Header Ads

  • Breaking News

    CBS News: Có thể Nga đã đưa cho Việt Nam công nghệ gây Hội chứng Havana ....

     CBS News: Có thể Nga đã đưa cho Việt Nam công nghệ gây Hội chứng Havana đối với nhiều quan chức Mỹ!

    RFA
    02/4/2024

    CBS: Có thể Nga đã đưa cho Việt Nam công nghệ gây Hội chứng Havana đối với nhiều quan chức Mỹ!

    Lực lượng công an huyện Diễn Châu, Nghệ An đã dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an hồi tháng 5 năm 2017. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCitizen photo 

    " Ngay sau khi chương trình 60 Minute được phát sóng, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra tuyên bố cho rằng "hầu hết các cơ quan của Cộng đồng Tình báo (IC) đều kết luận rằng rất khó có khả năng kẻ thù nước ngoài phải chịu trách nhiệm về các Sự cố Sức khỏe (AHI) được báo cáo."

    Tuyên bố này được kết luận sau một cuộc điều tra về các cuộc tấn công gây Hội chứng Havana ở Cuba từ giữa 2016 đến 2018.

    Trong chương trình 60 Minutes, nhà báo điều tra Christo Grozev cho biết đã tìm thấy một tài liệu trong thư điện tử của tình báo Nga gửi cho Hội đồng An ninh nước này vào khoảng năm tháng trước chuyến thăm của bà Harris tới Hà Nội.

    Theo Grozev, tình báo Nga đã vận động và nhận được sự cho phép của Tổng thống Putin để cung cấp công nghệ độc quyền cho cơ quan an ninh Việt Nam. Trong số danh sách các công nghệ được đề xuất để chia sẻ cho phía Việt Nam có “thiết bị âm thanh tầm xa LRAD” và “thiết bị sóng ngắn để quét cơ thể con người.”

    LRAD là vũ khí âm thanh, có thể phát ra chùm âm thanh với âm lượng cực cao tới 162 decibel trong khi ngưỡng chịu đau của con người là khoảng 130 decibel. Theo CBS, Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng thiết bị này để gửi cảnh báo tại hiện trường, chẳng hạn như cảnh báo mọi người tránh xa căn cứ của quân đội".

    Đài truyền hình CBS mới đây đưa ra bằng chứng mới cho thấy, Nga có thể có liên quan - và có thể chính người Việt Nam đã được cung cấp công nghệ có thể gây ra Hội chứng Havana cho nhiều quan chức Hoa Kỳ trước chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Hà Nội năm 2021.

    Chuyến thăm của bà Kamala Harris tới Hà Nội hồi tháng 8/2021 đã bị trì hoãn trong ba tiếng do “một sự cố sức khỏe bất thường” theo thông báo của Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội lúc đó.

    Hội chứng Havana là thuật ngữ của Chính phủ Mỹ thường dành cho cái gọi là các cuộc tấn công Hội chứng Havana - một căn bệnh bí ẩn xảy ra với nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ trong những năm gần đây với những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau nửa đầu và các vấn đề về thị giác và thính giác có thể tồn tại trong một thời gian dài.

    Căn bệnh này lần đầu tiên được báo cáo bởi quan chức của Đại Sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô La Habana của Cuba vào năm 2016.

    Theo nội dung của Chương trình 60 Minutes mà đài CBS (Mỹ) phát sóng tối ngày 31/3, những triệu chứng của căn bệnh này xảy ra với hai nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam và chín viên chức khác của Bộ Quốc phòng tới Hà Nội từ trước để chuẩn bị cho chuyến thăm nói trên.

    Tuy nhiên, sự cố không ảnh hưởng tới chuyến thăm của bà Harris ngoài việc phái đoàn của bà phải ở lại Singapore thêm ba tiếng. Một số nhân viên bị ảnh hưởng bởi Hội chứng Havana được đưa ra ngoài Việt Nam.

    Trong khi phía Mỹ không thể xác nhận nguyên nhân gây ra sự cố này, các chuyên gia được phỏng vấn trong chương trình nói rằng vụ việc liên quan đến các cuộc tấn công có chủ đích bằng sóng âm hoặc vi sóng.

    Các nhà báo của chương trình đã điều tra những cuộc tấn công này trong hơn 5 năm, trong khi ở Hà Nội, một nguồn tin cho rằng phía Việt Nam đã được cung cấp một loại công nghệ nào đó có thể gây ra vụ tấn công gây Hội chứng Havana.

    Theo nguồn tin, người Việt Nam có thể đã được yêu cầu sử dụng công nghệ này để nghe lén người Mỹ trước chuyến đi của bà Harris - nhưng Hà Nội có thể không biết rằng công nghệ này có thể gây hại lên chính những người bị nghe lén.

    Đài Á Châu Tự Do (RFA) không thể kiểm chứng độc lập các thông tin mà đài CBS đưa ra.

    Bình luận về những thông tin của đài truyền hình Mỹ, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trong email gửi RFA ngày 02/4 cho rằng, nếu câu chuyện của CBS là chính xác thì Chính phủ Việt Nam nên hợp tác đầy đủ với Chính phủ Hoa Kỳ (nếu chưa làm như vậy), vì Việt Nam chịu trách nhiệm về an ninh của các đại diện nước ngoài trong các chuyến thăm chính thức.

    Tuy nhiên, chuyên gia người Úc không cho rằng Hà Nội sẽ giải quyết vấn đề này, ông khẳng định:

    “Việt Nam không bao giờ muốn thừa nhận những thiếu sót hoặc sai lầm và Việt Nam sẽ chùn lại trước bất kỳ hành động nào làm suy yếu mối quan hệ của Việt Nam với Liên bang Nga.”

