28/3/2024
" Xin nhắc lại, giới thạo tin tiết lộ, kẻ đứng sau “giật dây” cho EVN, và là tổng chỉ huy nhóm lợi ích điện lực, chính là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào tháng 12/2023 đã kết luận, những sai phạm của Trần Tuấn Anh đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của nhà nước”. Đồng thời, các ông Trịnh Đình Dũng – cựu Phó Thủ tướng, và ông Mai Tiến Dũng – cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng có các sai phạm tày đình. Vậy mà, cả 3 ông này chỉ bị kỷ luật ở mức “cảnh cáo” và “khiển trách”.
Những điều kể trên cho thấy, trên cương vị người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng và tiêu cực Trung ương, Tổng Trọng đã có các biểu hiện bao che, dung túng và chạy tội cho các quan chức tham nhũng cấp cao. Đây là một trong những yếu huyệt mà người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam phạm phải trong một thời gian rất dài".
Mạng xã hội rộ tin đồn, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sắp bị khởi tố, bắt giam, và khả năng cao, cựu Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh sẽ tiếp tục bị làm rõ về những sai phạm thời giữ chức Bộ trưởng Bộ Công thương.
Báo Thanh Niên ngày 26/3 loan tin, “Đại án ở Bộ Công thương: EVN thiệt hại hàng trăm tỉ đồng”. Tin cho biết, ngày 26/3, tại cuộc họp báo của Bộ Công an, Đại tá Phan Thành Bá – Cục phó Cục An ninh Điều tra (A09) Bộ Công an, đã thông tin thêm về tiến độ điều tra vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công thương.
Theo đó, đại diện Bộ Công an cho biết, vụ án xảy ra tại Bộ Công thương rất phức tạp, diễn ra trong thời gian dài, và liên quan nhiều bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Kết quả điều tra bước đầu xác định, các bị can đã có sai phạm trong việc tham mưu cho Thủ tướng, ban hành quy định chính sách giá điện ưu đãi trái nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, trái quy định pháp luật, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tháng 11/2023, cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an đã khởi tố 6 bị can, là cán bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công thương. Đầu tháng 1/2024, Bộ Công an cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, để điều tra về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Công luận thấy rằng, trong các bộ ngành thuộc Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực EVN là một trong những đơn vị bê bối nhất, trong những năm gần đây. Không chỉ việc tăng giá điện liên tục, mà còn để xảy ra tình trạng thiếu điện, cắt điện, ở hàng loạt địa phương vào những ngày nắng nóng trong tháng 5 – 6/2023.
Theo giới quan sát, tin đồn về việc bắt ông Mai Tiến Dũng và mở rộng điều tra đối với ông Trần Tuấn Anh xảy ra trong bối cảnh chính trường Việt Nam đang có những biến động lớn. Đồng thời, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang trong tình cảnh “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.
Những điều này có liên quan gì đến luồng dư luận không đồng tình với thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương, về những sai phạm nghiêm trọng của ông Trần Tuấn Anh ở Bộ Công thương. Theo đó, dư luận cho rằng, thông cáo không phản ảnh đúng bản chất của vụ việc. Những sai phạm của ông Trần Tuấn Anh là hết sức nghiêm trọng, cần phải khởi tố hình sự và bắt giam mới thỏa đáng.
Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ vào tháng 1/2024, khi nhắc đến một số vụ án lớn trong lĩnh vực điện, xăng dầu, của Bộ Công thương, Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, có tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu đã bắt tay nhau để nâng giá một số vật tư, thiết bị điện, lên đến 300%, khiến giá điện tăng cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Xin nhắc lại, giới thạo tin tiết lộ, kẻ đứng sau “giật dây” cho EVN, và là tổng chỉ huy nhóm lợi ích điện lực, chính là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào tháng 12/2023 đã kết luận, những sai phạm của Trần Tuấn Anh đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của nhà nước”. Đồng thời, các ông Trịnh Đình Dũng – cựu Phó Thủ tướng, và ông Mai Tiến Dũng – cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng có các sai phạm tày đình. Vậy mà, cả 3 ông này chỉ bị kỷ luật ở mức “cảnh cáo” và “khiển trách”.
Những điều kể trên cho thấy, trên cương vị người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng và tiêu cực Trung ương, Tổng Trọng đã có các biểu hiện bao che, dung túng và chạy tội cho các quan chức tham nhũng cấp cao. Đây là một trong những yếu huyệt mà người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam phạm phải trong một thời gian rất dài.
Công luận đặt câu hỏi, trong công tác nhân sự, Tổng Trọng luôn khẳng định, không đưa vào Ban Chấp hành Trung ương những phần tử cơ hội chính trị, có biểu hiện tham nhũng và lợi ích nhóm… Vậy tại sao, những sai phạm trầm trọng và mang tính hệ thống của cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, nhưng không những không bị xử lý, mà còn được cơ cấu vào Bộ Chính trị Đại hội 13, với chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương, mãi đến nửa nhiệm kỳ mới bị kỷ luật?
Những điều vừa kể xảy ra tại thời điểm, Tổng Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực đã suy giảm đáng kể. Theo giới phân tích, hiện nay, chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng, và Bộ trưởng Công an đã trở thành người chỉ huy chính trong chiến dịch chống tham nhũng này./.
Trà My – Thoibao.de
https://thoibao.de/blog/2024/03/28/dieu-tra-dai-an-o-bo-cong-thuong-to-dai-siet-chat-vong-vay-voi-tong-trong
Không có nhận xét nào