Võ Thái Hà tổng hợp
Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu 4 tỷ đô la để ''cạnh tranh'' với Trung Quốc
Minh Phương /RFI
12/3/2024
Hôm qua, 11/03/2024, bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định Hoa Kỳ phải sử dụng “ toàn bộ những công cụ sẵn có” để cạnh tranh với Trung Quốc, vào lúc chính quyền Biden công bố dự toán ngân sách cho tài khóa 2025. Theo Reuters, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ phụ trách Quản lý và Tài nguyên Rich Verma cho biết bộ này đã yêu cầu một ngân sách 4 tỷ đô la tài trợ bắt buộc trong 5 năm để hướng tới mục tiêu ''vượt'' Trung Quốc.
Ảnh minh họa: Dự án Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc bị chỉ trích là công cụ thao túng của Bắc Kinh. Reuters
Số tiền này bao gồm 2 tỷ đô la để thành lập quỹ cơ sở hạ tầng quốc tế mới, nhằm tạo ra một nguồn tài trợ đáng tin cậy hơn để thay thế nguồn tài trợ hiện nay của Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ “các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng và bền vững, có khả năng mang lại thay đổi lớn”. Hai tỷ đô la còn lại sẽ được dành cho các khoản đầu tư nhằm giúp các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đẩy lùi “những nỗ lực săn mồi” của Trung Quốc.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã yêu cầu một khoản tài trợ tự nguyện 4 tỷ đô la để hỗ trợ các nước và hợp tác ngoại giao trong khu vực.
Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Verma tuyên bố: “Chúng ta phải sử dụng tất cả các công cụ có sẵn bất cứ khi nào có thể để vượt qua Trung Quốc”. Ông nhấn mạnh yêu cầu của bộ Ngoại Giao cho tài khóa 2025 sẽ giúp Mỹ "tiếp tục đầu tư vào nền tảng sức mạnh trong nước, liên kết với các đối tác cùng chí hướng để củng cố lợi ích chung và đối đầu với những thách thức do Trung Quốc đặt ra".
Những nỗ lực của Hoa Kỳ tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển từ lâu đã bị lấn át bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng và năng lượng kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và đường biển.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, các tổ chức tài chính Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển vay 1,34 nghìn tỷ đô la từ năm 2000 đến năm 2021. Tuy nhiên, Sáng kiến Vành đai và Con đường đã gặp chỉ trích từ phương Tây và một số quốc gia tiếp nhận như Sri Lanka và Zambia, cho rằng Bắc Kinh đang giăng ra các bẫy nợ, khiến nhiều nước phải gánh các khoản nợ mà họ không đủ khả năng hoàn trả.
Cũng trong ngày hôm qua, bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định cần phải mở rộng kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn Trung Quốc mua chip máy tính tiên tiến và thiết bị sản xuất, có thể được sử dụng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của nước này.
Nguy hiểm: Tin nóng chiến trường Ukraine
11/3/2024
Bản đồ châu Âu những vùng đang chiến tranh và có thể xẩy ra chiến tranh
1) Khối NATO tập trận lớn sát biên giới Nga
Trong khi tại vùng biển Thái Bình Dương, Mỹ và Nam Hàn có cuộc tập trận trận chung “Lá Chắn Tự Do” kéo dài 11 ngày, phía đối phương, chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un có lời đe dọa hung bạo “phải trả giá rất đắt” thì tại châu Âu cũng xẩy ra còn nguy hiểm hơn!
Một cuộc tập trận lớn nhất chưa từng thấy dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh NATO, gọi là Steadfast Defender 24 kéo dài 4 tháng ngày, 22/01/2024 – 31/05/2024, các bài thực tập chi tiết đến mức chiến thuật về tấn công và phòng thủ. Khối NATO cho đây là tập trận thường niên.