    Ngay sau khi chương trình 60 Minute được phát sóng, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra tuyên bố cho rằng "hầu hết các cơ quan của Cộng đồng Tình báo (IC) đều kết luận rằng rất khó có khả năng kẻ thù nước ngoài phải chịu trách nhiệm về các Sự cố Sức khỏe (AHI) được báo cáo."

    Tuyên bố này được kết luận sau một cuộc điều tra về các cuộc tấn công gây Hội chứng Havana ở Cuba từ giữa 2016 đến 2018.

    Trong chương trình 60 Minutes, nhà báo điều tra Christo Grozev cho biết đã tìm thấy một tài liệu trong thư điện tử của tình báo Nga gửi cho Hội đồng An ninh nước này vào khoảng năm tháng trước chuyến thăm của bà Harris tới Hà Nội.

    Theo Grozev, tình báo Nga đã vận động và nhận được sự cho phép của Tổng thống Putin để cung cấp công nghệ độc quyền cho cơ quan an ninh Việt Nam. Trong số danh sách các công nghệ được đề xuất để chia sẻ cho phía Việt Nam có “thiết bị âm thanh tầm xa LRAD” và “thiết bị sóng ngắn để quét cơ thể con người.”

    LRAD là vũ khí âm thanh, có thể phát ra chùm âm thanh với âm lượng cực cao tới 162 decibel trong khi ngưỡng chịu đau của con người là khoảng 130 decibel. Theo CBS, Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng thiết bị này để gửi cảnh báo tại hiện trường, chẳng hạn như cảnh báo mọi người tránh xa căn cứ của quân đội.

    Dựa trên nghiên cứu của mình, Grozev bày tỏ nghi ngờ rằng Nga đã cung cấp công nghệ vũ khí gây Hội chứng Havana cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

    Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Greg Edgreen, người từng tiến hành một cuộc điều tra cho Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ về các sự cố sức khỏe bất thường, cũng nói trong chương trình rằng ông tin người Nga có liên quan đến vụ tấn công ở Việt Nam năm 2021 với mục tiêu ngăn cản chuyến đi Việt Nam của bà Harris và phá vỡ bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ Mỹ-Việt.

    Tuy nhiên, theo Giáo sư Carl Thayer - chuyên gia về vấn đề an ninh và chính trị Việt Nam, mặc dù cơ quan an ninh Việt Nam có động cơ để nghe lén các quan chức Mỹ trước và trong chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống Harris, nhưng Hà Nội không có động cơ để cố tình gây tổn hại về thể chất cho các quan chức Mỹ.

    Việt Nam không có lý do gì để cố tình phá vỡ mối quan hệ Mỹ-Việt bằng cách phát động các cuộc tấn công Hội chứng Havana nhằm vào các quan chức Mỹ trước chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris,” ông nói.

    Nga là đồng minh thân cận của Việt Nam, cung cấp phần lớn thiết bị quân sự cho quốc gia độc đảng ở Đông Nam Á.

    Việt Nam tiếp tục mối quan hệ thân thiết với Nga trên hầu hết mọi lĩnh vực cho dù Moscow bị phương Tây áp dụng nhiều chế tài khi xâm lược nước láng giềng Ukraine cách đây hơn hai năm. Gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng thống Putin tới thăm Hà Nội dù nhà lãnh đạo mới tái đắc cử chức vụ tổng thống đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ.

    RFA đã gửi yêu cầu bình luận tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam về thông tin được tiết lộ bởi CBS nhưng chưa nhận được phản hồi.

    Việc Hà Nội sử dụng “thiết bị âm thanh tầm xa LRAD” không xa lạ với truyền thông quốc tế. Thiết bị này được Việt Nam mua về để trang bị cho tàu của Cảnh sát biển và Cảnh sát cơ động.

    Giới bất đồng chính kiến cho biết đã có ít nhất ba lần an ninh Việt Nam sử dụng LRAD để trấn áp dân chúng. Lần đầu là vào tháng 5/2017 ở Diễn Châu, công an địa phương đã đưa thiết bị này để đối phó với người dân khi họ phản đối việc bắt giam nhà hoạt động Hoàng Đức Bình.

    Lần thứ hai là vào ngày 10/6/2018 tại khu vực Hồ Con Rùa, Sài Gòn, Cảnh sát cơ động cũng đã dùng thiết bị này để giải tán người biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng.

    Thiết bị này cũng xuất hiện ở Đồng Tâm vào đầu năm 2020 vài ngày trước khi xảy ra vụ tấn công của khoảng 3.000 cảnh sát cơ động vào xã này và giết chết thủ lĩnh tinh thần Lê Đình Kình.

    Bình luận về khả năng cơ quan an ninh Việt Nam sử dụng công nghệ của Nga trong việc dò tin từ nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ và gây sự cố Havana cho họ, cựu sỹ quan tình báo quân đội Vũ Minh Trí nói với RFA trong tin nhắn:

    “Tôi không nghĩ Hà Nội ngu xuẩn đến vậy. Ai cũng biết rằng về kĩ thuật và công nghệ, không ai qua mặt được người Mỹ.

    Do vậy, tôi nghĩ rằng Hà Nội không đủ khả năng và không dám làm việc này. Việt Nam có thể sử dụng LRAD để trấn áp dân nhưng đối với Mỹ thì không.”

    Theo Reuters, Điện Kremlin ngày 01/4 bác bỏ thông tin cho rằng Nga đứng đằng sau căn bệnh bí ẩn khiến nhiều nhà ngoại giao và điệp viên Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới mắc phải, khẳng định đây là "cáo buộc vô căn cứ của giới truyền thông."

     https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cbs-says-russia-may-have-provided-vietnam-with-technologies-causing-havana-syndrome-to-many-american-officials-04022024061102.html


    Không có nhận xét nào