Nguồn Fb Gia Ninh Trần 17-3- 2023
https://www.facebook.com/gianinh.tran.3
(Khảo luận tóm tắt một vấn đề chuyên sâu về khoa học , mà lại là vấn đề rất đời thường. Tuy tóm tắt nhưng cũng đủ dài, không khó đọc và lý thú đấy, nên đoc cho biết)
*****************************
Khi khai lý lịch, ai cũng phải trả lời mục DÂN TÔC. CMT ND cũng phải ghi DÂN TÔC, ( nay CCCD thay bằng QUỐC TỊCH). Suốt ngày báo đài réo rắt kêu gọi “ Văn hoá đậm đặc BẢN SẮC DÂN TỘC”… Vậy chúng ta phải luôn trả lời cho câu hỏi DÂN TỘC gì ? Mà muốn trả lời thì phải hiểu DÂN TỘC LÀ GÌ, bí quá thì ghi bừa lúc thì là KINH, lúc thì là VIỆT…Chẳng biết đúng hay sai.
1) Xem qua thì ai cũng bảo DÂN TỘC là từ HÁN VIỆT 民族, ta dịch nguyên văn ra mà dùng. Nhưng thật ra hỏi người tàu trước thế kỷ 20, thời CÀN LONG, GIA KHÁNH , TỪ HY THÁI HẬU... thì họ cũng chịu. Viết DÂN 民thì họ hiểu , viết TÔC 族 thi họ cũng hiểu, ví như Hán TỘC, Mãn TỘC... Nhưng viết DÂN TỘC 民族 thì họ lắc đầu, không hiểu từ đâu mà ra. Họ mà cũng không hiểu thì các cụ nhà ta cũng không thể hiểu, thế mà con cháu như bọn ta vẫn xài như thường.
2) 民族 DÂN TỘC là từ do người Nhật dùng chữ Hán ( Kanji) tạo ra, và các ông Tôn Trung Sơn , Lương Khải Siêu bê nguyên si về dùng cho Trung Hoa từ đầu thế kỷ 20, với nhiều sự ngộ nhận mà ban đầu ít người nhận ra.
Lương Khải Siêu 梁启超 là người đề cập đầu tiên đến DÂN TỘC. 民族 . Vào tháng 4, năm 1902 trong thư gửi Khang Hữu Vi 康有为ông viết “ Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa dân tộc đang phát triển mạnh nhất. Không có tư tưởng này thì quyết không thể lập quốc đươc…” (1902 年 4 月,他在致康有为的信中说道:“今日民族主义最发达之时代,非有此精神,决不能立国…)
Năm 1905, Tôn Trung Sơn trên tờ Dân báo, đã công bố chủ nghĩa Tam Dân 三民主義: Dân tộc độc lập (民族獨立), Dân quyền tự do (民權自由), Dân sinh hạnh phúc (民生幸福).
Một thực tế không thể chối cãi là hầu như không có ngoại lệ, các bài báo về chủ nghĩa dân tộc do các nhà tư tưởng Trung Quốc viết vào đầu thế kỷ 20 đều ra đời ở Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên có hiện tượng Made in Japan by Chinese (do người Trung Quốc sản xuất tại Nhật Bản), điều này cho thấy sự ra đời của chủ nghĩa dân tộc hiện đại ở Trung Quốc, liên quan đến khái niệm "dân tộc" hiện đại, có liên quan chặt chẽ với tư tưởng Nhật Bản hiện đại.
3) Từ "dân tộc 民族 “ trong tiếng Nhật dịch từ gốc NATION của tiếng Anh. Trong các sách báo chính trị thời kỳ đầu của Phong trào Dân quyền Tự do Nhật Bản (1874-1890), Assemblee Nationale (国民议会Quốc dân nghị hội ) được dịch là " 民族会议Dân tộc hội nghị “. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, “trong nửa đầu thời kỳ Minh Trị, từ 'dân tộc 民族' hầu như không thấy xuất hiện. Đầu tiên họ sử dụng từ “ Nhật bản nhân 日本人” với nghĩa như “民 dân” là những người chịu sự thống trị của chính phủ dẫn đến từ “国民Quốc dân” được sử dụng để dịch chữ NATION ,coi như thế là ổn . Nói một cách ngắn gọn: khái niệm 'dân tộc 民族' mà người Nhật sử dụng ngày nay chưa hình thành vào đầu thời kỳ Minh Trị. Điều đó cũng nói lên rằng , lúc đầu người Nhật đứng từ góc độ “quốc dân 国民 để hiểu NATION trong tiếng Anh , về sau nhận thức lại thì nhìn nhận NATION từ góc độ “ TỘC 族 ”, nên dịch “NATION” thành “ DÂN TỘC 民族”
Lý do tại sao Nation có thể lúc thì dịch là quốc dân, lúc lại dịch là Dân tộc là bởi vì gốc của từ nation có nội hàm kép về chính trị và văn hóa . Tuy nhiên, từ góc độ quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng chính trị, trước thời hiện đại cùng lắm chỉ là “国人 Quốc nhân- người trong một nước” thì chính xác hơn gọi là “quốc dân”.