Nhưng trên thực tế “thường niên” chỉ là cái cớ để thực hiện cuộc tập trận lớn nhất của NATO sau Đệ II Thế Chiến. Gồm 90,000 binh sĩ với đầy đủ phi cơ, chiến xa, tàu chiến, tàu ngầm, hỏa tiễn tối tân nhất cùng với sự tham dự của 32 quốc gia thành viên NATO trong đó có hai thành viên mới Phần Lan và Thụy Điển cũng nhập cuộc. Cuộc tập trận trải dài trong vùng xuyên Đại Tây Dương đặc biệt các vùng sát biên giới Nga. Cuộc tập trận cũng mang ý nghĩa thực hiện Điều 5 của NATO, gồm 2 phần:
– Phần 1: Tăng cường sức chiến đấu của NATO xuyên Đại Tây Dương.
– Phần 2: Tập trận trên khắp châu Âu về phương pháp điều động nhanh chóng quân đội và thiết bị quân sự xuyên biên giới quốc gia châu Âu.
2) Nga phản đối tập trận Steadfast Defender 24
Putin và Chủ Tịch Quốc Hội (Duma) của Nga đều lên án Steadfast Defender 24 là “tập thể phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại Nga bằng cách hỗ trợ tài chánh và quân sự cho Ukraine và đồng thời tập trận đe dọa ở biên giới Nga”.
Theo tình báo Litva (3), thì Nga không chỉ điều động nhân lực khổng lồ quyết tâm chiến thắng Ukraine mà còn chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với NATO. Cơ quan tình báo này nói rằng Nga đã bắt tay vào cải cách lớn về quân đội nhằm mở rộng khả năng quân sự của Nga ở khu vực Biển Baltic, Kaliningrad và miền Tây nước Nga [sát biên giới Phần Lan].
3) Châu Âu nóng lên với lời tuyên bố của TT Pháp Macron:
Trong khi Quốc Hội Mỹ trì trệ việc thông qua ngân sách 61 tỉ USD quân viện cho Ukraine. Thì vào thứ Năm tuần trước, ngày 29/02 tổng thống Pháp Macron tuyên bố nảy lửa: “không loại trừ khả năng gửi quân phương Tây tới Ukraine”. Về sau, ông Macron còn khẳng định một lần nữa lời tuyên bố của ông về Ukraine không phải tùy hứng mà đã được cân nhắc kỹ lưỡng: “Đây là những vấn đề nghiêm trọng; mỗi lời tôi nói về vấn đề này đều được cân nhắc và đo lường”.
Tại Moscow, Putin và chủ tịch Quốc Hội (Duma) đều tuyên bố: “nếu Tây phương đưa quân vào Ukraine thì Nga sẽ dùng bom nguyên tử.”
Với Moldova, một nước nhỏ nằm cạnh Ukraine, hiện Nga đang có chừng 1500 quân để bảo vệ người nói tiếng Nga, và Nga đang lăm le thực hiện ở Moldova như Ukraine sáp nhập các vùng “trưng cầu dân ý”. – Ông Macron tuyên bố ngày 7/03 rằng “quân Nga hãy cút khỏi Moldova” đồng thời ký kết với bà TT Moldova, – Maia Sandu một hiệp ước hợp tác quốc phòng song phương và lộ trình hợp tác kinh tế để củng cố sức mạnh cho Moldova. Mục tiêu của các hiệp định này nhằm bảo đảm “Moldova đủ năng lực duy trì lập trường trung lập, bảo vệ lãnh thổ và người dân, đóng góp cho an ninh khu vực và quốc tế”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) đón Tổng thống Moldova Maia Sandu tại Điện Elysee, Paris vào ngày 7/3. Ảnh: AFP
Lời tuyên bố của Micron hôm nay lại được Bộ Trưởng Ngoại Giao của Ba Lan hưởng ứng…. giới lãnh đạo của các nước châu Âu lên tiếng nên vạch lằn ranh đỏ cho Putin. Cứ để Putin vạch lằn ranh đỏ hoài như vậy đâu có được.
