ người Việt họ Nguyễn và một người đàn ông Đài Loan họ Hứa.

    Thông cáo báo chí của văn phòng công tố quận Vân Lâm do CNA dẫn lại cho biết anh Lê và cô Nguyễn là một cặp. Họ đã bắt đầu mưu tính bắt cóc anh Vũ để đòi tiền chuộc từ đầu tháng Ba sau khi cô Nguyễn làm quen với nạn nhân trên mạng.

    Sau khi cặp đôi này biết được khả năng tài chính của gia đình anh Vũ ở Việt Nam, họ đã âm mưu dụ anh Vũ đi từ Đào Viên đến thành phố Đấu Lục thuộc huyện Vân Lâm

    Khi anh Vũ đến nơi, Lê và đồng bọn đã ép anh vào một chiếc xe và đưa anh đến nhốt tại một ký túc xá nhà xưởng ở làng Tứ Hồ, cũng theo thông tin từ văn phòng công tố.

    Sau đó, bọn bắt cóc đã gọi video cho cha của anh Vũ ở Việt Nam để đòi số tiền chuộc là 200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được tiền mà cha anh Vũ chuyển qua, bọn bắt cóc vẫn tiếp tục cầm giữ anh Vũ tại một khách sạn rẻ tiền ở làng Bao Trung nhằm tiếp tục moi tiền từ cha anh Vũ.

    Trong lúc bị bắt, anh Vũ đã bị bọn bắt cóc nhét khăn giấy đầy miệng và dán băng dính quanh mắt, mũi và miệng để anh không thể kêu la. Anh Vũ cuối cùng đã tắt thở và bọn bắt cóc đã đem xác anh vào vườn mía ở làng Bao Trung chôn để phi tang.

    Hôm 12/4, đội đặc nhiệm đã được các nghi phạm đưa tới khu vườn mía nơi chôn thi thể nạn nhân để khai quật. Kết quả lấy dấu tay đã xác nhận tử thi là anh Vũ. Hiện giờ, cơ quan chức năng Đài Loan đang giám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong, cũng theo thông tin từ văn phòng công tố Vân Lâm được CNA dẫn lại.

    Văn phòng công tố Vân Lâm đã xin lệnh từ Tòa án huyện Vân Lâm để giam giữ năm nghi phạm với lý do nếu họ được thả ra, họ sẽ bỏ trốn hay phối hợp lời khai với nhau để đánh lừa cơ quan điều tra.

    Tờ Người Lao Động cho biết cả gia đình anh Vũ, gồm bố, mẹ và chị gái, cũng đều đã từng và đang xuất khẩu lao động ở Đài Loan.

    Lãnh đạo chính quyền phường Sao Đỏ hiện đang làm thủ tục để đưa thi hài nạn nhân về nước, cũng theo tờ báo này.

    Riêng đối với bốn nghi phạm người Việt đang bị bắt giữ để điều tra, Cục Quản lý lao động ngoài nước của Việt Nam cũng có công văn gửi 4 công ty môi giới của người này yêu cầu họ phối hợp với cơ quan chức năng sở tại điều tra làm rõ vụ việc, đồng thời phải tuyển lựa kỹ hơn khi đưa lao động đi nước ngoài theo hướng không để lọt những ai có ý thức kỷ luật kém, nghiện rượu, đánh bạc, có khả năng sau khi sang Đài Loan sẽ bỏ hợp đồng và ra ngoài làm việc…, theo tường thuật của trang mạng Dân Trí.

    Việt Nam trao trả hai bộ hài cốt quân nhân Mỹ

    17/4/2024

    Việt Nam trao trả hai bộ hài cốt quân nhân Mỹ

    Lễ trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) lần thứ 164 diễn ra tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo Chính Phủ 

    Việt Nam vừa tiến hành trao trả hai bộ hài cốt quân nhân Mỹ cho đại diện chính phủ Mỹ và gia đình các quân nhân hôm 16/4 tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

    Truyền thông Nhà nước cho biết đây là lần trao trả hài cốt quân nhân Mỹ lần thứ 164 từ phía Việt Nam.

    Tại lễ trao trả, phía Việt Nam đã bàn giao cho đại diện phía Mỹ hai bộ hài cốt, là kết quả của đợt tìm kiếm chung giữa các cơ quan Việt Nam và Mỹ lần thứ 154 (tháng 2-4/2024). Hai bộ hài cốt đã được các chuyên gia pháp y của Việt Nam tại Đà Nẵng giám định. Kết luận được đưa ra là có thể liên quan đến quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

    Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu phối hợp tìm kiếm quân nhân mất tích từ cuối những năm 1980 và đến nay đã nhận dạng hơn 720 trường hợp quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, theo số liệu được truyền thông Nhà nước loan tải.

    Nhân dịp buổi lễ trao trả hài cốt, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến cũng đề nghị phía Mỹ tăng cường hỗ trợ hơn nữa các dự án khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, nhất là cần bổ sung 200 triệu USD để xử lý dứt điểm dioxin tại sân bay Biên Hòa, hỗ trợ xử lý dioxin tại sân bay Phù Cát; tăng cường cung cấp thông tin tìm kiếm bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến tranh và đẩy mạnh hợp tác chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực định danh hài cốt liệt sỹ Việt Nam…

    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper khẳng định cam kết của Mỹ trong việc giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, xử lý dứt điểm ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa và chuyển giao công nghệ giám định ADN hài cốt liệt sĩ Việt Nam.


    Không có nhận xét nào