NATION theo nghĩa hiện đại được xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Cách mạng Pháp. Năm 1789, giai tầng thứ ba của Pháp đã hạ bệ Louis XVI để tổ chức "国民议会 - Quốc dân nghị hội, gọi tắt là Quốc hội" và công bố Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, Nation trong tiếng Pháp trước tiên đề cập đến cộng đồng chính trị được tổ chức bởi những người tin vào các khái niệm tự do, bình đẳng và bác ái. Còn nation với nội hàm CHỦNG tộc và văn hóa chỉ là vấn đề thuộc chiều kích thứ hai.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng quốc gia ở Đức và các nước Trung và Đông Âu thì lại khác. NATION được coi là một đơn vị có chung nhân quyền, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa và nguồn gốc lịch sử.
Tương đương với NATION, tiếng Đức gọi là VOLK. Trước thời hiện đại, VOLK chỉ là một thuật ngữ miệt thị dành để gọi cho binh lính và những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, trong quá trình dựng nước sau cuối thế kỷ 18, nó hoàn toàn ngược lại với nội hàm nation là khái niệm được hiểu trong Cách mạng Pháp. VOLK trở thành một thuật ngữ giống với "民族 DÂN TỘC" hơn.Trước hết, nó đề cập đến khái niệm một cộng đồng văn hóa với những đặc điểm riêng được hình thành trong lịch sử dựa trên một ngôn ngữ chung. Ở Pháp, trước cách mạng không những không có NATION theo nghĩa này, mà thậm chí còn không có một ngôn ngữ chung quốc gia trở thành cơ sở của quốc gia, tiếng Pháp ngày nay chỉ là một phương ngữ địa phương vào thời điểm đó.
Tây Âu và Trung và Đông Âu đã áp dụng các cách thức thành lập quốc gia khác nhau do các điều kiện quốc gia khác nhau. Nói chung, quan hệ huyết thống là lý do lập quốc ở Trung và Đông Âu, còn coi địa lý là đơn vị lập quốc gia ở Tây Âu. Trung và Đông Âu nhấn mạnh văn hóa, trong khi Tây Âu nhấn mạnh chính trị. Vì vậy, quốc gia ở Trung và Đông Âu gần với "dân tộc" hơn " và quốc gia ở Tây Âu gần với "quốc dân" (công dân). Tuy nhiên, sự thành lập quốc gia ở mỗi quốc gia có liên quan mật thiết đến việc hình thành các khái niệm như nhà nước hiện đại (state), quốc dân hay công dân (citizen), ngôn ngữ chung (the common language). bản sắc" hoặc "các quốc gia có bản sắc dân tộc chung". Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lý do chính khiến họ có thể thành lập một quốc gia là họ đã chọn một con đường phù hợp với mình. Thử tưởng tượng nếu Pháp đi con đường từ cộng đồng văn hóa đến cộng đồng chính trị, Đức đi con đường từ cộng đồng chính trị đến cộng đồng văn hóa thì có lẽ Pháp và Đức đã không tồn tại đến ngày nay.
4) Như vậy, NATION là loại từ có nghĩa kép, có thể hiểu là Quốc Dân theo góc nhìn của một cộng đồng chính trị. Cũng có thể hiểu là DÂN TỘC theo góc nhìn của một cộng đồng về Văn hoá ( nguồn cội, truyền thống, tập tục, lịch sử, ngôn ngữ…).
Nước Nhật là nước hiếm , theo nghĩa người sống trong nước đó là thuần chủng (99,99% là người Nhât) cho nên họ chế ra chữ DÂN TỘC để dịch NATION theo cả hai nghĩa Cộng đồng chính trị ( quốc dân) và Cộng đồng văn hoá tộc người (dân tộc) là chính xác.
Trung hoa không thuần chủng như Nhật, ít nhất là có năm tộc người chính :Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Cho nên khi dùng chữ Dân tộc trong ý nghĩa CHỦ NGHĨA DÂN TỘC LẬP QUỐC VÀ KIẾN QUỐC, Tôn Trung Sơn đã tiếp tục giải thích tại cuộc họp ờ Trụ sở Quốc dân đảng vào tháng 11 năm 1920:
"Số lượng người Hán luôn được tuyên bố là 400 triệu, hoặc nhiều hơn. Với số lượng lớn như vậy, chúng ta vẫn không thể thực sự độc lập và tổ chức một quốc gia Hán. Đây thực sự là một sự xấu hổ lớn đối với người Hán của chúng ta ! Đây là lý do tại sao chủ nghĩa dân tộc của đảng chúng ta không đạt thành công lớn! Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng đảng của chúng ta vẫn cần phải nỗ lực cho chủ nghĩa dân tộc! Người Mãn Châu, người Mông Cổ, người Hồi và người Tây Tạng đều phải đồng hóa với tộc Hán của chúng ta và trở thành một quốc gia lớn , quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc!"(“汉人向来号称是四万万,或者不止此数。用这样多的民众,还不能够真正独立,组织一个 汉族的国家,这实在是我们汉族莫大的羞耻! 这就是本党的民族主义还没有彻底的大成功!由此 可知本党还要在民族主义上做工夫!必要满、蒙、回、藏,都同化于我们汉族,成一个大民族主 义的国家!)