Trong những này gần đây, TT Pháp Macron không những có lời tuyên bố nảy lửa mà còn hăng hái đi Tiệp Khắc vận động cho Ukraine được nhiều đạn pháo và vũ khí, trước các đồng minh châu Âu ông tuyên bố “không nên hèn nhát” về việc viện trợ cho Ukraine (4).
Trong khi cho đến giờ phút này: Tổng Thống Mỹ Joe Biden, Thủ Tướng Anh Rishi Sunak và thủ Tướng Đức Olaf Scholz đều không đồng quan điểm đưa quân vào Ukraine để đánh với lính Nga mà chỉ hỗ trợ thôi.
4) Đức và Nga có sự xẩy ra nguy hiểm:
Sự việc là Nga có được một tape ghi âm của một số giới chức quân sự cao cấp của Đức thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và một cuộc tấn công có thể xảy ra do Ukraine tiến hành vào cầu Kearch (cầu bắt qua giữa Nga và Crimea). Phát ngôn viên nước Nga, Peskov cho biết: “Bản ghi âm nói rằng trong Bundeswehr [quân đội Đức], kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga đang được thảo luận một cách thực chất và cụ thể”. Điện Kremlin khẳng định là “Đức đang có kế hoạch tấn công Nga qua đoạn ghi âm là bằng chứng hiển nhiên không thể chối cải”
Đây là cách chụp mũ theo kiểu Cộng Sản – thử hỏi giới chức cao cấp quân sự đó là ai? Đoạn ghi âm lộ ra còn trong phạm vi bàn cải, có thể lời bàn của một số tướng của Đức trong bàn tiệc “trà dư tửu hậu”, hay trong một cuộc bàn trong bàn cafe buổi sáng… Do đó nó không thể kết luận đó là vấn đề nghiêm trọng… chuyện nghiêm trọng khi nào mang chứng cớ “Official”. Hay chính phủ Đức tuyên bố chính thức.
Điều quan trọng là không biết ai đã tiết lộ đoạn ghi âm trên cho Nga, chứng tỏ trong giới chức quân sư cao cấp của Đức có tình báo của Nga cài vào nên Thủ Tướng Đức Olaf Scholz ra lệnh phải điều tra cho ra sự việc.
Khi chiến tranh Gaza xẩy ra, truyền thông quốc tế hình như lắng xuống chiến trường Ukraine. Gần đây lại nổi lên thật nóng và quá căng thẳng giữa Nga và NATO đểu điều quân ra tuyến đầu – có thể nói hễ có một biến cố nhỏ nào nào xảy ra giữa NATO-Nga thì chiến tranh sẽ bùng cháy – mở đầu Thế Chiến 3.
5) TT Biden nói về Ukraine trong Thông Điệp Liên Bang
Tại Mỹ, tối hôm 8/03/2024, TT Mỹ Joe Biden đọc Thông Điệp Liên Bang có những điều nói về chiến tranh Ukraine: “Nếu bất cứ ai trong phòng này nghĩ rằng Putin sẽ dừng lại ở Ukraine, tôi đảm bảo với quý vị rằng ông ấy sẽ không dừng lại. Nhưng Ukraine có thể ngăn chặn Putin nếu chúng ta sát cánh cùng Ukraine và cung cấp vũ khí cần thiết để nước này tự vệ. Đó là tất cả những gì Ukraine yêu cầu. Họ không yêu cầu lính Mỹ”.
Ông lên tiếng quyết tâm cùng với giúp đỡ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga: “Chúng tôi [US] sẽ không bỏ đi. Chúng tôi sẽ không cúi đầu. Tôi sẽ không cúi đầu”.
Mặc dù ông Biden tuyên bố trong Thông Điệp Liên Bang cương quyết như vậy, nhưng các chuyên gia của Mỹ vẫn cho rằng Mỹ đang trên đường bỏ rơi Ukraine!
Tại Mỹ năm này là năm bầu cử, mọi chuyện sẽ chậm lại để ưu tiên cho hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chiếm cho được chiếc ghế Tổng Thống tại Tòa Bạch Ốc và dành nhiều phiếu tại lưỡng viện Quốc Hội.
Nhìn ra chiến tranh Ukraine bây giờ nóng hơn bên Trung Đông.
(4) https://www.lemonde.fr/en/international/article/2024/03/05/macron-urges-ukraine-s-allies-not-to-be-cowardly_6587199_4.html
IAEA khảo sát tiến trình Nhật xả nước phóng xạ đã qua xử lý
Từ tháng 8, công ty điện lực TEPCO của Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương. Vụ tan chảy thảm khốc của nhà máy vào năm 2011 để lại một bóng đen rất lớn: dù nước thải đã qua xử lý hiện nay hầu như không có phóng xạ, quyết định này vẫn không được nhiều người ủng hộ.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn kế hoạch này từ mùa hè. Vào thứ ba, tổng giám đốc Rafael Grossi sẽ đến thăm Nhật Bản một lần nữa để khảo sát. Sau chuyến thăm ba ngày, ông có thể sẽ trấn an các quan chức chính phủ và người dân địa phương rằng không có thiệt hại nào về môi trường. Tuần trước, các chuyên gia IAEA báo cáo rằng mức độ phóng xạ trong nước vẫn “thấp hơn nhiều so với giới hạn hoạt động.”
Tuy vậy, thách thức thực sự là việc ngừng hoạt động nhà máy điện, nơi vẫn còn chứa khoảng 880 tấn mảnh vụn nhiên liệu phóng xạ trong các lò phản ứng đã bị tê liệt. Hồi tháng 1, TEPCO đã lần thứ ba liên tiếp trì hoãn kế hoạch dọn dẹp — dự kiến bắt đầu vào năm 2021. Nhiều người lo ngại lời hứa hoàn thành vào năm 2051 giờ đây có vẻ xa vời.
Lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ
Các số liệu tiêu đề có thể trông đáng lo ngại. Dữ liệu công bố vào thứ Ba dự kiến cho thấy giá tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 2 đã tăng 0,4% so với tháng trước đó, cao hơn so với mức tăng của tháng 1. Giá xăng tăng đều đặn có lẽ là nguyên nhân chính. Nhưng điều thực sự quan trọng là động lực lạm phát cơ bản, thể hiện qua dữ liệu lạm phát không tính giá năng lượng và thực phẩm. Những con số này được dự báo tăng khoảng 0,3% so với tháng trước, giảm nhẹ so với tháng 1.
Bản thân việc lạm phát giảm nhẹ không tác động mấy đến thị trường. Nhưng nó có thể củng cố niềm tin của nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Tuần trước Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cho biết ông “không còn cách xa” sự tự tin cắt giảm lãi suất. Một báo cáo lạm phát tích cực sẽ đưa ông đến gần hơn một chút với quyết định đó.
Lãnh đạo Ba Lan thăm Mỹ
Ba Lan gia nhập NATO cách đây một phần tư thế kỷ. Tư cách thành viên đó giờ đây dường như quan trọng hơn bao giờ hết. Người Ba Lan kinh hoàng theo dõi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, quốc gia không phải là thành viên NATO, vào năm 2022. Trong một cuộc thăm dò gần đây, gần một nửa số người được hỏi cho biết họ dự đoán Nga sẽ tấn công nước họ trong vài năm tới.
Năm ngoái Ba Lan đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 4% GDP – gấp đôi mục tiêu của các thành viên NATO. Tổng thống Joe Biden có thể sẽ ca ngợi cam kết đó khi ông tiếp đón Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda, và Thủ tướng mới của nước này, Donald Tusk, tại Nhà Trắng vào thứ Ba. Lời mời chung mang tính biểu tượng: cả hai lãnh đạo đến từ hai đảng đối lập gay gắt ở Ba Lan. Ông Duda nói điều này cho thấy sức mạnh của mối quan hệ Ba Lan-Mỹ “bất kể ai nắm quyền ở cả hai nước.”