Đến các học giả Trung quốc hiện nay cũng phải thốt lên rằng : Đọc đoạn này khiến mọi người chúng ta nhận ra quá nhiều nội dung: ông ( Tôn trung Sơn) hiểu như thế nào về DÂN TỘC, về chủ nghĩa dân tộc, về mối quan hệ giữa các dân tộc và về mối quan hệ giữa quốc gia và dân tộc. Phân tích cho cặn kẽ, Tôn Trung Sơn theo đuổi chủ nghĩa dân tộc trong nhiều năm thì lý tưởng cuối cùng là hiện thực hóa lý tưởng đó ở Trung Quốc. Chính vì lý tưởng cuối cùng đó mà ông có ý kiến cho rằng nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc là lãnh tụ của người Hán.
Tuy nhiên, tại sao Trung Quốc phải là một “quốc gia dân tộc' của tộc người Hán?
(这段话能够令让我们读出太多的内容:他对民族的认识、对民族主义的认识、对 民族间关系的认识、对民族与国家关系的认识,说到底,孙中山多年追求民族主义的最终理想就 是在中国实现一个汉族的“民族国家”。所以他才会有中华国家的元首,就是汉族领袖的想法。
然而,中国为什么就应该是汉族的“民族国家”? ).
May là. người Hán chiếm tuyệt đại đa số người dân trong nước Trung Hoa, nghe nói chiếm đến 91,6% cho nên dù biết. là ngộ nhận , ngày nay họ vẫn “Lập lờ” dùng từ “ DÂN TỘC TRUNG HOA - ”, thay cho từ “QUỐC DÂN TRUNG HOA “
Hãy nghĩ xem, ở nước Mỹ mà dùng từ DÂN TỘC MỸ thì sẽ được hiểu là gì, nếu không bị gọi là “thằng thần kinh”.
Việt nam ta cũng gần giống Trung hoa là vì người Việt ( hàm ý chỉ người Kinh) chiếm tỷ lệ đa số 82,5% ,còn ít hơn tỷ lệ người Hán chiếm ở Trung hoa cho nên việc dùng từ “ DÂN TỘC VIỆT NAM” có mức độ lập lờ cao hơn, và mọi người do thói quen, vẫn dễ dàng bỏ qua và chấp nhận nó là như hiện tại.
Giá như chấm điểm ngôn ngữ cũng giống như toán học thì có thể nói vui thế này: Nhật dùng cụm từ "Dân tộc' là đúng 100% với nước họ.Trung quốc chính xác 90%, Việtnam đúng 80%
Một cụm từ mà diễn tả chính xác đến mức đó thì cũng dùng được tàm tạm rồi.
Cũng có thể hiểu như thế mà dù ảnh hưởng của tam dân chủ nghĩa , ghi ở tiêu đề quốc gia là ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC , nhưng Hồ chí Minh đã không dùng Chủ nghĩa dân tộc như Tôn Trung Sơn để lập quốc việt nam (vietnamese Nationalism )mà thay vào đó là chủ nghĩa yêu nước ( patriotism), dù hai từ có nội hàm cũng gần nhau. Hồ chí Minh đã tuyên bố rằng “It was patriotism, not communism, that inspired me. - Chính chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản, mới truyền cảm hứng , dẫn đường cho tôi”
Mỗ nghĩ ta nên dịch Nationalism là Chủ nghĩa quốc gia ( tuy từ này là của miền nam trước 75, nhưng cũng là viêt nam, sao phải lăn tăn). Tất nhiên có gây ra hệ lụy, như đề cương văn hoá của ông TC.." DÂN TỘC, KHOA HOC,ĐẠI CHÚNG" và nhiều triết luận chính trị khác cũng phải thay....( Mỗ không có ý lật sử hay phản động đâu, rất rất yêu nước, chỉ có không để tình cảm lấn át lý trí thôi, đừng ném đá nhé)
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2024/03/tran-gia-ninh-cum-tu-dan-toc-o-au-ra.html
Van Hoang
Bây giờ còn xuất hiện thuật ngữ "tộc người" có khác gì với dân tộc? Nói Tộc người Chăm hay hay dân tộc Chăm đây. Thật là lộn xộn
Author
Gia Ninh Trần
Van Hoang Tộc người là Ethnic, ( Sắc tộc) , không đồng nhất với từ Nation mà ta theo Nhật dịch là Dân tộc. Dân tộc ( nation) mang nặng nghĩa “ chính tri”, Tộc người hay Sắc tộc ( ethnic) là thuật ngữ mang nội hàm khoa học về nhân chủng, trung lập, không mang nghĩa chính trị.
Không có nhận xét nào