Nhưng một số đảng viên Cộng hòa đang dao động về cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh Đông Âu. Người Ba Lan hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.
Argentina và liệu pháp sốc của Tổng thống Milei
Hồi tháng 1, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Argentina lên tới mức đáng kinh ngạc là 254,2%, cao nhất kể từ năm 1991. Tuy vậy, nước này cũng ghi nhận thặng dư ngân sách lần đầu tiên sau gần 12 năm. Đối với một số người, phần thứ hai là đủ bằng chứng cho thấy việc theo đuổi cân bằng tài chính của Tổng thống Javier Milei – bao gồm việc phá giá 54% đồng peso và chấm dứt trợ cấp năng lượng và vận tải – đang dần phát huy tác dụng. Nhưng đối với những người khác, viên thuốc kinh tế là quá đắng không thể nuốt được.
Họ sẽ biết phải tiếp tục dùng thuốc của ông Milei trong bao lâu vào thứ Ba, khi dữ liệu lạm phát cho tháng 2 được công bố. Tổng thống dự đoán tỷ lệ theo tháng 15%, giảm từ 20,6% của tháng 1. Nhưng con số đó vẫn rất cao. Và ông Milei thừa nhận “sẽ phải mất một thời gian” trước khi đất nước cảm nhận được lợi ích từ những cải cách của ông. Nhưng với 57,4% người Argentina hiện sống dưới mức nghèo khổ – cao nhất trong hai thập niên – nhiều người không cảm thấy họ có thể chờ đợi.
Thái Lan: Ủy ban Bầu cử đề nghị giải thể đảng đối lập chính
Minh Anh /RFI
12/3/2024
Hôm nay, 12/03/2024, Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết sẽ đề nghị Tòa Bảo Hiến giải thể đảng đối lập Move Forward Party (MFP), từng về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng 5/2023.
Ông Pita Limjaroenrat (G), lãnh đạo đảng Move Forward, sau khi đắc cử dân biểu, ngày 13/07/2023 tại Bangkok, Thái Lan. AP - Sakchai Lalit
Trong thông cáo, Ủy ban nêu rõ quyết định đề nghị giải thể đã được toàn thể các thành viên « nhất trí », với lý do trong cuộc vận động tranh cử Quốc Hội , đảng MFP đã hứa sẽ « nới lỏng luật về tội khi quân ».
Ủy ban Bầu cử đã quyết định sau khi Tòa Bảo Hiến vào tháng 1 ra phán quyết cho rằng mong muốn của đảng MFP cải tổ luật khi quân tương đương với mưu đồ lật đổ chế độ quân chủ. Tòa Bảo Hiến lúc đã ra lệnh cho đảng MFP rút dự án cải cách đó ra khỏi chương trình.
Các thẩm phán không công bố các hình phạt rõ ràng nhưng một ngày sau phán quyết của Tòa, hai kiến nghị đã được đệ trình lên Ủy ban Bầu cử yêu cầu giải thể đảng MFP.
AFP nhắc lại, trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2023, đảng Move Forward của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Pita Limjaroenrat đã làm rúng động chính trường Thái khi công khai đề cập đến việc cải tổ luật khi quân.
Sự xuất hiện của MFP cũng đã gây chia rẻ xã hội Thái, một quốc gia mà quyền lực vẫn nằm trong tay giới tài phiệt và quân sự ủng hộ Hoàng gia, bất chấp những khát vọng thay đổi của giới trẻ được bày tỏ qua lá phiếu.
Theo nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, luật khi quân, được biết đến ở Thái Lan qua điều khoản « 112 », đã bị sử dụng để bóp nghẹt mọi nỗ lực phản kháng mà các cuộc biểu tình đòi dân chủ trong những năm 2020 và 2021 là những ví dụ điển hình.
Không có nhận xét nào